SKKN Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong môn Ngữ văn 6, 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh

SKKN Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong môn Ngữ văn 6, 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh

Giáo viên không thể bỏ qua hay lơ là bước này. Vì đây là cơ sở cho tiết luyện nói. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo thói quen học tập, tự giác cho học sinh và có biện pháp kịp thời đối với những học sinh yếu hoặc lười học.

Giáo viên cho các em kiểm tra theo cặp đôi trước khi vào tiết học, giáo viên chỉ kiểm tra một vài em, để dành thời gian cho học sinh luyện nói nhiều hơn. Học sinh kiểm tra theo cặp đôi

- Bước thứ hai: Thống nhất dàn bài chung.

Ở phần này giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất giải đáp vướng mắc trong phần chuẩn bị bài của các học sinh. Từ đó, xây dựng dàn bài chung làm yêu cầu về kiến thức để đánh giá nội dung bài nói của học sinh.

- Bước thứ ba: Nêu yêu cầu trình bày bài nói (Rèn luyện nội dung và hình thức, tác phong nói)

+ Nói phải đúng trọng tâm, yêu cầu đề bài. Dựa vào dàn bài thống nhất để trình bày theo ý cho hệ thống.

 + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn, tránh phát âm địa phương, nói thành câu trọn vẹn.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3393Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong môn Ngữ văn 6, 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Đặc biệt là năng lực nói đã giúp con người hình thành và phát triển rất nhiều phẩm chất. Vì thế, từ xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc giáo dục lời nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Nhìn vào những cuộc trò chuyện giữa các em học sinh với nhau trong giờ ra chơi hay trong những cuộc gặp nhau sau kì nghỉ hè, ta thấy chúng tự nhiên và sinh động biết bao! Thế nhưng trong tiết “Luyện nói” nhiều học sinh thường ngày vốn biết ăn nói sinh động bỗng trở nên lúng túng, ngượng nghịu. Dường như tính tự tin, mạnh dạn thường ngày của các em đã biến mất, giờ học thật căng thẳng, nặng nề. Bởi vì, lúc này, học sinh được nói trong một môi trường giao tiếp khác- môi trường xã hội, tập thể công chúng. Hơn nữa, luyện nói trong nhà trường là nói theo những chủ đề, những vấn đề không quen thuộc trong đời sống hàng ngày, lại yêu cầu nói có mạch lạc, liên kết, không được tuỳ tiện, do đó cần phải luyện nói trong môi trường xã hội. Rèn năng lực nói cho học sinh cũng là rèn luyện về nhân cách. Chính vì thế, tiết " Luyện nói" là một tiết học thật quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 6, lớp 7. 
Qua tiết “Luyện nói” giáo viên luyện cho học sinh biết vận dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để nói đúng, viết đúng, biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa, giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể như ngữ điệu, tư thế, nét mặt, âm lượng, có sự giao cảm trực tiếp giữa người nói và người ngheví dụ: Lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong cả cuộc đời.
2. Thực trạng
a) Nguyên nhân khách quan
Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay, không khí trong giờ học Tập làm văn vốn đã khô cứng, khó tạo hứng thú thì với giờ “Luyện nói” càng khô khan khó dạy hơn nên hầu như giáo viên khó đạt được thành công với những tiết dạy này. Có lẽ vì thế mà tâm lí ở thầy là ngại dạy và trò là ngại học.
Mặt khác, phần lớn các bài luyện nói đều rất dài, dung lượng kiến thức nhiều. Mà thời gian luyện nói chỉ có 45 phút không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Hơn nữa học sinh ngoài giờ học, các em quen nói tự do còn trong giờ tập nói, các em phải trả lời, phải suy nghĩ, phải giữ gìn lời nói của mình dưới sự giám sát của giáo viên. Đề tài, vấn đề đặt ra trong giờ là do thầy đặt ra chứ không phải những vấn thường ngày của cuộc sống nên có những học sinh ngoài đời vốn ăn nói rất hoạt bát nhưng đứng trước tập thể, trong các tiết “Luyện nói” vẫn còn lúng túng. 
