SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp

SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là giữa Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh , chính quyền, đoàn thể địa phương để theo dõi, quản lý những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, tham gia vào các tệ nạn xã hội để có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời.

Ví dụ: Em Y’Viết Niê, học sinh lớp 3C là học sinh cá biệt, lớn tuổi thường xuyên nghỉ học, tụ tập bạn bè để uống rượu, chạy xe Nhà trường phối kết hợp với Ban tự quản, Buôn trưởng, Đoàn thanh niên ở buôn Kuôp cùng với giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động, khuyên bảo để em hiểu và không trốn học để tham gia tụ tập nữa.Thậm chí có một vài trường hợp chúng tôi phải nhờ đến lực lượng công an xã can thiệp, đe dọa để các em sợ, từ đó bỏ thói hư, đua đòi theo chúng bạn.

Sự phối hợp của nhà trường với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực, thường xuyên nhằm tuyên truyền cho các bậc CMHS về tầm quan trọng của việc học tập, giáo dục học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội cùng các loại hình giải trí không lành mạnh, nhắc nhở con em đi học chuyên cần, học tập nghiêm túc.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 814Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh không hứng thú học tập, dẫn đến chán học, bỏ học.
Việc luân chuyển giáo viên giảng dạy giữa hai điểm trường theo định kì hai năm (cứ hai năm dạy ở phân hiệu buôn Kuôp thì lại chuyển ra ngoài điểm chính dạy). Đây là một biện pháp tích cực, đảm bảo sự công bằng cho giáo viên.Tuy nhiên việc tổ chức luân chuyển giáo viên còn mang tính cứng nhắc, chưa có tính kế thừa. Nhà trường chưa chú trọng trong phân công chuyên môn phải giữ lại một số giáo viên có tiếng nói, uy tín tốt giảng dạy lâu năm ở một điểm trường để cùng phối hợp tuyên truyền, vận động các ban ngành, đoàn thể cùng chung tay với nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh.
Một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy thay kể cả một số giáo viên bộ môn chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm. Họ thường có tâm lí sợ phải vào dạy ở điểm trường buôn Kuôp, chưa xác định rõ vai trò nhiệm vụ của bản thân trong công tác duy trì sĩ số học sinh, thiếu nhạy bén, chưa có biện pháp phù hợp để ngăn chặn các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình giảng dạy.
Cơ sở vật chất tại phân hiệu buôn Kuôp còn thiếu phòng học (thiếu 03 phòng học) nên chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức dạy học hai buổi/). Hệ thống tường rào hư hỏng, công trình vệ sinh xuống cấp, thiếu nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giáo viên, học sinh. Một số hộ chăn nuôi làm chuồng dê, chuồng gà sát ngay trường học, mùi hôi thối của phân gia súc, gia cầm bốc lên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 
Bản thân một số em không ý thức được tầm quan trọng của việc học. Các em coi việc đi học như là một nhiệm vụ bắt buộc phải đi, thích thì các em lên lớp, không thích thì các em ở nhà đi chơi, có khi vẫn lên trường nhưng không vào lớp học, thấy thầy cô ra là chạy trốn, đi lang thang ở bên ngoài hoặc vào khu du lịch Thác Dray Nu để đi xin tiền khách du lịch, lượm vỏ lon bia bán lấy tiền tiêu xài. 
Vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa đủ mạnh, quyết tâm chưa cao, sự phối hợp với nhà trường chưa thường xuyên, chưa có những biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh không đến trường, đi học chưa chuyên cần.
Các tổ chức đoàn thể chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự hợp tác nên việc tuyên truyền vận động nhân dân chưa kịp thời, chưa thật sự hiệu quả. Một số gia đình học sinh khi đến vận động thì hứa mai sẽ cho con em đi học nhưng rồi đâu lại vào đấy, học sinh nghỉ vẫn cứ nghỉ, hiện tượng này xảy ra thường xuyên như cơm bữa nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Trong các cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn vấn đề duy trì sĩ số học sinh mặc dù được đề cập nhiều nhưng một số biện pháp chỉ đạo chưa cụ thể, chưa xử lý thật hiệu quả sau kiểm tra.
