SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8, 9 cấp THCS

SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8, 9 cấp THCS

Học sinh ghi nhớ kiến thức.

GV: Tại sao nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”? Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa gì nữa? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận bằng câu hỏi. Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất?

HS: - Lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt.

 - Khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Đất rất quan trọng trong đời sống con người. Nó là môi trường sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy chúng ta phải biết quý đất, sử dụng hợp lí tài nguyên đất.

GV: Qua môn giáo dục công dân các em đã được học vậy các em là học sinh thì phải có ý thức bảo vệ các tài nguyên, môi trường nói chung và tài nguyên đất nói riêng như thế nào?

HS: Sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường dể nâng cáo chất lượng môi trường,.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8, 9 cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để vận dụng các môn học vào tiết dạy đạt hiệu quả cũng cần có sự phối hợp của học sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị một số dụng cụ, mẫu vật liên quan ...
Đối với các bài có liên quan đến nhiều môn học thì giáo viên phải xác định nội dung liên môn cho phù hợp, cách liên môn như thế nào? Sinh học là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên, giới sinh vật (động vật, thực vật,...) và con người. Giáo viên phải biết chọn lọc môn học, kiến thức của các môn học khác để thực hiện liên môn nhằm giúp cho các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn học Sinh học và các môn học liên quan. Có nhiều nội dung giáo viên phải tìm hiểu thông tin hay nhờ sự hỗ trợ của các GVBM khác.
* Về kinh nghiệm sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học
	Về sử dụng kiến thức của các môn như Ngữ văn, Toán, Hóa học, Địa lí, Vật lý,... tôi thường sử dụng để:
 - Dẫn vào phần mục học mới hoặc bài mới 
 - Hình thành kiến thức mới.
	- Củng cố kiến thức của phần mục hoặc bài học.
	b.1. Vận dụng kiến thức của các môn học khác để dẫn vào bài mới hoặc phần học mới.
Giáo viên đưa ra câu thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ hoặc kiến thức của môn học khác có vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung bài học hoặc phần học nhằm mục đích gây kích thích học sinh muốn tìm hiểu kiến thức mới để hiểu rõ câu thơ hay sự kiện,... của các môn đó. 
	Chú ý kiến thức của các môn khác cần để liên kết vào bài phải dễ hiểu, cụ thể và nội dung trả lời có liên quan, có sự logic tới bài học mới hoặc phần học mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 (Sinh học 9) “Men đen và di truyền học’’ để dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu mục I- Di truyền học, giáo viên có thể đưa hai câu thơ “Giỏ nhà ai quai nhà ấy’’ Hoặc “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh’’. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? Học sinh có thể trả lời được: Con cái nhà ai thì mang đặc điểm của nhà đó hay đã là cha con thì kiểu gì cũng có những điểm giống nhau. Điều này thể hiện đặc điểm di truyền. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào tìm hiểu mục I trong bài. 
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 (Sinh học 9) “Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại’’. Giáo viên có thể dùng kiến thức của môn toán học để dẫn dắt vào bài: Quy tắc xác suất: 
- Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hay còn gọi là hai sự kiện xung khắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ xuất hiện của sự kiện kia.
P(A) = P(B) = ½ hay 1A: 1B
- Khi hai sự kiện độc lập nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia, nói cách khác là tổ hợp của hai sự kiện độc lập có xác suất bằng tích các xác suất của từng sự kiện đó. P(A và B) = P(A). P (B).
- Giáo viện liện hệ với nội dung kiến thức cần đạt được trong bài đó là thực hành gieo một đồng kim loại để liên hệ với tỉ lệ của các giao tử sinh ra từ con lai F1 có kiểu gen Aa là 1A: 1a.
- Đồng thời gieo hai đồng kim loại để liên hệ với các tổ hợp kiểu gen ở F2 (1AA: 2Aa: 1aa) trong lai một cặp tính trạng, giải thích sự tương đồng đó.
