SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học Lê Hồng Phong

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học Lê Hồng Phong

Quản lí, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng tin học, phòng thư viện Room to Read, phòng thiết bị dạy học, tủ sách,.

+ Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường:

Cần chú ý các khía cạnh:

Thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp;

Đảm bảo an toàn, thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc.

Ban kiểm tra quan sát trực tiếp, kết hợp với thăm dò dư luận cha mẹ học sinh, ý kiến đề xuất của giáo viên chủ nhiệm và cá nhân, tham mưu đề xuất trực tiếp với Hiệu trưởng.

Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ

Kiểm tra để nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại đồ dùng bằng gỗ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát kết hợp với kiểm tra thực tế, ý kiến phát hiện của giáo viên, học sinh.

Qua kiểm tra nắm bắt được thực tế, có kế hoạch sửa chữa kịp thời, đảm bảo cho dạy và học.

+ Kiểm tra thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học. Các phương pháp kiểm tra chủ yếu là: Quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý và sử dụng thiết bị dạy học cũng như trao đổi với cán bộ phụ trách thiết bị, giảo viên, học sinh.

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 880Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trường có 28 phòng học, 02 phòng làm việc, 02 phòng Tin học, 01 phòng tiếng Anh, 01 Y tế, 02 Thư viện.
- Khu vực để xe: 01 nhà xe dành cho học sinh; 03 nhà xe dành cho GV-NV;
- Vệ sinh: 03 nhà vệ sinh dành cho học sinh; 03 nhà vệ sinh dành cho GV-NV;
- Sân chơi, bãi tập: Không có sân chơi, bãi tập riêng, bố trí sân chơi, bãi tập trên sân trường; sân trường rộng; 350 m2. 
- Dụng cụ TDTT: Tương đối đầy đủ cho học sinh luyện tập thể chất.
* Thuận lợi
CSVC của trường lớp tương đối khang trang, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, có đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ ngày đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 
* Khó khăn 
- Bàn ghế của học sinh một số bộ đã xuống cấp do sử dụng nhiều năm.
- 03 điểm trường nằm cách xa nhau, hệ thống điện, nước, quạt phải tu sửa thường xuyên.
- Một số thiết bị chưa đồng bộ nên việc sử dụng hiệu quả chưa cao.
d. Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra nội bộ nhà trường
* Ưu điểm:
- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của thanh tra PGD&ĐT, Thanh tra Nhà nước Huyện về công tác kiểm tra nội bộ trường học.
Hệ thống văn bản của công tác thanh tra hướng dẫn chỉ đạo kịp thời, đầy đủ.
- Đội ngũ CBVC của trường có trình độ chuyên môn vững vàng, thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế làm việc nghiêm túc .
- Lực lượng cốt cán kểm tra thông suốt về công việc kiểm tra, có ý thức trách nhiệm đôn đốc đội ngũ thực hiện công tác giảng dạy và lập các hồ sơ sổ sách đúng theo qui chế hoạt động chuyên môn.
- Điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy tương đối đầy đủ, nền nếp giảng dạy nghiêm túc.
- Kiểm tra nội bộ là việc làm thường xuyên hàng năm nên ban KTNB đã có nhiều kinh nghiệm.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học giúp nhà trường quản lý và động viên, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác việc kiểm tra nội bộ trường học còn giúp Ban giám hiệu nắm rõ việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học, việc chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh qua từng học kỳ, cả năm không những thế còn nắm được việc thực hiện công tác chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục khác và công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Cơ sở vật chất của nhà trường luôn đảm bảo cho dạy và học.
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường sử dụng các hình thức và phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp lý, có sơ và tổng kết theo từng tháng, học kỳ và năm học
* Khuyết điểm
Do đặc điểm là một trường lớn, đội ngũ cán bộ viên chức nhiều, học sinh đông, 3 điểm trường nằm trên 3 địa bàn thôn, buôn cách nhau xa từ 1,5 đến 3 km. Trong một ngày việc di chuyển dạy của các giáo viên dạy môn chuyên như Âm nhac, Mĩ Thuật từ điểm trường này đến điểm trường khác có nhiều bất cập như không kịp giờ, xe hỏng đôi khi vẫn xảy ra.
