SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)

Tư liệu hình ảnh

Các tư liệu hình ảnh có vai trò tạo sự phong phú, đa dạng trong tư liệu dạy học đồng thời làm cho học sinh có cái nhìn thực tế về sự chuẩn bị của toàn đảng, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954. Giáo viên sưu tầm trên internet hình ảnh các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử liên quan đến bài 27 gồm:

- Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1953-1954.

- Hình đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy tại chiến trường Điện Biên Phủ.

- Hình chân dung các anh hùng đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ như: anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can.

- Hình ảnh hầm Đờ cat xtơ ri, Đờ cát xtơ-ri và toàn bộ ban tham mưu của địch ra hàng.

- Hình ảnh tượng đài chiến thắng Điên Biên Phủ, xe đạp thồ nối đuôi ra chiến trường, đoàn ngựa thồ, đoàn thuyền phục vụ chiến dịch, mở đường ra mặt trận, kéo pháo vào trận địa.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 595Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
Câu 3. Vì sao em không thích học môn lịch sử?
Câu 4. Em thích học lịch sử theo phương pháp nào trên lớp?
Câu 5. Em có thích cách học lịch sử bằng hình thức giao việc của thầy, cô giáo không? Vì sao?
Câu 6. Em có nhận thấy môn học lịch sử có thể dễ dàng lồng ghép giáo dục ý thức đạo đức, lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh thông qua các nhân vật có thật trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta không? 
Câu 7. Ở tiết dạy lịch sử, thầy, cô giáo có dùng những câu hỏi liên quan đến các môn học khác không? Theo em, mục đích của thầy, cô giáo để làm gì?
Câu 8. Trong các dạng bài học có nội dung về diễn biến các chiến dịch, em muốn thầy, cô giáo dạy học theo cách nào? 
Câu 9. Em thấy thầy, cô giáo dạy lịch sử có cần phải sử dụng nhiều có các tư liệu lịch sử, tranh ảnh minh họa không? 
Câu 10. Khi được xem các tư liệu dạy học nói về sự hi sinh anh dũng của những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, em thấy mình cần phải có nhận thức gì với thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng?
Câu 11. Sau tiết học lịch sử về các chiến dịch lịch sử, em thấy hình tượng người lính cụ Hồ hiện lên như thế nào?
Câu 12. Nếu là một thanh niên trong thời kì kháng chiến chống thế lực ngoại xâm, em sẽ làm gì cho đất nước?
Câu 13. Em mong muốn thầy, cô giáo dạy học môn lịch sử cần làm những gì để có thể làm cho các em yêu thích bộ môn?
Bên cạnh đó, để nắm bắt được thực trạng trong thực tế ý thức thực hiện nội quy trường lớp, nhất là học sinh lớp 8, 9 đã bước sang tuổi thanh niên, một số em đã đứng trong hàng ngũ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tôi sử dụng một số câu hỏi sau:
Câu 1. Là học sinh đang học cấp THCS, em thấy có cần thiết phải xác định mục đích sống cho bản thân không? Vì sao?
Câu 2. Em hiểu gì về lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, học sinh khi đang học cấp THCS.
Câu 3. Biểu hiện của thanh niên, học sinh cấp THCS về lí tưởng sống cao đẹp được thể hiện như thế nào?
Câu 4. Hiện nay, ở trong trường, lớp em, một số bạn thường có biểu hiện chưa tốt về ý thức thái độ trong học tập, lao động, giao tiếp. Theo em, đây có phải là biểu hiện của việc chưa xác định được mục tiêu, mục đích học tập và lí tưởng sống của học sinh không? Vì sao?
Câu 5. Hãy kể những việc mà em và các bạn đã làm trong các phong trào thi đua của nhà trường. Theo em, đây có phải là biểu hiện của mục đích học tập, lí tưởng sống cao đẹp của học sinh? Vì sao?
Câu 6. Cho biết thái độ của em khi học sinh, thanh niên trong trường có biểu hiện đua đòi, la cà tụ tập với một số đối tượng bên ngoài?
Câu 7. Nếu có thể giúp đỡ được các bạn tiến bộ trong học tập và nhận thức, em và các bạn sẽ làm gì?
Câu 8. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay? 
Câu 9. Cho biết lí tưởng sống của em trong hiện tại và tương lai?
