SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Krông Ana

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Krông Ana

Giáo viên trao đổi với phụ huynh kết hợp cùng nhà trường tổ chức nhiều chương trình hay và mang lại ý nghĩa như chương trình “Áo ấm mùa đông” để động viên trẻ mang quần áo mà mình không dùng tới cho các bạn vùng sâu vùng xa qua những chương trình đó chúng ta đã giáo dục tình yêu thương con người, lòng nhân ái cho trẻ và tự trẻ cảm nhận được rằng ngoài xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự quan tâm giúp đỡ từ mọi người xung quanh và việc làm của trẻ là một nghĩa cử cao đẹp đáng được tuyên dương và khen gợi.

*Biện pháp 4: Giáo viên phải rèn luyện bản thân là tấm gương cho trẻ.

Một ngày thời gian trẻ ở trên trường với cô rất nhiều vì vậy trẻ quan sát từng việc làm của cô trẻ coi cô là thần tượng cô phải thật là nhẹ nhàng cư xử đúng mực khi giáo tiếp với trẻ, cô phải tôn trọng trẻ luôn coi trẻ là bạn vì như vậy giao tiếp vơi trẻ chở lên nhẹ nhàng và có hiệu quả.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1105Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài này là một số biện pháp giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi tại trường Mầm non Krông Ana.
4. Giới hạn của đề tài
 Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục trẻ kĩ năng sống, lễ giáo cho trẻ 4 -5 trường mầm non Krông Ana.
Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp chồi 1 (4 – 5 tuổi) trường mầm non Krông Ana 
Phạm vi thời gian: Năm học 2017 – 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận thực hiện bài viết này.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để phân tích nhiệm vụ thực tế của đề tài như những biện pháp nào để giáo dục trẻ các kĩ năng sống cơ bản cũng như lễ giáo hằng ngày.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra thực tế.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Phương pháp khảo nghiệm thí nghiệm
Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm mục đích dựa vào các hoạt động vui chơi và học tập hằng ngày cô giáo sẽ là người quan sát và đúc kết ra những kinh nghiệm giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ ngoài ra cô sẽ là người đưa ra những tình huống để cho trẻ tự giải quyết từ đó có những kết luận về từng cá thể trẻ.
c) Phương pháp thống kê toán học.
Được sử dụng khi cô thực hiện đề tài nghiên cứu của mình sẽ cho ra kết quả trước và sau khi nghiên cứu đạt được những gì và cần bồi dưỡng thêm những gì.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Truyền thống của dân tộc ta là “Tiên học lễ, hậu học văn”đó là minh chứng rõ nhất về việc dân tộc Việt Nam là một dân tộc coi trọng vấn đề văn hóa, lễ giáo và lấy đó để đánh giá phẩm chất đạo đức và tài năng của một con người. 
Thời đại hiện nay văn hóa cũng được mở cửa, văn hóa được giao thoa giữa các nước, các châu lục vì điều này mà việc giáo dục văn hóa chuẩn gặp rất nhiều khó khăn, trẻ được nghe nhiều được thấy nhiều nhưng trẻ bị hỗn loạn không biết cái nào đúng cái nào sai và không biết nghe theo ai chính lí do đó việc giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ chưa bao giờ lại trở lên cần thiết như bây giờ.
 Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng của nội dung giáo dục trẻ là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy trong giáo dục mầm non mục tiêu ghi rõ hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách như lễ phép, ngoan ngoãn, hướng thiện, nhẹ nhàng khéo léo, biết cảm ơn, biết xin lỗi hay những kĩ năng tự phục vụ cho bản thân là rất cần thiết.
