SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT

SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài

Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành

xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ

theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng

lực người học. Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh

mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục- đào tạo theo hướng coi trọng phát

triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân

theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;

đổi mới căn bản công tác quản lý Giáo dục- Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống

nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo;

coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự

tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo

dục - Đào tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là

không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ

năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng

lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không

chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm

kiếm và chiếm lĩnh tri thức.

pdf 63 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2154Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng Việt Nam XX. Phim được sản 
xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ 
Nhân dân Phạm Văn Khoa dựa trên 
kịch bản là tiểu thuyết Tắt đèn của nhà 
văn Ngô Tất Tố. Phim Chị Dậu cùng 
với phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) 
đã đạt được thành công lớn về nhiều 
mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn 
cũng như nhiều tầng lớp khác nhau 
trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa 
của Việt Nam. Đặc biệt là sự bần cùng 
của người nông dân Việt Nam do chính 
sách áp bức của thực dân Pháp và 
phong kiến tay sai. Chính những chính 
sách áp bức đó là nguyên nhân dẫn đến 
sự bùng nổ của phong trào dân tộc dân 
chủ Việt Nam từ 1919 đến 1925. Trong 
bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 
về những vấn đề đó. 
- Học sinh vận dụng hiểu biết trả lời: 
+ Các nhân vật ông bà Nghị Quế đại diện 
cho giai cấp địa chủ 
+ Chị Dậu đại diện cho giai cấp nông dân 
- Học sinh lắng nghe, từ kiến thức cũ liên 
hệ đến những vấn đề sẽ đặt ra trong bài 
mới theo sự dẫn dắt của giáo viên. 
Đóng vai nhân vật giả định sử dụng cho hoạt động hình thành kiến thức 
mới 
Ví dụ 1: Sử dụng PPĐV khi dạy Bài 9 Cách mạng Tháng Mười Nga năm 
1917( LS 11) 
Hoạt động tìm hiểu Tình hình nước Nga trước Cách mạng. 
Mục tiêu: HS nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga trước cách 
mạng, rút ra nguyên nhân bùng nổ cách mạng Nga 
Cách thức: Sử dụng phương pháp đóng vai, phát vấn 
 20 
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 
A- Chuẩn bị 
GV giao nhiệm vụ từ tiết học trước: 
- GV nêu tình huống yêu cầu học sinh 
đóng vai phóng viên của đài truyền 
hình Việt Nam đang tác nghiệp tại đế 
quốc Nga ghi lại tình hình nước Nga 
trước khi bùng nổ cách mạng tháng 
Mười năm 1917.Phản ánh 3 nội dung: 
Kinh tế, xã hội,Chính trị nước Nga 
- Thời gian cho HS trình bày sản phẩm 
là 5 phút. 
- Mỗi nhóm sẽ chọn một lĩnh vực để 
thể hiện: kinh tế, chính trị, kinh tế và 
chọn người phụ trách chính. 
- Các nhóm bàn bạc thống nhất kịch 
bản và thông qua kịch bản với GV. 
Sau khi kịch bản được thông qua HS 
sẽ đóng vai theo kế hoạch đã thống 
nhất.( sản phẩm kịch bản thảo luận 
ở phần PHỤ LỤC 3.3) 
B.- Thực hiện trong giờ học 
- GV: Chúng ta hãy trở về quá khứ, kết 
nối với phóng viên của đài truyền 
