SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8

Khi dạy bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa

Giáo viên có thể mở bài bằng câu tục ngữ, cha ông ta thường nói: “ Ăn có chừng, dùng có mực” Em nghĩ như thế nào về điều này? Qua tìm hiểu kiến thức các em sẽ chỉ ra được việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng của con người là có giới hạn. Nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa, mặt khác chất dinh dưỡng quá nhiều, cơ thể không hấp thụ hết sẽ thải ra ngoài gây lãng phí. Vì vậy mỗi người phải có chế độ ăn uống điều độ. Bên cạnh đó câu tục ngữ còn giáo dục đạo đức con người đó là phải chi tiêu một cách hợp lí, không được lãng phí.

Cũng trong bài này giáo viên có thể mở bài bằng một câu tục ngữ khác: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” Câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì? Bằng kiến thức đã học kết hợp với những kiến thức trong thực tế các em sẽ chỉ ra được: Nhà sạch sẽ tạo cảm giác mát mẻ, bát đũa sạch sẽ tạo cảm giác làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng. Từ đó giáo viên lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ăn, chốn ở cho học sinh.

Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng một số câu tục ngữ khác như: “ Trời đánh tránh bữa ăn” hoặc “ Có thực mới vực được đạo”

 

doc 28 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 958Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các tình huống vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dạy bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên mở bài bằng câu chuyện
“ Tào tháo với rừng mơ”
Trong một lần hành quân qua một chặng đường dài, trời vừa nắng và nóng, quân sĩ của Tào Tháo vừa đói lại vừa khát, mọi người đều mệt lã tưởng chừng không thể đi nổi nữa. Tình hình khá là nguy cấp vì còn phải hành quân qua một đoạn đường rất dài nữa mới đến nơi đóng quân. Thấy vậy, Tào Tháo liền thông báo cho quân sĩ rằng: Các quân sĩ hãy cố gắng lên một chút nữa, ở phía trước có một khu rừng mơ chín mọng, mọi người tha hồ mà ăn. Cuối cùng quân sĩ của Tào Tháo cũng đến được nơi đóng quân. Vậy tại sao quân sĩ lại hết khát ? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Khi học phần II- Sự hình thành phản xạ có điều kiện, giáo viên nhắc lại câu hỏi ở đầu bài và yêu cầu học sinh đưa ra quan điểm của mình, sau khi học sinh đưa ra các ý kiến, giáo viên chốt kiến thức, từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức về sự hình thành phản xạ có điều kiện.
Cũng trong bài này giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện khác vào phần mở bài như câu chuyện
 “ Mèo của Trạng Quỳnh ”
Một vị chúa nọ có một con mèo rất đẹp, chúa rất yêu quý con mèo. Suốt ngày chúa chăm bẵm, chơi đùa với mèo mà không quan tâm gì đến việc triều chính. Thấy vậy, Trạng Quỳnh liền bắt trộm mèo của chúa và mang về nhà nuôi. Chúa cho quân lính tìm kiếm khắp nơi, mãi một thời gian sau chúa thấy nhà Trạng Quỳnh có một con mèo giống của mình liền đến đòi mèo lại. Trạng quỳnh liền nói: Đây là mèo của thần và để chứng minh là mèo của mình, Trạng Quỳnh liền mang ra hai bát cơm, một bát bỏ đầy thịt, cá còn một bát chỉ có cơm chan nước canh. Con mèo liền tiến lại gần bát cơm chan nước canh và ăn một cách ngon lành. Lúc này, Trạng Quỳnh liền nói: Chúa thấy đấy, nhà thần nghèo, không có tiền mua cá, thịt nên chỉ toàn ăn cơm chan với canh nên mèo nhà thần chỉ quen ăn món này mà thôi. Mèo nhà chúa sống sung sướng , chỉ quen ăn cơm với cá và thịt, nên đây chính là mèo của thần. Lúc này chúa đành mất mèo và ấm ức đi về. Vậy tại sao chúa chịu mất mèo? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Qua tìm hiểu kiến thức để giải đáp câu hỏi này học sinh chỉ ra được: Chính Trạng Quỳnh đã tập cho mèo một thói quen mới, đó là chỉ được ăn cơm chan với nước canh mà thôi. Từ đó, học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức về sự hình thành phản xạ có điều kiện. Đồng thời qua đây giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh rèn luyện các thói quen học tập tốt, các nếp sống văn minh.