 Như chúng ta đã biết trẻ 4 – 5 tuổi đang trong giai đoạn học hỏi từ người lớn, học từ cô giáo, học từ bạn bè trẻ được học được sống trong một gia đình có phép tắc biết trên biết dưới, ba mẹ hòa thuận thì trẻ được lớn lên trong môi trường tốt và từ đó nhân cách của trẻ tốt và ngược lại trẻ trở lên hỗn láo ngang ngược nếu trẻ được tiếp xúc với môi trường không tốt từ nhỏ, vì điều này tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết phải được thực hiện từ bậc học mầm non.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Những năm gần đây phương pháp dạy học có nhiều thay đổi như việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ta không thể phủ nhận được tính năng hiệu quả và lợi ích tiện dụng của nó mang lại nhưng một phần nào đó trong các tiết học ta đã quên đi các trò chơi dân gian mang tính truyền thống giáo dục cao, những buổi trò chuyện thân tình giữa cô và trẻ hay những chia sẻ của trẻ cần được cô giải đáp và lắng nghe vậy chúng ta phải làm gì để mang lại hiệu quả tốt hơn? Chúng ta cần tăng cường lồng ghép các tiết học mang tính giáo dục để phát huy tính sáng tạo tự chủ qua những tiết học trẻ phải được làm quen với thực tế, được giải quyết các tình huống mà trẻ gặp hằng ngày để từ đó các kĩ năng sống được tăng lên, vốn hiểu biết được mở rộng.
Các tiết học của trẻ còn bị gò bó trẻ chưa được thực nghiệm với các tình huống xảy ra ngoài xã hội ngoài phạm vi lớp học trẻ chưa được làm quen với việc giải quyết vấn đề nếu như trẻ gặp các tình huống xấu và không biết xử lí sẽ mang lại hậu quả không tốt cho trẻ.
Một phần hạn chế mang lại là từ phía gia đình, gia đình quá chiều chuộng con cha mẹ không để con phải làm bất cứ một việc gì ngay cả từ việc đơn giản nhất như gấp chăn màn, mặc áo, đi dép từ đó hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại dựa dẫm vào cha mẹ các kĩ năng xã hội đơn giản trẻ cũng không biết không được trải nghiệm trẻ mất dần đi tính tự lập, tính tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm hình thành một thói quen xấu từ nhỏ. Nhiều gia đình luôn quan niệm con mình còn nhỏ và việc dạy dỗ theo khuôn phép là chưa cần thiết để cho trẻ chơi tự do dẫn tới trẻ như một cái cây phát triển tự nhiên không được uốn nắn không theo khuôn khổ tác động xấu tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ và lớn lên khó có thể can thiệp được nữa.
Ngoài ra bản thân là một giáo viên đôi lúc tôi cũng chưa biết tạo tình huống cho trẻ giải quyết, ngại đổi mới sáng tạo trong các tiết dạy mà luôn đi theo những lối mòn cũ hạn chế đi sự phát triển của trẻ trong khi đó sự ham học hỏi ham hiểu biết, sự tò mò của trẻ ngày càng tăng cao.
Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy phải tìm ra một phương pháp mới để lồng ghép và giáo dục trẻ trong các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ mang lại kết quả tốt hơn linh hoạt hơn, trẻ trải nghiệm thực tế nhiều hơn, trẻ đúc kết được nhiều hơn từ những buổi học cùng cô tại trường.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp.
Những giải pháp và biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tìm ra một hướng đi mới sáng tạo hơn trong các hoạt động vui chơi và học tập và trong các hoạt động này cô giáo là người chủ động lồng ghép giáo dục lễ giáo và các kĩ năng sống nhằm giúp trẻ được trải nghiệm thực tế, cô đưa ra các tình huống và yêu cầu trẻ giải quyết, trẻ giải quyết tình huống như thế nào cô cũng nên động viên và khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Việc vận dụng các giải pháp phải luôn lấy trẻ làm trung tâm trẻ là người thực hiện và tự đưa ra kết luận cô giáo chỉ là người hướng dẫn và nhận xét với mong muốn trẻ sẽ tích cực tìm tòi tìm ra hướng giải quyết trong tất cả các hoạt động.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Là giáo viên đã giảng dạy được 10 năm qua kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ là thật sự cần thiết, năm học này tôi đã mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài nói trên. Tôi hi vọng góp phần nhỏ vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ những thế hệ tương lai của đất nước.
*Biện pháp 1: Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động học .