hình Việt Nam đang tác nghiệp tại đế 
quốc Nga đầu thế kỉ XX cũng theo 
dõi rõ hơn về nước Nga thời điểm 
này. 
- Sau khi học sinh thể hiện GV yêu cầu 
HS khác nhận xét, sau đó GV sẽ nhận 
xét: Kịch bản, nội dung và bình chọn 
vai diễn thể hiện tốt nhất 
- Trên cơ sở trình bày của HS ở các 
nhóm GV phát vấn: qua đoạn phóng 
sự trên em hãy cho biết: 
 Nước Nga trước cách mạng tồn tại 
những mâu thuẫn nào? 
Mâu thuẫn nào là cần giải quyết trước 
- HS xung phong thực hiện nhiệm vụ 
- HS thể hiện vai diễn được phân công 
 21 
tiên? Vì sao? 
- GV chốt ý: Nước Nga đầu thế kỉ XX là 
nơi yếu nhất trong hệ thống các nước đế 
quốc, yêu cầu đặt ra cho nước Nga lúc 
này là lật đổ chế độ phong kiến Nga 
hoàng, đưa nước Nga ra khỏi chiến 
tranh. Nước Nga đang tiến sát tới một 
cuộc cách mạng. 
HS trình bày kết hợp với trình chiếu tư 
liệu hỗ trợ 
 Ví dụ 2: Khi dạy chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 1858 -1884 ( Lịch sử 11), GV 
tổ chức HS đóng vai phiên tòa giả định trong cuộc tranh luận về vấn đề: Trách 
nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX. 
Với chủ đề này GV tổ chức dạy 3 tiết, phần tổ chức tranh luận được tiến hành ở 
tiết 3. 
A. Chuẩn bị: Sau khi học xong 2 tiết của chủ đề để chuẩn bị cho chủ đề 3 
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước 
ta rơi vào tay Pháp. 
GV chia lớp thành 3 nhóm( nhóm được lựa chọn theo hình thức bốc thăm 
ngẫu nhiên). Các nhóm bầu nhóm trưởng. 
Nhóm 1: Ủng hộ nhà Nguyễn 
Nhóm 2: Cho rằng nước ta rơi vào tay Pháp là trách nhiệm nhà Nguyễn 
Nhóm 3: Đóng vai là Hội đồng của phiên tòa Lịch sử 
Nhóm 3: Hội đồng xét xử phiên tòa 
Nhóm 1: Nhà Nguyễn có nhiều công 
lao đối với Lịch sử dân tộc. 
Nhóm 2: Nhà Nguyễn là nguyên nhân 
để nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ 
XIX. 
Nhiệm vụ cụ thể của các nhóm 
Nhóm 1: đưa ra các luận điểm để bảo Nhóm 2: đưa ra các luận điểm bảo vệ 
 22 
về quan điểm của mình. quan điểm của nhóm mình. 
Nhóm 1: phản biện các luận điểm của 
nhóm 2. 
Nhóm 2: phản biện các luận điểm của 
nhóm 1. 
Nhóm 3: Hội đồng xét xử của Phiên tòa đưa ra các luận điểm dựa trên các tiêu 
chí đánh giá về nhà Nguyễn. 
Trong quá trình chuẩn bị, GV kiểm tra việc thực hiện của các nhóm, chỉnh 
sửa nội dung, thống nhất kịch bản. 
B. Tiến hành dạy trên lớp: 
- Đại diện hội đồng phiên toà đọc vấn đề tranh luận“Năm 1858, thực dân 
Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1884, việc kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã 
chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một 
quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Xung quanh 
việc đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay 
thực dân Pháp có rất nhiều ý kiến khác nhau. 
Ý kiến nhóm 1: Nhà Nguyễn là một triều đại có công với LS dân tộc. 
Ý kiến nhóm 2: Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để 
Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. 
- Các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút sau đó đại diện các nhóm trình bày 
quan điểm, luận chứng để bảo vệ quan điểm của nhóm mình( mỗi nhóm có 3 
phút để trình bày) 
- Chủ tọa phiên tòa sẽ đọc kết luận cuối cùng. 
- GV nhận xét về các hoạt động trong buổi tranh luận và phần đóng vai của 
nhóm 3: phong thái, nội dung kết luận của phiên tòa, góp ý, biểu dương 
Áp dụng PPĐV cho phần tìm tòi, mở rộng (hoạt động ở nhà) 
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng đầu 
thế kỉ XX ở Việt Nam ( Lịch sử 11), GV yêu cầu HS đóng vai là người thanh niên 
cứu nước để viết về xu hướng cứu nước (Theo khuynh hướng dân chủ tư sản) 
mình ủng hộ và lí do mình theo đuổi con đường cứu nước đó. Việc yêu cầu viết 