Hơn nữa, trường THCS Lê Đình Chinh là một xã ở vùng sâu, vùng xa, các em đều xuất thân và sinh sống ở vùng nông thôn, ít có dịp đi đây, đi đó để mở rộng tầm nhìn nên thường có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không tự tin khi nói trước đông người. Mặt khác các em học sinh ở đây chủ yếu người gốc Quảng Nam, Quảng Ngãi do ảnh hưởng của từ ngữ địa phương nhiều nên phát âm chưa tốt, nói sai nhiều. Chẳng hạn, như:
+ Âm giữa thấp /a/ lên hàng giữa bậc trung /ươ/ và nguyên âm sau tròn môi /o/ về âm giữa thấp /a/ ví dụ: ai đó - > ưa đáu, nòng nọc - > nàng nạc, /a/ - > /oa/, /ao/, /o/ - > /ô/ (chị Hai - > chị He, ba - > boa, cái bao - > cái bô, nói láo - > nói lố, ăn cháo - > ăn chố, Thánh Gióng - > Thánh Giống, ...), những chữ có vần /oai/ - > uôi (củ khoai - > củ khuôi).
+ Nguyên âm /i/ chuyển thành /ư/ ngắn ví dụ: xinh xắn - > xưn xắng. 
+ Nguyên âm /au/ lại mất chúm môi ví dụ: hoàn toàn - > hàng tàng.
+ Nguyên âm kép /iê/ - > /i/, /ươ/ - > /ươ/ ví dụ: kiếm - > kím, kì diệu - > kì dịu.
+ Hệ thống phụ âm cuối gần như không có / - n/, / - t/ mà chuyển sang /c/ và /ng/ - > n”, “c - > t” ví dụ: san sát - > sang sác; bùn đất - > bùng đấc. 
+ Ngoài ra các em còn phát âm lẫn lội giữa dấu ngã (~) và dấu hỏi (?). 
b) Nguyên nhân chủ quan
 Trong các tiết “Luyện nói”, ở học sinh vẫn còn tồn tại những vấn đề sau: 
- Khi trả lời thầy giáo học sinh có thói quen lặp lại từ ngữ nhiều, diễn đạt vụng về, thiếu mạch lạc.
- Khi trình bày trước tập thể tác phong chưa mạnh dạn, tự tin, thường dựa vào dàn ý để đọc.
- Học sinh nói nhỏ, cả lớp không nghe được, nhiều em phát âm chưa tốt, nói sai nhiều, còn sử dụng từ địa phương.
Mặt khác, một số giáo viên chưa đầu tư nhiều cho tiết “Luyện nói”, chưa chú ý đến rèn kĩ năng nói cho học sinh. Hơn nữa hầu như trong các năm học trước chưa thực hiện một chuyên đề nào về tiết “Luyện nói”.
c) Đánh giá, phân tích các vấn đề về thực trạng
Mặc  dù  sách  giáo  khoa  đã  đổi  mới  theo  khuynh  hướng  quan  tâm tới việc  rèn  luyện  kĩ  năng  nói  cho  học  sinh, phân phối chương trình đều có tiết “Luyện nói” ở cả hai học kì, cụ thể như sau: 
- Đối với lớp 6: 
+ Tiết 29 - 43: Luyện nói kể chuyện
+ Tiết 83 - 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
+ Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả 
- Đối với lớp 7: 
+ Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người
+ Tiết 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
+ Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
Ngoài ra, còn có những tiết rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt ý bằng lời nói. Nhưng thời lượng như thế chưa đảm bảo để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. 