Như vậy, qua các câu hỏi nắm bắt thực trạng của học sinh hiện tại trong lớp, trong trường một lần nữa lại giúp giáo viên không chỉ định hướng được việc điều chỉnh phương pháp dạy học mà còn nhận thấy biểu hiện, thái độ tích cực, hạn chế của học sinh trong nhận thức, hành động khi thực hiện mục đích của bản thân trong môi trường giáo dục để từ đó lựa chọn nội dung dạy học lồng ghép phù hợp, hiệu quả. 
Kết quả thống kê khảo sát trước khi thực hiện đề tài về dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 cụ thể như sau:
- Về thái độ của học sinh đối với môn học: Yêu thích 50%, không yêu thích 50%.
- Về thái độ của học sinh đối với bài học 27: 
+ Thích học theo tư liệu, hình ảnh minh họa, liên hệ kiến thức các môn học: 80%
+ Học theo phương pháp của thầy, cô giáo như các tiết học trước: 70%
- Về ý thức thực hiện nội quy trường lớp:
+ Ý thức tốt, quan tâm đến người khác: 70%
+ Ý thức chưa tốt, chưa quan tâm đến mọi người xung quanh: 30%
- Có nhận thức về lí tưởng sống cao đẹp: 70%
- Có biểu hiện tốt trong hành động, lời nói, việc làm: 80%
Từ thực trạng thực tế trên, tôi nhận thấy để đề tài được thực hiện hiệu quả thì điều cốt lõi nhất của vấn đề là tiết học vừa đảm bảo kiến thức vừa lồng ghép được nội dung giáo dục cho học sinh mà không ảnh hưởng đến thời lượng kiến thức cũng như thời gian yêu cầu của một tiết học. Do đó, giáo viên phải biết phân phối thời gian hợp lý, lựa chọn nội dung bổ trợ về tranh ảnh, tư liệu dạy học, môn học bổ trợ phải hợp lý, đủ lượng song lại không quá dài dòng, đối phó làm cho có, hay yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ở nhà mà thầy cô giáo phải luôn là người chủ động hướng dẫn và học sinh cũng luôn được chủ động trong việc chuẩn bị nội dung liên quan đến bài học tránh làm các em bị động khi vừa phải tổng hợp kiến thức môn học vừa phải cố gắng nhận thức nội dung giáo dục mà thầy cô giáo lồng ghép.
Tóm lại, có nhiều yếu tố thực trạng liên quan đến chất lượng giảng dạy nhằm đạt mục tiêu không chỉ về kiến thức mà còn có vài trò quan trọng của việc lồng ghép giáo dục cho học sinh đòi hỏi người giáo viên luôn phải làm mới mình, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao, quan tâm một cách toàn diện đến hiệu quả giáo dục thì mọi việc dù khó cũng thành công.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
Để phân tích kĩ hơn các nội dung giải pháp đối với việc thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số giải pháp sau:
Giải pháp 1. Xác định các phương pháp dạy học phù hợp 
Qua thực tế dạy học trong bài 27, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
1.1. Đối với phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Sự chuẩn bị chu đáo về tư liệu dạy học trong bài giảng là vô cùng cần thiết bởi nó không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức, làm sinh động, phong phú thêm bài học mà qua các hình ảnh tư liệu này còn là nhằm mục đích lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc trong nước và đoàn kết với nhân dân Đông Dương. Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, lựa chọn nguồn tư liệu hình ảnh, video không chỉ phù hợp mà còn có tính chọn lọc, đặc sắc, nổi bật trong số các nguồn tư liệu trên internet để minh họa tốt nhất cho bài dạy đồng thời thu được hiệu quả giáo dục lồng ghép tốt nhất cho học sinh.