Hoạt động học là một hoạt động chiếm rất nhiều thời gian của trẻ khi ở trường và cũng chính hoạt động học trẻ được trải nghiệm rất nhiều, trong hoạt động học trẻ sẽ học hỏi từ cô giáo, học hỏi từ các bạn và những lúc này trẻ học lẫn nhau từ cái tốt và cái chưa tốt.
Ví dụ: Trong chủ điểm “Luật lệ và phương tiện giao thông” cô và trẻ cùng học luật lệ giao thông.
Cô hỏi trẻ hằng ngày đi học bằng phương tiện gì?
Khi đi phải đội cái gì?
Đi về phía tay nào?
Xe máy tối đa chở được bao nhiêu người? 
Gặp đèn đỏ phải làm sao? Đèn xanh, đèn vàng các con phải làm sao?
Giáo dục trẻ về luật lệ giao thông, đi như thế nào cho đúng trong tiết học này cô là một nhà tuyên truyền viên để tuyên truyền tới trẻ luật lệ giao thông và khi về tại gia đình trẻ gặp tình huống như bố mẹ trẻ đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm lúc này trẻ sẽ nhắc nhở bố mẹ mình vậy là tiết học của cô đã có hiệu quả thiết thực.
Ví dụ: Tiết khám phá khoa hoc “Sự kì diệu của nước”qua tiết này chúng ta đã giáo dục trẻ về tầm quan trọng của nước đối với con người những cũng thông qua đây chúng ta phải cung cấp thông tin cho trẻ tránh xa ao hồ nước sâu nguy hiểm, và khi đi qua ao hồ phải luôn có người lớn đi kèm.
Ví dụ: Trong tiết văn học trẻ học kể truyện “Qua đường” 
Thay vì chúng ta cho trẻ học theo cách truyền thống thì chúng ta sẽ cho trẻ tự đóng kịch và giải quyết tình huống, ngoài ra cô có thể thêm tình huống cho trẻ giải quyết như: Các con có được tự ý qua đường không? 
Gặp bà cụ muốn qua đường mà không qua được nếu là con con sẽ làm gì?
Con có dắt bà qua không?
Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác nhưng vì còn nhỏ không giúp bà được chúng ta sẽ cần sự giúp đỡ từ người khác.
Ví dụ: Trong tiết Khám phá khoa học “Trò chuyện về các thành viên trong gia đình trẻ”. Cô giáo cần hỏi trẻ.
Gia đình con có những ai? Bố, mẹ làm nghề gì?
Con yêu ai nhất? vì sao?
Các thành viên trong gia đình như thế nào với nhau?
Qua tiết này cô giáo dục trẻ yêu quý ông bà bố mẹ, phải biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà vì hằng ngày ba mẹ đi làm rất vất vả.
Ví dụ: Trong môn Giáo dục âm nhac: Dạy hát “Cô giáo em”
Trong tiết học này cô giáo giới thiệu về nghề giáo viên và hỏi trẻ trên lớp được học những gì? Ai là người chăm sóc các con?cô giáo phải làm các công việc gì?
Qua đó giáo dục trẻ về “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ngoài ra trẻ phải biết kính trọng, lễ phép, yêu thương cô giáo của mình.
Ví dụ: Năm qua nhà trường cũng đã tổ chức cho trẻ đi thăm quan doanh trại quân đội trong dịp kỉ niệm ngày 22/12. Thông qua chuyến thăm quan này tôi giáo dục trẻ về lòng biết ơn các chú bộ đội sự yêu mến kính trọng các chú người bảo vệ tổ quốc. Từ những những chuyến thăm quan thực tế như vậy trẻ sẽ nghi nhớ rất lâu và có những ấn tượng rất đẹp.
Tóm lại hoạt động học cô giáo cần tận dụng tất cả các tiết học phù hợp để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Sau một thời gian tôi thấy các cháu có sự thay đổi rõ ràng trẻ lễ phép hơn, ngoan hơn, nói chuyện biết thưa gửi, vốn hiểu biết của trẻ được tăng cao.
*Biện pháp 2 :Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt vui chơi.
