SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I

SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I

Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:

Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng nh¬ư quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn văn bản tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học:

- Phư¬ơng pháp dạy theo nhóm;

- Ph¬ương pháp nghiên cứu tr¬ường hợp điển hình;

- Ph¬ương pháp giải quyết vấn đề;

- Ph¬ương pháp đóng vai;

- Phư¬ơng pháp trò chơi

Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như¬:

 - Kĩ thuật chia nhóm

 - Kĩ thuật giao nhiệm vụ

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi

 - Kĩ thuật động não

 - Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”

 - Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học Ngữ văn thực hiện qua các câu hỏi. Tùy mục đích của giáo viên hướng đến giáo dục kĩ năng nào mà có câu hỏi thích hợp. Giáo dục kĩ năng nhân thức và tự nhận thức nên dùng câu hỏi liên hệ thực tế, Giáo dục kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin thì đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tìm các chi tiết nghệ thuật và tác dụng của nó .

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1107Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau;Bản thân tôi đã ý thức được công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần vào nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .
 Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng thú tham gia của các em học sinh. 
 Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là chương trình lớp 7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực
Mặt còn hạn chế:
 Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa được đánh giá, nhận xét , góp ý thường xuyên và định kì.
 Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song chưa mang ý nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các bài học.
 Thiếu các điều kiện cần thiết để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS 
 Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật ngữ, khái niệm nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy của các tiết học.
Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng riêng cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy.
Bên cạnh những điều trên thì học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi là vùng sâu nên có ít thông tin, học sinh lại ít đọc sách nên ảnh hưởng phần nào đến việc thực hành một số kĩ năng sống vào thực tiễn. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và chủ thể thực hiện) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.
Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:
Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.
Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.
Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong cộng đồng. Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.
3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:
Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng như quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn văn bản tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy theo nhóm;
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
Phương pháp giải quyết vấn đề;
Phương pháp đóng vai;
Phương pháp trò chơi
Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:
 - Kĩ thuật chia nhóm
 - Kĩ thuật giao nhiệm vụ
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi
 - Kĩ thuật động não
 - Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
 - Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học Ngữ văn thực hiện qua các câu hỏi. Tùy mục đích của giáo viên hướng đến giáo dục kĩ năng nào mà có câu hỏi thích hợp. Giáo dục kĩ năng nhân thức và tự nhận thức nên dùng câu hỏi liên hệ thực tế, Giáo dục kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin thì đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tìm các chi tiết nghệ thuật và tác dụng của nó ... 
 Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó, cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
Qua một số bài văn bản, trong quá trình soạn giảng và giảng dạy thực tế trên lớp, tôi đã lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Cụ thể bài dạy:
Tuần: 03 
Tiết: 09 
 Văn bản: 
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
- Giúp HS hiểu được khái niệm về ca dao- dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số kiến thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng. 
- Rèn luyện kỹ năng đọc thuộc các câu dân ca- ca dao (sgk) tìm hiểu thêm những bài đọc thêm có liên quan đến chủ đề.
- Giáo dục cảm thụ các tác phẩm trữ tình dân gian, tình yêu thương gia đình. 
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ
C. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, các câu ca dao có nội dung liên quan
 - Học sinh: Đọc bài, soạn bài, vở ghi, vở soạn...
D. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC: - Nêu ý nghĩa của văn bản “Cuộc chia...búp bê.” ?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Chúng ta ngủ say mơ màng, chúng ta dần dần cùng với tháng năm, lớn lên và trưởng thành cùng với dòng suối trong lành đó. Bây giờ ta cùng đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
Gọi hs đọc phần chú thích * trong sgk
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?
GV giới thiệu thêm về ca dao, dân ca cho HS rõ: Dân ca “quan họ, ví, dặm, hò”
=> Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và kĩ năng lưu truyền.
Ngôn ngữ ca dao- dân ca là ngôn ngữ thơ như gần lời nói hàng ngày của nhân dân mang màu sắc địa phương.
VD: Dân ca Hà Tĩnh: Ví, dặm ; Bắc Ninh: Quan họ
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
* HD đọc: Trong các bài thường theo nhịp 2/2/2/2 và 4/4 nên khi đọc cần hạ thấp giọng thể hiện nỗi nhớ da diết và tình cảm gia đình thắm thiết mặn nồng.
-> Giáo viên đọc mẫu -> Sau đó gọi 2 hs đọc tiếp -> Nhận xét.
GV giải nghĩa từ khó tròn sgk T35
? Các bài ca dao trên thuôc thể loại nào ?
? Phương thức biểu đạt chính?
? Theo em, tại sao bốn bài ca dao, dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành một văn bản? (Vì cả 4 đều có ND tình cảm gia đình)
? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca dao? 
(Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.)
-> Tiết học này chúng ta đi phân tích bài ca dao 1& 4.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết 2 bài ca dao- dân ca.
? Bài ca dao 1 là lời của ai ? Nói với ai ? Về việc gì?
? Lời ca “Cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát điều gì ?
(Cụ thể hóa về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ tâm tình của câu hát.) 
? Hai câu đầu sử dụng phép nghệ thuật gì ? Tác dụng?
? Hai câu cuối có sử dụng thành ngữ nào? Từ loại nào?
? Hai câu sau biểu lộ điều gì?
(Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ, nhắc nhở, nhắn gửi về phận làm con.)
* Bình: Thực hiện tình cảm của con cái đối với cha mẹ, phải biết kính trọng hiếu thảo để đền ơn cha mẹ, hãy làm việc tốt đừng để cha mẹ buồn.
? Tìm những bài ca dao có nội dung nói về công cha, nghĩa mẹ như bài 1? 
(HSTL nhóm -> Các nhóm nhận xét -> GV chốt ý) 
GV: Bài ca dao thứ 4 diễn tả tình cảm nào của con người? 
(Tình cảm anh em thân thương ruột thịt.)
? Tình cảm ấy được diễn tả bằng hình ảnh nào ? 
(“người xa, cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”)
? Các từ “người xa”, “bác mẹ”, “cùng thân” có nghĩa ntn ?
? Qua đó, em thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào?
(+ Không phải người xa lạ.
 + Đều cùng cha mẹ sinh ra.
 + Đều có quan hệ máu mủ ruột thịt.) 
? Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Cách so sánh đó cho ta thấy sự sâu sắc nào trong tình cảm anh em ruột thịt?
(Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh “như thể tay chân” Bài ca đưa những bộ phận của cơ thể, của xương thịt con người mà so sánh, nói về tình cảm anh em. Cách so sánh đó càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em.)
? Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa gì trong lời ca: “Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” ?
? Như vậy bài ca dao đề cao tình cảm nào của con người?
GV: Qua đó muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì về tình cảm anh em?
? Tình anh em yêu thương hòa thuận là nét đẹp của truyền thống đạo lí DT ta, nhưng trong truyện cổ tích lại có chuyện không hay về tình anh em như chuyện “Cây khế”. Em nghĩ gì về điều này ? 
(HSTL nhóm -> Các nhóm nhận xét -> GV chốt ý)
(Mượn chuyện tham lam của người anh để cảnh báo: Nếu đặt vật chất lên trên tình anh em, sẽ bị trừng phạt.-> Đó là một cách để nhân dân khẳng định sự cao quí của tình cảm anh em.)
? Tìm những bài ca dao có nội dung nói về tình cảm anh em như bài 4? 
* Hoạt động 3: Tổng kết nội dung bài học
? Qua văn bản này em cảm nhận được vẻ đẹp cao quí nào trong đồi sống tinh thần của DT ta ?
? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 2 bài ca dao sử dụng? 
( Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, âm điệu tâm tình, nhắn nhủ, hình ảnh quen thuộc ) 
GV hướng dẫn HS hướng vào phần ghi nhớ (sgk) 
 *Hoạt động 4: Luyện tập
GV cho HSTL nhóm tự sắp xếp
+ Nhóm 1+2: Bài 1
+ Nhóm 3+4: Bài 4
VD: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ
 “Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều
 Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”
-> Hs nhận xét lẫn nhau 
-> GV nhận xét và đưa ra kết luận 
I. Khái niệm.
* Ca dao-dân ca (sgk).
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đọc – Tìm hiểu chung
- Đọc
- Tìm hiểu từ khó
- Thể loại: Văn học dân gian