Tôi nhận thấy trong quá trình dạy học bài 27, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954, yêu cầu giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp cụ thể như phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợpĐể đạt được yêu cầu của bài giảng, giáo viên phải sử dụng tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học như lược đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1953-1953, lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; tư liệu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp: lực lượng, phương tiện chiến tranh, tướng lĩnh chỉ huy; tư liệu về sự chuẩn bị của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ: về lực lượng, phương tiện, người chỉ huy, về những tấm gương điển hình trong chiến đấu
1.2. Đối với phương pháp thuyết trình, vấn đáp
Đối với môn học lịch sử, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các kiểu bài ôn tập, bài học có nội dung trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, mở rộng thêm sự hiểu biết về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sửPhương pháp này phù hợp với mọi đối tượng học sinh vì các em có thể trả lời được toàn bộ hoặc một phần nội dung của bài, của chương, của từng lĩnh vực kiến thức đã học. Bên cạnh việc giáo viên thuyết trình mở rộng nội dung giúp học sinh hiểu kiến thức thì giáo viên còn dùng trong việc sử dụng các câu hỏi nhanh, trắc nghiệm để giúp học sinh nhớ nội dung nhanh hơn. Tiết học trở nên sôi nổi hơn nhiều khi học sinh luôn là người chủ động trong kiến thức.
Trong bài 27, giáo viên phân loại các câu hỏi theo hướng so sánh giúp học sinh dễ nhận biết về sự chuẩn bị của quân dân ta trong kháng chiến, những thắng lợi to lớn của nhân dân ta cũng như sự thất bại thảm hại của thực dân Pháp trong kế hoach Na-va và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 
* Về phía quân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 qua các câu hỏi cụ thể như sau: 
Câu 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ như thế nào?
Câu 2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 có sự phối hợp của quân và dân những nước nào? Vì sao?
Câu 3. Chiến dịch nào được coi là đỉnh cao trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954?
Câu 4. Quân ta mở đầu trận đánh tại Điện Biên Phủ vào ngày, tháng, năm nào?
Câu 5. Phương tiện chủ yếu của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
Câu 6. Địa danh nào đi vào lịch sử trong chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ?
Câu 7. Thực dân Pháp đã phải làm gì sau thất bại của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954?
Câu 8. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí vào thời gian nào?
Câu 9. Phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ do ai làm trưởng đoàn?
Như vậy, với các câu hỏi này giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức của bài mà còn làm cho học sinh có nhận thức sâu đậm hơn về lòng lòng tự hào dân tộc, ý thức về tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta và quân dân ba nước Đông Dương, về ý nghĩa to lớn của chiến dịch Điên Biên Phủ. Qua đó học sinh cũng sẽ có nhận thức to lớn về sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố thêm sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản. 
* Về phía thực dân Pháp, giáo viên lựa chọn các câu hỏi thống kê trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ qua các câu hỏi cụ thể như sau:
Câu 1. Tướng chỉ huy kế hoạch Na-va của Pháp là ai?
Câu 2. Kế hoạch Na-va gồm mấy bước? Được thực hiện trong thời gian bao lâu? Nhằm mục đích gì?
Câu 3. Cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 buộc quân địch phải phân tán lực lượng thành mấy nơi?
Câu 4. Pháp xây dựng Điên Biên Phủ thành tập đoàn gồm bao nhiêu cứ điểm? với quân số bao nhiêu?
Câu 5. Tướng chỉ huy của Pháp trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là ai?
Câu 6. Quân số của thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ là bao nhiêu?
	Qua hai phần câu hỏi có tính chất so sánh này học sinh vừa thấy được thất bại thảm hại của thực dân Pháp vừa cảm nhận được tinh thần bất khuất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
* Sử dụng các câu hỏi về nhân vật lịch sử trong bài học, thông tin về những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của các thế hệ ông cha làm cho học sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng sống cao đẹp của lớp lớp các thế hệ thanh niên trong thời kì bảo vệ đất nước. Đó chính là lí tưởng sống cao đẹp, sự hi sinh quên mình, xả thân vì độc lập, vì tự do của dân tộc, đó chính là đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản thân. Các câu hỏi được sử dụng cụ thể như sau:
Câu 1. Ai là người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Điện Biên Phủ?
Câu 2. Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo?
Câu 3. Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
Câu 4. Ai là người yêu cầu đồng đội lấy thân mình làm giá súng?
Câu 5. Bài hát nào cổ vũ tinh thần các chiến sĩ kéo pháo vào trận địa?
Câu 6. Kể tên một vài tác phẩm văn học ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954?
Câu 7. Hãy nêu cảm nhận của em về những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của thanh niên Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước?
Câu 8. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đât nước hiện thanh niên cần phải làm gì?
Câu 9. Công việc mơ ước của em sau này là gì? Vì sao em lại chọn công việc đó?
