SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7

SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7

Hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh tạo điều kiện cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn:

- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng. Hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dạng sinh học. Quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 10 đến 15 triệu hố bom chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa trôi đất. Hậu quả trên cản trở trực tiếp đến diễn thế phục hồi rừng, và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 710Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong môn Địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀a bãi, ít quét dọn, đặc biệt những hộ gia đình sống trước cổng trường
	Học sinh còn thờ ơ với việc bảo vệ môi trường. 
II.3. Giải pháp, biện pháp: 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Vận dụng kiến thức của các môn học như : Sinh học, địa lí, giáo dục công dân, hóa học, công nghệ, mĩ thuật, toán, vật lí, mĩ thuật...để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ môi trường sống trong lành hơn. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáo dục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Môi trường là gì? Theo môn Địa Lý ta có thể hiểu “Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi bao gồm các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và giao lưu những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ ”.
 Môi trường quan trọng là như thế, ấy vậy mà nó đã bị chính con người từng bước hủy hoại. Môi trường đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do tác động của con người, do hóa chất bảo vệ thực vật, các chất hóa học, chất phóng xạ
Cụ thể trong môn Địa lý 7 có một số bài sau ta có thể lồng ghép nhiều môn học để bảo vệ môi trưởng 
Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. 
- Ô nhiễm là gì? Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường bao trùm tất cả các dạng ô nhiễm. Tuy nhiên, có ba loại ô nhiễm môi trường chính là: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và ô nhiễm đất. Một khi môi trường ô nhiễm đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người. 
Nguyên nhân 
- Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là giới trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người ảnh hưởng rất lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
- Phần khác là do sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. 
 Bài 3 : Quần cư. Đô thị hóa
 Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
	 Bài 11 : Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
- Do sự quá tải dân số ở nhiều khu đô thị lớn ngày nay. Trên thực tế, tình trạng quy hoạch các khu đô thị hầu như chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 
- Còn nữa, riêng chỉ với Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại. Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái,Đất bị ô nhiễm có thể trở lên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều nay sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn .
- Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng đang rất ngiêm trọng. Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho những thành phố này bị ô nhiễm là do sự gia tăng dân số chóng mặt. Mật độ dân số đông, kèm theo ý thức kém của người dân, rác thải trở thành vấn nạn lớn của những thành phố trên
Hậu quả 
- Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân tốn kém nhiều trong việc cải tạo môi trường.
 - Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận..
 - Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái,Đất bị ô nhiễm có thể trở lên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều nay sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn .
- Là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, hen suyễn, hay nặng hơn là ung thư. Chỉ riêng ở Việt Nam hàng năm đã có khoảng 16.000 người chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. 
Môn Toán học
- Thống kê cho thấy: Khí thải thế giới các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Đặc biệt ảnh hưởng nhiều nhất là nghành nuôi trồng thủy sản. 
- Theo Liên Hợp Quốc, mỗi năm, có tới 1,3 tỷ tấn rác thải mỗi năm và con số này sẽ còn tăng lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025.
- Nói về Việt Nam: Tại Hà Nội, từ 50-60% chất thải rắn ở khu vực ngoại thành cũng xử lý bằng việc chôn lấp, số còn lại do người dân tự xử lý.
Môn Sinh học
- Rác thải khó phân hủy lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn.
- Rác thải làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh -> tăng khả năng ngập lụt, kí sinh trùng phát sinh (tăng dịch bệnh).
- Rác thải trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- Khí độc khi đốt rác thải là nguyên nhân của các bệnh: ung thư phổi, khó thở, nôn ra máu, giảm khả năng miễm dịch, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh,v.v
- Bệnh tật là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy mà chính hành động của con người đã giết chết con người. Nói vậy cũng không ngoa, cái chết từ từ mà họ gián tiếp mang đến là những hệ lụy của việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp một cách chưa đúng đắn. Mặt khác do ý thức của người dân không tốt nên họ “tiện tay” vứt ngay rác thải vào những khu vực xung quanh làm ảnh hưởng đến mĩ quan của môi trường và chính sức khỏe của họ. Nếu người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước bẩn , hay sống gần những nơi bị ô nhiễm sễ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột,bởi vì nước bẩn là nơi sinh sống của không biết bao nhiêu loại vi khuẩn gây bệnh. Ao tù, nước đọng còn là nơi cư trú của nhiều loại ấu trùng, điển hình là ấu trùng của muỗi! Những ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay một ví dụ nghiêm trọng khác: nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm nguồn nước. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. 
- Những chất thải công nghiệp như khí thải nhà máy, khói xe của các khu đô thị lớn này nói riêng và của thế giới nói chung cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, hen suyễn, hay nặng hơn là ung thư. Chỉ riêng ở Việt Nam hàng năm đã có khoảng 16.000 người chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, cây xanh vị cứu tinh của chúng ta lại bị chặt phá vô tội vạ để phục vụ cho lợi ích kinh tế của nhiều người. 
- Môn Hóa học : Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái: SO2 và các oxit nitơ làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng, làm độ PH giảm trong đất hoặc khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra lẫn với sương mù tạo nên sự ngột ngạt, gây nhiều bệnh cho con người, làm giảm ánh sáng mặt trời mà ánh sáng mặt trời rất cần cho thực vật để thực để thực hiện quá trình quang hợp của cây xanh. Mà cây xanh là nguồn cung cấp O2 chính của con người. Điều này gây mất mát lớn cho cuộc sống. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như : CO2, SO2, CO, N2O, CH4, CFCChính những khí thải độc hại của nhà máy, xe cộ đã góp phần không nhỏ trong việc xả ra các khí độc này. 
- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vậtđược dùng trong nông nghiệp cũng là tác nhân gây ra ô nhiễm nước và đất. Những chất hóa học này chứa một lượng chấtđộc như:organochlorine,organophosphates,.Những hóa chất này sẽ thấm vào đất và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm của khu vực đó, chưa kể hóa chất này có thể chảy ra sông, suối làm nguy hại đến sức khỏe của người dân khi vô tình sử dụng. 
- Còn một cái tên đáng được quan tâm nữa, đó là bao ni lông. Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi nilon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nilon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc. Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu.Và theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác thải nilon phải mất từ 500 đến 1000 năm mới tự phân hủy.
- Theo thống kê của sở Tài nguyên – Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mỗi ngày người dân Thành phố này thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi nilon đã qua sử dụng. Đây là một con số đáng báo động! 
Môn Vật lí : Một vấn đề quan trọng khác là chính khí CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính, làm thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như băng tan ở hai cực, thậm chí làm thủng tầng ôzôn. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%,Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng này thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 đến 3,5m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỉ sau. Qủa thật là đáng sợ!
Môn Ngữ văn
- Từ bài “Thông tin về ngày Trái đất” (Văn học lớp 8): cho thấy rằng: sự giải thích đơn giản mà sang tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. 
Môn Mĩ thuật
Tổ chức các cuộc thi giao lưu, vẽ tranh cổ động chung tay bảo vệ môi trường.
Lịch Sử 
- Hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh tạo điều kiện cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn: 
- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng. Hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dạng sinh học. Quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 10 đến 15 triệu hố bom chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa trôi đất. Hậu quả trên cản trở trực tiếp đến diễn thế phục hồi rừng, và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông.
Môn GDCD 
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân:
- Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
- Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. 
- Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển, không vứt rác bừa bãi , thay thế túi ni lông bằng túi giấy, túi vải hoặc giặt sạch sẽ để tái sử dụng.
- Theo luật BVMT (lớp 7):
- Theo quy định tại khoản 1, 2 của Điều 49 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Điều 4, 10 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100 nghìn đồng cho đến 500 triệu đồng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
- Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần thì xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền thấp nhất từ 100.000 đồng và cao nhất đến 150.000.000 đồng.
- Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì xử phạt tiền thấp nhất từ 500.000 đồng và cao nhất đến 200.000.000 đồng.
- Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần thì xử phạt tiền thấp nhất từ 2.000.000 đồng và cao nhất 250.000.000 đồng.
- Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên thì xử phạt tiền thấp nhất từ 8.000.000 đồng và cao nhất đến 300.000.000 đồng. Đối với trường hợp xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì xử phạt như sau: Phạt tăng thêm từ 20% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng nêu trên.
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
*Biện pháp bảo vệ:
	- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường
	- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
	- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lí quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường
	- Trồng nhiều cây xanh
	- Xử lý môi trường vệ sinh xunh quanh
	- Tận dụng năng lượng tự nhiên
	- Hạn chế xả rác và sử dụng bao bì nilon
- Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Giáo viên phải lồng ghép các môn học có liên quan đến môi trường vào bài học như :
+ Kiến thức về thành phần môi trường gồm không khí nước, cây cối, đất đai , động thực vật học sinh có ý thức bảo vệ và được tuyên tuyền giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn, toàn diện về vị trí,vai trò, ý nghĩa to lớn của giáo dục môi trường và học sinh phải hiểu nếu những thành phần trên bị ô nhiễm thì cuộc sống của loài người có nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
+ Học sinh phải hiểu những thành phần của môi trường do thiên nhiên ban tặng không phải là vĩnh hằng mà có lúc nó sẽ cạn kiệt, nên phải có ý thức tu tạo, nâng cấp.
+ Kiến thức về sử dụng tài nguyên : Khai thác hợp lí, tiết kiệm , tránh khai thác quá mức dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt dần , khai thác đi đôi với việc trồng rừng.
+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát riển bền vững. Chính vì vậy một thế hệ tương lai phải sử dụng tiết kiệm và biết sử dụng các nguồn nguyên liệu tái chế trong tự nhiên.
+ Để bảo vệ môi trường, chỉ có nhận thức là chưa đủ mà còn phải có kiến thức, có kiến thức mới bảo vệ có hiệu quả.
 	d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Giữa các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích giáo dục học sinh việc bảo vệ môi trường cung cấp cho học sinh kiến thức địa lí ở các lớp trên được thuận lợi và sử dụng trong cuộc sống.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Khi thực hiện các biện pháp như đã nêu trên về vấn đề vân dụng kiến thức liên môn để giáo dục môi trường trong dạy học địa lý thì chất lượng môn học được nâng cao rõ rệt, học sinh có nhiều đam mê, hứng thú trong học tập, từ đó học sinh có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ hằng ngày như tiết kiệm điện, nước, tham ga dọn vệ sinh trường, lớp, chăm sóc bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi... và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường. Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động phối hợp nhiều phương pháp giáo dục môi trường trong từng bài dạy địa lý phù hợp với từng đối tượng học sinh.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Về kiến thức: Thông qua dạy học lồng ghép các môn học, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh đã nâng lên rõ rệt
Kết quả cụ thể ở một số lớp như sau:
Lớp
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
TB TRỞ LÊN
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
7A3
36
20
56
10
28
4
11
2
5
0
34
95
7A4
39
25
64
14
36
0
0
0
39
100
7A5
37
30
81
7
19
0
0
0
37
100
III. Phần kết luận, kiến nghị :
III.1. Kết luận :
	Qua những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy rằng việc đưa nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường vào chương trình địa lý và các môn học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết vì giáo dục môi trường sẽ đem lại cho người học các vấn đề : 
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - DIA LY - MINH TAM - LTVINH.doc