SKKN Phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung Lớp 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - thị xã Buôn Hồ - tỉnh DakLak

SKKN Phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung Lớp 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - thị xã Buôn Hồ - tỉnh DakLak

Biện pháp 3: Giải thích kỹ thuật

- Trong giải thích kỹ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kỹ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.

- Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện, học tập.

- Trước giờ dạy giáo viên kiểm tra sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học sinh.

- Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên phải phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát, sửa chữa, uốn nắn, gíup đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh, đặc biệt cần chú trọng đến khu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.

- Giáo viên hướng dẫn một động tác nào đó cần nói rõ tên động tác.

- Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác, đặc biệt là biên độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác.

- Giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp cho lớp xem, vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh, tinh thần học tập cũng như tác dụng của bài tập.

 

doc 24 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1416Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung Lớp 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - thị xã Buôn Hồ - tỉnh DakLak", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục lớp 5, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải chương trình. 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh thông qua bài tập thể dục.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp giảng dạy và làm mẫu: Giáo viên làm mẫu kỹ thuật động tác, phân tích ngắn gọn dễ hiểu.
- Phương pháp tập luyện: Là các phương tiện để đạt mục đích hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động.
- Phương pháp sử dụng lời nói: Giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại.
- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mô hình
- Phương pháp trò chơi: Cần theo số lần chẵn lẻ để phân thắng bại.
- Phương pháp rèn luyện sức nhanh: Chủ yếu là phương pháp lặp lại.
- Phương pháp thi đấu: Cần tổ chức tập luyện có hoàn cảnh giống như khi thi đấu thật.
- Phương pháp ổn định: Tập luyện một động tác liên tục từ đầu đến cuối một lần theo cường độ tương đối ổn định.
II. Phần nội dung.
1. Cơ sở lý luận:	
Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục, là cấp học tạo ra những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho các em lên các bậc học trên. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt phải có lòng nhiệt huyết với nghề để có những biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đề ra cho giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng. 
Chương trình thể dục lớp 5 được thực hiện theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể là: Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết.
Ở lứa tuổi học sinh lớp 5, các em bắt đầu hoàn thiện hơn so với ở lứa tuổi học sinh lớp 1, 2, 3, 4, tốc độ phát triển cũng tăng lên rõ rệt các em đã biết hành động theo sự hướng dẫn của giáo viên ở mức độ cao hơn. Do đó giáo viên phải gương mẫu, thường xuyên chú ý giáo dục tư tưởng cho học sinh để có thể giáo dục cho các em một cách chủ động, có kế hoạch và có kết quả cao hơn.
Trong giảng dạy: Khi luyện tập hoặc cho các em vui chơi trò chơi thì có ảnh hưởng đến các lớp đang học. Vì vậy, giáo viên dạy cũng không được tốt lắm, học sinh cảm thấy chưa say mê tích cực trong tập luyện. Học sinh không chỉ học những bài thể dục tay không, trò chơi vận động mà các em còn rèn luyện thêm các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo Thông qua các nội dung học như: Bật nhảy, chạy, đá cầu
Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khỏe thật tốt, giáo viên còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong từng tiết học như: Tính dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn Cho nên phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng không thể thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Thể dục được đào tạo chuẩn hóa hơn về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được tốt hơn về yêu cầu giảng dạy môn học. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Đa số các em thích học môn năng khiếu. Các bậc phụ huynh học sinh cũng thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình. Những năm qua do điều kiện sân bãi còn gặp nhiều khó khăn nhất là mặt sân hẹp có nhiều chướng vật, dụng cụ thể dục, dụng cụ tập luyện còn thiếu. Học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các em chưa cao, khi các em tham gia vào trò chơi không được chủ động, không nhiệt tình, không khí cuộc chơi chưa được hào hứng và sôi nổi, không lôi cuốn các em vào cuộc chơi một cách chủ động. Trang phục của các em học sinh không đồng đều nên gặp khó khăn dẫn đến việc tập luyện của các em không được tự tin, thoải mái, tập không hết biên độ động tác.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