Cuối cùng giáo viên sử dụng câu hỏi tổng hợp có nội dung liên hệ kiến thức. Câu hỏi này sẽ giúp học sinh phần nào định hướng được trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, nhận thức thêm về lí tưởng sống cao đẹp mà ông cha đã thể hiện. Từ đây, hành động và lối sống cao đẹp của các em sẽ tiếp bước ông cha tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa bằng những hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đối tượng là học sinh THCS đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Câu hỏi này có thể giúp các em củng cố thêm kiến thức môn giáo dục công dân trong bài lí tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng từ đây, các em là đội viên lớn tuổi, là thanh niên ưu tú càng ra sức học tập, phấn đấu đứng vào hàng ngũ của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cùng thanh niên trên địa bàn huyện nhà thực hiện tốt nhiệm vụ của thanh niên trong thời gian tới. Đây cũng là hành trang về nhận thức lí tưởng sống cao đẹp, không bị sa ngã, bị lôi kéo trong các tệ nạn xã hội hiện nay nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên. Như vậy, giáo viên đã thực hiện lồng ghép một cách rất tự nhiên lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài học lịch sử mà không hề bị gượng ép, bị bó buộc phải học môn giáo dục công dân về lí tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục lí tưởng sống.
1.3. Đối với phương pháp thực nghiệm: Giáo viên sử dụng câu hỏi mang tính liên hệ thực tế để giúp học sinh phát huy những hành động tốt đẹp đã được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường cụ thể như: 
Câu 1. Hãy nêu những việc làm tốt đẹp mà em và các bạn đã làm trong các đợt phát động thi đua của nhà trường, của Đoàn, Đội thiếu niên?
Câu 2. Theo em, những việc làm này chứng tỏ điều gì đối với học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường hiện nay?
Câu 3. Em có nhận thấy những việc làm tốt đẹp của em và các bạn trong lớp, trong trường đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao? 
	Câu trả lời nhận được từ học sinh sẽ là: chúng em đã thực hiện lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc công trình măng non, lao động cộng sản do đoàn thanh niên phát động như dọn cỏ khu vực quanh sân trường, làm công trình thanh niên, lao động vệ sinh các phần mộ liệt sĩ tại nghĩa trang của huyện, viếng nghĩa trang liệt sĩ của huyện cùng các thầy cô giáo của nhà trường trong các dịp lễ tết, dịp tri ân các anh hùng liệt sĩ như 27/7, 22/12Chúng em cũng đã thực hiện quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng khó khăn, thiên tai lũ lụt, các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp, của trường.
Như vậy, đối với phương pháp này thì ý nghĩa to lớn đối với việc lồng ghép giáo dục là học sinh đã nhận thức được những việc làm nhỏ bé của mình phù hợp với lứa tuổi học sinh là những việc làm tốt đẹp, thể hiện sự tương thân tương ái, sự giúp đỡ những bạn học sinh cùng trang lứa còn khó khăn, là hành động tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của đất nước, là hành động góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. Qua đó, nâng cao nhận thức về những hành động xấu, đáng lên án của xã hội, hành động sai, chưa đúng mực của học sinh đang còn biểu hiện trong lớp, trong trường. Cũng từ đây hạn chế được những hành vi chưa tích cực của học sinh, phát huy và lan tỏa hành vi tốt đẹp trong từng học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
1.4. Đối với phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Học sinh được chủ động chuẩn bị nội dung mà giáo viên đã yêu cầu trước đó. Giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi có tính bao quát, tính thực tế để học sinh dễ dàng cảm nhận cũng như liên hệ. Để đạt được yêu cầu nội dung bài học và lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh hiệu quả giáo viên có thể sử dụng một trong câu hỏi thu hoạch sau khi học xong bài học như: Cảm nhận của em sau khi học xong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954. 