- PTBĐ: Biểu cảm
2. Tìm hiểu văn bản
Bài 1: Bài ca dao là lời của người mẹ hát ru con, nói với con về công lao cha mẹ.
-> Nghệ thuật so sánh:
-> Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
- Hai câu cuối: Thành ngữ Hán Việt “cù lao chín chữ”, thán từ “con ơi”
-> Biểu lộ lòng kính yêu và biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ. 
-> Nhắc nhở, nhắn gửi về phận làm con.
Bài 4:
- So sánh: Tình cảm anh em không thể chia cắt.
- Tình anh em gắn bó đem lại hạnh phúc cho cha mẹ.
-> Đề cao tình anh em. Đề cao truyền thống đạo lí của người Việt Nam. 
-> Nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt, vì mái ấm gia đình.
Ghi nhớ (sgk) 
III. Luyện tập
Bài 2: Tìm một số bài ca dao có nội dung tương tự.
 E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
 1. Củng cố: - Ca dao, dân ca là gì ? Hãy nhắc lại ND 2 bài ca dao về tình cảm g/đ?
 Hướng dẫn học sinh củng cố bằng SĐTD:
 2. Dặn dò: - Học bài và soạn bài “Những câu con người”, sưu tầm những câu ca dao có nội dung tương tự
 Tuần: 03 
 Tiết: 10 
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS: Cho HS nắm được nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong các bài ca dao thuộc chủ đề, tình yêu quê hương, đất nước, con người. Qua đó tự hào về cảnh đẹp quê hương mình và thấy được tài năng đối đáp của con người Việt Nam
- Rèn luyện kỹ năng đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
- GDKNS: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo..
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 - Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ
C. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, sưu tầm một số câu ca dao có nội dung tương tự
 - Học sinh: Đọc bài, soạn bài, vở ghi, vở soạn...
D. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC: - Đọc thuộc 2 bài ca dao và nêu ý nghĩa của hai bài đó?
 3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
 * Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
* HD đọc: Văn bản đọc theo thể lục bát nhưng cũng có một số dòng 2/2/2 – 4/4 – 3/2/2 – 4/3/4. Giọng đều chậm rãi theo từng nhịp từng vần, thể hiện tình cảm phấn chấn, tự hào.
GV đọc mẫu ->gọi HS đọc-> GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc chú thích (sgk)
? Các bài ca dao trên thuộc thể loại nào? Những câu hát này thuộc kiểu văn bản nào? (Kiểu văn bản biểu cảm.)
? : Phương thức biểu đạt chính?
? Vì sao 4 bài ca dao- dân ca khác nhau lại có thể hợp thành một văn bản? (Vì 4 bài hát đều tập trung phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, con người.)
? Từ nội dung cụ thể của từng bài, hãy cho biết: Những bài nào phản ánh tình yêu quê hương, đất nước? Những bài nào kết hợp phản ánh tình yêu con người ?
(+ Phản ánh tình yêu quê hương, đất nước: Bài 1, 2, 3.
 + Kết hợp phản ánh tình yêu con người: Bài 4)
? Những bài ca dao trên có chung hình thức diễn đạt nào?
(Phần nhiều là thơ lục bát. Dùng lối đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi.)
-> Tiết học này chúng ta đi phân tích bài ca dao 1& 4.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết 2 bài ca dao- dân ca.
GV cho HS đọc lại bài 1 và nhận xét.
? Bài ca 1 là lời của một người hay 2 người ? Người đó là ai? (Lời của 2 người đó là chàng trai và cô gái.)
? Bài này có bố cục riêng ntn?
(Bài ca có 2 phần-> Phần đầu: câu hỏi của chàng trai, 
phần sau là lời đáp của cô gái.)
GV: Hỏi- đáp là hình thức đối đáp trong ca dao- dân ca. Theo em, chàng trai và cô gái hỏi đáp về cái gì?
(cảnh đẹp của núi sông, đất nước, về đặc điểm địa lý, l/sử, văn hóa)
? Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của chàng trai và cô gái ?
? Những địa danh đó có những điểm chung và riêng nào ?
(+ Điểm chung: Đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử, văn hóa của miền Bắc nước ta.
 + Điểm riêng: Gắn với mỗi địa phương.)
? Trong bài ca dao vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm như vậy để hỏi đáp?
 (+ Để thử tài nhau – đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử .
 + Vì những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm về địa lí tự nhiên mà cả những dấu vết lịch sử văn hoá nổi tiếng của miền Bắc nước ta. Hỏi để thể hiện niềm tự hào: tình yêu quê hương đất nước.
 + Để bày tỏ tình cảm với nhau.)
? Em nêu một bài ca dao theo hình thức đối đáp như vậy?Nêu nội dung của bài ca dao đó?
(HSTL nhóm -> Các nhóm nhận xét -> GV chốt ý)
 ( “Đến đây mận
 Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
? Hai dòng thơ đầu có những gì đặt biệt về từ ngữ?
(2 câu đầu: số lượng tiếng 12 – gợi một sự dài rộng to lớn của cánh đồng; nhịp 4/4/4 lặp ở cả 2 dòng)
? Tác giả sử dụng phép nghệ thuật gì trong bài? Tác dụng ?
(Nghệ thuật điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (bên ni- bên tê) bát ngát, mênh mông của cánh đồng. Cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và trù phú tràn đầy sức sống.)
