SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng tại Trường TH Krông Ana

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng tại Trường TH Krông Ana

Thực trạng nói trên của trường chúng tôi cũng là thực trạng phổ biến ở nhiều trường trong huyện nói riêng và trong Tỉnh nói chung. Thuận lợi và những mặt mạnh khá nhiều nhưng những khó khăn và tồn tại thì không ít. Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt tồn tại thì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và yếu kém.

 + Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trong việc sinh hoạt Sao còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt Sao cũng như việc tiếp thu các kỹ năng sinh hoạt của các em học sinh. Nếu một lớp chọn (lớp tăng cường giáo án) thì GVCN luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các em phát huy toàn diện về tri thức lẫn kỹ năng sinh hoạt, nhân cách của mình. Tuy nhiên không phải lớp nào cũng làm được điều đó.

+ Thứ hai, các thầy cô giáo làm Tổng phụ trách Đội không được đào tạo về Đoàn Đội, các thầy cô giáo được đào tạo các môn khác để giảng dạy nhưng phải chuyển qua làm Tổng phụ trách Đội. Chính vì vậy mà cách tổ chức sinh hoạt Đội Sao đến các em chưa phù hợp và chưa vui nhộn đối với các em. Có nhiều thầy cô được đào tạo công tác Đoàn đội, nhưng chỉ được tiếp cận trong một thời gian khá ngắn, chưa thể áp dụng vào việc sinh hoạt Sao thực tế. Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sinh hoạt Sao của các em.

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1632Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng tại Trường TH Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví dụ vui chơi, học tập, lao động Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ không làm được hay, chưa nắm được những gì mà vấn đề cơ bản là ở chỗ phải hiểu được trẻ hiện có những gì, có thể làm được gì, nó không thay đổi như thế nào và sẽ có được điều gì trong quá trình sống và hoạt động theo 
lứa tuổi
 Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các 
môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ trách Sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước tập thể.
 Về mặt xây dựng đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua hoạt động thực tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho xã hội.
	II.2. Thực trạng
	a. Thuận lợi, khó khăn
	* Thuận lợi:
- Khuôn viên trường có sân chơi rộng rãi, có nhiều cây bóng mát phù hợp với sinh hoạt đội.
- Trường có 1 điểm trường không có phân hiệu.
- Giáo viên phụ trách: Nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình, mỗi giáo viên phụ trách trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp nên có nhiều thời gian với việc giáo dục . 
- Phụ trách sao: Năng nổ, là những đội viên ưu tú, chăm học, hăng say với công việc.
- Nhi đồng là tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi.
- Tổng phụ trách: Nhiệt tình, ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh hoạt để nâng cao hoạt động Đội – Sao trong trường học. 
- Hội đồng nhà trường là một khối đoàn kết, thống nhất bao gồm các đoàn thể: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh.
	* Khó khăn: 
- Toàn trường có 22 phòng học, chưa có phòng Đội riêng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội – Sao chưa đầy đủ.
- Một số anh chị phụ trách đã lớn tuổi nên có phần hạn chế trong việc triển khai các hoạt động phong trào mới.
- Tổng phụ trách mới về công tác tại trường nên còn nhiều điều cần học hỏi đồng nghiệp đi trước, phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu Đội để hình
 thành kinh nghiệm của mình mà không có giáo án, giáo trình cụ thể. 
- Học sinh đều học 2 buổi/ ngày nên thời gian tập huấn phụ trách Sao gặp nhiều khó khăn, mặt khác nhà một số em lại ở xa trường, chính vì vậy công tác tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa được thuận lợi.
 	b. Thành công, hạn chế.
	* Thành công.
 	- Phụ trách Sao được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, tự điều khiển sinh hoạt tập thể..., ngoài ra phụ trách Sao còn được trau dồi về kiến thức cuộc sống xung quanh thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm hiểu, tranh ảnh minh họa, dụng cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập huấn của anh Tổng phụ trách về các chủ điểm. Từ đó các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho các em Sao nhi sinh hoạt vui chơi...
	- Các em Sao nhi cảm thấy hứng thú, chủ động sáng tạo khi tham gia sinh hoạt, đã thu hút các Sao nhi thiếu mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể tham gia tích cực vào các hoạt động do đội ngũ phụ trách sao đứng ra tổ chức. Chất lượng của các Sao nhi được xếp loại tốt tăng cao, giảm số lượng xếp loại khá, trung bình (100% Sao nhi đồng trong liên đội đều được sinh hoạt thường xuyên theo lịch 1tiết/ tuần; 100% nhi đồng ham thích sinh hoạt Sao; Quá trình Rèn luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%).
