SKKN Một số phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu lớp 6

SKKN Một số phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu lớp 6

Mặt mạnh, mặt yếu.

 * Mặt mạnh

 Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thực hiện các kĩ thuật không còn lúng túng, bước đầu các em biết vận dụng các kĩ thuật để tập luyện, đặc biệt những em có năng khiếu còn mạnh dạn trong thi đấu đối kháng với nhau.

 * Mặt yếu

 Một số học sinh có tác phong chậm chạp, có năng lực vận động yếu, thường lúng túng khi thực hiện các kĩ thuật, không dám thực hiện bài tập với các bạn, thiếu tự tin khi thực hiện các kĩ thuật, nhiều em chưa xác định được cách thực hiện kĩ năng cơ bản của môn đá cầu.

Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.

 Môn đá cầu là môn thể thao đòi hỏi người tập phải có năng khiếu, người tập môn này phải kiên trì, nhẫn nại, vì các bài tập cứ được lặp đi lặp lại liên tục, nên đôi lúc cảm thấy nhàm chán.

 Thời tiết ở tây nguyên không thuận lợi cho việc tập luyện môn đá cầu, để tập luyện hiệu quả và có tính liên tục thì phải có nhà thi đấu,

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1640Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS Lê Đình Chinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ MÔN ĐÁ CẦU LỚP 6.
Họ và tên tác giả: Phan Thanh Hai
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 
Trình độ đào tạo: ĐHSP 
Môn đào tạo: GDTC 
Quảng Điền, tháng 2 năm 2016
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
03
2
1. Lý do chọn đề tài
03
3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
03
4
3. Đối tượng nghiên cứu
04
5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
04
6
5. Phương pháp nghiên cứu
04
7
II. PHẦN NỘI DUNG 
04
8
1. Cơ sở lý luận
04
9
2.Thực trạng
05
10
2.1 Thuận lợi- khó khăn
09
11
2.2 Thành công- hạn chế
10
12
2.3 Mặt mạnh- mặt yếu
11
13
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
11
14
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
12
15
3. Giải pháp, biện pháp:
13
16
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
13
17
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
14
18
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
17
19
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
17
20
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
17
21
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
17
22
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
18
23
1. Kết luận: 
18
24
2. Kiến nghị:
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung cơ của giáo dục toàn diện học sinh đó là: Đức - trí - thể - mĩ, thông qua các bài tập giáo dục thể chất góp phần giáo duc học sinh hình thành nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỉ luật. Do vậy việc tìm ra một số phương pháp, một số bài tập giúp học sinh rèn luyện nâng cao sức khỏe, làm nền tảng cho sau này đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, là giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục ở nhà trường tôi luôn suy nghĩ tìm ra một số bài tập nhằm giúp học sinh phát triển các tố chất thể lực, phát huy năng khiếu tập luyện đi đến xây dựng đội tuyển cho nhà trường đó là điều tôi quan tâm. 
 Hiện nay bộ môn đá cầu đã được bộ giáo dục đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, vì học môn này không những giúp học sinh rèn luyện sức nhanh, sự khéo léo, dẻo dai mà còn tạo ra phản xạ nhanh nhẹn, chính xác, mặt khác rèn luyện đá cầu thường xuyên đúng phương pháp sẽ giúp cơ thể phát triển cân đối, nhờ vậy khí huyết lưu thông dễ dàng, con người cảm thấy thoải mái, ăn ngon, ngủ tốt, học tập tốt, sức khỏe được tăng lên.
 	Tuy nhiên hiện nay sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình không còn eo hẹp như ngày xưa, cùng với sự phát triển tràn lan của các trang mạng xã hội như internet, facebook, các em học sinh thường dấn thân vào các trò chơi điện tử, từ đó không còn thời gian tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, để đưa các em rời xa các tệ nạn xã hội, tôi đã chọn các kĩ thuật của bộ môn đá cầu nhằm trang bị cho các em, để các em có phương tiện tập luyện, nâng cao sức khỏe, có lối sống lành mạnh.