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, tôi nhận thấy thực tế của việc nói và viết văn của học sinh trường tôi hiện nay còn yếu, nhất là học sinh lớp 6, 7. Đặc biệt là kĩ năng nói của học sinh, kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể, đám đông lại càng khó hơn. Nhiều học sinh còn sợ sệt, rụt rè, nói vấp váp, thậm chí không nói được, không phân biệt được giữa nói và đọc; hoặc nếu bị thầy cô buộc phải nói thì các em thực hiện nhiệm vụ một cách đối phó, đại khái, không theo một trình tự, hệ thống nào cả, biến giờ “Luyện nói” như một giờ tập làm văn không chú ý đến vấn đề nói. 
Vì thế, vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên là làm thế nào để giờ dạy “Luyện nói” đem lại hiệu quả cao? Trong quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở về phương pháp để nâng cao chất lượng của tiết dạy này. Trước thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài này để trình bày những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi dạy các bài "Luyện nói" trong phân môn Tập làm văn nhằm phát huy năng lực nói của học sinh. Áp dụng sau hai năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, tôi dần nhận thấy sự khác biệt trong các tiết học Ngữ văn, nhất là tiết “Luyện nói. Các em trở nên sôi nổi, hào hứng hơn mỗi khi tới tiết học, dường như lúc này các em đã đón nhận được một luồng điện vô hình nào đó lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em muốn được trình bày trước lớp. Hơn nữa, các em cũng chịu khó chuẩn bị trước nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt là chất lượng các bài nói được nâng lên.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
- Nhằm phát huy khả năng nói của học sinh và nâng cao chất lượng và hiệu quả của những tiết “Luyện nói” đối với học sinh lớp 6, 7 góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
- Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Để giúp học sinh thực hành tốt trong tiết “Luyện nói” trong phân môn Tập làm văn, tôi xin đưa ra một vài biện pháp sau: 
* Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh (thực hiện ở tiết trước)
Muốn một giờ luyện nói đạt kết quả tốt thì việc chuẩn bị bài ở nhà của các em là rất quan trọng. Muốn các em chuẩn bị bài tốt, có chất lượng thì sự chuẩn bị, hướng dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo. Trong sách giáo khoa thường có một số vấn đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên giáo viên cần chọn đề nào cho phù hợp, để có hiệu quả cao cho đối tượng học sinh của mình dạy. Khi đã chọn được đề phù hợp rồi, giáo viên phải phân việc cụ thể cho từng đối tượng học sinh (có thể phân tổ, nhóm) để học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh đối phó qua loa, đại khái.
- Giáo viên cần định hướng cho các em trong việc chuẩn bị thật cụ thể, rõ ràng về cả nội dung và cách thức thực hiện: 
+ Nói cái gì? (xác định đề tài)
+ Nói với ai? (xác định giao tiếp)
+ Nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp)
+ Nói như thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe)
+ Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói) 
+ Có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói.
+ Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị.
+ Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe (biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt).
+ Tạo tâm thế vững vàng khi nói: Tự tin, mạnh dạn; Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng, lôi cuốn người nghe.
+ Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.
+ Có lời chào khi kết thúc bài nói.
 Ví dụ: Trong tiết luyện nói về văn miêu tả ở lớp 6 có đề bài: Tả lại hình ảnh thầy giáo Ha- Men qua văn bản "Buổi học cuối cùng". 
Với đề bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: 
 Mở bài: 
 Giới thiệu chung về thầy giáo Ha - men trong văn bản "Buổi học cuối cùng".
 Thân bài
+ Hình dáng, trang phục, diện mạo của thầy Ha - men trong buổi học cuối cùng.
+ Hành động, cử chỉ của thầy trong buổi học.
+ Lòng yêu nước nồng nàn của thầy được gửi gắm qua việc yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ của dân tộc.
Kết bài
 Nhận xét chung về thầy Ha - men và nêu cảm nghĩ của em về thầy.
- Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm và phân công cho học sinh như sau: 
+ Nhóm 1 chuẩn bị phần "đặt vấn đề."
+ Nhóm 2 chuẩn bị phần "kết thúc vấn đề"
+ Nhóm 3, 4 chuẩn bị phần "thân bài".