- Giải pháp 2: Sử dụng các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy.
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều những tình huống nảy sinh làm xuất hiện trong đầu các em rất nhiều thắc mắc, các em rất muốn tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc đó. Trong giảng dạy, giáo viên sử dụng những tình huống có thể là những tình huống có sẵn trong thực tế hoặc là những tình huống giả định mà giáo viên tạo ra có nội dung liên quan đến bài học, nhằm mục đích yêu cầu học sinh hãy suy nghĩ và tìm ra cách xử lí tình huống đó, điều này đã đặt ra cho các em một câu hỏi lớn buộc các em phải huy động trí não, sự tập trung trí tuệ để giải quyết vấn đề, từ đó tạo cho các em tâm thế học tập tốt, chủ động trong việc tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, nâng cao chất lượng bộ môn.
+ Biện pháp 1: Sử dụng các tình huống có sẵn
Các tình huống có sẵn là những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày, rất quen thuộc với học sinh. Việc sử dụng các tình huống này trong giảng dạy, tạo cho học sinh sự hứng thú, muốn tìm hiểu kiến thức để có thể giải quyết các tình huống đó.
Cách thức thực hiện: Đối với giải pháp sử dụng các tình huống có trong thực tế vào giảng dạy giáo viên có thể sử dụng ở các bài như: Bài 6: Phản xạ; bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể; bài 14: Bạch cầu- miễn dịch; bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu; bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết; bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp; bài 21: Hoạt động hô hấp.
Một số ví dụ cụ thể:
Khi dạy bài 6: Phản xạ
Giáo viên có thể mở bài bằng một tình huống: Khi tay ta chạm phải vật nóng, liền rụt tay lại. Tại sao lại có hiện tượng này? Để giải đáp câu hỏi nàychúng ta cùng tìm hiểu trong bài 6: Phản xạ. Từ tình huống này, sẽ tạo cho các em sự tò mò, muốn tìm ra kiến thức để lí giải hiện tượng trên. Qua tìm hiểu kiến thức các em sẽ chỉ ra được đây chính là một phản xạ của cơ thể để trả lời kích thích từ môi trường. Đồng thời các em cũng giải thích được cơ chế của phản xạ trên. Từ đó các em có thể giải thích được các hiện tương tự mà các em gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Khi dạy bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể 
Khi vào phần mở bài giáo viên đưa ra một tình huống có trong thực tế : Gia đình bác Nam ở thôn Tân Lập có cô con gái đang bị bệnh tiêu chảy, sau khi lấy thuốc về cho con uống, bác còn bắt con gái phải uống nhiều nước, bác bảo: phải uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị thiếu. Theo em việc bắt con gái uống nhiều nước khi bị bệnh tiêu chảy của bác Nam như vậy có đúng không? Tại sao? Từ câu chuyện này sẽ tạo cho các em hứng thú muốn tìm hiểu những kiến thức để lí giải cho các dự đoán của mình sau khi học phần I- Máu. Giáo viên yêu cầu học sinh nói ra quan điểm của mình. Sau đó giáo viên chốt kiến thức: 90% huyết tương là nước nên khi bị tiêu chảy hay bị sốt cơ thể mất nước nhiều, máu trở nên đặc và khó lưu thông trong hệ mạch. Vì vậy người bệnh cần phải uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị hao hụt. Từ đó giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em có thể xử lí được khi gặp các tình huống tương tự trong cuộc sống.