Câu hỏi này giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước theo tổ nhóm, báo cáo trong tiết học. Giáo viên sẽ dành khoảng thời lượng từ 5 phút để đại diện các nhóm trình bày về cảm nhận, suy nghĩ của nhóm mình. Các nhóm có thể nhận xét nhau để thấy được nội dung của nhóm nào là hoàn chỉnh nhất, việc làm của nhóm nào là đầy đủ, thiết thực hơn cả. Giáo viên đưa ra ý kiến nhận xét cuối cùng, tuyên dương sự chuẩn bị chu đáo của các em, qua đó nhấn mạnh lại một lần nữa về nội dung cần hướng đến là lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh đang tiếp thu bài giảng cũng như cho thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như thế, giáo viên vừa thực hiện được nội dung bài học trong tiết dạy lịch sử và cùng lúc thực hiện được nội dung giáo dục lồng ghép về lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh để từ đây các em có những biểu hiện, hành động, lời nói, cử chỉ mẫu mực hơn, tốt đẹp hơn, làm gương cho chính các em học sinh trong trường, làm lan tỏa hành động, lời nói tốt đẹp của học sinh không chỉ trong môi trường giáo dục mà còn trong chính nhận thức của các em ở mọi lúc, mọi nơi, trong nhà trường, trong gia đình, ngoài xã hội từ việc bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhất. Điều này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách sống cho học sinh đồng thời củng cố thêm kiến thức trong môn học giáo dục công dân, nâng cao nhận thức đúng đắn cho các em trong cuộc sống.
(Đính kèm sản phẩm của học sinh trong phần mục lục)
1.5. Đối với phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
 Liên hệ phối hợp các kiến thức trong bài để đạt được yêu cầu của đề tài đặt ra càng đòi hỏi người giáo viên không chỉ đảm bảo kiến thức chính trọng tâm của bài mà còn phải đảm bảo yêu cầu giáo dục trong mục tiêu bài học. Tránh biến bài giảng thành bài liên hệ kiến thức liên môn của các môn học mà không có phần chốt kiến thức cần liên hệ giáo dục. Nếu mắc vào lỗi này thì bài giảng của giáo viên dù có chuẩn bị chu đáo về tư liệu dạy học bao nhiêu thì cũng không đạt được yêu cầu như mong muốn.
Việc lồng ghép kiến thức trong môn lịch sử nhằm giáo dục lí tưởng sống cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 với những biện pháp được trao đổi ở trên là vấn đề được thực hiện thường xuyên trong các tiết dạy. Tuy nhiên, vẫn phải được đúc rút thành kinh nghiệm cho các giáo viên cùng bộ môn cũng như các giáo viên khác khi dạy lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh. Đó là giáo viên phải biết chọn lọc không chỉ là tư liệu dạy học, phương pháp dạy học mà còn phải luôn linh hoạt xử lý và vận dụng kiến thức phù hợp trong các tình huống nảy sinh. 
Bài học gồm hai tiết, chính vì vậy khi sử dụng các câu hỏi trên phải phù hợp ở từng đơn vị kiến thức của bài. Các câu hỏi bổ trợ này sẽ giúp học sinh không chỉ ghi nhớ nội dung bài học mà còn dễ dàng cho giáo viên trong việc lồng ghép giáo dục học sinh. Từ đây, đến cuối bài học các em sẽ thấy được không chỉ nội dung bài học về sự hi sinh không tiếc tuổi xuân của lớp lớp các thế hệ ông cha mà còn đọng lại cho học sinh cảm xúc thực sự về sự hi sinh đấy. Qua đó, học sinh liên hệ được những việc mà các em đã làm được trong các phong trào thi đua, giảm những tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh, đối tượng dễ bị lợi dụng và kích động nhất trong xã hội hiện nay. Nếu được bổ trợ qua mỗi bài học, tiết học lịch sử cùng với các môn học khác như giáo dục công dân, địa lý, âm nhạc, mĩ thuật thì chắc chắn sẽ làm cho việc giáo dục được nâng cao hơn về chất lượng toàn diện, học sinh phát huy được không chỉ là năng lực nhận thức mà còn phát huy được phẩm chất đạo đức vốn có. 
Thời gian là yếu tố phải được cân nhắc, tính toán thật kĩ. Bởi chỉ trong thời gian 45 phút cho một tiết học thì giáo viên phải phân phối thời gian cho hợp lý vừa đảm bảo các hoạt động dạy và học vừa đảm bảo các hoạt động giáo dục cho học sinh. Chính vì vậy, khâu lựa chọn tư liệu dạy học lại càng phải phù hợp, tiêu biểu để đạt hiệu quả như mong muốn. Giáo viên cần tránh dàn trải kiến thức mà quên hoạt động dạy học lồng ghép giáo dục đề ra. Qua đó, khẳng định sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh càng chu đáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Sử Tính.doc