* Biện pháp thứ hai: Tổ chức giờ luyện nói
- Bước thứ nhất: Kiểm tra khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Giáo viên không thể bỏ qua hay lơ là bước này. Vì đây là cơ sở cho tiết luyện nói. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo thói quen học tập, tự giác cho học sinh và có biện pháp kịp thời đối với những học sinh yếu hoặc lười học.
Giáo viên cho các em kiểm tra theo cặp đôi trước khi vào tiết học, giáo viên chỉ kiểm tra một vài em, để dành thời gian cho học sinh luyện nói nhiều hơn. Học sinh kiểm tra theo cặp đôi
- Bước thứ hai: Thống nhất dàn bài chung.
Ở phần này giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất giải đáp vướng mắc trong phần chuẩn bị bài của các học sinh. Từ đó, xây dựng dàn bài chung làm yêu cầu về kiến thức để đánh giá nội dung bài nói của học sinh. 
- Bước thứ ba: Nêu yêu cầu trình bày bài nói (Rèn luyện nội dung và hình thức, tác phong nói)
+ Nói phải đúng trọng tâm, yêu cầu đề bài. Dựa vào dàn bài thống nhất để trình bày theo ý cho hệ thống.
 + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn, tránh phát âm địa phương, nói thành câu trọn vẹn. 
+ Lời nói có ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp với nội dung nói.
+ Huy động nhanh vốn từ đúng, từ hay, đặt câu đúng và hay, dựng đoạn.
+ Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin. Trước khi nói phải có lời chào, kết thúc phải có lời cảm ơn. 
 - Bước thứ bốn: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện cách phát âm một số âm, vần hay sai. (chỉ hướng dẫn học sinh tiết đầu tiên)
+ Âm A: Miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp sát hàm dưới, đầu lưỡi chạm chân răng hàm dưới (không rào cản).
+ Âm E: Môi thả lỏng, lưỡi chạm hàm dưới, mép kéo sang hai bên một chút (không rào cản). Ví dụ: xôi xéo.
+ Âm O: Môi tròn xoe đưa về phía trước, lưỡi đưa về phía sau cuống lưỡi nâng lên, miệng mở rộng vừa phải (vừa quả trứng là được) (không rào cản).
+ Phụ âm NG: miệng mở rộng, hơi thoát ra từ cổ họng 
+ Phụ âm T: Phát âm đầu lưỡi, răng hàm trên đè xuống lưỡi.
+ Dấu ngã (~): Phát âm trong cổ họng, âm đi từ trên xuống gần dấu nặng hất lên dấu sắc. Ví dụ: con đỉa bò trên đĩa mỡ. (giáo viên đọc) Giáo viên hướng dẫn cách phát âm
+ Dấu hỏi (?): âm đi từ trên xuống dấu nặng kết hợp với dấu sắc (hơi ở bụng bật mạnh ra).
- Bước thứ năm: Học sinh trình bày bài nói.
Giáo viên nên lựa chọn nhiều hình thức, nhiều cách trình bày bài nói khác nhau. Có thể cho học sinh trình bày bài nói theo từng phần: mở bài, thân bài, kết bài. Hoặc trình bày bài nói theo sự phân công của tổ, nhóm (chọn học sinh khá của tổ nhóm trình bày trước, để học sinh yếu có điều kiện học tập và chuẩn bị). Hay học sinh trình bày bài nói theo yêu cầu dựa vào các mức độ khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Bước thứ sáu: Học sinh nhận xét, đánh giá 
Để học sinh nhận xét bài của bạn chính là tạo điều kiện để nhiều học sinh có cơ hội được tham gia luyện nói. Vậy làm thế nào để cả lớp đều tham gia luyện nói theo đúng nghĩa của nó? Đó là yêu cầu quan trọng của tiết dạy. Thường thì những giờ luyện tập như thế này giáo viên không khéo léo điều khiển thì sẽ dẫn đến tình trạng một số em sẽ lơ là, không tham gia luyện tập. Vì vậy giáo viên phải tìm ra những biện pháp tốt nhất mà trong đó không thể bỏ qua việc dạy cách nghe bạn để có cách nói của riêng mình. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải hướng cho học sinh biết đánh giá thế nào cho đúng. Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi, nhận xét, đánh giá từng phần, từng nội dung cụ thể theo cách: chỉ ra ưu điểm, tồn tại của bạn cả về hình thức và nội dung thực hiện. Giáo viên có thể dẫn ra các câu hỏi như: 
+ Về nội dung: Bạn A trình bày nội dung đã được chưa? (đã đảm bảo đúng theo yêu cầu của đề chưa, có chỗ nào lệch lạc? Theo em, em sẽ trình bày như thế nào?)