Đối với trẻ mẫu giáo “Học mà chơi, chơi mà học” trong giờ chơi trẻ được trải nghiệm thực tế qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, cũng chính trong giờ chơi trẻ bộc lộ tính cách một cách rõ nhất bằng cách chơi cùng bạn, chơi theo nhóm những lúc trẻ chơi cô cần quan sát để uốn nắn kịp thời.
Ví dụ: Trẻ chơi hoạt động góc tại góc phân vai “Bán hàng” 
Thái độ của người bán như thế nào?
Người mua khi mua hàng như thế nào ?
Chúng ta giáo dục trẻ người mua hàng phải biết cảm ơn khi nhận hàng, người bán hàng phải cảm ơn khi nhận tiền.
Qua hoạt động này trẻ mạnh dạn thành thạo dần trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Góc xây dựng trẻ xây “Trang trại chăn nuôi” qua góc chơi này cô cần giáo dục trẻ biết ơn những bác nông dân đã tạo ra các sản phẩm ngon, sạch cho chúng ta, chúng ta phải biết ơn công sức lao động của mọi người.
Trẻ mầm non vui chơi là hoạt động diễn ra hằng ngày là một giáo viên tôi luôn có gắng đan xen các kĩ năng sống cũng như lễ giáo cho học sinh vào các hoạt động vui chơi nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn mà không gây nhàm chán. Trẻ biết nhường nhịn nhau khi chơi, biết xin lỗi bạn khi làm bạn đau, biết đoàn kết trong quá trình chơi nhóm
Khi cho trẻ tham gia chơi hoạt động ngoài trời cô tạo tình huống bất ngờ có người lạ tới rủ bạn Trâm đi chơi. Mời các bạn trong lớp cho cô ý kiến.Cô đưa ra kết luận chúng ta không đi theo người lạ nếu chưa được sự cho phép của người lớn qua đó giáo dục trẻ về kĩ năng sống cần thiết còn được tận dụng lồng ghép qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề chính những lúc trẻ chơi trẻ đang tái tạo lại cuộc sống hằng ngày phản ánh đúng thái độ hành vi của ba mẹ và những gì trẻ được thấy hằng ngày cô giáo nên quan sát và can thiệp kịp thời để cổ vũ động viên trẻ nếu trẻ có hành vi tích cực, mẫu mực và cần chấn chỉnh ngay nếu có hành vi lệch lạc.
Ngoài hoạt động học và hoạt động vui chơi cô có thể lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động đón và trả trẻ, trong giờ này cô là cầu nối giữa cha mẹ và con cái, cô nhắc nhở trẻ chào ba mẹ và ngược lại ba mẹ nhắc con mình chào cô, tạo mối liên kết giữa gia đình và nhà trường, khi nói chuyện với phụ huynh cô cũng cần trao đổi với phụ huynh về tính cách của trẻ khi ở trường và ngược lại.
Bên cạnh đó cũng cho trẻ tìm hiểu về các ngày 20/11, 22/12, 8/3, ngày tết nguyên đán, 1/5, 19/5 mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, giáo dục trẻ về ý nghĩa của các ngày này trong năm giáo dục trẻ về nguồn cội, nguồn gốc của dân tộc, tự hào là dân tộc Việt Nam.
Như vậy giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống thông qua các hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả vô cùng lớn chính những lúc trẻ chơi là trẻ đang học ở bạn, học ở cô tính nhường nhịn, tính đoàn kết, tính làm việc nhóm tạo được mối quan hệ giữa các nhóm cùng chơi tạo tiền đề cho trẻ ở các hoạt động khác nhau.
*Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Cùng với toàn trường thực hiện chủ đề năm học, xây dựng môi trường học thân thiện, tạo cảnh quan môi trường cũng như tạo môi trường cho trẻ hoạt động và khám phá, luôn chú trọng việc tạo môi trường học phù hợp với độ tuổi, môi trường học là môi trường mở để trẻ có thể tham gia tích cực và vận dụng khả năng sáng tạo của mình.