Như vậy đối với bài học này theo kinh nghiệm của bản thân tôi khi tôi vận dụng kiến thức về môn Toán học vào bài dạy tôi thấy học sinh thấy rất dễ hiểu và nhanh chóng tiếp thực hiện được các mục tiêu của bài đồng thời làm cho tiết học trở lên sinh động và thể hiện được sự liên quan giữa các môn học với nhau.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Bệnh và tật di truyền ở người’’ (Sinh học 9). Để dẫn dắt vào bài mỗi giáo viên có nhiều cách khác nhau nhưng bản thân tôi đã sử dụng môn Âm nhạc qua bài hát: Nước mắt da cam của tác giả Vũ Hoàng.
Chiến tranh đã chìm trong kí ức.
Trời vẫn xanh, trái đất vẫn quay.
Nhưng xót xa đớn đau thao thức.
Chất độc da cam nhức nhối còn đây.
Sớt chia tấm lòng đòi không nín.
Cùng xiết tay thắp sáng lương tri.
Trước nỗi đau nhân loại tranh đấu.
Chất độc da cam năm tháng còn ghi.
Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn.
Đôi môi xinh nhưng em không thể cười nói.
Em có đôi tay nhưng em không thể nâng niu.
Em có đôi chân nhưng em không thể bước.
Em có đôi tay nhưng đôi tay không thể ôm ấm.
Em có trái tim nhưng tim em còn đang thoi thóp.
Em có cuộc đời nhưng ai đã cướp.
Nước mắt em rơi hay nước mắt màu da cam.
 Khi cho học sinh nghe xong bài hát tôi yêu cầu học trả lời câu hỏi: Em có những cảm nhận gì qua bài hát trên? Học có thể trả lời được bằng những cảm nhận riêng của mình. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên có thể dựa vào một vài câu hát trong bài hát như: “Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn. Đôi môi xinh nhưng em không hề cười nói, em có đôi tai nhưng em không thể lắng nghe, em có đôi chân nhưng em không thể bước. Em có đôi tay nhưng đôi tay không thể ôm ấp, em có trái tim nhưng tim em còn đang thoi thóp,...’’ sau đó giáo viên kết nối vào bài học.
Giáo viên vận dụng kiến thức các môn học để dẫn dắt vào bài mới nhằm đạt được mục tiêu là: Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
b.2. Vận dụng kiến thức liên môn để hình thành kiến thức mới 
Giáo viên đưa ra các kiến thức của các môn học khác có vấn đề cụ thể và có liên quan đến nội dung phần học để khi chốt lại kiến thức thì nổi lên được trọng tâm bài.
	Chú ý kiến thức của các môn học phải dễ hiểu, cụ thể, quen thuộc và nội dung trả lời dễ hiểu để làm rõ được trọng tâm bài hay của phần mục đó.
`Ví dụ 4: Khi dạy bài 58 (Sinh học 9) bài “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên’’ ở trong mục II. Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về các thông tin trong sách giáo khoa và để học sinh rút ra được kết luận thì giáo viên có thể đưa ra câu tục ngữ trong môn Ngữ văn và tiến hành như sau:
GV: - Tạo sao người ta lại nói “Tấc đất tấc vàng’’ ?
Học sinh có thể trả lời được: Một tấc đât là một tấc vàng nhưng với ông cha ta đó là những công lao mà họ đã gìn giữ trong bao nhiều năm nay.
Giáo viên có thể bổ sung thêm: “Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”.
Học sinh ghi nhớ kiến thức.
GV: Tại sao nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”? Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa gì nữa? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận bằng câu hỏi. Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
HS: - Lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt.
 	 - Khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Đất rất quan trọng trong đời sống con người. Nó là môi trường sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy chúng ta phải biết quý đất, sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
GV: Qua môn giáo dục công dân các em đã được học vậy các em là học sinh thì phải có ý thức bảo vệ các tài nguyên, môi trường nói chung và tài nguyên đất nói riêng như thế nào?
HS: Sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường dể nâng cáo chất lượng môi trường,...