*Về nguyên nhân khách quan
Trường TH Dray Sáp nằm địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường có hai điểm trường (điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại buôn Kuôp). Cách xa nhau gần 10 km nhưng chỉ một điểm lẻ được hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị định116/NĐ – CP; đường sá đi lại mặc dù đã được nhà nước đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vào mùa nắng bụi bặm, vào mùa mưa thì đường trơn trượt, lầy lội. 	
Học sinh đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ nên việc tiếp thu bài còn chậm , học trước, quên sau; một số học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu, còn phải đánh vần từng chữ, tiếp thu kiến thức còn chậm dẫn đến chán học rồi bỏ học. 
Một số gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, lại đông con, đất sản xuất ít, không màu mỡ do không có tiền đầu tư. Cuối năm mất mùa, nợ nần họ nên việc học hành đối với con không được quan tâm nhiều. Một số CMHS bắt con ở nhà chăn bò, làm rẫy phụ giúp gia đình đặc biệt là vào mùa vụ. 
Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học không còn diễn ra nhiều như những năm học trước, nhưng hiện tượng nghỉ học cách nhật, đặc biệt là vào mùa vụ hay các dịp lễ tết vẫn luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý, tôi hiểu rõ vấn đề cấp bách của công tác duy trì sĩ số. Học sinh bỏ học, bỏ tiết sẽ không lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trước thực trạng đó, người quản lý phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp trong quản lý giáo dục; người quản lý còn phải thật sự tâm huyết, phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường mà chú trọng là công tác quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh để nâng cao chất lượng dạy - học, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Trong khuôn khổ đề tài này, bản thân đặt ra những mục tiêu như sau:
- Thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 1; duy trì sĩ số học sinh dân tộc.
- Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
- Xây dựng một đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc. 
- Giáo viên làm công tác phổ cập thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ Ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm.
- Sự phối hợp, liên lạc thường xuyên giữa Giáo viên chủ nhiệm với CMHS để nắm tình hình đối với từng học sinh để có hướng xử lý kịp thời.
- Sự phối hợp tốt giữa Tổng phụ trách Đội - Giáo viên chủ nhiệm - BGH nhà trường trong việc xây dựng các hoạt động NGLL để thu hút học sinh đến trường.
- Phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể thôn buôn.
- Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Thứ nhất : Chỉ đạo công tác tuyển sinh vào lớp 1, duy trì sĩ số học sinh dân tộc:
Ngay từ trong hè, giáo viên làm công tác phổ cập phải liên hệ với trường mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ 5 tuổi sẽ vào lớp 1 trong năm học mới để kịp thời huy động tất cả các em đến trường. Nhà trường lập danh sách Hội đồng tuyển sinh gửi PGD ra quyết định, xây dựng kế hoạch tuyển sinh của trường và trình Phòng GD&ĐT phê duyệt. 
Báo cáo với UBND xã Dray Sáp để phối hợp với ban tự quản thôn An Na, buôn Kuôp và các đoàn thể trên điạ bàn cùng thực hiện.
Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh đầu năm, nắm danh sách học sinh học tại địa bàn và học sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các trường bạn. Nhà trường tuyệt đối không tuyển học sinh nhập học trái tuyến nếu không có ý kiến chỉ đạo của Phòng giáo dục.
Ngay từ đầu năm học mới, tôi cũng chỉ đạo giáo viên được phân công làm công tác phổ cập của trường phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước, lập danh sách các đối tượng lười học, vắng học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học xác định nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh để theo dõi, có các giải pháp xử lý kịp thời.
Ví dụ: Lớp 3C do thầy Nguyễn Hoài Nam chủ nhiệm có 02 em thường xuyên nghỉ học trong năm học trước là em: Y’Nisa Niê; Y Viết Êban. Qua nắm bắt tình hình do giáo viên báo lại, tôi đã phân công cho cô Nguyễn Thị Kim Anh là giáo viên phụ trách công tác phổ cập của trường phối hợp với thầy Nam đến nhà học sinh tìm hiểu nguyên nhân, có biện pháp hỗ trợ kịp thời để vận động các em đến lớp.
Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể chỉ đạo giáo viên, các bộ phận trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi học chuyên cần.
Nhà trường làm tương đối tốt công tác xã hội hoá giáo dục cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học. Tham mưu đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, cảnh quang xây dựng môi trường học tập thân thiện, thu hút các em đến trường.