 Khi dạy bài 14: Bạch cầu- miễn dịch 
Giáo viên mở bài bằng cách đưa ra một tình huống: Khi em dẫm phải gai, tại vết trầy xước mới đầu bị tấy đỏ, sưng đau thậm chí có thể bị cống mủ, sau vài hôm thì khỏi. Vậy chân khỏi là do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi này các em cùng tìm hiểu qua bài 14: Bạch cầu – miễn dịch. Sau khi học xong phần I- Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. Giáo viên nhắc lại câu hỏi trong tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức: Tại vết trầy xước bị tấy đỏ, sưng đau là do các vi khuẩn tập trung tấn công tạo thành ổ sưng viêm. Sau vài hôm chân khỏi là do hoạt động của các bạch cầu đã tiêu diệt được vi khuẩn, bảo vệ cơ thể.
Cũng trong bài này giáo viên có thể sử dụng một tình huống vào bài khác như: Có người nói rằng: “Tiêm vacxin là tiêm vi khuẩn đã được làm yếu vào cơ thể, giúp cơ thể không bị mắc bệnh” Theo em điều này có đúng hay không? Tại sao? Sau khi học xong phần II. Miễn dịch. Giáo viên nhắc lại câu hỏi trong tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh trả lời, sau đó chốt kiến thức: Thực tế tiêm vacxin chính là tiêm các vi khuẩn đã được làm yếu, không còn khả năng gây bệnh vào cơ thể, để cơ thể tiết ra kháng thể chống lại căn bệnh. Do đó sau khi tiêm vacxin một bệnh nào đó, cơ thể sẽ cơ thể sẽ không mắc bệnh đó nữa.
 Khi dạy bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Trước khi vào bài mới giáo viên có đưa ra tình huống: Ở người bình thường, khi làm việc chẳng may bị đứt tay, mới đầu tại vết đứt máu chảy nhiều, sau đó ít lại và không chảy nữa. Nhưng ở một số người khác chỉ cần một vết thương nhỏ, máu cứ chảy miết, chảy miếtnếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tại sao lại có những hiện tượng trên? Để giải đáp những câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu. Từ tình huống này sẽ tạo động lực cho các em tìm hiểu kiến thức để giải đáp thắc mắc của mình. Sau khi học xong phần I- Đông máu, giáo viên nhắc lại tình huống vào bài và yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng trên. Sau khi học sinh trình bày suy nghĩ của mình giáo viên chốt kiến thức và mở rộng thêm kiến thức liên quan cho các em. Ở người bình thường, khi bị đứt tay các tế bào tiểu cầu va chạm với vết rách của thành mạch máu ở vết thương nên bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này kết hợp với chất sinh tơ máu có trong huyết tương tạo thành các tơ máu, các tơ máu này ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết thương nên máu không chảy nữa. Đối với những người bị bệnh máu khó đông do số lượng tế bào tiểu cầu trong máu quá ít nên chỉ cần một vết thương nhỏ, máu cứ thế chảy miết, chảy miết thậm chí người bị bệnh nặng, mặc dù không bị trầy xước cũng có thể bị chảy máu trong các khớp chân, tay. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến phải tháo các khớp ở chân hoặc tay, gây nguy hiểm đến tính mạng.
 Khi dạy bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào học bài mới giáo viên đưa ra tình huống: Có người nói rằng “Trong khẩu phần ăn mà thức ăn chứa nhiều chất côlesterôn (có trong thịt, cá, trứng, sữa) có nguy cơ bị mắc bệnh sơ vữa động mạch” Em có suy nghĩ gì về câu nói này? Bệnh sơ vữa động mạch gây ra tác hại gì? Sau khi học phần I- Tuần hoàn máu, giáo viên yêu cầu học sinh nói lên quan điểm của mình về tình huống ở đầu bài. Qua tìm hiểu kiến thức bài học kết hợp với hiểu biết về thực tế học sinh có thể đưa ra câu suy nghĩ của mình, giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: Trong khẩu phần ăn mà chứa nhiều chất côlesterôn sẽ có nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, côlesterôn ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, gây xơ vữa. Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch gặp khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim gây các cơn đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ. Bên cạnh đó động mạch xơ vữa gây ra các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây tử vong. Qua tình huống này, giáo viên định hướng cho các em biết cách xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí, tốt cho sức khỏe.