	- Phong trào sinh hoạt Sao nhi giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các phụ trách sao đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại chúng và áp dụng vào các buổi sinh hoạt, sao nhi chủ động hơn trong các hoạt động tìm hiểu, vui chơi.
	* Hạn chế.
 	- Đội ngũ phụ trách Sao có sự chênh lệch, chưa đồng đều về kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, một số phụ trách Sao còn bị động khi tổ chức sinh hoạt.
 	- Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nên cũng hạn chế phần nào đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu.
 	- Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, hơn nữa do địa bàn dân cư trải rộng, có những em ở khá xa trường. 
 	- Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ lực lượng phụ trách Sao, còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc khi phụ trách sao tổ chức sinh hoạt.
	c. Mặt mạnh, mặt yếu
	* Mặt mạnh: 
- Đã áp dụng thành công tại Liên đội TH Krông Ana, phù hợp với đối tượng học sinh, hiệu quả của phong trào được nâng cao vượt bậc so với các Liên đội khác trong huyện.
- Ngay từ đầu năm hoạt động Sao nhi trở nên sôi nổi đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai hàng tuần, là liều
 thuốc tinh thần giúp các em hào hứng bước vào một tuần học mới đầy niềm vui và sinh lực.
	- Hiện tại hoạt động Sao đã đi vào nề nếp hàng tuần và ổn định hàng tháng.
 	- Hoạt động Sao nhi đã góp một phần vào sự thành công của việc thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường TH Krông Ana.
	* Mặt yếu:
 	- Phạm vi áp dụng của đề tài chỉ phù hợp với những trường có điều kiện thuân lợi, khó áp dụng với những trường vùng sâu, có điều kiện khó khăn.
	d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
	- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện rất tốt cho công tác hoạt động Sao nhi đồng.
	- Các anh chị phụ trách tâm huyết, nhiệt tình tham gia và triển khai các hoạt động phong trào kịp thời đầy đủ và chính xác đem lại hiệu quả cao.
 	- Đa số Sao nhi ở tại địa bàn thuận lợi nên có khả năng tiếp thu và có điều kiện tham gia các phong trào một cách tích cực.
 	- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động Sao nhi. Một số phụ trách lớn tuổi còn hạn chế về nắm bắt thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả hoạt động Sao nhi đồng chưa cao. 
	e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng.
	- Thực trạng nói trên của trường chúng tôi cũng là thực trạng phổ biến ở nhiều trường trong huyện nói riêng và trong Tỉnh nói chung. Thuận lợi và những mặt mạnh khá nhiều nhưng những khó khăn và tồn tại thì không ít. Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt tồn tại thì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và yếu kém.
	+ Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trong việc sinh hoạt Sao còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt Sao cũng như việc tiếp thu các kỹ năng sinh hoạt của các em học sinh. Nếu một lớp chọn (lớp tăng cường giáo án) thì GVCN luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các em phát huy toàn diện về tri thức lẫn kỹ năng sinh hoạt, nhân cách của mình. Tuy nhiên không phải lớp nào cũng làm được điều đó.
+ Thứ hai, các thầy cô giáo làm Tổng phụ trách Đội không được đào tạo về Đoàn Đội, các thầy cô giáo được đào tạo các môn khác để giảng dạy nhưng phải chuyển qua làm Tổng phụ trách Đội. Chính vì vậy mà cách tổ chức sinh hoạt Đội Sao đến các em chưa phù hợp và chưa vui nhộn đối với các em. Có nhiều thầy cô được đào tạo công tác Đoàn đội, nhưng chỉ được tiếp cận trong một thời gian khá ngắn, chưa thể áp dụng vào việc sinh hoạt Sao thực tế. Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sinh hoạt Sao của các em.