Các thành viên của ban kiểm tra nội bộ trường học làm việc chưa đều tay, còn nể nang, chưa mạnh dạn trong việc đánh giá xếp loại tay nghề đồng nghiệp một thực chất nên ít nhiều ảnh hưởng trong việc xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, ảnh hưởng xây dựng Đề án việc làm.
Kế hoạch kiểm tra đã lên đầu năm có lúc còn chồng chéo vì các thành viên của ban kiểm tra nội bộ trường học tham gia các lớp bồi dưỡng, đi công tác đột xuất  Công tác kiểm tra của các tổ chuyên môn, nhà trường có lúc còn chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. dẫn đến hiệu quả kiểm tra chưa cao. Việc tư vấn, thúc đẩy, kiểm tra lại đôi lúc còn hạn chế
Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế về công tác kiểm tra nội bộ trường học, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ, một số giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác chưa thực sự quan tâm
Từ thực trạng trên, để đổi mới công tác kiểm tra nội bộ nhà trường đạt hiệu quả tôi đề ra một số giải pháp sau:
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Căn cứ vào cơ sở lý luận về kiểm tra nội bộ trường học và các văn bản hướng dẫn; qua đánh giá thực trạng của nhà trường tôi nhận thấy để đổi mới công tác kiểm tra nội bộ nhà trường cần phải có các giải pháp để giải quyết các vấn đề sau:
a.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học.
a.2 Xây dựng lực lượng kiểm tra trong nhà trường bao gồm CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, các giáo viên, nhân viên có năng lực, có uy tín.
a.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra
a.4 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra và triển khai trong Hội đồng sư phạm theo năm học, học kì và từng tháng; kế hoạch kiểm tra đột xuất. 
a.5 Tăng cường các phương tiện, các điều kiện làm việc cho các thành viên ban kiêm tra
a.6 Hoàn thiện các phương pháp và nhiệm vụ kiểm tra
a.7 Đảm bảo nội dung kiểm tra và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra
a.8 Xử lý kết quả sau kiểm tra 
Để thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cẩu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, đáp ứng yêu cẩu cơ sở vật chất tốt cho dạy và học; nền nếp, kỉ cương của nhà trường được giữ vững tôi thực hiện các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ:
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana là công tác kiểm tra nội bộ trường học đòi hỏi cấp ủy các chi bộ, lãnh đạo các cơ quan cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, đề cao kiểm tra nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức. Nâng cao hiệu quả của kiểm tra nhà nước và kiểm tra chuyên ngành, làm cho công tác kiểm tra là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước, tăng cường tính kỉ luật và làm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh góp phần phát triển giáo dục và đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội, xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới giáo dục cả về nội dung và phương pháp, tăng cương công tác tham mưu của nhà trường với UBND xã, huyện và chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trọng việc quản lý hoạt động của nhà trường đưa các hoạt động của nhà trường thực hiện đúng kỉ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đầu năm học khi có kế hoạch kiểm tra của Phòng Giáo dục hướng dẫn nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ. Thông qua các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, kế hoạch kiểm tra của Phòng Giáo dục và của nhà trường trước Hội đồng sư phạm:
- Văn bản chỉ đạo của các cấp, của đơn vị:
- Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp như: TT39/2013/TT – BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 về việc Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vự giáo dục; 
Hướng dẫn số 218/PGDĐT-TKTr ngày 18 tháng 10 năm 2017 về việc Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018;
- Nhà trường ban hành kế hoạch số 45/KH-THLHP ngày 20/10/2017 V/v kiểm tra nội bộ năm học 2017 – 2018 ban hành quyết định, phân công nhiệm vụ kèm theo đầy đủ.