Khi xây dựng môi trường và cảnh quan cho lớp học phải luôn kéo trẻ vào các hoạt động này để trẻ trực tiếp trải nghiệm khi đó trẻ sẽ thấy được lợi ích của những việc đó và những lần sau đó trẻ sẽ yêu thích được tham gia cùng cô và trẻ ghi nhớ những công việc đó một cách tốt hơn.
Cô tạo các góc thiên nhiên và yêu cầu trẻ chăm sóc như tưới cây lau lá, làm đất qua việc làm này trẻ được gần gũi hơn với thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên.
Cuối tuần cô cùng trẻ dọn dẹp lớp học sắp xếp lại các góc chơi qua đây cho trẻ làm quen với lao động, giáo dục trẻ người nhỏ làm việc nhỏ góp một phần công sức vào sự phát triển của xã hội. Ngoài ra trẻ còn có thể giúp cô một số công việc nhỏ như sắp xếp lại sách vở, đồ dùng học tập khi trẻ được làm trẻ hiểu được sự gọn gàng ngăn nắp là thật sự cần thiết.
Cuối tuần cô bình cờ, nêu gương từng trẻ khi tham gia hoạt động cô phải nhận xét từng cá nhân trẻ, trẻ này vì sao chưa ngoan, tuần sau con đi học phải như thế nào, khi trẻ được cô và các bạn nhận xét trẻ thấy vì sao mình chưa ngoan, khuyến khích động viên trẻ cho tuần học tới ngoan hơn.
Giáo viên trao đổi với phụ huynh kết hợp cùng nhà trường tổ chức nhiều chương trình hay và mang lại ý nghĩa như chương trình “Áo ấm mùa đông” để động viên trẻ mang quần áo mà mình không dùng tới cho các bạn vùng sâu vùng xa qua những chương trình đó chúng ta đã giáo dục tình yêu thương con người, lòng nhân ái cho trẻ và tự trẻ cảm nhận được rằng ngoài xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự quan tâm giúp đỡ từ mọi người xung quanh và việc làm của trẻ là một nghĩa cử cao đẹp đáng được tuyên dương và khen gợi.
*Biện pháp 4: Giáo viên phải rèn luyện bản thân là tấm gương cho trẻ.
Một ngày thời gian trẻ ở trên trường với cô rất nhiều vì vậy trẻ quan sát từng việc làm của cô trẻ coi cô là thần tượng cô phải thật là nhẹ nhàng cư xử đúng mực khi giáo tiếp với trẻ, cô phải tôn trọng trẻ luôn coi trẻ là bạn vì như vậy giao tiếp vơi trẻ chở lên nhẹ nhàng và có hiệu quả.
Cô giáo phải ý thức được việc mình là hình mẫu của trẻ để có những việc làm chuẩn mực khiến trẻ cảm thấy cô thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng.
Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ ăn chậm hay nói chuyện cô cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng cũng như động viên trẻ để trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình, qua việc làm đó của cô giáo trẻ nhận thấy được tình yêu thương của cô dành cho mình, cũng chính từ cách cư xử đó trẻ cũng sẽ cư xử nhẹ nhàng với các bạn của mình.
Trong lớp trẻ đánh nhau cô là người phân xử cô phải thật nhẹ nhàng khuyên bảo tìm ra nguyên nhân hai bạn đánh nhau, nhắc nhở trẻ có hành vi sai nói với trẻ đánh nhau là hành động không tốt và khiến cho bạn đau và yêu cầu trẻ xin lỗi nếu trẻ làm sai từ đó trẻ nhận thấy rằng làm sai phải xin lỗi và đánh bạn là hành động không tốt. Cô luôn luôn gương mẫu trước trẻ trong tất cả các hoạt động khi trẻ ở cùng cô tại trường.
*Biện pháp 5:Tuyên truyền tới bậc phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo kĩ năng sống tới trẻ tại gia đình.
Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ và mẹ là cô giáo đầu tiên của trẻ như vậy chúng ta phải tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo để phụ huynh cùng với giáo viên giúp trẻ phát triển hoàn thiện về nhân cách.
