SKKN Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

SKKN Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Khi xem các em biểu diễn tôi đã thấy được tính sáng tạo mang đậm chất nhân văn trong từng tác phẩm. Như văn bản “Trong lòng mẹ” trong truyện nhân vật người cô là người luôn gieo vào đầu bé Hồng những điều không tốt về mẹ của Hồng. Nhưng khi các em dựng lại văn bản lại có một kết thúc có hậu đó là người cô khi thấy thái độ của Hồng với mẹ người cô đã ân hận vô cùng, xin lỗi bé Hồng và mẹ bé Hồng, và hứa sẽ luôn yêu thương Hồng như con của mình.

 Hay khi dựng lại văn bản “Cô Bé Bán Diêm” trong văn bản cô bé bán diêm chết trong giá lạnh và trong sự vô tâm của mọi người. Nhưng khi đóng kịch các em lại biến tấu đi cho một kết thúc có hậu hơn đó là: thấy cô bé bán diêm một mình trong đêm giao thừa như vậy, một nhóm bạn đang đi dạo cùng bố mẹ đã xúm lại hỏi thăm rồi xin tiền mua hết diêm cho cô bé, có bạn còn xin bố mẹ giúp đỡ để cô bé có quần áo mới, được ăn uống đầy đủ trong đêm giao thừa, và có một người mẹ cùng đi với con còn nhận nuôi cô bé, cho cô được đi học như bao đứa trẻ khác.

Với cách giáo dục này tôi nhận thấy được sự sáng tạo, và gây được bất ngờ từ học sinh. Dù có thể các vở kịch không đúng với nguyên bản của truyện, nhưng cái tôi thấy được đó chính là những tình cảm mang đầy tính nhân văn của các em được gửi gắm trong đó. Đây cũng là cách để hình thành cho các em những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

 

doc 33 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1022Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu trong sáng kiến nhằm giúp học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm năng sáng tạo của mình góp phần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho học sinh.Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà đặc biệt là thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung chương trình dạy học văn bản môn Ngữ văn là việc làm cần thiết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp các em có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động.
b. Nội dung và hình thức của thực hiện giải pháp: 
Bản thân tôi tự nhận thấy muốn hình thành kĩ năng sống cho người học thì mỗi giáo viên cần có những kĩ năng sống cơ bản và hoàn thiện. Mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi về mặt nhân cách, đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị, theo đúng chuẩn mực xã hội, để luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục kĩ năng sống không chỉ là dạy học sinh biết, mà còn phải cho học sinh sự thuyết phục từ chính những việc làm, nhân cách của mình. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới cao. 
Qua dự giờ giáo viên trong trường cũng như thực tế kinh nghệm giảng dạy của bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản cụ thể như sau:
b.1. Đặt câu hỏi vấn đáp
Đây là cách giáo viên hay sử dụng trong quá trình giảng dạy hiện nay. Sử dụng phương pháp này giáo viên sẽ dựa vào nội dung của bài rồi đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời.
* Ví dụ 1 : Khi dạy bài “Quê hương” của Tế Hanh( SGK –NV8- tập II).
GV: Có thể đặt câu hỏi như sau: Sau khi học xong văn bản em nhận thức được điều gì?
HS có thể trả lời: Qua văn bản giúp em hiểu được tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng của nhà thơ. Qua đây nhắc nhở chúng ta tình yêu quê hương đất nước là tình cảm không thể thiếu được đối với mỗi con người. Mỗi chúng ta cần trân trọng phát huy tình cảm đó bằng những hành động cụ thể để góp phần xây dựng quê hương mình ngày càng phát triển. Là học sinh em sẽ thể hiện tình cảm của mình bằng cách học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương đất nước đẹp giàu. Em sẽ luôn ghi nhớ quê hương là cái nôi sinh ta ra, và nuôi ta khôn lớn trưởng thành nên không được quên tình cảm đó.
* Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ( SGK Ngữ văn 8- tập II)
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Qua văn bản giúp em hiểu được điều gì về Bác? Em học tập được gì từ Bác?
Học sinh: Qua văn bản giúp em hiểu được tinh thần lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên thiết tha của Bác. Đặc biệt bài thơ còn cho em thấy tình yêu nước thiết tha của Bác. Bác đang toàn tâm, toàn ý lo cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Bác luôn vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng, để lo cho nước cho dân.