+ Về cách thức: Bạn đã trình bày đúng phương thức nói chưa? (Bạn đọc hay nói). Cử chỉ, thái độ giọng điệu của bạn trình bày đã phù hợp chưa? (Cử chỉ, thái độ, giọng điệu biểu hiện như thế nào?)
- Bước thứ bảy: Giáo viên nhận xét, đánh giá
Phát huy tinh thần của đổi mới phương pháp – lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Do đó, việc tạo không khí chan hòa, thoải mái vui tươi, cởi mở giữa thầy và trò, giữa trò với nhau là vô cùng cần thiết với tiết “Luyện nói” trong giờ Tập làm văn. Giáo viên không nên gò bó các em và cũng đừng vội vàng phê phán các biểu hiện chưa tốt của các em. Vì vậy mỗi giáo viên văn cần phải có “nghệ thuật khen ngợi”.
Sau khi học sinh đã nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến từ học sinh, chỉ ra ưu, khuyết điểm cũng như mặt mạnh, mặt yếu của từng em để kịp thời phát huy và sửa chữa, uốn nắn. Nhưng giáo cần nhẹ nhàng, tế nhị; luôn tạo không khí thân ái, gần gũi để học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của mình được tự nhiên hơn. Giáo viên nên chọn ưu điểm nổi bật của từng học sinh và căn cứ theo từng mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu mà tuyên dương, động viên, khuyến khích. Nhất là sự tiến bộ của học sinh yếu. Bởi lời khen, chê của giáo viên không chỉ là động lực thúc đẩy sự cố gắng phấn đấu của học sinh mà còn là đòn bẩy để giờ “Luyện nói” tốt hơn.
Sau đó giáo viên khích lệ, cho điểm với những học sinh nhận xét tốt. Làm như vậy các em mới thực sự chú ý đến việc trình bày của bạn và suy nghĩ để đánh giá ưu nhược điểm của bạn mà rút ra bài học cho bản thân. Qua đó đã tạo được hứng thú cho các em trong giờ học
* Biện pháp thứ ba: Tích hợp với hoạt động ngoại khóa để luyện nói cho học sinh.
Như ta đã biết, rèn luyện nói là điều rất khó. Nếu chỉ có tiết “ Luyện nói” trong phân môn Tập làm văn thì không thể nào rèn luyện được kĩ năng nói cho học sinh. Cần phải cho học sinh tập nói thêm ngoài lớp, ngoài trường, phối hợp công tác với Đoàn - Đội, gia đình và xã hội. Muốn vậy, ta cần luyện nói cho học sinh trong các tiết “Hoạt động ngữ văn” hay “Chương trình địa phương”
- Tổ chức ngâm thơ, dựng hoạt cảnh, dựng kịch từ các văn bản các em đã được học. Qua đó giúp các em cảm thụ văn hơn, mặt khác luyện cho các em nói đối thoại và độc thoại, thuyết trình, ...
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, đọc sách báo nhằm rèn ngữ điệu và cách phát âm chuẩn cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh nói chuyện trước lớp, trước tổ, trước trường. Có thể cho các em kể chuyện vui, chuyện cười hoặc các tác phẩm văn học.