 	Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, đó là cách bố trí các bài tập phải khoa học, những bài tập được thực hiện từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, và các bài tập đó phải được duy trì thường xuyên một cách có hệ thống, tuy nhiên muốn trở thành một vận động viên giỏi thì ngoài tập luyện, các em còn phải có tố chất, có năng khiếu thể thao, ngoài những yếu tố trên các em cần phải tập luyện theo kế hoạch hợp lí, kiên trì, mới đem lại sức khỏe, và thành tích thể thao tốt.
 	Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạng đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu ở lớp 6, nhằm truyền đạt những kiến thức, kĩ năng cơ bản, giúp các em nắm thật vững, hiểu rõ và tập luyện tốt mang lại sức khỏe cho bản thân giúp ích cho gia đình và xã hội mai sau.
 Đề tài: “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu ở lớp 6”
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
MỤC TIÊU:
 	Trong thực tế giảng dạy và nghiên cứu trên cơ sở thực tế, tình trạng học sinh tham gia tập luyện môn thể thao đá cầu để rèn luyện sức khỏe ngày càng hạn chế, nhiều em vẫn chưa ý thức được việc rèn luyện thân thể, cùng với sự phát triển tràn lan của mạng thông tin trên địa bàn không được quản lý chặt chẽ, nhiều em ngoài việc học thì dành nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, từ thực tế trên tôi đã chọn một số bài tập của môn đá cầu nhằm trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho học sinh để các em có phương tiện tập luyện nâng cao sức khỏe. Vì môn đá cầu là môn luôn thu hút mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội tham gia, đồng thời là môn đang được phát triển mạnh mẽ tại trường học hiện nay, cụ thể hiện nay tại trường THCS Lê Đình Chinh có một số nhóm học sinh rất thích tập môn đá cầu, nhưng sự phát triển bộ môn đá cầu chưa được đại trà, nên bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy, luôn trăn trở và suy nghĩ tìm ra các phương pháp nhằm phát triển bộ môn này rộng rãi hơn, cụ thể hiện nay nhà trường có 2 sân đá cầu, các em học sinh thường tham gia tập luyện vào những thời gian nhàn rỗi, giờ ra chơi giữa các tiết học, qua đây nhà trường đã phát hiện ra những em có năng khiếu đá cầu tham gia hội khỏe phù đổng các cấp và học sinh giỏi hằng năm.
Đề tài “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu ở lớp 6 ” này, bước đầu giúp cho học sinh yêu thích hoạt động thể dục thể thao, có nơi tập luyện, được rèn luyện, bồi dưỡng phát triển tài năng thể thao, có lối sống lành mạnh trong giao tiếp với bạn bè và mọi người, đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
NHIỆM VỤ:
 	Những nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
+ Đưa ra một số kiến thức cơ bản liên quan đến việc hình thành kĩ năng vận động cho học sinh.
+ Đưa ra một số bài tập và phương pháp tập luyện nhằm giúp học sinh hình thành những kĩ năng vận động cơ bản, qua đó giúp học sinh có phương tiện để tập luyện hằng ngày nâng cao sức khỏe.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu ở lớp 6”
 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu trên cơ sở lý luận dạy học môn đá cầu và một số bài tập môn đá cầu.
 Trực tiếp sử dụng các bài tập trong chương trình giảng dạy để rút ra kinh nghiệm.
 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu lý thuyết trong chương trình đá cầu lớp 6.
 Nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện, tập luyện cá nhân, tập luyện theo cặp đôi, tập luyện theo nhóm, tổ chức thi đấu giữa các cặp đôi, tổ chức thi đấu giữa các nhóm.
 Thông qua các phương pháp tổ chức để rút kinh nghiệm và hình thành kĩ năng cho học sinh.
 Tổng kết rút kinh nghiệm so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng các phương pháp tập luyện.
 II. PHẦN NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 a/ Kiến thức giáo viên cần có:
 Về kiến thức giáo viên cần nắm vững các kĩ thuật và kĩ năng của môn đá cầu, để thị phạm hướng dẫn học sinh một cách tận tình.
 Về xác định các bài tập, các kĩ thuật bổ trợ phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với năng lực học sinh, để học sinh dễ nắm bắt và tập luyện hình thành kĩ năng vận động, các bài tập phải phong phú tránh nhàm chán.
 b/ Phương pháp sử dụng:
 Giáo viên phải biết lựa chọn và kết hợp nhuần nhiễn các phương pháp trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên tạo điều kiện tối đa để học sinh tập luyện hình thành các kĩ năng cơ bản, đồng thời tăng cường tổ chức cho các em tập thi giữa các tổ, các nhóm với nhau nhằm tăng cường sự học hỏi lẫn nhau.
 c/ Về mặt tâm lý đối với giáo viên:
 Giáo viên cần phải tạo tâm lý thoải mái, luôn tham gia vào việc giúp đỡ, uốn nắn sữa sai cho học sinh.
 Tạo điều kiện để học sinh được gần gũi, trao đổi cách tập luyện, các vấn đề học sinh vướn mắc, các kĩ thuật khó mà học sinh chưa tìm ra cách tập luyện hiệu quả.
d/ Đối với phương tiện dạy học:
 	Trong dạy học môn thể dục đồ dùng học tập đóng vai trò hết sức quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới, xác định được tầm quan trọng của đồ dùng như vậy nên tôi đã lên kế hoạch từ đầu năm, ngoài dụng cụ sẵn có của nhà trường như trụ lưới, lưới đá cầu, vôi kẻ sân, mỗi học sinh tự đóng góp mua sắm thêm dụng cụ như cầu đá vv.., nhằm phục vụ tốt cho việc học tập.
e/ Kiến thức học sinh cần có:
 Học sinh cần nhớ tên một số kĩ thuật bổ trợ, một số kĩ thuật cơ bản của môn đá cầu.
 	 Học sinh biết cách thực hiện các kĩ thuật đó ở mức cơ bản đúng và biết vận dụng vào tập luyện hằng ngày để nâng cao sức khỏe.
2.THỰC TRẠNG
2.1/ Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi
 	Trường THCS Lê Đình Chinh luôn nhận được sự quan tâm, và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước. Phòng giáo dục và lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của nhà trường đặc biệt là các hoạt động phong trào thể dục thể thao, cứ hàng năm vào dịp đầu năm học nhà trường luôn tổ chức HKPĐ cấp trường qua đó nhằm tạo ra sân chơi cho học sinh rèn luyện sức khỏe, giao lưu học hỏi lẫn nhau, giúp học sinh có lối sống lành mạnh trong sáng.
 	 Đội ngũ giáo viên nhà trường trẻ năng động đầy nhiệt huyết với công việc.
 	 Đa số học sinh ngoan, lễ phép có tính kỉ luật cao, ham học hỏi.
 	* Khó khăn
 	Quảng điền là xã nằm trên tỉnh lộ 2 khá xa trung tâm nên việc đi lại còn khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo, một số học sinh kinh tế gia đình còn gặp khó khăn bố mẹ chưa đầu tư đến việc học cũng như chăm lo đời sống tinh thần cho các em. 
 	Nhà trường còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, các tranh hình, thiết bị phục dạy học còn thiếu.
 	Ý thức tập luyện các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe ở học sinh còn hạn chế.
2.2/ Thành công, hạn chế.
 	* Thành công.
 	 Với nội dung của đề tài này sau khi được áp dụng vào thực tiễn tôi nhận thấy học sinh tham gia tập luyện hăng say, tích cực, giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp.
 	* Hạn chế
 	 Đề tài trên được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đem lại hiệu quả cần phải có thời gian, nên với lượng thời gian của môn đá cầu phân bố như hiện nay chỉ có 10 tiết ở một lớp, khi áp dụng khó đem lại hiệu quả như mong muốn.
2.3/ Mặt mạnh, mặt yếu.
 	 * Mặt mạnh
 Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thực hiện các kĩ thuật không còn lúng túng, bước đầu các em biết vận dụng các kĩ thuật để tập luyện, đặc biệt những em có năng khiếu còn mạnh dạn trong thi đấu đối kháng với nhau.
 	 * Mặt yếu
 	 Một số học sinh có tác phong chậm chạp, có năng lực vận động yếu, thường lúng túng khi thực hiện các kĩ thuật, không dám thực hiện bài tập với các bạn, thiếu tự tin khi thực hiện các kĩ thuật, nhiều em chưa xác định được cách thực hiện kĩ năng cơ bản của môn đá cầu.
2.4/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 	Môn đá cầu là môn thể thao đòi hỏi người tập phải có năng khiếu, người tập môn này phải kiên trì, nhẫn nại, vì các bài tập cứ được lặp đi lặp lại liên tục, nên đôi lúc cảm thấy nhàm chán.
 	Thời tiết ở tây nguyên không thuận lợi cho việc tập luyện môn đá cầu, để tập luyện hiệu quả và có tính liên tục thì phải có nhà thi đấu,
2.5/ Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài tài đã đặt ra.