Dựa vào thực trạng dạy học, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng giáo dục môn thể dục.
Ghi lại những biện pháp mình đã làm tốt nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Được chia sẻ với những đồng nghiệp về các biện pháp mình đã áp dụng thành công trong giảng dạy.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Môn thể dục ở trường tiểu học nói chung, bài thể dục phát triển chung nói riêng rất quan trọng trong việc giảng dạy và giáo dục các em. Để đạt được kết quả cao trong tập luyện đòi hỏi giáo viên cần hình thành trong học sinh những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, lao động vừa sức, có như vậy thì chất lượng môn thể dục mới thu được kết quả tốt.
Để đạt được những vấn đề trên cũng còn gặp nhiều khó khăn vì lứa tuổi học sinh tiểu học các em còn nhỏ. Giáo viên luôn luôn kiểm tra nhắc nhở để các em thực hiện đầy đủ, cần giải thích rõ mục đích của từng nội dung học mới và phương pháp thực hiện. Dạy cách phát hiện lỗi sai và có biện pháp sửa chữa, đánh giá kết quả thực hiện của học sinh sau mỗi lần thực hiện, tạo điều kiện cho các em tập luyện ở trường cũng như ở gia đình nhằm đạt được kết quả cao hơn. 
Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập được bồi dưỡng về phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
Ngoài ra, trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt huyết, phải luôn luôn chuẩn bị tốt trước khi lên lớp như: Tranh ảnh, đồ dùng dạy học, dụng cụ tự làm, sân bãi phải chuẩn bị một cách thật chu đáo. Có như thế thì giờ học mới đạt được hiệu quả cao, từng bước nâng dần sức khỏe, phát triển tốt các tố chất thể lực cho học sinh. Để giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 đạt hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tham khảo tài liệu 
Tôi luôn ý thức được rằng việc dạy thể dục rất quan trọng vì nó làm cho các em có một cơ thể khoẻ mạnh. Chính vì thế tôi thường nghiên cứu các tài liệu phục vụ tốt cho môn thể dục cấp tiểu học.
- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo.
- Ngoài ra tôi còn tham quan, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc giảng dạy thể dục cho học sinh lớp 5.
- Tôi chú trọng rèn luyện cho các em trong các giờ thể dục chính khoá cũng như thể dục giữa giờ.
- Thường xuyên động viên tuyên dương những học sinh có tiến bộ về bài tập, có ý thức tập luyện tốt.
- Tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải chương trình môn Thể dục ở tiểu học.
- Nghiên cứu và áp dụng thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016 của BGDĐT.
- Nghiên cứu giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao (sách giáo khoa dùng cho sinh viên các trường đại học thể dục thể thao).
Biện pháp 2: Làm mẫu
Khi làm mẫu, giáo phải thể hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu 2- 3 lần. Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần ba như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác.
Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh.
 Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “Tay phải dang ngang, chân phải kiễng trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
Biện pháp 3: Giải thích kỹ thuật
- Trong giải thích kỹ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kỹ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.
- Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện, học tập.
- Trước giờ dạy giáo viên kiểm tra sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học sinh.
- Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên phải phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát, sửa chữa, uốn nắn, gíup đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh, đặc biệt cần chú trọng đến khu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
- Giáo viên hướng dẫn một động tác nào đó cần nói rõ tên động tác.
- Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác, đặc biệt là biên độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác.
- Giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp cho lớp xem, vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh, tinh thần học tập cũng như tác dụng của bài tập.
- Giáo viên gọi 2 em lên tập thử cho lớp quan sát, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên điều khiển lớp tập, hô nhịp chậm đều và đi quan sát sửa sai cho các em.