Qua đây em nhận thức được cuộc sống của chúng ta luôn có những thuận lợi và khó khăn. Mỗi chúng ta phải sống bằng tinh thần lạc quan, và luôn giữ vững niềm tin, ý chí, phải có tình yêu với quê hương, đất nước, nhân loại. Có như vậy thì dù cuộc sống có khó khăn đến đâu chúng ta cũng sẽ vượt qua được. Cũng giống như Bác được hy sinh vì nước, vì dân là nguyên nhân chính để Bác thấy cuộc đời mình thật là vui, và có ý nghĩa, giúp Bác vượt qua những khó khăn về vật chất.
Ưu điểm của cách này là dễ thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh, kể cả học sinh yếu kém. Giáo viên sẽ không cần chuẩn bị nhiều. Học sinh chỉ cần nắm chắc nội dung của bài là có thể liên hệ được. Với cách này giáo viên cũng sẽ hình thành cho học sinh những kĩ năng sống nhất định
 Hạn chế của cách này là dễ gây nhàm chán cho học sinh, vì chưa kích thích được sự thích thú, sự tìm tòi, khám phá, nên với cách này thường không khắc sâu kiến thức cho học sinh.
b.2. Sử dụng hình ảnh 
Với cách này tôi sẽ sử dụng một số hình ảnh có liên quan đến nội dung của bài để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giúp học sinh được tương tác. Các em sẽ được thể hiện ý tưởng của mình và xem xét ý tưởng của người khác. Được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác thông qua việc trình bày quan điểm của mình qua các hình ảnh minh họa cho nội dung của bài. Từ đó mà thay đổi hành vi của mình cho phù hợp
*Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Mẹ tôi” của Et- môn- đô A- mi-xi ( SGK Ngữ văn 7- tập I) đến phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:
 Hình 1: Khiêng mẹ và đồ đạc vứt ra đường
 Hình 2: Bà mẹ đi nhặt phế liệu sau ba ngày bị nhốt và bỏ đói
 Hình 3: Có ba đứa con trai bố mẹ vẫn phải ra chùa ở nhờ
 Hình 4: Tranh biếm họa về lòng bất hiếu của con với bố mẹ
Giáo viên: Những hình ảnh trên cho em thấy điều gì?
Học sinh: Qua những hình ảnh trên cho ta thấy hoàn cảnh khốn khổ, đáng thương của những người làm bố làm mẹ cả một đời tần tảo nuôi con nhưng lúc về già lại bị đối xử tệ bạc. Qua đây cũng cho thấy những đứa con thật là bất hiếu, sống không có tình người. Mỗi chúng ta không khỏi cầm xót xa và căm phẫn khi được chứng kiến những hình ảnh này. 
Giáo viên: Từ nội dung của văn bản và qua những bức tranh đó em có suy nghĩ gì?
Học sinh: Hành động của bạn En-ri-cô và những đứa con đối xử với cha mẹ như trong hình ảnh là những hành động đáng lên án và bị pháp luật trừng trị. Mỗi chúng ta cần phải hiểu rằng cha mẹ là những người đã sinh ra ta, và hy sinh cả cuộc đời vì chúng ta. Nếu không có cha mẹ thì không có chúng ta. Bổn phận của chúng ta là phải phụng dưỡng, biết ơn cha mẹ suốt đời đó mới đúng là đạo lí làm người, đúng với truyền thống của dân tộc ta. Chúng ta luôn phải ghi nhớ câu nói của tác giả “Tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. 
Ông bà ta xưa cũng từng dạy ta rằng:
Công cha như núi ngất trời, 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
Núi cao biển rộng mênh mông,
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Ví dụ 2 . Khi dạy văn bản “Sông núi nước Namv” (SGK Ngữ văn 7- tập I) 
Giáo viên: Sau khi học xong văn bản đến phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh quan sát các hình ảnh sau:
 Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi
Hình 5: Hình ảnh các bạn trẻ biểu tình đòi Trung Quốc rút khỏi giàn khoan 
 HD981 trả lại Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam
Hình 6: Buổi chào cờ của các bạn học sinh thể hiện lòng yêu nước
Giáo viên : Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Học sinh: Các bạn trẻ đang thể hiện tình yêu tổ quốc khi Trung Quốc muốn xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. 
Giáo viên: Vậy em sẽ làm gì sau khi học xong văn bản này và xem những hình ảnh đó?