 Khi dạy bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Giáo viên có thể mở bài bằng một tin tức có trên thời sự: Một em bé ở Gia Lai đã tử vong do bị nghẹt thở sau khi ăn thạch rau câu. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp. Khi học phần II- Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng, giáo viên nhắc lại tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh giải thích. Sau đó giáo viên chốt kiến thức: Ở thanh quản có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn. Trong trường hợp trên khi em bé khi ăn thạch rau câu đã mút mạnh để lấy thạch vào miệng. Khi mút mạnh thì nắp thanh quản sẽ mở to, cùng với độ trơn của miếng thạch đã chạy tọt vào cổ và lọt vào đường thở, chắn ngang gây nghẹt thở và tử vong. Qua tình huống giáo viên có thể lồng ghép cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật hoặc khi ăn không nên cười đùa có thể dẫn đến bị sặc
 Khi dạy bài 21: Hoạt động hô hấp
Để kích thích sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh, giáo viên có đưa ra một tình huống: Khi phát hiện một em bé mới sinh bị chết, làm thế nào để biết được chính xác em bé đó chết trước hay sau khi lọt lòng? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài 21: Hoạt động hô hấp. Khi học phần I- Thông khí ở phổi, giáo viên nhắc lại tình huống vào bài và yêu cầu học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, sau đó giáo viên chốt lại kiến thức: Trẻ mới sinh đã cắt rốn mà vẫn còn sống sẽ có động tác hít vào thở ra lần đầu làm bật tiếng khóc chào đời. Trước khi có tiếng khóc chào đời phổi trẻ chưa hề có không khí. Nên nếu trẻ chết từ trong bụng mẹ thì mô phổi còn đặc do đó nặng hơn nước, còn nếu trẻ lọt lòng mà còn sống dù chỉ cất tiếng khóc một lần thôi, khi không khí tràn vào phổi có một phần sẽ ở lại mãi trong đó nên mô phổi trở nên xốp và nhẹ hơn nước. Vì vậy trong pháp y, khi cần xác định một trẻ sơ sinh chết từ khi còn nằm trong bụng mẹ hay sau khi lọt lòng, chỉ cần cắt một miếng phổi, bỏ vào một cốc nước rồi theo dõi xem nó chìm hay nổi. Nếu phổi chìm thì em bé đó bị chết trong bụng mẹ, còn nếu phổi nổi thì em bé đó chết sau khi lọt lòng. Cũng trong bài này giáo có thể đặt ra câu hỏi “ Vì sao có tiếng khóc chào đời” trước khi vào bài mới.
+ Biện pháp 2: Tạo ra các tình huống giả định
Bên cạnh các tình huống có sẵn trong thực tế, giáo viên có thể sáng tạo ra các tình huống giả định để kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Từ các tình huống đó buộc học sinh phải tự tìm hiểu kiến thức nền và đưa ra cách giải quyết tình huống đó, giúp các em khắc sâu kiến thức.
Cách thức thực hiện: Giáo viên có thể áp dụng biện pháp này vào các bài cụ thể như: bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương; bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể; bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu; bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu; bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Một số ví dụ cụ thể:
Khi dạy bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Khi vào phần mở bài giáo viên đưa ra tình huống: Bạn Nam và bạn Hải đang tranh luận với nhau về một vấn đề như sau:
Bạn Nam: Theo tớ thì xương của người già sẽ cứng và chắc nên sẽ ít bị gãy hơn so với trẻ em.
Bạn Hải: Tớ lại nghĩ xương của trẻ em sẽ ít bị gãy hơn so với xương của người già vì xương trẻ em có sự dẻo dai hơn.
