SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở Trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở Trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón phân thúc.

2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được: Các công việc chăm sóc cây trồng

- HS thực hiện thành thạo: Cách làm cỏ, vun xới.

3. Thái độ:

- Thói quen: Có kiến thức lao động, có kĩ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận.

- Tính cách: Yêu thích lao động, ham học hỏi.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực quan sát, tìm tòi kiến thức.

- Năng lực tổng hợp kiến thức, trình bày ý kiến trước tập thể.

5. Giáo dục:

- Ý thức lao động có kĩ thuật, chịu khó lao động.

- Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh

- Ý thức bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.

II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi + Hỏi đáp tìm tòi

- Chuẩn bị của GV - HS:

+ GV: Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước, máy chiếu.

+ HS: Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra (Vì tiết trước thực hành)

3. Bài mới

*Đặt vấn đề: Giới thiệu bài:

Qua quá trình lao động sản xuất, ông cha ta đã tích luỹ kinh nghiệm qua một số câu tục ngữ như câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Bằng hiểu biết của bản thân, cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì? GV nêu lên sự cần thiết của các biện pháp chăm sóc cây trồng: chăm sóc gồm những biện pháp kĩ thuật có tính quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây trồng, nói lên tầm quan trọng của việc chăm sóc cây trồng

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng, cô cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.

 