Học sinh: Đất nước ta đã được đã được độc lập, chúng ta có lãnh thổ riêng, điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong “Tuyên Ngôn Độc Lập”, và được cả thế giới công nhận không thể chối cãi được. Dù kẻ thù vẫn luôn tìm mọi cách để phá hoại nền hòa bình của chúng ta nhưng chúng ta không chịu khuất phục, không chịu khoan nhượng. Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng em sẽ bảo vệ nền hòa bình để xứng đáng với sự hy sinh xương máu của cha anh đi trước như các bạn trẻ đã làm. Chúng em sẽ không khuất phục bất cứ kẻ thù nào, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quê hương Việt Nam
 Với cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng những hình ảnh thực tế sẽ tác động vào nhận thức của các em một cách sâu sắc, cho các em thấy được nội dung giáo viên muốn truyền đạt qua bài học là gì.
b3. Trải nghiệm thực tế
Đây là cách giáo viên sẽ cho học sinh trải nghiệm vào những tình huống cụ thể trong đời sống thông qua hoạt động ngoại khóa. Với cách này giáo viên sẽ phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình ngoại khóa. Với cách giáo dục này tôi sẽ cho học sinh thực hiện bằng hai cách: 
Cách 1: Học sinh sẽ dựng lại các văn bản đã được học bằng những vở kịch cụ thể: Sau khi học xong một số văn bản giáo viên sẽ phân công cho các nhóm, thuộc các lớp cùng khối, mỗi lớp dựng lại một văn bản bằng vở kịch. Giáo viên có thể lưu ý học sinh không cần phải tuân theo nội dung của văn bản hoàn toàn. Với một số văn bản có thể biến tấu đi một vài chi tiết theo quan điểm của các em để nó có tính nhân văn hơn, phù hợp hơn với thực tế xã hội ngày nay.
*Ví dụ: Tôi cho học sinh dựng lại văn bản Trong lòng mẹ (SGK Ngữ văn 8 ) , Cuộc chia tay của những con búp bê (SGK Ngữ văn 7) , hay văn bản Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8) , văn bản Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6) 
 Khi xem các em biểu diễn tôi đã thấy được tính sáng tạo mang đậm chất nhân văn trong từng tác phẩm. Như văn bản “Trong lòng mẹ” trong truyện nhân vật người cô là người luôn gieo vào đầu bé Hồng những điều không tốt về mẹ của Hồng. Nhưng khi các em dựng lại văn bản lại có một kết thúc có hậu đó là người cô khi thấy thái độ của Hồng với mẹ người cô đã ân hận vô cùng, xin lỗi bé Hồng và mẹ bé Hồng, và hứa sẽ luôn yêu thương Hồng như con của mình.
 Hay khi dựng lại văn bản “Cô Bé Bán Diêm” trong văn bản cô bé bán diêm chết trong giá lạnh và trong sự vô tâm của mọi người. Nhưng khi đóng kịch các em lại biến tấu đi cho một kết thúc có hậu hơn đó là: thấy cô bé bán diêm một mình trong đêm giao thừa như vậy, một nhóm bạn đang đi dạo cùng bố mẹ đã xúm lại hỏi thăm rồi xin tiền mua hết diêm cho cô bé, có bạn còn xin bố mẹ giúp đỡ để cô bé có quần áo mới, được ăn uống đầy đủ trong đêm giao thừa, và có một người mẹ cùng đi với con còn nhận nuôi cô bé, cho cô được đi học như bao đứa trẻ khác.
Với cách giáo dục này tôi nhận thấy được sự sáng tạo, và gây được bất ngờ từ học sinh. Dù có thể các vở kịch không đúng với nguyên bản của truyện, nhưng cái tôi thấy được đó chính là những tình cảm mang đầy tính nhân văn của các em được gửi gắm trong đó. Đây cũng là cách để hình thành cho các em những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống của mình.
Cách 2: Tôi còn áp dụng cách giáo dục trải nghiệm thực tế khi dạy về chủ đề “Người lính”:
 Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị cho chủ đề “ Người lính”
* Thời gian chuẩn bị: 2 tuần
- Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin
+ Nhóm 1: Vẽ tranh về đề tài người lính.
+ Nhóm 2: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát - múa ca ngợi người lính.
 + Nhóm 3: Tiểu phẩm kịch: “Chiếc lược ngà” (chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng)
 + Nhóm 4: Sưu tầm phim tư liệu: Người lính qua các thời kì và lồng thuyết minh. 
- Xử lí thông tin
 - Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm
 Hoạt động 2: Học sinh báo cáo sản phẩm 
Cách thức tiến hành
 Học sinh tiến hành “báo cáo” các hoạt động đã chuẩn bị theo kịch bản như sau:
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
Những năm gần đây, hoạt động dạy và học trong nhà trường không ngừng được đổi mới. Trong quá trình học tập, chúng em không chỉ được thầy cô giảng dạy những kiến thức bổ ích từ những bài học hàng ngày trên lớp mà bên cạnh đó chúng em còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây là một trong những hoạt động quan trọng giúp chúng em được trải nghiệm thực tế, được trực tiếp thể hiện quan điểm của mình với những điều mà chúng em học được từ các bài học trên lớp. 