Theo em ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương. Từ tình huống này sẽ tạo cho các em hứng thú muốn tìm hiểu những kiến thức để lí giải cho các dự đoán của mình Sau khi học xong phần III- Thành phần hóa học và tính chất của xương. Giáo viên nhắc lại tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh trình bày và giải thích quan điểm của mình. Sau khi học sinh phát biểu giáo viên chốt kiến thức: Tỉ lệ cốt giao và muối khoáng trong xương thay đổi theo lứa tuổi, ở trẻ em thành phần cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em sẽ dẻo dai và ít bị gãy hơn. Còn ở người già tỉ lệ cốt giao giảm vì vậy xương xốp, giòn và dễ gãy, khi bị gãy lại lâu hồi phục hơn so với xương trẻ em.
Khi dạy bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể 
Trước khi vào học bài mới giáo viên có thể đưa ra một tình huống : Bạn Hà và bạn Hải đang tranh luận với nhau về bệnh thiếu máu.
Bạn Hà: Theo tớ nghĩ người bị bệnh thiếu máu là do thiếu số lượng máu trong cơ thể nên mới hay bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Bạn Hải: Tớ lại nghĩ khác, người bị thiếu máu có thể do thiếu ôxi trong máu.
Em nghĩ như thế nào về quan điểm của hai bạn trên? Vì sao? Từ tình huống này sẽ kích thích sự tò mò, của các em muốn tìm hiểu những kiến thức để lí giải cho các dự đoán của mình. Sau khi học phần I- Máu. Giáo viên yêu cầu học sinh nói ra quan điểm của mình. Sau đó giáo viên chốt kiến thức: Ở người, trung bình có khoảng 7,5ml máu/kg cơ thể. Như vậy ở người trưởng thành có trung bình khoảng từ 4,5 -5,5 lít máu. Những người bị bệnh thiếu máu thường không phải do thiếu số lượng máu mà do thiếu số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích máu, làm cho khả năng trao đổi khí của máu kém đi, cơ thể không nhận đủ máu giàu ôxi nên hay bị mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt
Khi dạy bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Để kích thích hứng thú học tập của học sinh, giáo viên đưa ra một tình huống: Nam và Tuấn đi chơi, chẳng may bị tai nạn giao thông, cả hai được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tuấn chỉ bị trầy xước sơ sơ, còn Nam bị mất máu rất nhiều. Qua xét nghiệm Nam thuộc nhóm máu O. Bác sĩ chỉ định phải truyền máu gấp cho Nam. Nhưng không may lượng máu dự trữ của bệnh viện về nhóm máu O đã hết. Bác sĩ đang lo lắng tìm người có nhóm máu phù hợp để truyền cho Nam. Thấy vậy Tuấn liền nói: Bác sĩ ơi! Cháu nhóm máu có B, hãy lấy máu của cháu để truyền cho Nam. Theo em bác sĩ sẽ trả lời thế nào? Vì sao? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu. Sau khi học xong phần II- Các nguyên tắc truyền máu, giáo viên yêu cầu học sinh giải đáp tình huống này. Qua tìm hiểu các em sẽ chỉ ra được: Tuấn nhóm máu B không thể truyền máu cho bạn Nam được vì: Người có nhóm máu B trong hồng cầu có kháng nguyên B sẽ gây kết dính với kháng thể b có trong huyết tương của người nhóm máu O, gây hiện tượng đông máu dẫn đến tử vong. Chỉ máu của người có nhóm máu O mới truyền cho người có nhóm máu O được mà thôi. Qua tình huống này các em sẽ khắc sâu được kiến thức để có thể vận dụng được trong thực tiễn.
Khi dạy bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Ghép thận
 Giáo viên mở bài bằng một tình huống: Nam và Hà đang tranh luận với nhau về một vấn đề.
Nam: Theo tớ nghĩ, mỗi người chúng ta đều có hai quả thận nên nếu tặng một quả thận cho người bị suy thận để cứu sống họ, thì cơ thể chúng ta vẫn bình thường.