Ví dụ 5: Khi dạy bài 10 (Sinh học 8) “ Hoạt động của cơ’’ ở mục I – Công cơ: Theo kinh nghiệm của bản thân để giúp học sinh hiểu và rút ra kết luận: Công của cơ chịu ảnh hưởng của các yế tố nào? Thì giáo viên có thể liên hệ kiến thức với một số môn như sau: 
- Giáo viên sử dụng kiến thức môn Lịch sử ở một ví dụ cụ thể: Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển với lòng căm thù giặc sâu sắc người nữ dân quân này với thân hình mảnh mai nhưng đã vác hòm đạn với trọng lượng gấp đôi cơ thể tiếp sức cho các xạ thủ để bắn rơi máy bay Mĩ.
- Sử dụng kiến thức của môn Thể dục ở ví dụ cụ thể: Khi ta chạy nhanh và chạy bền thì trường hợp nào sẽ nhanh mệt hơn? Học sinh có thể trả lời được đó là chạy nhanh.
Sử dụng kiến thức của môn Vật lý và môn Toán: Khi ta vác 1 bao gạo nặng 30 Kg, đi được quãng đường là 50m và vác một bao nặng 60 Kg, đi được quãng đường là 5m thì công sinh trong trường hợp nào sẽ lớn? (Học sinh có thể đổi khối lượng 1kg = 10 Niutơn => 30kg = 300 Niutơn. Sau đó học sinh vận dụng công thức A = F.s = 300 . 50 = 15000 Nm = 1500J. Tương tự trong trường hợ 60 kg thì công sinh ra sẽ là: 
 A = 600 . 5 = 3000Nm = 300J). Học sinh có thể trả lời được là với khối lượng là 30 Kg thì công sinh ra sẽ lớn. 
Từ các ví dụ trên thì công sinh ra phụ thuộc vào các yếu tố nào? Học sinh có thể rút ra được: Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật phải vận chuyển.
Ví dụ 6: Khi dạy bài 8 (Sinh học 8) “Cấu tạo và tính chất của xương’’ ở mục III – Thành phần hóa học và tính chất của xương: 
Bước 1: Giáo viên cho học sinh hành thí nghiệm như lệnh trong sách giáo khoa: 
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10% (hình 8 - 6). Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm? 
- Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Có nhận xét gì? (hình 8 -7). 
- Từ các thí nghiệm trên có thể giải thích và rút ra kết luận gì vể thành phần và tính chất của xương? Học sinh có thể vận dụng kiến thức môn Hóa học để trả lời và giải thích cho các thí nghiệm trên.
- Thí nghiệm 1: Thả 1 xương đùi ếch vào cốc đựng HCl 10%. Quan sát xem thấy hiện tượng đặc biệt xảy ra đó là có bọt khí nổi lên và đó là khí cacbônic, điều đó chứng tỏ trong thành phần của xương có muối cacbônat, khi tác dụng với axít sẽ giải phóng khí cacbônic.
Muối cacbonat + dung dịch axit clohidric →Muối clorua + khí cacbonic+ nước
VD:             Na2CO3 + 2HCl    →  2NaCl  +  CO2  +  H2O
Sau đó có thể dùng kẹp gắp xương đã ngâm axít lúc đầu giờ, rửa trong cốc nước lã để kiểm tra độ mềm dẻo của xương. 
Thí nghiệm 2: - Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy tro, đó chính là thành phần chất khoáng. 
Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận về thành phần và tính chất của xương: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi.
Ví dụ 7: Khi dạy bài 41 (Sinh học 9) ở mục II – Các nhân tố sinh thái của môi trường. Theo như sách giáo khoa để thực hiện được lệnh thứ hai ở mục này là trả lời các câu hỏi như: 
- Trong một ngày (từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
- Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
- Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: các nhân tố sinh thái thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố nào? Học sinh có thể rút ra kết luận: Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
Theo kinh nghiệm của bản thân việc sử dụng các câu hỏi trên để hướng học sinh rút ra kết luận thì nội dung trong này chưa thật sinh động và để thu hút hay kích thích học sinh tìm tòi. Qua đó thay vì chỉ sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa thì tôi sẽ kết hợp với một số kiến thức ở bộ Ngữ văn qua câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Đồng thời vận dụng kiến thức môn Địa lí qua sơ đồ sau:
Yêu cầu học sinh em hãy giải thích cho câu ca dao trên. Học sinh có thể giải thích được: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè.
 Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài nên.
Khi ta phối hợp kiến thức đặc trưng của bộ môn với kiến thức của môn Ngữ văn và địa lí trong phần này thì tôi thấy học sinh rất hứng thú và kích thích được sự đam mê tìm tòi đồng thời học sinh cũng dễ dàng để rút ra kết luận và khắc sâu được kiến thức đồng thời góp phần cho tiết học đỡ khô khan hơn.
Ví dụ 8. Khi dạy bài 58 (Sinh học 9) “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên” ở mục II – Sử dụng hợp lí tài nguyên nước. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của nước ngoài thông tin có trong sách giáo khoa ở mục này giáo viên có thể sử dụng kiến thức của môn Hóa học 8 qua câu hỏi: Nước do những nguyên tố hóa học nào tạo nên? Công thức hóa học của nước được viết như thế nào? Học sinh dễ dàng nêu được: Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là H và O chúng đã hòa hợp với nhau. Công thức hóa học: H20.
Sử dụng kiến thức môn Địa lí qua câu hỏi: 
1. Nước có ở những đâu trên trái đất? 
2. Chu trình nước trên trái đất được diễn ra như thế nào? 
3. Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây và mưa? 
4. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
Học sinh có thể trả lời:
1. Lượng nước trên trái đất là rất lớn, với ¾ diện tích trên trái đất là đại dương biển, hồ, sông, ngòi có nhiều mỏ nước trong lòng đất. Nhưng sự phân bố nước trên trái đất không đồng đều và có nhiều vùng đất hiếm nước, đất đai biến thành sa mạc. Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên trái đất. 
2. Nhờ năng lượng Mặt trời, nước ở bề mặt đất, đại dương bốc hơi. Khi lên cao, nhiệt độ tầng đối lưu giảm, nước tạo thành mây và ngưng tụ thành mưa, thành tuyết rơi xuống bề mặt trái đất, rồi lại theo các dòng chảy về đại dương. Do vậy, nước tuần hoàn trên toàn Trái Đất.
3. Hiện tượng không khí bốc hơi bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống. Gặp điều kiện thuận lợi (gặp lạnh) thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt nhỏ vẫn tiếp tục bay lên cao, chúng tiếp tục va vào nhau nên sẽ ngưng tụ thành hạt nước to, các hạt nước trĩu nặng rơi xuống mặt đất tạo thành mưa. 
4. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình từ 1000mm đến trên 2000mm.
Khi học sinh trả lời được các câu hỏi liên quan đến môn Địa lí ở trên kết hợp môn Giáo dục công dân với lệnh và các câu hỏi trong sách giáo khoa của mục này, sau đó giáo viên có thể yêu cầu học trả lời các hỏi: Nước có vai trò gì đối với mọi sinh vật trên trái đất? Nguồn tài nguyên nước ở nước ta hiện nay như thế nào? Có những biện pháp nào để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này? Bản thân các em là học sinh thì chúng ta phải có ý sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước này như thế nào? Học sinh trả lời được các hỏi trên thì đó cũng là kiến thức cần dược ghi nhớ ở mục này.
Ví dụ 9: Khi dạy bài 29 “Bệnh và tật di truyền ở người” môn Sinh học 9, ở mục III – Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền. Giáo viên có thể sử dụng kiến thức các mon học như: Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Toán học, Giáo dục công dân, Mỹ thuật,để hình thành kiến thức và củng cố bài học. Cụ thể tôi đã thực hiện như sau: 
Gv tích hợp môn Địa lí và môn Lịch sử qua tranh ảnh. Nhìn trên bản đồ Địa lí và dựa vào kiến thức môn Lịch sử em hãy cho biết. 
+ Mục đích và thời gian Mĩ thả bom nguyên tử xuống Việt nam? Cho HS quan sát sơ đồ.