- Giáo viên cho cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần 8 nhịp, giáo viên đi giúp đỡ học sinh sửa sai.
- Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui định thời gian cụ thể cho các em tập, giáo viên nhắc nhở học sinh sửa sai.
- Tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen và hình thức phạt.
 VD: Khi hướng dẫn động tác "Vươn thở" giáo viên cho lớp quan sát tranh, phân tích kỷ thuật động tác, nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em, rèn luyện thường xuyên, phát triển tốt sức khỏe, tập kết hợp hít sâu thở ra và chú ý tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ “hô nhịp chậm kéo dài kết hợp hít sâu thở ra” nếu không hướng dẫn kỹ thì các em tập không hít sâu thở ra, không đúng nhịp và biên độ động tác không đạt hiệu quả cao cho các em.
 - Nên cho 2 em học sinh tập thử 2 lần 8 nhịp, lớp nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên hô nhịp chậm kéo dài cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
 - Cán sự lớp hô nhịp lớp tập, giáo viên giúp đỡ sửa sai cho các em.
 - Giáo viên chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
 - Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương. 
 - Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương. 
 Một số lỗi học sinh thường sai: Tập trước nhịp, đưa tay dang ngang lên cao chưa thẳng, chưa ngẩng đầu và hít vào. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh xác định rõ hướng đưa tay lên cao, nhớ rõ ngẩng đầu và hít sâu thật kỹ.
Khi hô nhịp, phân tích động tác hướng dẫn bài tập các em chưa hiểu ( hiểu chậm), giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách: Làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương. Tổ chức thi đua tổ với nhau nhằm phát huy tính tích cực của các em.	 
 VD: Hướng dẫn học sinh học "Động tác toàn thân" giáo viên nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập. Động tác này có tác động đến toàn thân, sự phối hợp nhịp nhàng, hướng dẫn thật kỹ như nhịp 1 bước chân trái sang ngang một bước rộng hơn vai, đồng thời gập thân sâu, bàn tay phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang trái. Nhịp 2 nâng thân thành đứng thẳng, hai tay chống hông ( ngón cái ở phía sau) căng ngực, mắt nhìn phía trước. Nhịp 3 gập thân căng ngực, ngẩng đầu. Nhịp 4 về tư thế cơ bản, nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. Trong khi tập luyện học sinh thường tập không hết biến độ động tác như ở nhịp 1 tay phải các em chưa chạm được mũi chân trái, chân không thẳng, tay trái giơ chưa thẳng lên cao. Từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của động tác (giáo viên phải thường xuyên giúp đỡ các em sửa sai, giải thích thêm) để các em tập không còn mắc phải khuyết điểm.
- Giáo viên cho học sinh tập thử, nêu rõ tác dụng động tác, biên độ động tác và giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh tiến hành tập chính thức, giáo viên đi quan sát giúp đỡ sửa sai.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác, giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biên độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em.
VD: Khi hướng dẫn học sinh học “Động tác nhảy” giáo viên cho lớp quan sát tranh, phân tích kỷ thuật động tác, giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp. Gọi học sinh tập thử, lớp quan sát, nhận xét tuyên dương, giáo viên điều khiển lớp tập, giúp đỡ sửa sai cho các em. Chia học sinh trong lớp thành các nhóm tập theo khu vực có qui định thời gian, vệ sinh sân bãi sạch sẽ để khi học sinh tập luyện không bị vấp phải gây chấn thương cho học sinh. Giáo viên nên tổ chức thi đua tổ với nhau, nhận xét tuyên dương.
 + Giáo dục học sinh tinh thần học tập, sức nhanh và kỹ năng bật nhảy cho học sinh, cần có tinh thần đoàn kết.
 + Cho học sinh đại diện nhóm thi đua tổ với nhau, giáo viên cùng lớp nhận xét tuyên dương.
Học sinh thường tập trước lệnh hoặc trước khi hô nhịp, nâng cánh tay chưa bằng vai ngón tay chưa khép lại. Học sinh đưa tay dang ngang lên cao hai tay vỗ vào nhau chưa ngẩng đầu. 
- Trong giảng dạy phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu dương khen thưởng, cần nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.
- Phối hợp tốt giữa luyện tập chính khoá và luyện tập ngoại khoá: Giờ ra chơi, sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục giữa giờ, tổ chức phong trào thể dục thể thao cho các em học sinh chào mừng các ngày lễ lớn, từ đó tuyển chọn những em có năng khiếu thể thao vào đội tuyển của trường.
- Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, để các em thi đua với nhau, nhận xét lẫn nhau, kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực, tính tự giác trong học tập.