Trong chương trình môn học Ngữ văn 9, chúng em đã được tìm hiểu nhiều tác phẩm viết về người lính – những con người mà trước kẻ thù họ luôn đoàn kết chiến đấu gan dạ, dũng cảm, vững chắc tay súng ( như trong “Đồng chí”, trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính”) nhưng khi về với cuộc sống đời thường họ vẫn luôn thể hiện được sự mộc mạc, giản dị, tình cảm (như trong bài “Ánh trăng”, “Chiếc lược ngà”..vv..
Với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo bộ môn, hôm nay chúng em tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề về Người lính với các nội dung sau đây:
+ Sưu tầm phim tư liệu (HS lồng tiếng thuyết minh)
+ Hoạt động văn nghệ: hát- múa về chủ đề người lính
+ Vẽ tranh : Người lính qua các thời kì 
+ Tiểu phẩm kịch : Chiếc lược ngà
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
1/ Để mở đầu cho chương trình hôm nay kính mời các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh xem một đoạn phim tư liệu do các bạn học sinh Nhóm 1 sưu tầm và lồng tiếng.
	Xin mời đại diện nhóm 1.
Đoạn phim tư liệu vừa rồi đã phần nào cho chúng ta cảm nhận được những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ cách mạng đã trải qua để làm nên những mốc son chói lọi trong công cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta.
2/ Tiếp theo chương trình là phần biểu diễn của các bạn học sinh Nhóm 2 với tiết mục tốp ca “Lá xanh”, kính mời các thầy cô và các bạn cùng theo dõi.
3/ Hình ảnh đẹp về người lính không chỉ đi vào thơ văn, trong các tác phẩm âm nhạc mà ngày hôm nay đây chúng em cũng đã thể hiện những cảm nhận riêng của mình, niềm tự hào về người lính qua một số tác phẩm tranh vẽ do các bạn học sinh Nhóm 3 thực hiện. Xin mời đại diện nhóm 3.
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
4/ Dù trong chiến tranh hay trong thời bình, trong bất cứ hoàn cảnh nào người chiến sĩ vẫn phải chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất của quê hương, chủ quyền của quốc gia dân tộc. Em đang nói đến hình ảnh những người chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ ngoài đảo xa. Tiếp theo chương trình kính mời các thầy cô giáo và các bạn cùng đến với tiết mục đơn ca “ Nơi đảo xa” do bạn Thanh Hào thể hiện.
5/ Quay lại với đất nước trong những năm 1960, khi đất nước bị chia cắt, những người lính ra trận phải bỏ lại sau lưng là mẹ già, con thơ. Thời gian và chiến tranh không chỉ làm cho họ phải chịu những nỗi đau về thể xác mà còn đưa họ vào những hoàn cảnh éo le ngang trái, nỗi đau về tâm hồn. 
Anh Sáu ra đi chiến đấu khi đứa con chưa đầy một tuổi, 8 năm sau, khi anh trở về thì bé Thu đã lớn bao nhiêu trông mong chờ đợi được ôm đứa con yêu vào lòng nhưng.. bé Thu đã không nhận cha, câu chuyện đã làm lay động biết bao trái tim về tình cha con sâu sắc.
Tiếp theo chương trình kính mời các thầy cô giáo và các bạn cùng đến với tiểu phẩm kịch “ Chiếc lược ngà” chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Xin mời phần thể hiện của Nhóm 4
6/ Những bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, đã cho chúng em có được những hiểu biết về người lính, chúng em rất tự hào và biết ơn về những người chiến sĩ cách mạng – những người đã phải chịu những mất mát hy sinh để đất nước chúng ta tươi đẹp được như ngày hôm nay. Chúng em hôm nay nguyện phấn đấu để viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc mà các thế hệ cha anh đã để lại.
Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Linh thiêng Việt Nam” do các bạn học sinh Nhóm 2 biểu diễn.
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
Phần hoạt động trải nghiệm sáng tạo của chúng em đến đây là hết. Chúng em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã về dự hôm nay
	Hải Lý
 Hình ảnh 7: Học sinh nhóm 2 múa: “Linh thiêng Việt Nam” 
 Hình ảnh 8: Học sinh nhóm 1 thuyết trình sản phẩm vẽ.