Thứ hai: Chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc:
Có thể thấy, không như học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số học sinh người dân tộc thiểu số chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Một số học sinh khi vào học ở các lớp mẫu giáo mới có được vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, qua giao tiếp các em biết sử dụng được những mẫu hội thoại ngắn, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọcnhưng vì nhiều lý do những kỹ năng cơ bản đó dần dần mai một và đã không theo các em bước vào lớp 1.
Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng các em học sinh chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai của các em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực đã làm giảm tốc độ tiếp thu và hứng thú học tập. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh không muốn đến trường hoặc ngại giao tiếp khi đến lớp, từ đó các em dễ tự ti trước bạn bè và thầy cô...Việc cung cấp kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp các em tự tin hơn vào bản thân để từng bước chiếm lĩnh kiến thức bằng chính khả năng của mình, khi các em có đủ tự tin trong giao tiếp và học tập thì các em sẽ tự giác đến trường, thích đến trường. 
Để thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc đạt hiệu quả, nhà trường đã thực hiện chỉ đạo một số nội dung như:
Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện việc dạy tăng cường tiếng Việt cho HSDT ngay từ đầu năm học, thể hiện ở giáo án và trong từng tiết dạy của giáo viên.
Ví dụ: Chỉ đạo việc chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 (sau khi tuyển sinh); tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 ở phân hiệu buôn Kuôp từ 350 tiết lên 500 tiết theo cách tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; điều chỉnh thời lượng dạy học các môn học khác để tập trung ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt,Toán. Mặc dù còn thiếu 03phòng học nhưng nhà trường đã linh động sắp xếp phân công chuyên môn để ưu tiên tăng buổi đối với khối lớp 1 và khối lớp 5 ở buôn Kuôp lên 8 buổi/ tuần.
Thành lập tổ tư vấn về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Chỉ đạo chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua các môn học, bài học, các tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động NGLL, tăng cường luyện nói ;chú trọng phần luyện viết cho học sinh; tổ chức giao lưu tiếng Việt, các trò chơi, múa hát, tiểu phẩm đơn giản với các tình huống phù hợp với thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Tổ chức phương pháp học theo nhóm, đóng vai trong phân môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn....tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Khuyến khích học sinh ở trường cũng như về nhà giao tiếp bằng tiếng Việt.
Ví dụ: Trong tiết kể chuyện, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai các nhân vật trong câu chuyện để các em thêm mạnh dạn, tự tin. Tiết sinh hoạt tập thể sau khi đánh giá hoạt động tuần qua của lớp, triển khai kế hoạch tuần tới, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi hoặc tổ chức thi múa hát cá nhân, tập thể, diễn kịch...học sinh cùng nhau giao lưu để tăng cường tiếng Việt cho các em.
Học sinh tham gia giao lưu văn nghệ
Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường chú trọng tổ chức các chuyên đề mang tính chuyên sâu như: Tăng cường tiếng Việt cho dân tộc thiểu số; Giúp học sinh học tốt môn tiếng Việt... sự góp ý trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của giáo viên đã giúp nhà trường từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục cho HSDT. 
Sinh hoạt chuyên môn dự giờ thăm lớp
Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp; chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh; tận dụng tối đa kênh hình và đồ dùng tự làm, sẵn có để sử dụng trong giảng dạy. Tạo ra giờ học sôi nổi, thân thiện thu hút các em đến trường và tự giác tham gia vào các hoạt động, để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Thứ ba: Xây dựng một đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc:
Là một Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tôi luôn mong muốn tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực với nghề và hết lòng với học sinh. Trong đó vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất vì:“Giáo viên chủ nhiệm chính là những người cha, người mẹ thứ hai của học sinh”, phải luôn quan tâm sâu sát, biết rõ hoàn cảnh từng em để kịp thời động viên, giúp đỡ. Tại trường Tiểu học Dray Sáp, nhiều năm qua công tác chủ nhiệm đã phát huy tối đa hiệu quả.
Đầu năm học, sau khi phân công giáo viên chủ nhiệm. Tôi chỉ đạo tất cả các giáo viên tiến hành phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng để có sự quan tâm đúng mức, công bằng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến những em có hoàn cảnh kém may mắn như mồ côi, tàn tật bởi với các em, sự gần gũi của thầy- cô giáo chính là niềm an ủi lớn, giúp các em có động lực đến trường để học tập.