tiểu luận này nhằm phát triển và làm sâu sắc thêm nhận thức lịch sử-tư duy lịch 
sử của học sinh và cũng là để các em được tổng hợp những gì đã thu nhận sau 
giờ học. 
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc 
từ thế kỉ X –XV( Lịch sử 10), GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch 
giới thiệu về công trình kiến trúc, văn hóa tín ngưỡng, nghệ thuật ở quê hương 
em cho chương trình quảng bá du lịch địa phương. Sản phẩm của HS sẽ được 
thực hiện khi tiến hành tiết học tiếp theo. 
 23 
Với cách tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện đóng vai như trên, tôi 
thấy đây là chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới PPDH, GV là người hướng dẫn, 
quan sát, chỉ đạo quá trình học của học sinh còn học sinh là người trực tiếp tham 
gia vào quá trình học, tự học, khám phá kiến thức. 
2.3. Đóng vai tình huống 
Trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp 
dụng mang lại hiệu quả cao. Trong đó việc GV tạo tình huống và học sinh giải 
quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai có ý nghĩa quan trọng. Tình huống 
là những sự kiện, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. 
Khi giáo viên tổ chức đóng vai giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh hiểu 
sâu sắc nội dung bài học, nắm vững kĩ năng, tạo điều kiện cho học sinh vào vị trí 
trung tâm của hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho học 
sinh. Khi áp dụng phương pháp này sẽ hạn chế lối học thụ động, học sinh chủ 
động tư duy sáng tạo, tăng sự hứng thú, giờ học sôi nổi. 
Khi dạy kiến thức mới HS sẽ tự tưởng tượng về nhân vật thông qua dữ liệu 
tình huống. GV đưa ra tình huống mà học sinh chưa biết và sẽ biết khi học xong 
bài học. GV là người xây dựng tình huống còn HS đảm nhận vai trò là người 
giải quyết tình huống. 
Quy trình thực hiện khi đóng vai tình huống: 
- Bước 1: Lựa chọn tình huống. Giáo viên tạo tình huống ngay khi vào bài 
học, hoặc trong quá trình dạy bài mới giáo viên lựa chọn tình huống và tạo tình 
huống có vấn đề 
- Bước 2: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự bàn bạc và lựa chọn người diễn 
xuất 
- Bước 3: Sau khi phân vai các nhóm bàn bạc cách giải quyết tình huống mà 
giáo viên đưa ra 
- Bước 4: Thể hiện vai diễn để giải quyết tình huống 
- Bước 5: Đánh giá xem nhóm nào giải quyết tình huống tốt hơn. Giáo viên 
chốt kiến thức 
 Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động nghiên 
cứu tình huống kết hợp với đóng vai thể hiện tình huống. Điều này rất quan 
trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Nếu kéo dài thời gian đóng vai, 
giờ học sẽ trở thành “diễn kịch” và nội dung của tình huống cần giải quyết có 
thể bị lan man, giờ dạy học sẽ kém hiệu quả. Cần lưu ý rằng phần đóng vai 
không phải là nội dung chính của bài học mà giáo viên phải phân bố hợp lý để 
có sự xâu chuỗi, từ tìm hiểu tình huống, thể hiện qua đóng vai, thông qua hệ 
thống câu hỏi để rút ra nội dung cơ bản của bài học. Việc diễn không phải là 
phần chính mà quan trọng là thảo luận sau phần diễn ấy. Học sinh thường làm 
 24 
theo tổ nhóm để giải quyết tình huống. Học sinh không có sự chuẩn bị trước ở 
nhà như đóng vai nhân vật mà được giáo viên thông báo tình huống và yêu cầu 
giải quyết tình huống ngay tại lớp. Vì vậy, giáo viên phải luôn chủ động về mặt 
thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về lý luận dạy học, tuân thủ lô gic của quá trình 
dạy học. 
Ví dụ: Khi dạy cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 sau khi hướng dẫn học 
sinh tìm hiểu về cuộc khủng hoảng và hậu quả của nó, Giáo viên tổ chức cho 