doc 29 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1348Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở Trường Trung học Cơ sở Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện tượng.
Ví dụ: Dạy bài 28. Khai thác rừng
Câu hỏi: Các hình ảnh dưới đây cho thấy rừng bị khai thác trắng sẽ kéo theo vấn đề gì? 
Học sinh quan sát trên hình ảnh trực quan và thấy được hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó các em biết việc khai thác rừng kéo theo vấn đề ảnh hưởng đến môi trường như đất bị rửa trôi, sạt lở đất gây ra lũ lụt, hạn hán, không còn cây xanh để lọc không khí đồng thời khi thảm thực vật rừng bị suy giảm thì dẫn đến khi có mưa, tốc độ xói mòn diễn ra nhanh, làm rửa trôi đất gây bạc màu.
GV có thể cho HS quan sát các hình ảnh sau:
- Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh nêu hiện tượng gì ở hình 1 và 2, thực trạng gì ở hình 3 và 4 ?
Học sinh sẽ nhận xét là: hình 1, 2: hạn hán và lũ lụt.
Hình 3, 4: thực trạng đốt rừng, chặt phá rừng lấy gỗ.
- Sau đó tiếp tục cho học sinh trả lời: các thực trạng và các hiện tượng trên có liên quan với nhau không?
 Vì các em vừa mới được học Bài 22: Vai trò của rừng nên các em sẽ trả lời được là có liên quan.
- Giáo viên lại cho các em xem các hình ảnh sau:
- Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh nào nên làm, hình ảnh nào không nên ?
Từ đó yêu cầu các em rút ra kết luận: Các biện pháp để bảo vệ rừng ?
* Phương pháp thảo luận
Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận (theo cặp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung
bài học.
Phương pháp này giúp học sinh phát huy tinh thần làm việc nhóm, đưa ra ý kiến, thảo luận để chọn ra kết quả tốt nhất. 
Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
Bước 2: Học sinh thảo luận (cặp hoặc nhóm).
Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, nhận xét và sau đó chuẩn kiến thức
Ví dụ: Dạy mục II bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
Bước 1: Chia nhóm và đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
Nhóm 1,2: Em hãy cho biết khi bón phân có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản? 
Nhóm 3,4: Em hãy cho biết khi bón phân quá liều lượng, không hợp lí gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như thế nào?
Bước 2: Học sinh làm việc nhóm trong vòng 5 phút.
Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, nhận xét và sau đó chuẩn kiến thức.
Ảnh hưởng của phân bón đến đất, năng suất và chất lượng nông sản: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường: Nếu bón phân không hợp lí sẽ làm đất bị mất độ phì nhiêu, giảm năng suất và đất bị suy thoái, không những vậy, nó còn làm ô nhiễm nguồn nước ngầm sâu dưới lòng đất.
Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
*Phương pháp thuyết trình: 
 Với phương pháp này giáo viên tự thuyết trình một vấn đề về môi trường cho học sinh nghe sau đó rút ra kết luận để hình thành ý thức cho học sinh.
* Ví dụ : Công nghệ 7 - Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại
Qua phần biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp hóa học trong trồng trọt giáo viên có thể thuyết trình: Biện pháp này có tác dụng diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công nhưng dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, giết chết các sinh vật khác ở ruộng. Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta có hàng ngàn trường hợp, nguyên nhân do ăn rau, quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật (như không đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun thuốc không đều, phun ngược chiều gió, phun lúc mưa...)
Từ đó giáo dục học sinh trong sản xuất, nên sử dụng các loại thuốc thảo mộc (HBVT, cây thuốc lá, cây duốc cá, cây củ đậu...) và thuốc vi sinh như chế phẩm BT, chế phẩm virut, nấm trừ sâu hại có tác dụng diệt sâu, bệnh hại tốt mà không làm ô nhiễm môi trường, không gây độc như thuốc hoá học.
*Phương pháp ngoại khóa, thực hành, tham quan thiên nhiên :
Phương pháp này là phương pháp đưa học sinh đi tham quan trực tiếp những địa điểm môi trường như vườn trường, cánh đồng, vườn rau sạch...yêu cầu học sinh phân tích những yếu tố môi trường tại đó để có biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể. Cũng có thể tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, mời các chuyên gia môi trường về tại trường để trao đổi và thảo luận cho các em (nếu có điều kiện).
* Ví dụ : Dựa vào bài 11: Mục I.2 Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính, trong tiết học thực hành:
GV có thể tổ chức cho học sinh giâm một số cành để trồng ở vườn cây thuốc nam như giâm cành đinh lăng, cành lá mật gấu, lá lốt... yêu cầu học sinh thực hành tại phòng thực hành. Học sinh sẽ làm theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó sẽ trồng ra vườn cây thuốc nam của nhà trường, qua đó các em sẽ thấy được tầm quan trọng của các loại cây thuốc nam, từ đó hình thành cho các em sự yêu thích trồng cây xanh để bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp quanh chúng ta.