 	Vấn đề học tập của học sinh, cũng như việc truyền thụ kiến thức và kĩ năng tập luyện của giáo viên trong dạy học nói chung rất đa dạng, tuy nhiên mỗi thầy giáo, cô giáo luôn luôn tìm tòi sáng taọ và đổi mới phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong dạy học. Mỗi môn học, mỗi đơn vị, mỗi lớp đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Riêng môn thể dục mà tôi trực tiếp giảng dạy tại trường Lê Đình Chinh bước đầu cũng gặp những khó khăn nhất định, phần lớn các em xem nhẹ môn thể dục, xem đây là môn học phụ, nhiều em đi học mang tính chất đối phó, bên cạnh đó cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, chưa có khu giáo dục thể chất chuyên biệt. Tuy vậy trong những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đã phần nào giải quyết được khó khăn, bên cạnh đó trong quá trình dạy học bản thân luôn tìm tòi sáng tạo và thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, đã truyền cảm hứng cho các em, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt.
 	Trong đề tài này tôi trang bị cho các em một số kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn đá cầu, qua đó nhằm giúp các em có được phương tiện để tham gai tập luyện hằng ngày nâng cao sức khỏe, hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh.
3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
3.1/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 	Những phương pháp, những bài tập được nêu ra trong đề tài nhằm trang bị cho các em những kĩ năng cơ bản, nhằm giúp cho các em có phương tiện, biện pháp luyện tập hiệu quả rèn luyện sức khỏe.
 	Vấn đề đặt đối với học sinh và mục đích trong đề tài này là hướng dẫn học sinh có được những kĩ năng vận động cơ bản, mạnh dạn trong học tập và có bản lĩnh trong thi đấu thể thao.
3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Trước khi đưa ra các giải pháp trong đề tài, tôi đã khảo sát sự hiểu biết và khả năng thực hiện của học sinh về hai kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và tâng cầu bằng mu bàn chân. Hai kĩ thuật này được khảo sát trên hai lớp nghiên cứu 6A1 và 6A2.
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
34
4
11.7
9
26.5
10
29.4
11
32.4
6A2
36
5
13.8
8
22.3
11
30.6
12
33.3
* Các bài tập được đưa vào tập luyện 
* Bài tập 1: Tư thế chuẩn bị trong đá cầu
 	Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều trên hai chân, mắt nhìn về hướng cầu, đây là kĩ thuật căn bản đòi hỏi học sinh cần biết cách thực hiện cơ bản đúng, để làm nền tảng cho sau này tập các kĩ thuật cao hơn.
* Bài tập 2: Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi
 	Giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa, phân tích kĩ thuật, thị phạm kĩ thuật, học sinh quan sát tập theo hình thành kĩ năng.
* Bài tập 3 : Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
* Bài tập 4: Kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân
* Bài tập 5: Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
 	Trong khi tổ chức tập luyện các bài tập, giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, ở mỗi nhóm các em tự tập cá nhân, trong khi tập luyện ở nhóm giáo viên cho các thành viên trong nhóm thi với nhau để lựa ra em có kĩ thuật tốt nhất nhóm, sau đó tổ chức cho các em nhất ở mỗi nhóm thi với nhau để tìm ra em có kĩ thuật giỏi nhất lớp.
 	 Sau đó ở mỗi lớp giáo viên chọn từ 3 đến 5 em có kĩ thuật tốt tham gia thi với lớp khác, đây là phương pháp tổ chức thi đấu giao lưu giữa các lớp với nhau, nhằm tăng cường sự học hỏi cho học sinh, tạo cho các em tâm lí vững vàng trước bạn bè cùng trang lứa, đồng thời giúp các em tự tin trong cuộc sống.
3.3/ Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.
 	 Để thực hiện giải pháp, biện pháp như đã nêu trên cần đảm bảo các điều kiện sau:
* Đối với giáo viên:
 	 Nghiên cứu kĩ các mục tiêu của bài tập, các phương pháp tổ chức phong phú, rồi vận dụng vào các tiết dạy một cách linh hoạt, để học sinh biết cách vận dụng các bài tập một cách có hiệu quả nhất.
 	 Sự chuẩn bị bài của giáo viên có vai trò quyết định trong sự thành công của tiết dạy. Vì vậy đòi hỏi giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng, cùng các phương tiện cần thiết trước khi lên lớp, cách bố trí và tổ chức học sinh tập luyện khoa học, các bài tập phải hợp lý từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để học sinh tiếp thu và tập luyện hình thành kĩ năng một cách dễ dàng.
 	 Giáo viên cần phải phân loại học sinh để có những phương pháp, cũng như các bài tập đưa ra cho phù hợp, thường xuyên theo dõi, uốn nắn sửa sai cho học sinh, giáo viên có thể bố trí các em có năng lực giỏi giúp đỡ những em có năng lực yếu.