học sinh đóng vai người đứng đầu chính phủ các nước tư bản đề xuất cách giải 
quyết khủng hoảngKhi học sinh nhập vai các lực lượng chính trị để giải quyết 
khủng hoảng sẽ tạo sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu kiến thức, kích thích 
khả năng sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân về một vấn đề lịch sử. 
Đối với hình thức này GV có thể áp dụng trong các bài dạy về các chiến dịch 
trong kháng chiến chống Pháp, hoặc các chiến lược chiến tranh trong kháng 
chiến chống Mỹ (1954 -1975), sau khi trình bày về âm mưu và hành động của 
địch, GV nêu tình huống cho học sinh đóng vai đề xuất các phương án để đánh 
bại âm mưu, thủ đoạn đó. 
Sử dụng đóng vai tình huống trong phần khởi động bài học 
Ví dụ : Thiết kế hoạt động khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy 
Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (Lịch sử 12- 
Ban cơ bản) 
Hoạt động khởi động (5 phút) 
Mục tiêu: Nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và chưa biết 
có liên quan đến bài học, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ học tập của bài và 
giáo viên dẫn dắt vào bài mới. 
Cách thức: Tổ chức đóng vai cặp đôi ăn ý. 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
 25 
1. Giáo viên nêu vấn đề 
 - Giáo viên chọn 2 cặp đôi nam – nữ 
tham gia đóng vai “Cặp đôi hoàn hảo”. 
- Nhiệm vụ : 
- Các cặp đôi nghe bài hát “Ông bà 
anh” của tác giả Lê Thiện Hiếu. 
- Đóng vai thể hiện tình yêu của ông 
bà ngày xưa và tình yêu của đôi bạn 
trẻ ngày nay trên nền nhạc bài hát 
để minh họa cho lời bài hát. 
- Thời gian trình bày : 1 phút 30 giây. 
2. Sau khi các cặp đôi biểu diễn xong, 
giáo viên đánh giá và tuyên bố cặp đôi 
hoàn hảo chung cuộc và phát vấn: 
Sau khi nghe bài hát và quan sát các 
bạn biểu diễn em hãy cho biết chủ đề 
của bài hát là gì? 
3. Giáo viên đưa ra thông tin phản 
hồi và giới thiệu vào nội dung bài học: 
Đây là bài hát về tình yêu nhưng trong 
đó đã đề cập đến những tác động của 
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 
đối với đời sống của con người. Với sự 
phát triển của khoa học - công nghệ đã 
đưa con người đến gần nhau hơn 
nhưng cũng đẩy con người xa nhau 
hơn. Bài hát chỉ mới thể hiện một khía 
cạnh nhỏ những tác động của cuộc 
cách mạng khoa học - công nghệ trong 
thời kì hội nhập hiện nay. Vậy cuộc 
cách mạng khoa học - công nghệ đã 
diễn ra như thế nào? Nguyên nhân, đặc 
điểm và tác động của nó là gì? Bài học 
hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 
- Học sinh xung phong tham gia đóng 
vai 
- Tất cả học sinh hứng khởi nghe bài 
hát và quan sát các cặp đôi biểu diễn. 
- Các thành viên tham gia đóng vai 
thực hiện theo đúng luật chơi giáo 
viên đã đưa ra. 
- Học sinh vận dụng hiểu biết trả lời: 
 Đây là bài hát có chủ đề về tình yêu. 
- Học sinh lắng nghe, từ kiến thức cũ 
liên hệ đến những vấn đề sẽ đặt ra 
trong bài mới theo sự dẫn dắt của giáo 
viên. 
 26 
Sử dụng đóng vai tình huống trong phần hình thành kiến thức mới 
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới bằng phương pháp 
đóng vai tình huống khi dạy bài 15: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế 
giới 1918 -1939 ( Lịch sử 11) 
 Hoạt động tìm hiểu: Khủng hoảng kinh tế và Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức 
Mục tiêu: Học sinh nắm được hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với nước Đức, 
quá trình lên nắm quyền của Hít le và Đảng quốc xã. 
Cách thức: Giáo viên tạo tình huống và yêu cầu học sinh đóng vai các lực lượng 
chính trị trong xã hội Đức lúc bấy giờ giải quyết khủng hoảng ( Đảng cộng sản Đức, 
