SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

b.1. Năng lực của con người:

 Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

b.2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực:

 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

 Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

b.3. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:

 Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

b.4. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực:

- Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể .

- Mục tiêu bài học:

+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ;

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

-Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, .), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy vi tính,.) và tài liệu dạy học cần thiết;

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động ;

+ Mục tiêu của hoạt động;

+ Cách tiến hành hoạt động;

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;

+ Kết luận của GV về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;.

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

 

doc 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1120Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường Trung học Cơ sở Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
 Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.
 Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
2.3 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
 Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.
 Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống.
 Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.
 Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm.
 Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.
 Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động.
 Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
 Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.
2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học.
 Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.
 Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.
2.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.
 Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy
2.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
 Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy, bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. 
2.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
 Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
 Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
 Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a) Mục tiêu của giải pháp. 
 - Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cũng không phải là mới. Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập thì mỗi tiết học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên.
- Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là Lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG
 PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH:
b.1. Năng lực của con người:
 Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
b.2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực:
 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
    Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
b.3. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:
 Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
b.4. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực:
- Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể.
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
-Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, ...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy vi tính,...) và tài liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
b.5 Minh họa trong tiết dạy cụ thể:
Minh họa 1: Ứng dụng cho tiết dạy thông thường.
 TIẾT 25,26: Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu cần đạt : 
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của truyện cổ tích .
 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện.
 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc.
 2. Kĩ năng :
 - Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.
 3. Thái độ:
 - Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ 
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
 5. Tích hợp: Với một số quyền lợi của trẻ em.
 KNS: Tự nhận thức; Suy nghĩ sáng tạo; Giao tiếp.
 II . Phương tiện dạy học:
 1.Chuẩn bị của gv : Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo
 2.Chuẩn bị của hs :Sgk, soạn bài.
 III. Phương pháp kĩ thật dạy học tích cực có thể được sử dụng:
 - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, nhận diện, vấn đáp, gợi mở, tổng hợp, thuyết trình, nêu ví dụ, đối chiếu, thảo luận nhóm, 
 - Các kĩ thuật dạy học tích cực: 
 + Thuyết trình, tái tạo mẫu, đọc hiểu, vấn đáp.
 + Kĩ thuật động não, Kĩ thuật mảnh ghép.
 + Kĩ thuật trình bày một phút.
 + Hoạt động nhóm: Mô hình khăn trải bàn.
 IV. Tiến trình lên lớp:
* Hoạt động 1: Khởi động
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “ Thạch Sanh” ? Nêu ý nghĩa của truyện? 
 3. Bài mới: GV giới thiệu dẫn nhập.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Định hướng PTNL
Bước 1: Đọc hiểu chú thích
 Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ
GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thể loại truyện cổ tích.
HS : Suy nghĩ, trả lời.
Bước 2: Đọc hiểu cấu trúc 
Phương pháp vấn đáp, gợi mở, đọc diễn cảm
GV: Hướng dẫn cách đọc
 - Giọng đọc –kể vui hóm hỉnh. 
 ? Xác định bố cục bài văn (mở truyện như thế nào, thân truyện ntn? kết truyện ra sao?)
 HS : Thảo luận trả lời
Đại ý.- Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hàng ngày.
Bước 3: Phân tích
Phương pháp gợi mở, phân tích nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, kích thích tư duy, vấn đáp, giải thích, minh hoạ. 
GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
? Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Tác dụng của hình thức này ?
 - Dùng câu đố thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung & trong truyện cổ tích nói riêng .
 Tiết 2
? Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao? 
HS : Thảo luận & trình bày.
GV : Nhận xét :
-Mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.
-Lần đố sau khó hơn lần đố trước. Vì : 
+ Xét về người đố : Lần đầu là viên quan . hai lần tiếp theo là Vua & cuối cùng là Sứ thần nước ngoài.
 + Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng :
 - Lần 1 : Để làm nổi bật sự oái oăm của câu đố & tài trí của cậu bé. Truyện chỉ so sánh cậu bé với 1 người đó là cha của cậu bé
 - Lần 2 : So sánh cậu bé với toàn thể dân làng. (Dân làng lo lắng không biết làm sao coi đó là tai vạ ).
 - Lần 3 ; So sánh cậu bé với Vua . Cậu bé làm Vua thán phục.
 - Lần 4 : So sánh cậu bé với cả Vua, quan, đại thần các ông trạng và các nhà thông thái.Câu đố của sứ thần làm tất cả vò đầu suy nghĩ, lắc đầu , bó tay. Riêng cậu bé vừa đùa vừa nghịch ở sau nhà vừa đáp ... 
Tính chất của câu đố oái oăm và có chiều tăng dần. Điều đó thể hiện ở chính nội dung, yêu cầu của câu đố. Mặt khác nó còn bộc lộ ở những đối tượng, thành phần phải giải đố, được thử thách nhưng bất lực bó tay. Từ đây nét thông minh của em được bộc lộ rõ nét hơn.
? Trong những lần thử thách em bé đã dùng cách gì để giải những câu đố oái oăm đó? Theo em những cách ấy lý thú ở chỗ nào? 
 - HS : Trả lời .
 - GV : Nhận xét, kết luận .
 - Lần 1: Đố lại viên quan .
 - Lần 2 : Để Vua tự nói ra sự vô lý, phi lý của điều mà Vua đã đố 
 - Lần 3 : Cũng bằng cách đố lại.
 - Lần 4 : Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian .
+ Lý thú: Cách giải đố của cậu bé ta thấy cậu bé đẩy thế bí về phía người ra câu đố, nghĩa là lấy gậy ông đập lưng ông. Những lời giải đố của cậu bé đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống. Đồng thời làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và hồn nhiên của những lời giải.
 Tổng kết –Luyện tập 
Phương pháp gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề
* Học sinh thảo luận nhóm :Ý nghĩa của truyện ? 
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Qua sự thông minh của em bé ta hiểu được điều gì ở người nông dân?
 Truyện đề cao kinh nghiệm sống của nhân dân ta. Cuộc đấu trí của em bé xoay quanh chuyện đường cày, bước chân con ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến càng. Đó là sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong đời sống
* Hoạt động 4: Vận dụng
Em biết câu chuyện nào nói về các nhân vật thông minh.
I.Đọc hiểu chú thích
 Từ khó (sgk)
II.Đọc hiểu cấu trúc 
1. Đọc,tóm tắt.
2.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
 - Thể loại: Truyện cổ tích
 - Bố cục.: 3 phần
 + Mở truyện: Vua sai quan đi kiếm người hiền tài giúp nước.
 + Thân truyện :Những lần giải đố của em bé 
 + Kết truyện : Em bé trở thành trạng nguyên.
III. Phân tích.
1/ Tác dụng của việc dùng câu đố thử tài nhân vật.
- Bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Tạo tình huống phát triển câu chuyện.
- Gây hứng thú cho người nghe.
2, Sự thử thách của em bé :
 - Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần: 
- Lần 1 : Đáp lại câu đố của Viên quan 
 -> so sánh cậu bé với cha 
 - Lần 2 : Đáp lại thử thách của Vua 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_giao_an_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_o_mon_ngu.doc