Hàng tháng nhà trường ra các quyết định kiểm tra nội bộ từ số: 51 đến 57 ( bao gồm 08 Quyết định).
b.2 Xây dựng lực lượng kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường bao gồm CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, các giáo viên, nhân viên có năng lực, có uy tín.
Trưởng ban kiểm tra tra soát, lựa chọn những cán bộ, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác, am hiểu các văn bản quy định.
- Cơ cấu: 9 người. Hiệu trưởng – Trưởng ban; Phó Hiệu trưởng – phó trưởng ban ,Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, trưởng ban TTND – Thành viên 
Trường TH Lê Hồng Phong thực hiện dự án dạy học theo Mô hình trường học mới (VNEN), dạy tiếng Việt 1 công nghệ, do yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy nên nhà trường rất coi trọng công tác kiểm tra nội bộ trường học và xây dựng lưc lượng kiểm tra nội bộ, theo lời Bác dạy “ Thanh tra là tai mắt của trên là bạn của dưới” chính vì vậy mà việc lựa chọn và xây dựng lực lượng kiểm tra là vô cùng quan trọng, đội ngũ phải đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực, thẳng thắn trong công tác, đạo đức nghề nghiệp cao, luôn cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp ở mọi nơi.
Đầu tư xây dựng lực lượng kiểm tra; lựa chọn những người nằm trong Ban kiểm tra nội bộ. Khi lựa chọn chúng tôi rất chủ ý đến chất lượng đội ngũ, các thành viên phải có trách nhiệm, nhiệt tình có chuyên môn, có đạo đức, có thời gian giảng dày từ 5 năm trở lên, đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban. Thông qua Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trước Hội đông sư phạm để toàn thể hội đồng được biết về các thành viên và nhiệm vụ của ban. 
Do cấu trúc văn bản, kinh nghiệm chỉ minh họa một quyết định về phân công nhiệm vụ cho Ban kiểm tra nội bộ của trường và phân công nhiệm vụ cho các thành viên kiểm tra, các đối tượng dược kiểm tra như sau:
PHÒNG GD&ĐT KRÔNGANA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: 39/QĐ- THLHP	 EaNa, ngày 20 tháng 10 năm 2017	
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Ban kiểm tra nội bộ năm học 2017 - 2018
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kèm theo thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
	Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
	Căn cứ Kế hoạch số 45/KH- KTr ngày 20 tháng 10 năm 2017 của trường Tiểu học Lê Hồng Phong về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018; 
	Căn cứ nhu cầu công tác, xét khả năng phẩm chất viên chức;
	Theo đề nghị của bộ phận Chuyên môn ,
QUYẾT ĐỊNH
	Điều 1: Nay thành Ban kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2017 - 2018 gồm các ông, (bà) (có danh sách kèm theo)	
 Điều 2: Các Ông( Bà) trưởng Ban có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hoạt động, tổ chức kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2017 - 2018 đúng quy định của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Điều 3: Bộ phận chuyên môn, bộ phận kế toán; các ông, (bà) có tên ở Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lưu Văn thư.
Hiệu trưởng
Đỗ Thị Vinh
DANH SÁCH BAN KIỂM TRA NỘI BỘ
(Kèm theo QĐ số 39/QĐ-THLHP ngày 20 tháng 10 năm 2017 của trường TH Lê Hồng Phong về việc thành lập ban kiểm tra nội bộ)
TT
Họ tên
Chức vụ
Chức vụ trong Ban
Nhiệm vụ được phân công
1
Đỗ Thị Vinh
HT
Trưởng ban
Chỉ đạo chung
2
Nguyễn Thị Vui
PHT
Phó ban
 Kiểm tra các hoạt đông dạy & học tổ 1,3,4
3
Lưu Thị Sen
PHT
Phó ban
Kiểm tra các hoạt đông dạy & học tổ 2 ,5 ; Kiểm tra LĐ-CSVC
4
Nguyễn Thị Phương
KTT1
Thành viên
 Kiểm tra GV, NV Tổ 1
5
Phan Thị Kim Thân
KTT2
Thành viên
 Kiểm tra GV, NV Tổ 2
6
Phan Văn Quản
KTT3
Thành viên
 Kiểm tra GV, NV Tổ 3
7
Nguyễn Thị Lý
KTT4
Thành viên
 Kiểm tra GV, NV Tổ 4
8
Thái Thị Luận 
KTT5
Thành viên
 Kiểm tra GV, NV Tổ 5
9
Trần Minh Quí
TTND
Thành viên
Giám sát thực hiện các chế độ, nghĩa vụ, quyền lợi của viên chức; chế độ của hs
PHÒNG GD&ĐT KRÔNGANA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: 56 /QĐ- THLHP	 EaNa, ngày 01 tháng 02 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
	V/v kiểm tra chuyên đề tháng 2 /2018 đối với giáo viên, nhân viên