Hình ảnh 9: Học sinh nhóm 3 thực hiện tiểu phẩm kịch “Chiếc lược ngà” (chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng).
Tôi áp dụng cách giáo dục trải nghiệm thực tế khi dạy các văn bản nhật dụng. Ví dụ khi dạy văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
 Để tiến hành các hoạt động dạy- học tôi tổ chức theo tiến trình sau :
 Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: (học sinh tiến hành trong hai tuần) 
 	 Tôi tiến hành phân nhóm và giao việc cho từng nhóm học sinh như sau:
 * Nhóm 1: Tìm hiểu thông tin từ Internet. Gồm các thông tin sau:
 - Lịch sử Ngày Trái Đất
 - Thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và thế giới
 * Nhóm 2: Điều tra thực tế sử dụng bao bì ni lông ở địa phương (xã Bình Hòa– huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk) – Yêu cầu các em chụp ảnh những hình ảnh mà các em cho là quan trọng và cần thiết.
* Nhóm 3: Tra cứu tài liệu, vận dụng các kiến thức liên môn Hóa học, Sinh học, Vật lí để viết bản tổng hợp về tác hại của bao bì ni lông
 * Nhóm 4: Nghiên cứu văn bản, tài liệu, thực tế cuộc sống  để đề xuất giải pháp cho việc sử dụng bao bì ni lông.
Bước 2. Báo cáo sản phẩm trên lớp :
 	Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài, mục đích, yêu cầu và phương pháp của bài học. Hướng dẫn HS đọc –tìm hiểu chung về văn bản.
 Hoạt động 2 : 
Giáo viên: yêu cầu đại diện học sinh nhóm 1 trình bày về lịch sử Ngày Trái Đất và thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và thế giới.
Học sinh: Thuyết trình và kết hợp các thao tác các hình ảnh trên máy chiếu cho phù hợp với nội dung. 
Hình ảnh 10: Học sinh nhóm 1 trình bày về lịch sử Ngày Trái Đất và thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và thế giới
Hoạt động 3 : Đại diện học sinh nhóm 2,3 trình bày về thực trạng sử dụng bao bì ni lông ở địa phương và tác hại của bao bì ni lông.
Hình 11: Học sinh nhóm 2,3 trình bày về thực trạng sử dụng bao bì ni lông ở địa phương và tác hại của bao bì ni lông
 Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp: trao đổi, thảo luận về những biện pháp hạn chế việc sử dụng bao bì nilông và lời kêu gọi bảo vệ môi trường Trái Đất được nêu ra trong văn bản.
 Hình 12: Lớp thảo luận nhóm
Hoạt động 5 : Các nhóm thảo luận về ý nghĩa của bài học và đề xuất ý tưởng cho hoạt động ứng dụng; tôi đã hướng các em tới hai hoạt động ứng dụng sau: 
 1. Hoạt động ứng dụng tại gia đình: Vận động những người thân trong gia đình, làng xóm hạn chế sử dụng bao bì ni lông và hướng tới sử dụng bao bì thay thế bao bì ni lông, các loại bao bì thân thiện với môi trường.
 2. Hoạt động ứng dụng hướng tới cộng đồng: vẽ tranh cổ động, làm tờ rơi, làm túi bằng giấy báo, lịch treo tường cũ  Tổ chức ngoại khóa phát tờ rơi, bao bì bằng giấy cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
 	Bước 3: Hoạt động ứng dụng : Tổ chức 01 buổi cổ động “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” ở địa phương: Phát tờ rơi, bao bì được làm từ lịch treo tường và giấy báo cũ cho một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
 Hình 13: Học sinh phát tờ rơi tuyên truyền mọi người hạn chế sử dụng bao bì nilong
Qua bài học này chúng tôi còn hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức liên môn(các kiến thức từ các em đã học từ các môn học khác như: Hóa học, Vật lí, Sinh học, Giáo dục công dân để chủ động tích cực, sáng tạo trong việc tiếp nhận các tri thức khoa học; giáo dục cho các em ý thức học đi đôi với hành; rèn cho các em các kĩ năng sống cơ bản đặc biệt là kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng các kiến thức được học từ sách vở vào thực tế đời sống của bản thân, gia đình, xã hội
b4. Sử dụng số liệu thống kê
Phương pháp này giáo viên sẽ sử dụng một vài con số biết nói để liên hệ giáo dục học sinh
*Ví dụ : Khi dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYỄN THỊ BÍCH HẢO.doc