Ví dụ: Trường hợp em Y Ngọc Êban học lớp 2B, gia đình có hai anh em đều bị mù, kinh tế rất khó khăn; em H’Un Niê học lớp 3B bị não úng thủy, em còn bị câm điếc bẩm sinh. Dưới sự quan tâm, động viên ân cần của giáo viên chủ nhiệm là cô Lê Thị Thu - giáo viên chủ nhiệm lớp 2B; cô Trần Thị Thùy Linh giáo viên chủ nhiệm lớp 3B, một người là cô giáo có thâm niên giảng dạy lâu năm ở phân hiệu buôn Kuôp, một người là giáo viên trẻ mới ra trường nhưng rất tâm huyết và tình yêu thương học sinh, các cô đã tiếp thêm động lực cho các em đến trường. 
Khi học sinh bị đau hay vắng học không có lý do, tôi chỉ đạo thầy cô sắp xếp đến nhà thăm nom, hỏi han và động viên các em kịp thời, vận động để học sinh đến trường tham gia học tập trong thời gian sớm nhất. Cô Hiền là giáo viên chủ nhiệm lớp 5C đã bày tỏ: “Tôi nghĩ, chỉ cần giáo viên chủ nhiệm coi mỗi học trò như là một người thân trong gia đình thì chắc chắn sẽ làm tốt vai trò của mình”.
Ví dụ: Em Y Do Niê học sinh lớp 4B, bị tai nạn gãy xương đùi, nhà em rất nghèo, cơm không đủ ăn. Sau khi nắm bắt được tình hình, tôi đã chỉ đạo Tổng phụ trách đội huy động học sinh đóng góp được 10 ki-lô-gam gạo để hỗ trợ cho gia đình em. Cô Lộc Thị Xoan là giáo viên chủ nhiệm cũng trích từ quỹ lớp ra số tiền 100.000 đồng để đến nhà thăm hỏi, động viên em. Món quà tuy nhỏ nhưng qua đó thấy được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của giáo viên sẽ là nguồn động lực cho em vượt qua khó khăn để tiếp tục đến trường.
Một vấn đề mà giáo viên cần phải lưu ý: Học sinh của chúng ta đang ở lứa tuổi rất nhạy cảm cho nên người giáo viên phải hết sức thương yêu, tôn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc trong việc giáo dục các em. Nhiều giáo viên của chúng ta bây giờ vẫn còn dùng những lời lẽ nặng lời, thậm chí xúc phạm học sinh khi các em mắc lỗi. Trong công tác vận động, tôi đã tiếp xúc với một số học sinh bỏ học chỉ vì giáo viên nặng lời phê phán, chê trách các em, dẫn đến các em tự ái không muốn đến lớp nữa. Khi nắm bắt được thông tin trên, tôi đã nhắc nhở những giáo viên vi phạm và chấn chỉnh kịp thời. 
Tôi chỉ đạo giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến những học sinh có biểu hiện lơ là, sa sút trong học tập, kết hợp cùng gia đình tìm nguyên nhân và kịp thời bồi dưỡng kiến thức. Chỉ đạo tất cả giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành, giải quyết triệt để tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” từ đó sẽ giảm nguy cơ học sinh bỏ học. 
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với các giáo viên dạy thay, giáo viên dạy các môn chuyên trong việc duy trì sĩ số đối với lớp mà mình tham gia giảng dạy. 
Ví dụ: Trường hợp em Y Kơ Niê, học sinh lớp 5B do thầy Dương Quang Hùng chủ nhiệm. Y Kơ là một học sinh lớn tuổi, lại cao to nhất trong lớp, các bạn trường xuyên trêu chọc nên em cảm thấy ngại mỗi khi đến lớp, thường xuyên nghỉ học. Đối với trường hợp học sinh này, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp với thầy Đỗ Ngọc Trìu là giáo viên dạy thay; thầy Thành, cô Quyên, cô Ngânlà giáo viên dạy các môn chuyên cùng xuống nhà vận động Y Kơ vượt qua mặc cảm đi học chuyên cần.
Ban giám hiệu cùng với giáo viên đến nhà vận động học sinh đi học
Ngoài ra còn chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên cùng chung tay vào cuộc vận động học sinh nghỉ học ra lớp.