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kèm theo thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
	Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
	Căn cứ Kế hoạch số 45/KH- THLHP ngày 20 tháng 10 năm 2017 của trường Tiểu học Lê Hồng Phong về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018;
	Căn cứ nhu cầu công tác, xét khả năng phẩm chất viên chức;
	Theo đề nghị của bộ phận Chuyên môn ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra chuyên đề tháng 02/2018 đối với các ông , bà ( có tên trong danh sách kiểm tra giáo viên, nhân viên đính (kèm theo) gồm các nội dung sau: 
- Thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung đổi mới giáo dục, thực hiện quy chế về kiểm tra, đánh giá và xếp loại học sinh; công tác chủ nhiệm lớp; cập nhật phần mềm Vnedu, kết quả học tập của học sinh; hoạt động NGLL; làm và sử dụng ĐDDH;
- Các loại sổ sách của cá nhân, tổ chuyên môn theo quy định;
	- Công tác kiểm tra của Tổ chuyên môn;
- Phối hợp thu các khoản ngoài ngân sách; 
- Hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Các hoạt động theo chức năng của bộ phận nhân viên.
	Thời kỳ thanh tra: tháng 2, Năm học 2017-2018.
Thời gian kiểm tra: Kiểm tra đột xuất các giờ dạy trên lớp, theo kế hoạch từng tuần.; trưởng ban, phó ban kiểm tra thông báo trước 01 ngày.
Điều 2. Thành lập ban kiểm tra, gồm các ông (bà) có tên trong danh sách đính kèm.
Điều 3. Ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiêm tra theo đúng quy định hiện hành.
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điêu 1, Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: 
- Như điều 4 (để thực hiện);	 - - Lưu: VT,
Hiệu trưởng
Đỗ Thị Vinh
DANH SÁCH KIỂM TRA NỘI BỘ 
CÁN BỘ,GIÁO VIÊN,NHÂN VIÊN THÁNG 2
Năm học 2017 - 2018
(Kèm theo QĐ số 56/QĐ-THLHP ngày 01/2/2018 của trường TH Lê Hồng Phong)
TT
Họ và tên Giáo viên - Nhân viên
Ngày tháng năm kiểm tra
Nội dung kiểm tra
Ghi chú
1
Nguyễn Thị Kim Anh
6/2/2018
Thực hiện chương trình
2
Đào Thị Thu Hiền
6/2/2018
Dự giờ đột xuất
3
Nguyễn Thị Hương C
7/2/2018
Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy, thao giảng
4
Nguyễn Thị Minh Dung
7/2/2018
Nhận xét, đánh giá học sinh theo thông tư 22, dự giờ
5
H Guah Hmok
8/2/2018
Công tác dạy tiếng Ê đê
6
Phạm Thị Anh
8/2/2018
Kết quả phụ đạo học sinh chậm tiến bộ, chưa HTCT
7
Lê Thị Phương Anh
8/2/2018
Giáo án, chương trình, thông tư 22
8
Lê Thị Tuyết
13/2/2018
Chương trình, giáo án
9
Võ Thị Thu Hiền
14/2/2018
Đột xuất nề nếp lớp, giáo án, chương trình
10
Ngô Thị Bích Giang
14/2/2018
Hồ sơ cá nhân
11
Trần Thị Hằng
14/2/2018
Đột xuất sử dụng đồ dùng dạy học
12
Ngô Thị Bích Giang
20/2/2018
Chấm chữa bài cho học sinh
13
Nguyễn Thị Hương B
22/2/2018
Hồ sơ sổ sách và cách sử dụng đồ dùng dạy học
14
Đỗ Thị Minh Tầm
22/2/2018
Nề nếp dạy và học trên lớp
15
Ngô Thị Sen
22/2/2018
Cách chấm chữa bài cho học sinh trên lớp
16
Trần Minh Quý
22/2/2018
Thực hiện chương trình và thời khóa biểu trên lớp
17
Nguyễn Thị Sóng
22/2/2018
Nề nếp dạy và học sau kì nghỉ hè
18
Phạm Thị Anh
25/2/2018
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
19
Trần Thị Hằng
25/2/2018
Hồ sơ cá nhân
20
Vũ Thị Nhâm
26/2/2018
Thực hiện chương trình và thời khóa biểu trên lớp
21
Phạm Thị Xuân
26/2/2018
Nề nếp dạy và học trên lớp
22
Nguyễn Thị Hương A
26/2/2018
Hồ sơ sổ sách và cách sử dụng đồ dùng dạy học
23
Bùi Thị Tuyết
26/2/2018
Thực hiện chương trình dạy học
24
Nguyễn T.Bình Minh
26/2/2018
Kiểm tra hồ sơ cá nhân, dự giờ thao giảng
25
Lê Thị Hường
27/2/2018
Công tác khám chữa bệnh cho học sinh
26
Trương Thị Thuận
28/2/2018
Nề nếp lớp, chấm chữa bài cho
 học sinh
27
Ngô Thị Bích Giang
29/2/2018
Hồ sơ cá nhân
b.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra
Căn cứ vào các văn bản, trưởng ban tổ chức tập huấn cấp trường về công tác kiểm tra nội bộ, các thành viên thảo luận và thống nhất cách làm việc của ban, thống nhất mẫu biên bản kiểm tra và hình thức kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra đột xuát; phân công thực hiện. 
Yêu cầu về công việc khi kiểm tra phải đảm bảo tính trung thực; khách quan phản sánh đúng sự việc để tham mưu đúng với lãnh đạo nhà trường, để lãnh đạo nhà trường có những quyết sách đúng đắn.