	+ Thứ ba, các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt Sao còn rất nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thực tế ( ví dụ muốn giới
thiệu về chủ điểm 22/12 về chú bộ đội thì không có tranh ảnh cho sao nhi quan sát trang phục của chú bộ đội như thế nào) và ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt Sao còn hạn chế (ví dụ muốn tổ chức sinh hoạt chủ điểm cho toàn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn nếu tổ chức trong hội trường thì không đủ chỗ ngồi cho học sinh, còn nếu tổ chức ngoài trời thì không nhìn thấy các hình ảnh trên máy chiếu). Chính vì vậy, khi tổ chức sinh hoạt Tổng phụ trách Đội vừa biên soạn, tập huấn cho các em vừa phải giải quyết những trục trặc về phương tiệntốn khá nhiều thời gian của cả thầy và trò.
+ Cuối cùng, đó là vấn đề phân bổ thời gian để tập huấn cho đội ngũ phụ 
trách Sao. Đây là vấn đề khá nan giải cho TPT Đội và đội ngũ phụ trách Sao bởi thời gian học tập và giảng dạy trên lớp chiếm hầu hết thời gian, học sinh học ngày 2 buổi. Ngoài ra, nhiều học sinh còn ôn luyện nhiều môn không sắp xếp thời gian được khiến cho việc tổ chức sinh hoạt Sao còn gặp rất nhiều khó khăn.
	II.3. Giải pháp, biện pháp
	a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
	- Tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục cho nhi đồng.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
	b.1. Công tác tham mưu:
 Đầu năm học căn cứ theo quy định của Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1 tuần Sao nhi đồng sinh hoạt 1 lần (theo sách Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Thanh niên), TPT Đội tham mưu với ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của liên đội nói chung và của Sao nhi đồng nói riêng. 
 	Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụ thể: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạt Đội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách. 
 Sinh hoạt phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng của Ban chỉ huy liên đội; nhằm tránh trường hợp biến tiết sinh hoạt thành tiết học các môn khác hoặc thành tiết giải lao vô nghĩa.
 Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của từng tuần, tháng theo chủ điểm dựa vào chương trình “Rèn luyện dự bị đội viên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa giáo dục rõ ràng. Để trình và xin tham mưu với chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện sắp xếp Thời khóa biểu thuận lợi để liên đội hoạt động. Đây là nhiệm vụ then chốt nhất để dẫn đến việc hình thành các buổi sinh hoạt Sao có khoa học. 
	b.2. Xây dựng lực lượng Phụ trách Sao:
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Phụ trách Sao theo tiêu chuẩn: là các em đội viên đang học lớp 4 và 5 có học lực xếp loại từ khá trở lên, 
đạo đức tốt. Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, thể thao, kể chuyện, chơi trò chơi  luôn nhiệt tình, nắm vững kỹ năng về Đội, có hoàn cảnh thuận lợi.
 Nếu lựa chọn phụ trách sao không đáp ứng được các tiêu chí trên thì không thể là cộng tác viên với chương trình này được. Ngược lại vô tình chúng ta làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của các em.
	b.3. Tập huấn nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên phụ trách và Phụ trách Sao:
- Bồi dưỡng Phụ trách Sao:
	+ Tổng phụ trách cùng cộng tác với giáo viên dạy âm nhạc, thể dục, mĩ 
thuật để tập huấn cho các em những hiểu biết cơ bản về lứa tuổi nhi đồng (đặc điểm tâm sinh lí). Tập huấn phụ trách Sao một tuần 1 lần như kể chuyện, 
cách hướng dẫn trò chơi, múa hát, làm thủ công...tài liệu từ các sách (Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng của Nhà xuất bản Văn học; Trò chơi ngoài giờ của Nhà xuất bản Trẻ; Ca khúc thiếu nhi của Nhà xuất bản Âm nhạc). Đồng thời nắm vững các bước của một buổi sinh hoạt Sao.
	+ Điểm cần chú ý ở đây là bồi dưỡng phụ trách Sao phải thường xuyên và được kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn.