Thực hiện kí cam kết giữa các giáo viên trong nhà trường với Hiệu trưởng về việc duy trì sĩ số học sinh.
Vào cuối năm học nhà trường luôn khuyến khích, khen thưởng những giáo viên duy trì tốt sĩ số học sinh, đồng thời cũng thẳng thắn đấu tranh, góp ý, nhắc nhở nếu có giáo viên có thái độ chủ quan, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác duy trì sĩ số và một số công tác khác.
Thứ tư: Chỉ đạo giáo viên phụ trách công tác phổ cập thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ Ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm:
Ban cán sự lớp chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp được giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp tín nhiệm đề cử. Do đó giáo viên làm công tác phổ cập của trường phải thường xuyên trao đổi, phối kết hợp với Ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những thông tin của các lớp để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
Ví dụ: Bạn H’Linh Hlong học lớp 1C, hôm nay không đến lớp học mà ở nhà đi chơi. Ban cán sự lớp nắm bắt tình hình, sau đó báo cáo với GVCN hoặc giáo viên dạy thay, các giáo viên dạy môn chuyên (nếu buổi học đó có tiết môn chuyên), để các giáo viên nắm bắt kịp thời, phối hợp với giáo viên làm công tác phổ cập xuống nhà học sinh tìm hiểu nguyên nhân và vận động học sinh đến lớp. 
Thứ năm: Chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp, liên lạc thường xuyên với CMHS để nắm tình hình học sinh đối với từng học sinh để có hướng xử lý kịp thời:
Sự buông lỏng giáo dục của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập. Sự lơ là, lười biếng học tập kéo dài sẽ làm học sinh bị mất căn bản do lỗ hổng kiến thức lâu ngày dẫn kết quả học tập nhanh chóng giảm sút, các em chán nản bỏ học. Chính vì thế, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng trong việc quản lý, giáo dục con em. Nhưng vẫn còn nhiều gia đình mãi lo làm ăn kiếm tiền, không quan tâm đến việc học tập của con em, họ phó mặc hết cho nhà trường. Một số CMHS quan niệm: “Thích thì đi học, còn không thích thì ở nhà phụ giúp gia đình”.
Ví dụ: Trường hợp các học sinh: H’Zina Hlong (Lớp 2B), H’Ninh Hlong (lớp 5B); Y Sáo Hlong (lớp 5C), là ba anh em trong một gia đình. Gia đình em có tất cả 10 anh chị em, Cả ba thế hệ sống trong một ngôi nhà chật hẹp. Gia đình đông con nên bố mẹ chỉ lo làm rẫy để các em có bữa cơm trắng với cá khô là may lắm rồi. Bản thân tôi trực tiếp đi vận động cùng với giáo viên chủ nhiệm, chứng kiến những gì diễn ra trước mắt bản thân tôi cảm thấy xót xa. Có em học lớp 6 đã nghỉ học lấy chồng một nách hai con nhỏ; còn H’Zina Hlong (Lớp 2B), H’Ninh Hlong (lớp 5B), các em thường trốn học vào thác Dray Nur - khu du lịch gần đó để xin tiền, xin đồ ăn của khách du lịch hay nhặt vỏ lon bia về bán kiếm tiền. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ, lem luốc mà lòng tôi quặn thắt.
Học sinh trốn học ở nhà chơi hoặc vào Thác nhặt lon bia
Với bậc CMHS này, chúng ta phải thật khéo léo cải thiện dần tư tưởng để họ thấy được sự quan trọng của việc học và có trách nhiệm hơn trong việc cùng nhà trường quản lí, giáo dục con em mình học tập tốt. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với CMHS để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình; thông báo mời CMHS dự họp đầy đủ các cuộc họp để phối hợp tuyên truyền, vận động.
Muốn vận động được CMHS, muốn CMHS cùng chung tay với nhà trường thì hơn ai hết yêu cầu giáo viên phải am hiểu phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lí của đồng bào dân tộc. Cần tìm hiểu kĩ và vận động những cá nhân có uy tín trong cộng đồng chung tay với nhà trường nhất là những trường hợp các em học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.
Thứ sáu: Chỉ đạo phối hợp tốt giữa Tổn

Tài liệu đính kèm:

  • docTHDraySap_QuanLy_TranThiNguyet.doc