- Tổ chức và hướng dẫn cho các em nghe và học cách nói, cách đọc qua băng đĩa hoặc trên truyền hình.
Dưới đây là bài soạn minh họa trong chương trình Ngữ văn lớp 7
TIẾT 40: LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
A) Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
Giúp HS: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm bằng cách tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị.	
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng nói, kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, thái độ bình tĩnh, chủ động, diễn đạt lưu loát trước đông người.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính tự lập, tự chủ trong các tình huống.
- GDKNS: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo 
B) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Sử dụng các dạng câu hỏi: tái hiện, giải thích, minh họa, tìm tòi (vấn đáp phát hiện).
- KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ
C) Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn giáo án, đồ dùng dạy học.
 - Học sinh: luyện nói theo dàn bài đã chuẩn bị
D) Các hoạt động học tập và nội dung học tập
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? Khi lập dàn ý cho bài văn biểu cảm có thể lập theo những cách nào?
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống chúng ta luôn phải giao tiếp, nhiều khi giao tiếp trước đông người. Vì vậy việc rèn luyện khả năng nói là hết sức quan trọng. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta rèn khả năng đó. 
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- GV chia nhóm cho HS trao đổi và cử người trình bày.
- GV cử thư ký và giám khảo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập lại lí thuyết
Hoạt động 2: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
GV kiểm tra mỗi nhóm một em.
GV gọi HS nhắc lại một số yêu câu: 
- Xác định thể loại của đề?
- Đối tượng biểu cảm là gì?
- Xác định cảm xúc với đối tượng trên?
GV: Hãy tìm ý cho đề trên?
Hoạt động 3: Thống nhất dàn bài chung
HS thảo luận nhóm theo tổ (5phút)
 - >nhóm trưởng trình bày.
GV: Mở bài cần nêu gì?
GV: Thân bài có nhiệm vụ gì?
GV: Kết bài bộc lộ cảm xúc gì của bản thân về thầy, cô giáo
GV kết luận.
Hoạt động 4: GV nêu yêu cầu luyện nói.
- GV cho HS nhắc lại một số lỗi thường mắc khi luyện nói.
- GV nêu yêu cầu khi nói: 
+ Nói phải đúng trọng tâm, yêu cầu đề bài. Dựa vào dàn bài thống nhất để trình bày theo ý cho hệ thống.
 + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn, tránh phát âm địa phương, nói thành câu trọn vẹn. 
+ Lời nói có ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp với nội dung nói.
+ Huy động nhanh vốn từ đúng, từ hay, đặt câu đúng và hay, dựng đoạn.
+ Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin. Trước khi nói phải có lời chào và giới thiệu, kết thúc phải có lời cảm ơn. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét, cho điểm.
GV Hướng dẫn HS luyện nói trước lớp
- GV cho HS nói theo từng phần: gọi theo đủ các đối tượng HS.
+ Mở bài: HS yếu, trung bình, khá.
+ Thân bài: HS Trung bình, khá, giỏi.
+ Kết bài: HS yếu, trung bình, khá, giỏi.
 - > HS nhận xét lẫn nhau   - > GV nhận xét và đưa ra kết luận - > ban giám khảo cho điểm
- GV cho điểm những em nhận xét đúng.
I. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại: Biểu cảm
- Đối tượng biểu cảm: thầy, cô giáo
- Cảm xúc: kính trọng, biết 
2. Lập dàn ý
a) Mở bài: Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy (cô) giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học sinh.
b) Thân bài
- Cảm nghĩ về những “chân trời tri thức” mà thầy cô mở ra cho học sinh.
+ Đó là những tri thức gì?
+ Có ý nghĩa gì trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, nhân cách cho học sinh.
- Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy.
+ Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy đối với lớp.
+ Cảm nghĩ về cuộc sống thanh bạch của người thầy và “nghề thầy”
c) Kết bài: Khẳng định hì

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Lan.doc