	Ví dụ: 20/11 để chuẩn bị cho đội ngũ phụ trách Sao sinh hoạt chủ điểm “Con ngoan, trò giỏi, kính thầy, yêu bạn” giáo viên TPT Đội cần tập huấn cho phụ trách Sao về truyền thống của người Việt Nam như giới thiệu về truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, giới thiệu những người thầy vĩ đại trong lịch sử như: Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minhvà những thầy cô lớn tuổi ở trường, nhân dịp 20/11 ca ngợi lòng biết ơn sự hy sinh, cống hiến của thầy cô giáo các em hãy sưu tầm các bài thơ, bài hát về thầy cô cho các em thi hát về thầy cô
- Bồi dưỡng giáo viên phụ trách:
 + Chúng ta biết Giáo viên phụ trách thường không được tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ Đội, đặc biệt là những vấn đề đổi mới. Vì vậy vào đầu năm học, Tổng phụ trách đã đăng ký chuyên đề về Đội- Sao. Tài liệu dựa vào các sách (Lí luận và nghiệp vụ công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của Hội đồng Đội tỉnh Đắc Lắc; Cẩm nang người phụ trách)
+ Ưu điểm ở đây, giáo viên phụ trách là người gần gũi với các em cả 2 buổi ở lớp, khi nắm vững về nghiệp vụ thì việc truyền đạt kết quả sẽ rất cao. 	
	b.4. Sự phối hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà trường:
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của nhiều đoàn thể và giáo dục ở mọi nơi mọi lúc. Vì vậy phải biết kết hợp tham mưu với chi bộ Đảng, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, công đoàn, đoàn thanh niên và lực lượng quan trọng khác là các bậc cha mẹ học sinh cộng tác thường xuyên để hỗ trợ nhân lực, kinh nghiệm và tinh thần. 
Cần chú ý tham mưu, báo cáo kịp thời các phong trào với đoàn thể; liên lạc với phụ huynh qua phiếu sinh hoạt nhi đồng.
	b.5. Bám sát chương trình hành động của Hội đồng Đội huyện:
	Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình năm học của Hội đồng Đội huyện Krông Ana, để lên kế hoạch cho từng tuần, tháng. Việc nào cần thực hiện trước, việc nào cần chuẩn bị chúng ta sắp xếp hợp lí và khoa học để tránh sự dồn dập. 
- Biên soạn chương trình
	Liên đội đóng trên địa bàn thuận lợi, nên hoạt động theo “Hướng dẫn sinh hoạt kỹ năng chương trình Rèn luyện đội viên” của Hội đồng Đội huyện...
	Đây là một chương trình với số lượng kiến thức bao quát, sắp xếp nội dung theo từng khối lớp có tính chất định hướng giáo dục cao.	
	Khi biên soạn chương trình cần phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của trường, lớp và triển khai đúng thời gian.
b.6. Phương pháp tổ chức sinh hoạt Sao:
	Dùng “phương pháp trẻ với trẻ” phù hợp với nhiệm vụ giáo dục hiện nay 
là: khả năng tự quản, tự lập kế hoạch, theo dõi quản lí, là thầy giáo tí hon, thầy thuốc tí hon, nhà tuyên truyền măng non. Người lớn định hướng, giúp trẻ những kiến thức, hướng dẫn và khuyến khích trẻ hoạt động.
	Chúng ta thường nghe:“ Học thầy không tày học bạn”. Thật vậy! Phương pháp này giúp nhi đồng phát huy tính sáng tạo, dễ trao đổi học hỏi lẫn nhau và rất thoải mái sau mỗi buổi sinh hoạt. 
	b.7. Phương tiện hoạt động Sao:
	- Sách, báo nhi đồng.
	- Chương trình rèn luyện dự bị đội viên
	- Băng nhạc để tập múa, hát
	- Chương trình trong sách giáo khoa
	- Đài phát thanh măng non
	- Đội tuyên truyền măng non
	- Kinh phí cho quá trình hoạt động để kịp thời khen thưởng.
Nhi đồng là tuổi ham học, hiếu động nhưng chóng quên và thích khen thưởng. Vì vậy ta phải kết hợp nhiều phương tiện để nhắc nhở cũng như động viên.
	b.8. Hình thức, nội dung và cách tiến hành sinh hoạt Sao:
	* Nội dung: 
	Gồm 7 nội dung cơ bản: 
- Kính yêu Bác hồ.
- Con ngoan.
- Chăm học.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Yêu sao nhi đồng và yêu đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Những điều cần biết khi ra đường.
- Noi gương người tốt việc tốt.
	* Hình thức:
- Tổ chức hội thi mỗi chủ điểm giữa các Sao.
- Sinh hoạt 1 tiết/ tuần ở sân trường hoặc tại lớp học.
- Em làm theo phiếu nhi đồng.
- Câu lạc bộ “ Búp măng xinh” v.v..
	* Các bước sinh hoạt Sao: 
- Phụ trách Sao làm quen với Sao.
- Tập hợp Sao điểm danh.