Giai cấp tư sản – nền cộng hòa vai ma, Đảng Quốc xã) 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Bước 1: GV tạo tình huống có vấn 
đề: Trước hậu quả nặng nề của cuộc 
khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, các 
lực lượng chính trị trong xã hội nước 
Đức giải quyết khó khăn này như thế 
nào? 
- Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 3 
nhóm đóng vai các lực lượng chính trị 
giải quyết khủng hoảng. 
-Thời gian để các nhóm thảo luận là 3 
phút. 
- Bước 3: đại diện các nhóm trình bày 
cách giải quyết khủng hoảng trước 
lớp. 
+ Nền cộng hòa Vai ma 
+ Đảng cộng sản Đức 
+ Đảng quốc xã 
- Đại diện các nhóm trình bày cách 
giải quyết của nhóm mình GV nhận 
xét và đặt câu hỏi: Như vậy trong các 
lực lượng chính trị xã hội ở nước Đức 
thì cuối cùng Đảng quốc Xã đã lên 
nắm quyền? Vậy nguyên nhân nào 
làm cho chủ nghĩa phát xít thắng thế 
ở Đức? 
- Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện theo 
yêu cầu của giáo viên. 
 27 
 Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới bằng phương pháp 
đóng vai tình huống khi dạy bài 12: Tây Âu hậu kì trung đại tiết 2 ( Lịch sử 10 ) 
Hoạt động tìm hiểu hệ quả của cuộc phát kiến địa lí 
Mục tiêu: Hiểu và đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc 
phát kiến địa lí đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại 
Cách thức: Tổ chức học sinh đóng vai tình huống: một nhóm đóng vai đại diện 
cho người dân thuộc địa, một nhóm đóng vai đại diện những nhà phát kiến địa lí. 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Bước 1: Gv tạo tình huống: Em hãy quan 
sát hình ảnh sau đây và trả lời câu hỏi: 
 Hình ảnh trên phản ánh nội dung gì? 
GV chuyển ý: đó là hình ảnh phản ánh hai 
lực lượng: một là người dân thuộc địa và 
những nhà phát kiến Châu Âu. 
- GV đặt yêu cầu: để nắm rõ hơn hệ quả của 
phát kiến địa lí cô chia lớp thành hai nhóm: 
nhóm đóng vai đại diện cho người dân thuộc 
địa nói lên quan điểm của mình về cuộc phát 
kiến địa lí, nhóm đóng vai đại diện cho 
thương nhân Châu Âu trình bày mục đích 
của mình khi tiến hành các cuộc phát kiến 
+ thời gian cho các nhóm thảo luận là 2 phút 
và trình bày quan điểm của mình trước lớp 3 
phút 
+ tư liệu : SGK 
- Các nhóm tiến hành trình bày sản phẩm của 
nhóm mình 
- HS quan sát hình ảnh và trả lời 
câu hỏi. 
- Các nhóm tiến hành trình bày 
sản phẩm của nhóm mình 
+ những nhà phát kiến: 
chúng tôi tìm kiếm vùng đất mới 
là để phục vụ mục đích giao 
thương buôn bán, đem đến nền 
văn minh mới, khai sáng cho 
những vùng đất mới và đồng thời 
đưa đến những cái nhìn mới mẻ 
về thế giới cho các bạn. 
 28 
- GV điều hành cuộc tranh luận và chốt ý: 
Như vậy cuộc tranh luận của hai đại diện cho 
ta thấy tính 2 mặt trong hệ quả của phát kiến 
địa lí: 
+ Mở ra con đường mới, thị trường 
mớiGóp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và 
tan rã của chế độ phong kiến Châu Âu. 
+ Tình trạng bóc lột và buôn bán nô lệ 
+ người dân thuộc địa: 
Các ngài nói đi khai phá văn 
minh nhưng tại sao lại bóc lột, 
đàn áp chúng tôi? 
+ những nhà phát kiến 
À! Chẳng qua do cách thể hiện, 
do bất đồng ngôn ngữ nên chúng 
tôi sử dụng ngôn ngữ cơ thể 
+ người dân thuộc địa: 
Các ngài nói đi khai phá văn 
minh nhưng tại sao những người 
dân ở Châu Phi, Châu Á vẫn 
nghèo nàn, lạc hậu 
Ví dụ 3: Khi dạy bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc từ thế kỉ X 
–XV( Lich sử 10), Hoạt động tìm hiểu khoa học kĩ thuật, GV nêu tình huống 
bằng câu chuyện giai thoại trong Lịch sử (trích từ Sách kể chuyện thần đồng 
Việt Nam): Một lần, cậu bé Vũ Hữu cùng cha Vũ Bá Khiêm sang nhà bà con 