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:
Ví dụ: Dạy mục I bài 28: Khai thác rừng
Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề.
Câu hỏi: Nếu khai thác trắng cây rừng thì sẽ gây ra tác hại gì cho môi trường?
Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Học sinh đưa ra các câu trả lời theo sự hiểu biết và kiến thức đã học.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá các ý kiến ở nhiều mức độ sau đó chuẩn kiến thức: Khai thác trắng tức là chặt toàn bộ cây rừng sẽ gây ra tác hại đó là đất bị xói mòn, lở đất khi mưa lớn, gây ra lũ lụt, hạn hán, đất bị thoái hóa, rửa trôi. Từ đó giúp học sinh hiểu và nâng cao ý thức về bảo vệ cây rừng, cây xanh cũng là góp phần bảo vệ môi trường.
b.2.2. Các dạng tích hợp:
b.2.2.1. Dạng lồng ghép: 
Ở dạng này các kiến thức giáo dục môi trường đã có trong chương trình sách giáo khoa và trở thành một bộ phận kiến thức của môn học. Trong dạng này lại phân thành 2 loại nữa, đó là :
* Lồng ghép một phần:
Kiến thức chỉ chiếm một phần nhỏ trong bài dạy.
Ví dụ : Công nghệ 7 – bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng
Ở bài này, GV có thể giới thiệu cho HS một số hành vi bị nghiêm cấm:
+ Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép
+ Săn, bắn, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép
+ Hủy hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng
+ Quy định các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng	
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài nguyên rừng, giáo viên khắc sâu cho học sinh ý thức bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên ấy cũng có nghĩa là bảo vệ và xây dựng môi trường bền vững.
	Qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu để khẳng định: Bảo vệ rừng, bảo vệ nơi mình sinh sống chính là bảo vệ môi trường.
Nêu lên vai trò của rừng trong tự nhiên và trong đời sống con người từ đó giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng.
* Lồng ghép toàn phần :
Kiến thức bảo vệ môi trường có trong toàn bộ nội dung bài dạy.
Ví dụ : Công nghệ 7 – bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
Giáo án mẫu : trang 18.
b.2.2.2. Dạng liên hệ : 
Ở dạng này các kiến thức giáo dục môi trường không phải có sẵn trong bài giảng mà thông qua nội dung bài giảng giáo viên có thể liên hệ đến việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Công nghệ 7 – bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại.
Ở phần biện pháp sinh học như sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học có tác dụng diệt sâu hại tốt mà không làm ô nhiễm môi trường như thuốc hóa học nên phải có ý thức bảo vệ chúng. Từ đó giáo viên liên hệ đến việc bảo vệ các giống cây trồng trong trồng trọt.
Liên hệ ở địa phương, trường học của học sinh: Trong một lần đi học ngang đường, em đã thấy người dân đổ rác bừa bãi ngoài đường, phố..., một số nguồn nước chưa được bảo vệ. Hoặc tại trường học chứng kiến cảnh tượng các bạn học sinh ăn quà vặt vứt rác khắp sân trường, một số học sinh thì hái hoa, bẻ gãy cành cây.. Chứng kiến việc làm đó, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống?
Qua tình huống này, giáo viên cũng muốn nhắc nhở học sinh, mọi người đó là trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ nơi mình sinh sống chính là bảo vệ môi trường để góp phần thực hiện cuộc vận động“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
 Minh họa dạy một số bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường kết hợp nhiều phương pháp dạy học:
b.2.3. Giáo án mẫu: 
Giáo án 1: Tiết 18- Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón phân thúc.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Các công việc chăm sóc cây trồng
- HS thực hiện thành thạo: Cách làm cỏ, vun xới.
3. Thái độ:
- Thói quen: Có kiến thức lao động, có kĩ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận.
- Tính cách: Yêu thích lao động, ham học hỏi.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, tìm tòi kiến thức.
- Năng lực tổng hợp kiến thức, trình bày ý kiến trước tập thể.
5. Giáo dục: 
- Ý thức lao động có kĩ thuật, chịu khó lao động.
- Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Ý thức bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi + Hỏi đáp tìm tòi
- Chuẩn bị của GV - HS:
+ GV: Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước, máy chiếu.
+ HS: Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra (Vì tiết trước thực hành)
3. Bài mới
*Đặt vấn đề: Giới thiệu bài:
Qua quá trình lao động sản xuất, ông cha ta đã tích luỹ kinh nghiệm qua một số câu tục ngữ như câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Bằng hiểu biết của bản thân, cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì? GV nêu lên sự cần thiết của các biện pháp chăm sóc cây trồng: chăm sóc gồm những biện pháp kĩ thuật có tính quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây trồng, nói lên tầm quan trọng của việc chăm sóc cây trồng
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng, cô cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.
**Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HĐ1: Tìm hiểu tỉa – dặm cây 
GV: Chiếu một số hình ảnh về tỉa và dặm cây, yêu cầu học sinh quan sát.
? Tỉa và dặm cây trong trồng trọt được tiến hành như thế nào?
HS: Trả lời.
? Cây trên ruộng đảm bảo mật độ và khoảng cách thì có ý nghĩa như thế nào với đời sống của cây?
HS: - Cây sẽ lấy được đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tỉa, dặm cây nhằm đảm bảo đúng khoảng cách để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nhất, không bị cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng nhưng cũng không trồng cây quá thưa làm lãng phí đất và năng lượng ánh sáng mặt trời.
GV: Vậy sau khi gieo trồng được một thời gian thì công việc chăm sóc cây trồng tiếp theo là gì?
HĐ2: Tìm hiểu làm cỏ, vun xới 
GV: Chiếu một số hình ảnh về làm cỏ và vun xới, yêu cầu học sinh quan sát.
? Ngoài cách làm cỏ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay người dân còn dùng phương pháp nào khác?
HS: Còn dùng thuốc diệt cỏ dại.
? Theo em dùng thuốc diệt cỏ dại có ưu điểm và nhược điểm gì?
HS: - Thuốc diệt cỏ: có ưu điểm diệt cỏ nhanh, nhiều nhưng độc hại với người và làm ô nhiễm môi trường nước, không khí...
? Vậy em cần có biện pháp gì để hạn chế các tác hại trên?
HS: Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ, không vứt vỏ thuốc bừa bãi, khi phun thuốc phải có trang phục bảo hộ đúng qui định...
 Qua các ví dụ cho học sinh thấy được tác hại của việc trồng riêng một luống rau sạch để nhà ăn bên cạnh những luống rau không đảm bảo an toàn để đem bán, hoặc các ví dụ về sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản và chế biến nông sản.
Hình ảnh dùng thuốc kích thích rau sinh trưởng nhanh.
GV nhấn mạnh 1 số điểm cần chú ý khi làm cỏ và vun xới cho cây:
+ Làm cỏ vun xới phải kịp thời 
+ Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ
+ Cần kết hợp với các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh 
HĐ3: Tìm hiểu tưới, tiêu nước
GV cho HS thảo luận nhóm về các phương pháp tưới:
? Quan sát hình 30 SGK, em hãy cho biết tên các phương pháp tưới nước?
- HS thảo luận nhóm 5 phút
- Đại diện từng nhóm trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
* Phương pháp tưới.
- Mỗi loại cây trồng đều có phương pháp tưới thích hợp gồm:
+ Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh để thấm dần xuống luống.
+ Tưới ngập: cho nước ngập tràn ruộng.
+ Tưới phun: Phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi.
GV: Chiếu một số hình ảnh về tưới nước.
- Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển.
? Em hãy nêu một câu tục ngữ nói về vai trò của nước đối với cây trồng.
HS: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
? Nước có vai trò như thế nào đối với cây trồng.
? Em hãy nêu con đường vận chuyển nước và muối khoáng của cây?
HS: Trả lời, nhận xét và bổ sung.
GV: Phân tích khi tưới nước có các loại vòi phun nước khác nhau để tưới nước cho cây trồng. Có được các ứng dụng tưới nước bằng vòi phun như vậy là do áp dụng kiến thức môn vật lý lớp 8: Sử dụng áp suất bình thông nhau các em sẽ được học trong chương trình vật lý lớp 8.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Yêu cầu hs ghi đúng tên phương pháp tưới phổ biến trong sản xuất. 
HS: Trả lời
GV: Chiếu một số hình ảnh về tiêu nước.
HS: Quan sát.
? Bằng kiến thức thực tế em hãy cho biết người ta thường tiêu nước trong trường hợp nào?
GV: Chiếu một số hình ảnh về hệ thống mương, rạch ngoài các cánh đồng.
? Khi trời mưa to, nhiều nước người ta thường tiêu nước bằng cách nào?
HS: Trả lời
- GV nhấn mạnh mọi cây trồng đều rất cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cây, nhưng mức độ yêu cầu về nước khác nhau đối với từng loại cây và các thời kì sinh trưởng.
- GV cho HS tìm ví dụ minh họa về mức độ yêu cầu nước của các loại: cây ở cạn, cây trồng nước (lúa...)
- Tưới nước cho cây trồng cần đảm bảo đúng lúc, kịp thời và vừa đủ, tránh tưới quá ít hoặc quá nhiều hoặc tưới không đúng lúc (tưới vào lúc trời nắng to) đều gây lãng phí, gây ảnh hưởng đến cây.
- GV nhấn mạnh: cây rất cần nước, nhưng quá nhiều nước cũng gây hại (gây ngặp úng, cây có thể chết). 
- GV hỏi: Vậy chúng ta cần phải tiêu nước như thế nào để không gây hại cho cây?
- Phải tiêu nước kịp thời nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp
HĐ4: Bón phân thúc 
- GV hỏi (nhắc lại bài củ)
? Căn cứ vào thời kì bón, người ta chia ra mấy cách bón ? (2 cách: bón lót và bón thúc)
? Bón lót và bón thúc đối với loại phân có tính chất nào? (bón lót đối với loại phân có tính chất khó tiêu, bón thúc đối với loại phân có tính chất dễ tiêu) 
- 1,2 HS nhắc lại, HS khác nhận xét
- GV nhận xét
? Vậy bón thúc thường với những loại phân nào, kể ra? (phân hữu cơ hoai mục, phân hóa học)
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét à KL 
- GV yêu cầu HS: hãy dựa vào thông tin SGK/46, em hãy cho biết quy trình bón phân thúc? 
+ Bón phân
+ Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất
- 1,2 HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét à KL 
GV: Chiếu hình ảnh cách làm phân hữu cơ hoai mục. Nêu qui trình cách ủ phân hữu cơ thành phân hữu cơ hoại mục.
HS: Nghe và ghi nhớ.	
Tại sao khi bón phân thúc phải làm cỏ, vun xới và vùi phân vào đất ?
* Giáo dục bảo vệ môi trường:
- GV giáo dục HS tận dụng phân bón có hiệu quả nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường như: các loại phân hữu cơ có sẳn ở nhà đem ủ cho hoai mục rồi bón cho cây.
- GV giải thích cho HS biết vì sao đối với phân hữu cơ phải dùng phân hoai để bón thúc (vì phân hữu cơ là phân khó tiêu, nên phải hoai mục thì mới bón thúc được và khi bón cần vùi phân vào đất vừa đỡ mất chất dinh dưỡng vừa không làm ô nhiễm môi trường.
I. Tỉa - dặm cây
- Tỉa bỏ những cây yếu, bị sâu bệnh
- Dặm cây khỏe vào chổ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ, khoảng cách cây trên ruộng 
II. Làm cỏ, vun xới
* Mục đích:
+ Diệt cỏ dại 
+ Làm cho đất tơi xốp
+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
+ Chống đổ
III. Tưới - tiêu nước
1. Tưới nước
- Phải tưới nước đầy đủ và kịp thời để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
2. Phương pháp tưới
Thông thường có 4 cách tưới:
+ Tưới theo hàng, gốc cây 
+ Tưới thấm
+ Tưới ngập
+ Tưới phun mưa.
3. Tiêu nước 
- Phải tiêu nước kịp thời nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp
IV. Bón phân thúc 
- Bón thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học
- Quy trình:
+ Bón phân
+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất
4.Tổng kết : TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ
1.Biện pháp kĩ thuật giúp hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng cho cây trồng là gì?
2. Phương pháp tưới thường dùng cho rau màu có lá mỏng, dễ giập là gì?
3. Cách tiến hành loại bỏ những cây trồng yếu, bị sâu bệnh là gì?
4. Trồng thêm cây khỏe vào chỗ cây chết, chỗ bị trống là gì?
5. Những cây trồng thường bị tỉa bỏ vì bị.?
6. Phương pháp tưới vào rãnh giữa các luống là gì?
7. Vun xới giúp cây trồng phát triển tốt và.?
Hàng dọc: Đây là một trong những biện pháp quan trọng cần thiết cho cây trồng?
 L
 A
 M
 C
O
 T
 U
 O
 I
 P
H
U
N
M
U
A
T
I
A
C
A
Y
D
A
M
C
A
Y
S
A
U
B
E
N
H
T
U
O
I
T
H
A
M
C
H
O
N
G
D
O
Giáo án 2: Tiết 19-Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản
2. Kỹ năng : 
- Tự thu thập và xử lý thông tin.
- Quan sát kênh hình.
- Làm việc theo nhóm.
- Biết thu hoạch, bảo quản và chế biến một vài loại nông sản.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
- Có tinh thần yêu lao động và tìm hiểu khoa học.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự thu thập và xử lý thông tin.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tư duy logic.
- Năng lực làm việc theo nhóm.
- Năng lực lãnh đạo.
- Năng lực tự tin trình bày ý kiến trước tập thể. 
II. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi - Thảo luận nhóm nhỏ
- Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa 
phương.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
1) Cho biết mục đích của việc làm cỏ, vun xới ?
2) Nêu các phương pháp tưới nước cho cây trồng ?
3. Bài mới
GV giới thiệu bài mới: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Chúng ta làm không tốt khâu kĩ thuật này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị của hàng hóa. Từ ý nghĩa quan trọng trên, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học này để tìm ra các cách thu hoạch, bảo quản và chế biến có hiệu quả nhất.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản
GV: ? Quan sát hình ảnh, nêu yêu cầu thu hoạch?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Giải thích ý nghĩa các yêu cầu trên?
HS: Trả lời 
? Tại sao cần phải thu hoạch các loại đậu, đỗ trước khi chín? 
HS: Vì đậu, đỗ thuộc loại quả khô, nẻ nên khi chín vỏ tự tách ra làm bắn hạt ra ngoài nên cần phải thu hoạch trước khi quả chín.
? Tại sao cần phải thu hoạch các loại củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
HS: Vì khi cây ra hoa, tạo quả sẽ chuyển 
chất dinh dưỡng từ củ lên nuôi hoa và quả dẫn đến củ hết chất dinh dưỡng.
? Ở địa phương em, còn có phương pháp thu hoạch nào nữa?
HS: Hiện nay còn dùng máy để thu hoạch nông sản.
- Người ta còn thu hoạch bằng phương pháp nào?
 GV cho HS thảo luận nhóm về các phương pháp thu hoạch:
? Quan sát hình 30 SGK, em hãy cho biết tên các phương pháp thu hoạch?
- HS thảo luận nhóm 5 phút
- Đại diện từng nhóm trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
a. Hái (Đỗ, đậu, cam, quýt)
b. Nhổ (Su hào, sắn)
c. Đào (Khoai lang, khoai tây)
d. Cắt (Hoa, lúa, bắp cải).
 GV : Mục đích của việc bảo quản nông sản là gì ?
HS : Trả lời 
GV : Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HĐ2. Tìm hiểu cách bảo quản nông sản
GV : Mục đích của việc bảo quản nông sản là gì ?
HS : Trả lời 
GV : Nhận xét, bổ sung và kết luận
GV : Bảo quản nông sản tốt cần đảm bảo những điều kiện nào ?
? Dựa vào kiến t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_d.doc