GV có thể tiếp tục cho học sinh quan sát cấu tạo 
GV: Dựa vào kiến thức môn Hóa học và kết hợp quan sát cấu tạo phân tử em có thể cho biết chất dioxin là gì? Và nêu một vài đặc điểm cấu tạo của chúng?
HS có thể nêu được: Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau,
GV: Qua môn Lịch sử và môn Toán học hay qua tìm hiểu ở các môn học khác em có thể cho biết một vài số liệu chất độc dioxin Mĩ đã dùng trong chiến tranh với Việt Nam?
HS: Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Quân đội Mỹ đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370 kg. Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
GV: Cho học sinh quan sát một vài hình ảnh về tác hại của chất độc da cam, chiến tranh, chia sẻ nỗi đau với những nạn nhân trong chiến tranh, tranh hòa bình,
GV: Qua các hình ảnh và video mà các em được xem trong bài học hôm nay. Bản thân em có trách nhiệm gì để góp phần hạn chế các bệnh và tật di truyền đồng thời tỏ lòng biết ơn với cha ông, các anh hùng đã chiến đấu hy sinh để bào vệ tổ quốc? 
HS có thể dựa vào các kiến thức của môn Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Ngữ văn để trả lời, từ đó học sinh có thể tự rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức đồng thời có thể củng cố được nội dung bài học.
Trong các ví dụ tôi đưa ra ở trên trong các bài hay ở trong các phần mục đều nhằm các mục đích sau: 
- Mục tiêu kiến thức:
+ Giúp học sinh củng cố được kiến thức của các môn học liên quan.
+ Giúp học sinh khắc sâu và hiểu rõ các kiến thức cần được hình thành và ghi nhớ trong bài học.
- Mục tiêu về kĩ năng:
+ Rèn cho các em kĩ năng sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể
+ Rèn kĩ năng phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Mục tiêu về thái độ. 
+ Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức cần ghi nhớ.
    	+ Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học liên môn.
b.3. Vận dụng hiến thức liên môn để củng cố kiến thức của phần học hoặc bài học.
Ở dạng này thường giáo viên đưa ra câu hỏi hay bài tập mà cần vận dụng những kiến thức đã học trong một số bài để trả lời.
Có thể sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc có thể đưa ra một số dạng câu hỏi khác, hoặc đưa ra một số câu hỏi khó thì học sinh khó có thể trả lời nhanh như vây ta có thể sử dụng kiến thức của các môn học khác mà các em đã được học để trả lời. 
Ví dụ 10: Khi dạy bài 30 (Sinh học 9) “Di truyền học với con người”
- Ở mục I – Di truyền y học tư vấn: Để củng có thêm kiến thức ở mục này giáo viên có thể đưa vào bài thêm câu tục ngữ: “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống” và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Vấn đề sinh học nào được nêu ở đây? Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể giải thích được: Câu nói của ông cha ta là có cơ sở khoa học, với ngụ ý rằng trước khi kết hôn chúng ta phải tìm hiểu kĩ đặc điểm sinh học của gia đình, có mắc các bệnh di truyền hay các vấn đề khác liên quan...Có khi những biểu hiện sinh học đó không thấy ở người mình muốn lấy nhưng có thể thấy ở thế hệ con cháu.
- Ở mục II – Di truyền học với hôn nhân và kế hoạc hóa gia đình. Để củng cố hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức của mục này giáo viên có thể đưa câu ca dao sau vào baì để làm sinh động thêm cho tiết dạy: 
	Giáo viên đưa ra câu ca dao (liên môn Ngữ văn)
“Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến nay mười tám em đà năm con”
Hãy chỉ ra những vấn đề không phù hợp trong việc lấy chồng và sinh con của người phụ nữ trong câu ca dao trên?
HS thảo luận và có thể trả lời được: Lấy chồng sớm, sinh con sớm, số con nhiều, khoảng cách sinh con quá dày.
GV: Việc lấy chồng sớm có hại, có lợi như thế nào? Ngày nay có n

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Sen (.doc