? Hình ảnh cô gái được miêu tả như thế nào trong 2 dòng ca cuối? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng của nghệ thuật đó?
(-> So với cánh đồng cô gái quá nhỏ bé mảnh mai. Nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đã làm ra cánh đồng “mênh mông bát ngát”)
? Như thế cả bài ca dao đã phản ánh những vẻ đẹp nào của làng quê? 
 (Cánh đồng và con người thôn quê)
? Từ đó bài ca toát lên tình cảm nào dành cho quê hương?
(Yêu quý, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và con người. Tin tưởng cuộc sống tốt đẹp ở làng quê.)
? Các tiếng “ni và tê” cho biết xuất xứ miền Trung của bài ca này. Nhưng tình cảm đó có phải chỉ bó hẹp ở miền Trung?
(Không- vì miền trung là khúc ruột của đất nước mình.-> Tình yêu đất nước ở mỗi người.)
? Đây là lời của ai? (Là lời của chàng trai: Thấy đồng lúa mênh mông, thấy cô gái trẻ trung.)
? Bài ca này còn có cách hiểu khác ?
GV gợi ý: Cũng có thể hiểu là lời nói của cô gái nghĩ về số phận của mình nhỏ bé như chẽn lúa không biết mai sau sẽ ra sao. -> Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ ở từ phất phơ...)
* Hoạt động 3: Tổng kết nội dung bài học
? Nhận xét về nghệ thuật trong 2 bài ca dao? 
(Lời hỏi-đáp, địa danh l/s, từ láy, điệp ngữ, đảo, lặp, đối xứng,)
? Chủ đề chung trong 2 bài ca dao?
GV nhận xét bổ sung hướng HS vào phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Luyện tập
GV hướng dẫn HS luyện tập-> GV cho HSTL nhóm tự sắp xếp
+ Nhóm 1+2: Bài 1
+ Nhóm 3+4: Bài 2
-> Hs nhận xét lẫn nhau 
-> GV nhận xét và đưa ra kết luận
I. Khái niệm.
* Ca dao-dân ca (sgk)
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đọc – Tìm hiểu chung
- Đọc
- Tìm hiểu từ khó
- Thể loại: Văn học dân gian
- PTBĐ: Biểu cảm
2. Tìm hiểu văn bản
Bài 1:
- Bố cục: 2 phần- phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
- Chàng trai và cô gái hỏi-đáp về những đặc điểm địa danh 
-> Để thử tài nhau- đo độ hiểu biết về kiến thức địa lí, lịch sử.
- Thể hiện niềm tự hào: tình yêu quê hương, đất nước.
- Bày tỏ tình cảm với nhau.
-> Chàng trai cô gái là những người tế nhị, lịch lãm.
Bài 4:
- Thể thơ lục bát biến thể, câu thơ dài 12 tiếng, điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng.
-> Tạo ấn tượng cảnh cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông, biểu hiện cảm xúc yêu quê hương, yêu đời.
- So sánh: Ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp thon thả, trẻ trung đầy sức sống của cô thôn nữ giữa cánh đồng mênh mông trong một buổi sáng đẹp trời.
-> Yêu quý, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và con người, luôn tin tưởng đến cuộc sống tốt đẹp của làng quê.
Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
Bài 1: Ngoài thể thơ lục bát, còn có thể lục bát biến thể (b1, b3) và thể thơ tự do (b4).
Bài 2:
- Tình yêu quê hương đất nước con người 
E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. Củng cố: - Cách tả cảnh của 2 bài ca dao về tình yêu q/h, đ/n, con người có điểm chung gì?
Hướng dẫn học sinh củng cố bằng SĐTD:
2. Dặn dò: - Học bài & Soạn bài “Từ láy”.
Tuần: 04 
Tiết: 13 
 Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN 	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 - Giúp HS: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh ngôn ngữ) của các bài ca dao thuộc chủ đề này. Chủ đề than thân. Qua đó thấy được thân phận của những con người phải chịu những cuộc đời đau khổ, họ than thở cho số phận của họ, bên cạnh đó còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội p/kiến lúc bấy giờ. Niềm thương cảm của n/dân dành cho họ. Cách dùng các con vật gần gũi, nhỏ bé làm ẩn dụ cho thân phận con người.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ ca dao dân ca một thể loại trữ tình dân gian.
- Giáo dục HS lòng thương cảm cho số phận của những con người gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó, những cuộc đời bất hạnh.
- GDKNS: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo..
 B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 - Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp so sánh, đối chiếu, KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ
C. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, sưu tầm các câu ca dao có nội dung tương tự
 - Học sinh: Đọc bài, soạn bài, vở ghi, vở soạn...
D. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC: - Đọc thuộc các bài ca dao về tình yêu hương đất nước con người – nêu nội dung chính của từng bài?
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trong kho tàng VHDGVN, ca dao – dân ca là một bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân, là sự gắn bó chặt chẽ giữa thơ và nhạc dângian. Nó không chỉ là tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN THO.doc
  • docbìa.doc
  • docMỤC LỤC.doc