3.4/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 	 Các biện pháp giải pháp đã nêu trong đề tài có thể dùng cho giáo viên giảng dạy đại trà môn đá cầu, hay bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu, tất cả các bài tập nêu trên đều có mối quan hệ với nhau, do đó muốn học tốt môn đá cầu học sinh cần phải nắm và biết cách thực hiện ở mức cơ bản đúng các kĩ thuật, giáo viên cần giúp đỡ, uốn nắn học sinh tập luyện đúng phương pháp, 
3.5/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 	 Đề tài này được áp dụng thực hiện đối với học sinh 2 lớp Vnen 6A1 và 6A2 kì I năm học 2015-2016, mặt dù học sinh hai lớp này mới tuyển vào trường năm học đầu tiên, các em còn khá bỡ ngỡ với chương trình học ở cấp II, nhưng khi áp dụng đề tài với các bài tập mới, nhìn chung các em rất hứng khởi, hứng thú tham gia tập luyện rất nhiệt tình và tiếp thu các kĩ thuật khá tốt, các em có năng lực yếu cũng mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi thực hiện các kĩ thuât đá cầu.
 Bảng thống kê:
* Chất lượng học sinh khi chưa áp dụng đề tài.
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
34
4
11.7
9
26.5
10
29.4
11
32.4
6A2
36
5
13.8
8
22.3
11
30.6
12
33.3
* Chất lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng đề tài
 	 Kết quả tập luyện của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sau mỗi lần tổ chức cho học sinh các nhóm thi đua với nhau, khả năng hoàn thiện các kĩ thuật đá cầu của các em ngày càng tốt hơn.
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
34
15
44.1
12
35.3
7
20.6
0
6A2
36
14
38.9
13
36.1
9
25
0
* Giá trị khoa học:
 	 Trong quá trình dạy học bằng chút kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn giảng dạy tôi thấy có hiệu quả nhất định nên đã mạnh dạng đưa ra đề tài “ Một số phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đại trà môn đá cầu lớp 6” với kết quả đạt được như đã thống kê ở trên tuy chưa cao nhưng đã phần nào kích thích sự hứng thú học tập môn đá cầu. Hy vọng đề tài này sẽ được góp phần vào việc nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học bộ môn giáo dục thể chất nói chung và môn đá cầu nói riêng.
4. Kết quả
 	 Áp dụng phương pháp tập luyện theo nhóm, phương pháp thi đấu giữa các nhóm, tôi nhận thấy các em hứng thú hơn trong học tập, khả năng cạch tranh trong tập luyện của các em cũng cao hơn, khả năng thể hiện kĩ thuật đá cầu của các em trước tập thể lớp tự tin hơn, nhiều nhóm mạnh dạn đưa ra chiến thuật trong thi đấu để đạt kết quả cao.
 	III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
 	 Việc áp dụng phương pháp dạy học kết hợp tổ chức thi đấu vào giảng dạy tôi thấy có hiệu quả cao, các em hứng thú, hăng say tập luyện, các em nắm bắt các kĩ thuật khá nhanh và biết vận dụng vào tập luyện cũng như thi đấu.
 - Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này bước đầu giúp các em học sinh hình thành những kỉ năng cơ bản của môn đá cầu, làm nền tảng cho các em sau này học lên những kĩ thuật cao hơn, có độ phức tạp lớn hơn.
2. KIẾN NGHỊ.
 Để có chất lượng trong học tập, cũng như trong giảng dạy và khi áp dụng đề tài:
 	 Các em học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.
 	 Giáo viên được phân công giảng dạy cần nắm rõ tình hình học tập của lớp, từ đó nghiên cứu để có phương pháp dạy phù hợp, và linh hoạt.
 	 Giáo viên phải nghiên cứu tìm các bài tập phù hợp với năng lực học sinh, sự quan tâm tận tình của giáo viên cũng là nhân tố quan trọng trong việc góp phần vào sự thành công của tiết học, ngoài việc phổ biến kĩ thuật giáo viên còn theo dõi uốn nắn kịp thời những kĩ thuật mà học sinh thực hiện sai, để các em dần hoàn thiện về kĩ năng vận động của mình.
 	 Nhà trường cần tạo điều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cũng như tạo điều kiện về thời gian để triển khai các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng về môn học để giáo viên có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học. 
 Quảng điền: ngày 10/02/2016
 Người viết
 Phan Thanh Hai
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
.............................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Phan Thanh Hai.doc