Nhiều phụ huynh còn chưa chú trọng đến việc giáo dục giới tính cho con mình ngay từ nhỏ hệ lụy kéo theo trẻ phát triển lệch lạc không phân biệt được con trai thì khác con gái như thế nào?Tại sao bạn trai lại mặc quần áo mà không mặc váy. Tại sao bạn gái và bạn trai lại đi vệ sinh khác nhau. Chúng ta không cung cấp các hiểu biết này từ khi trẻ con nhỏ trẻ không có những kĩ năng cơ bản chính vậy gia đình là môi trường giáo dục vô cùng quan trọng.
Ngoài ra cô cũng cần trao đổi với phụ huynh khi ở nhà ngay từ những hành động nhỏ như ăn, uống , mặc quần áo phụ huynh nên để trẻ tự làm trẻ sẽ có những trải nghiệm thực tế vậy sẽ tốt cho trẻ sau này.
Trẻ cần phải được tự lập làm những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình, cha mẹ không nên làm thay con vì sẽ hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại dựa dẫm vào người khác có tác động tiêu cực tới trẻ.
Cha mẹ trẻ cũng cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi nói chuyện tập thể hoặc trao đổi với giáo viên tham gia các buổi họp của nhà trường  qua đây giúp phụ huynh hiểu rằng học là một quá trình xuyên suốt và bậc học mầm non là bậc học quan trọng làm nền tảng cho các bậc học khác.
 Khi trẻ ở gia đình cần chú ý đến việc dạy trẻ những lễ nghi văn hóa trong ăn uống hay cách giao tiếp với mọi người hình thành những lễ giáo ngay từ ở gia đình.
Ngoài ra trẻ có được thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác thuần thục khéo léo không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, thực hành mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu đó ở trẻ, cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
Giải pháp này vô cùng quan trọng và sẽ đạt được hiệu quả cao nếu có mối liên kết chặt từ các bậc phụ huynh và nhà trường, phụ huynh và giáo viên.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Cô cần có giải pháp và biện pháp thích hợp như bản thân cô cũng phải là người luôn cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức về đạo đức lối sống tốt có như vậy cô mới là tấm gương cho trẻ học theo.
Một giải pháp không thể thiếu đó là phát triển của trẻ là không giống nhau tính cách của mỗi trẻ là khác vì vậy cô cần linh hoạt khéo léo trong khi giáo tiếp với trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái khi được ở bên cạnh cô và luôn mong muốn được chia sẻ mọi thứ với cô tạo mối quan hệ thân thiết.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
*Quá trình khảo nghiệm:
 	Việc nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức này diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
 	Đây là một trong những phương pháp hay có ý nghĩa cho trẻ cần được tổ chức thường xuyên và khoa học tổ chức buổi tham quan trao đổi thông tin giữa cô và trẻ giữa trẻ và trẻ hay giữa trẻ và gia đình.
Cô thường xuyên áp dụng vào các buổi học cũng như các hoạt động vui chơi trong ngày trong tuần, luôn tạo ra các tình huống mới lạ, các tình huống gần gũi và thân thuộc xung quanh trẻ để trẻ giải quyêt từ đó hình thành những kĩ năng sống cơ bản.
Cô thường xuyên tổ chức các buổi tham quan trường, lớp, vườn rau để cung cấp những hình ảnh mới, những biểu tượng xã hội mới.
Cô luôn tìm tòi thay đổi phương pháp dạy để luôn có cái mới trong các tiết học mang lại hiệu quả tốt hơn.
*Kết quả khảo nghiệm
Sau khi thực hiện đề tài tôi nghiên cứu qua sách vở cũng như tham khảo ý kiến từ bạn bè đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm kết quả khảo nghiệm của tôi như sau.
Kết quả khảo nghiệm giáo dục lễ giáo.
Các tiêu chí đánh giá
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Trẻ biết chào hỏi lễ phép
85%
100%
Trẻ biết nhường nhịn bạn
70%
85%
Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi
90%
98%
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung
80%
95%
Kết quả khảo ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GD KNSÔNG Vũ Thị Thúy Dịu 2018 (1).doc