- Diễn biến:
	+ Kiểm tra vệ sinh.
	+ Hát bài truyền thống.
	+ Đọc lời ghi nhớ của nhi đồng.
	+ Nhi đồng kể những việc làm tốt của mình trong tuần. 
	+ Giới thiệu chủ điểm mới.
+ Vui chơi theo chủ điểm: Dạy múa hát, kể chuyện, trò chơi, đọc thơ 
- Nhận xét buổi sinh hoạt (khen, nhắc nhở nhi đồng)
- Dặn dò buổi sinh hoạt sau
	* Lưu ý: Nhi đồng sẽ rất ham thích vui chơi, được vui vẻ với các anh chị như ở nhà. Đây là điều kiện tốt nhất để phụ trách Sao dễ dàng truyền đạt những nội dung của chủ điểm.
	Ví dụ: Như sinh hoạt chủ điểm tháng 12 với chủ điểm “Chú bộ đội của em” thì thiết kế các nội dung hoạt động theo từng khối lớp và trong các tháng cần có một hoạt động chung của các Sao gắn liền với kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó khi hoạt động theo chủ điểm phụ trách Sao phải đưa ra các yêu cầu cho các em cần đạt được như:
	- Lớp 1 – Biết ngày 22-12 là ngày gì? – Biết trong gia đình có ai là Đảng viên, Đoàn viên – Biết công lao của các chú bộ đội – Thi đua học tốt. Tổ chức sinh hoạt tập các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồgiới thiệu tranh ảnh , bài hát, thơ về chú bộ đội qua các thời kỳ để các em từng bước hiểu về truyền thống Quân đội anh hùng
	- Lớp 2 - Đạt yêu cầu như lớp 1- Biết trong gia đình có ai Đảng viên, Đoàn viên- Biết công lao của các chú bộ đội- Thi đua học tốt. Tổ chức sinh hoạt tập các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồgiới thiệu tranh ảnh, bài hát có chủ đề về bộ đội để giới thiệu trong các buổi sinh hoạt
- Lớp 3 – Đạt yêu cầu như lớp 2 – Giáo dục lòng biết ơn các chú bộ đội, đặc biệt là các chú thương binh, anh hùng liệt sĩ gắn liền với việc tạo cho các em có hoạt động đến thăm hỏi các cô chú thương binh, các “Mẹ Việt Nam anh 
hùng” ở địa phương. Tổ chức sưu tầm về tranh ảnh, bài hát thơ ca về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức cuộc thi vẽ tranh có chủ đề về các chú bộ đội
Một số hình ảnh về hoạt động sinh hoạt Sao ở trường Tiểu học Krông Ana
 Hình ảnh Sinh hoạt Sao vào sáng thứ hai hàng tuần
Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”
Hình ảnh múa hát sân trường
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.
	- Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học Krông Ana với yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng 
với sự phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra cho Liên đội là phát triển nghiên cứu để hoàn chỉnh các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác sinh hoạt Sao nhi đồng cụ thể là:
	- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội.
	- Phối hợp với giáo viên phụ trách bồi dưỡng các phụ trách Sao hằng ngày.
	- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao.
	- Tập huấn nghiệp vụ cho phụ trách Sao.
	- Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao, các lớp nhi đồng.
- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng
	d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	- Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất về chương trình tập huấn phụ trách sao, tổ chức sinh hoạt sao, phát huy được sự phối hợp giáo dục giữa “ Gia đình – nhà trường – xã hội”.
	e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
	* Kết quả khảo nghiệm: 
- Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách đã thăm dò ý kiến học sinh khi tham gia sinh hoạt sao vào thứ hai hàng tuần.
	* Kết quả điều tra đầu năm học trước khi thực hiện đề tài
TT
KHỐI
TỔNG SỐ HS
Sao nhi thích tham gia sinh hoạt Sao
Sao nhi không thích tham gia sinh hoạt Sao
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
01
1
172
102
59%
70
41%
02
2
135
87
64%
48
36%
03
3
118
74
63%
44
 37%
	* Giá trị khoa học.
	- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách Sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường.
	- Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến thức lẫn kĩ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng và một số kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình.
	- Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng với nhiều hình thức tổ 
chức phong phú thu hút hầu hết các em nhi đồng tham g

Tài liệu đính kèm:

  • docPHANVANTUAN_CTDOI_THKRONGANA.doc