Hà: Tớ lại nghĩ khác, hai quả thận trong cơ thể mỗi người đều phải phối hợp với nhau trong việc lọc và thải các chất thừa, các chất độc hại. Nên nếu cho đi một quả thì cơ thể sẽ bị yếu đi rất nhiều, thậm chí có thể bị chết.
Em đồng ý với quan điểm của bạn nào? Tại sao? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. Khi học phấn II- Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu, giáo viên nhắc lại tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình. Sau đó, giáo viên chốt kiến thức: Ở người, mỗi quả thận có khoảng hơn một triệu đơn vị chức năng. Nên khi cơ thể chỉ còn một quả thận, nó sẽ tự điều chỉnh công suất để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ lọc như khi còn hai quả thận. Khi đó, để bù đắp quá trình xử lí chất thải thừa của quả thận đã mất, các đơn vị thận trong quả thận còn lại sẽ tăng kích thước lên. Vì thế sức khỏe của người hiến thận vẫn bình thường. Đây là một nghĩa cử cao đẹp của con người đang được xã hội quan tâm và ủng hộ.
Khi dạy bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Trước khi học bài mới, giáo viên đưa ra một tình huống: Ban đêm Lan thường hay đi tiểu nhiều lần mà trời lại rất lạnh. Lan băn khoăn không dám nói với bố mẹ, may có Linh là bạn thân hay chơi với nhau, Lan liền tâm sự và được Linh mách cho một mẹo nhỏ đó là ít uống nước và nhịn đi tiểu. Vậy theo em, Linh nói như vậy là đúng hay sai? Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 39: Bài tiết nước tiểu. Sau khi học phần II- Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại, giáo viên nhắc lại tình huống ở đầu bài và yêu cầu học sinh đưa ra suy nghĩ của mình. Qua việc chủ động tìm hiểu kiến thức các em sẽ dễ dàng chỉ ra được, cách mà Linh chỉ cho bạn Lan là sai khoa học vì nếu uống ít nước sẽ dẫn đến gây khó khăn cho cho quá trình bài tiết nước tiểu, bên cạnh đó nếu nhịn đi tiểu lâu làm tăng nguy cơ bị sỏi thận gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Từ đó giúp các em hình thành được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
- Giải pháp 3: Sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế vào trong giảng dạy
Các câu hỏi nảy sinh trong thực tế rất gần gũi với các em học sinh. Việc sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế trong giảng dạy sẽ tạo cho các em hứng thú muốn tìm hiểu kiến thức bộ môn để có thể lí giải những vấn đề mà các em thường gặp, qua đó các em thấy môn học trở nên gần gũi và thiết thực và yêu thích môn học hơn.
Cách thức thực hiện: Đối với giải pháp sử dụng các câu câu hỏi liên quan đến thực tế vào giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng ở các bài như: Bài 7: Bộ xương; bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ; bài 10: Hoạt động của cơ; bài 14: Bạch cầu- miễn dịch; bài 17: Tim và mạch máu; bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp; bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa; bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày; bài 28: Tiêu hóa ở ruột non.
Một số ví dụ cụ thể:
Khi dạy bài 7: Bộ xương
Trước khi học bài mới, giáo viên đưa ra câu hỏi: Tại sao khi bị chết đuối, xác của người phụ nữ khi nổi trên mặt nước thường nằm ngửa, còn xác của người đàn ông thường nằm sấp?
 Xác người phụ nữ thường nằm ngửa Xác người đàn ông thường nầm sấp
Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 7: Bộ xương, khi học phần I- Các thành phần chính của xương, giáo viên nhắc lại câu hỏi ở phần mở bài và yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình. Sau khi học sinh đưa ra các ý kiến, giáo viên chốt kiến thức: Ở phụ nữ, trọng tâm c

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN- HIỀN-NT.doc
  • docbìa skkn.doc