Trang bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn để các thành viên có cơ sở pháp lý vững vàng. 
Thống nhất các nội dung kiểm tra trong nhà trường
a.4 Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra nội dung kiểm tra và triển khai trong Hội đồng sư phạm theo năm học, học kì và từng tháng; kế hoạch kiểm tra đột xuất,
Từ tình hình thực tế của nhà trường và dựa trên cơ sở bám sát các công văn hướng dẫn, chỉ đạo của ngành về công tác kiểm tra nội bộ trường học, kế hoạch kiểm tra được công bố công khai, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Các thành viên trong ban kiểm tra dựa vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể theo từng tháng phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ khối, lĩnh vực mình phụ trách.
Chú trọng tổ chức tự kiểm tra đánh giá theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên; kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn của ngành; kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn; việc thực hiện thu chi tài chính, sử dụng CSVC trường học; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, việc khắc phục tồn tại sau kiểm tra 
Tập trung kiểm tra các nội dung sau:
 - Các hoạt động quản lí giáo dục
	Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch năm học (kế hoạch chung và các kế hoạch theo từng chuyên đề) của ban giám hiệu, các tổ khối trưởng, giáo viên,
Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ; sử dụng kinh phí mua sắm tài sản công, thiết bị đồ dùng dạy học, thanh quyết toán hàng năm; sử dụng cơ sở vật chất, kiểm kê hàng năm; bố trí, sắp xếp lớp học sinh.
Việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Việc chi đạo, phối hợp hoạt động với các tổ chức, đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên ...), với Ban Đại diện cha mẹ học sinh
- Các hoạt động quản lý chuyên môn, dạy - học và giáo dục
Quản lý, điều hành của các tổ, nhóm chuyên môn (kiểm tra tất cả các tổ, nhóm theo từng cuộc, mỗi cuộc từ 1-2 tổ, nhóm)
Các hoạt động sư phạm của giáo viên (kiểm tra 30% số giáo viên theo từng cuộc)
Thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn; kế hoạch dạy học; kiểm tra, chấm chữa trả bài; đổỉ mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng thiết bị ĐDDH, thí nghiệm thực hành; dự giờ, tự bồi dưỡng; 
Công tác chủ nhiệm lớp. (kiểm tra tất cả sổ giáo viên còn lại, trừ 30% sổ giáo viên đã kiểm tra toàn diện; kiểm tra theo từng cuộc, mỗi cuộc từ 3-5 giáo viên)
Hoạt động của một lớp HS: Học tập; lao động; văn hóa, văn nghệ, TDTT...
- Các hoạt động quản lý hành chính (đảm bảo các điều kiện phục vụ dạy - học)
Quản lý, bảo quản hồ sơ sổ sách nhà trường| (sổ theo dõi, tổng hợp kết quả, học bạ ...);
Quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ; hoạt động văn thư, lưu trữ.
Quản lý, thu, chi tài chính; hoạt động kế toán, thủ quỹ trường học.
Quản lý nội vụ, lao động, vệ sinh và công tác y tế học đường.
Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.
Quản lí, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng tin học, phòng thư viện Room to Read, phòng thiết bị dạy học, tủ sách,...
+ Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường: 
Cần chú ý các khía cạnh: 
Thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp;
Đảm bảo an toàn, thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc. 
Ban kiểm tra quan sát trực tiếp, kết hợp với thăm dò dư luận cha mẹ học sinh, ý kiến đề xuất của giáo viên chủ nhiệm và cá nhân, tham mưu đề xuất trực tiếp với Hiệu trưởng.
Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ
Kiểm tra để nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại đồ dùng bằng gỗ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát kết hợp với kiểm tra thực tế, ý kiến phát hiện của giáo viên, học sinh.
Qua kiểm tra nắm bắt được thực tế, có kế hoạch sửa chữa kịp thời, đảm bảo cho dạy và học.
+ Kiểm tra thiết bị dạy học 
Thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học. Các phương pháp kiểm tra chủ yếu là: Quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý và sử dụng t

Tài liệu đính kèm:

  • docDOTHIVINH_LHPHONG.doc