chơi. Bấy giờ, ông chủ nhà có cái điếu thuốc lào khảm bạc, được chạm trổ rất 
kỳ công, cả vùng không ai có. Trong cuộc hàn huyên giữa hai người, ông chủ 
nhà muốn làm cái nỏ điếu bằng bạc nhưng ngặt nỗi không biết tính toán thế nào 
để mua đủ bạc. Nhớ đến cậu bé Hữu, ông nhờ tính toán toán lượng bạc cần 
thiết. Em hãy đóng vai Vũ Hữu giúp bác chủ nhà? 
Như vậy khi đóng vai Vũ Hữu để giải đáp tình huống trên HS vừa nắm được 
kiến thức toán học, kiến thức lịch sử vừa rèn kĩ năng xử lí nhanh tình huống do 
GV đưa ra. HS sẽ thấy hứng thú vì phát huy khả năng toán học trong giờ học 
Lịch sử. 
Sử dụng PPĐV trong các trò chơi đố vui lịch sử ở phần củng cố bài học. 
Có hai cách GV có thể sử dụng PPĐV trong trò chơi ở phần củng cố bài học: 
Cách 1: HS thay nhau bắt thăm phiếu học tập (có ghi 1 câu nói nổi tiếng của 
nhân vật) và đóng vai nhân vật thể hiện diễn cảm câu nói đó. HS còn lại đoán 
nhân vật đó là ai. Cách 2: HS bốc thăm phiếu học tập (có ghi tên nhân vật) và 
bằng những kiến thức Lịch sử của mình, diễn trước lớp về nhân vật đó làm sao 
cho các HS còn lại đoán đó là nhân vật nào. 
 29 
Khi dạy bài 27, 28 “ Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nửa đầu thế 
kỉ XIX” (LS10), GV tổ chức trò chơi bằng cách đưa các phiếu học tập, mỗi phiếu 
ghi câu nói nổi tiếng của một nhân vật Lịch sử. Em hãy bốc thăm và đọc diễn 
cảm câu nói trong phiếu học tập để giúp các bạn nhận biết đó là nhân vật Lịch 
sử nào. 
Phiếu học tập 1: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, 
chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô 
lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” 
Phiếu học tập 2: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!" 
Phiếu học tập 3: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã" 
Phiếu học tập 4: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất 
Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi." 
Phiếu học tập 5: "Chưa trả thù nhà, đền nợ nước. Làm sao cho xứng mặt 
nam nhi?" 
Như vậy với cách 1 GV soạn sẵn câu nói nổi tiếng còn HS là người thể hiện 
câu nói đó. Trong khi cách 2, HS phải tự sáng tạo kịch bản và thể hiện trước lớp, 
như vậy với cách này HS phải có vốn kiến thức nhất định về nhân vật Lịch sử. 
Vì vậy cách 2 thường áp dụng cho HS khá giỏi, còn cách 1 thì đa số HS trong 
lớp đều có thể tham gia thực hiện. 
III. Thực nghiệm sư phạm 
1. Mục đích thực nghiệm 
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi 
của đề tài và khả năng áp dụng phương pháp đóng vai vào thực tế một cách có 
hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ 
thông. 
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm 
Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung 
nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: 
- Chọn đối tượng để tổ chức thực nghiệm 
- Xác định nội dung và phương pháp thực nghiệm 
- Chuẩn bị kế hoạch bài học, phương tiện dạy học, công cụ đánh giá 
- Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm 
- Xử lí kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận 
3. Tiến hành thực nghiệm 
3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm 
 30 
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Phan Thúc 
Trực ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy khối 10. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp 
đối chứng và 1 lớp thực nghiệm để dạy. 
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 
10A1 42 10A2 42 
 Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm 
Như vậy lớp thực nghiệm và đối c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_lich_su_tao.pdf