* Tóm lại: Để các em học tốt bài thể dục phát triển chung giáo viên cần:
+ Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp.
+ Sân bãi phải sạch và không có chướng vật.
+ Dụng cụ tập luyện đầy đủ (như tranh, động tác mẫu ....)
+ Giáo viên nêu tác dụng động tác (giáo dục học sinh).
+ Hướng dẫn động tác rõ ràng chính xác.
+ Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác.
+ Học sinh lên tập thử, lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
+ Giáo viên điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
+ Chia nhóm tập theo từng khu vực, giáo viên cần qui định thời gian cụ thể.
+ Tổ chức thi đua tổ (nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương.
+ Đại diện tổ (nhóm) thi đua với nhau giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
- Để các em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt bài thể dục phát triển chung thì các em cần:
+Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho.
+ Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi chơi trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.
+ Tập luyện ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác.
+ Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và chính của các em.
+ Tham gia đầy đủ các buổi vui chơi do nhà trường tổ chức.
+ Cần phải có trang phục thể dục để tập luyện thoải mái và tự tin hơn.
Biện pháp 4: Thực hiện khẩu lệnh
- Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo.
- Ví dụ: Khi hô động tác “ Vươn thở’ giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành: “Động tác vươn thởchuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập.
- Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra. Trong giảng dạy Thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều, gây căng thẳng trong tiết học.
 - Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập, được bồi dưỡng về phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
- Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập được bồi dưỡng về phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
Biện pháp 5: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
*Đối với nhà trường:
- Vào đầu năm học nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh, tổ chức cho y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho học sinh để các em có một sức khoẻ tốt trong học tập.
- Nhà trường liên hệ thường xuyên gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt một số em bị bệnh tim.
+ Trong lớp có em bị bệnh tim hoặc khuyết tật nhẹ thì giáo viên không yêu cầu các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn lượng vận động của các em bình thường. bài tập không yêu cầu các em tập hết biên độ động tác, tập không hết sức mình như các em khác trong lớp.
+ Ví dụ như "Động tác nhảy "không yêu cầu tập như các em bình thường mà còn tuyên dương thêm khi thấy em đó đã hoàn thành được bài tập.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện sớm một bệnh như bệnh tay chân miệng .... Từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
- Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước, những thay đổi tổ học tập, những vấn đề chung của lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch, mức độ hình thức, phương pháp lên lớp.
- Trước giờ dạy giáo viên kiểm soát sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học sinh.
- Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên phải phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn nắn, giúp đỡ những em tập chưa hoàn chỉnh, đặc biệt cần chú trọng đến khâu bảo hiểm để phòng ngừa chấn thương cho các em.
- Giáo viên hướng dẫn một động tác nào đó cần nói rõ tên động tác.
- Hướng dẫn học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác, đặc biệt là biên độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác.
- Giáo viên làm mẫu 2 lần 8 nhịp cho lớp xem vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh, tinh thần học tập cũng như tác dụng của bài tập.
- Giáo viên gọi 2 em lên tập thử, cho lớp quan sát, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên điều khiển lớp tập, hô nhịp chậm đều và đi quan sát sửa sai cho các em.
- Giáo viên cho cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần 8 nhịp, giáo viên đi giúp đỡ học sinh sửa sai.
- Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui định thời gian cụ thể cho các em tập, giáo viên nhắc nhở học sinh sửa sai.
- Tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen và hình thức phạt.
* Đối với học sinh:
- Để các em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt bài thể dục phát tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giang_day_bai_the_duc_phat_trien_chung_lop.doc