SKKN Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

1.2: Tính mới của đề tài.

Đề tài “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực

học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” không chỉ đƣợc sử dụng trong môn

Lịch sử mà đƣợc sử dụng và tiến hành ở nhiều môn học nhƣ Toán, Lý, Hóa, Văn, Địa,

Giáo dục công dân. Nhƣng sử dụng một số biện pháp mới để kết thúc bài học ở môn

Lịch sử là một đề tài còn mới, nên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp tích cực để

kết thúc bài học trong môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông trong đó nhằm

hƣớng tới hoạt động của học sinh, thông qua các hoạt động để phát triển năng lực, tƣ

duy sáng tạo, tìm tòi và mở rộng kiến thức của ngƣời học.

Vì vậy, đề tài “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển

năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” có tính mới. Những kinh

nghiệm đúc rút trong thực tiễn dạy học có thể áp dụng rộng rãi đối với các trƣờng

trung học phổ thông.

1.3. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài

1.3.1 Đối tượng, phạm vi

Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài đƣợc tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các

đối tƣợng là học sinh các khối 10,11,12 tại trƣờng tôi đang công tác. Để những

biện pháp trong đề tài có thể ứng dụng phổ biến cho các trƣờng THPT, tác giả chủ

yếu tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở các lớp học ban cơ bản.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành các biện pháp dạy học theo hƣớng phát

huy năng lực cho học sinh trong chƣơng trình lịch sử lớp 10, 11, 12 ban cơ bản.

pdf 77 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 873Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thể không mở cửa hội nhập, vì đó là cơ hội lớn cho Việt Nam vƣơn 
lên vƣơn xa hơn trong thời đại mới. 
- Ví dụ minh họa 2: Bài 9 - Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917 (Lịch sử 11, 
ban cơ bản) Sử dụng trò chơi “truy tìm ô chữ” để KTBH và giải quyết tình huống: 
“Cách mạng tháng Mƣời Nga là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử nƣớc 
Nga và lịch sử nhân loại”. 
+ Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi(giáo án pp,đĩa CD): Giáo viên giới thiệu: Từ hàng dọc 
có 9 chữ cái, tƣơng ứng với nó là 9 hàng ngang, mỗi hàng ngang đƣợc mở ra sẽ 
xuất hiện 1 chữ cái của ô bí mật hàng dọc. 
 Hàng ngang số 1(8 chữ cái): Hình thức bùng nổ của cuộc cách mạng tháng 
Hai năm 1917 là gì? 
 - Đáp án: Biểu tình (chữ B) 
 Hàng ngang số 2 (8 chữ cái): Đảng cộng sản đƣợc xây dựng trên cơ sở liên 
minh giữa giai cấp nào và nông dân? 
 - Đáp án: Công nhân (chữ Ô) 
 Hàng ngang số 3 (5 chữ cái): Ngƣời đứng đầu trực tiếp lãnh đạo cách mạng 
tháng Mƣời Nga là ai? 
 24 
 - Đáp án: Lê Nin (chữ N) 
Hàng ngang số 4 (5 chữ cái): Cách gọi khác của giai cấp công nhân là gì? 
- Đáp án: Vô sản (chữ S) 
Hàng ngang số 5 (9 chữ cái): chế độ chính trị ở Nga trƣớc cách mạng mang 
tính chất quân chủ...? 
- Đáp án: Chuyên chế (Ê) 
Hàng ngang số 6 (6 chữ cái) Chính quyền Công - Nông - Binh ra đời từ cách 
mạng tháng Hai gọi là? 
- Đáp án: Xô viết (chữ V) 
Hàng ngang số 7 (12 chữ cái ) Ngƣời đã lựa chọn con đƣờng của cách mạng 
tháng Mƣời để giải phóng dân tộc ta khỏi ách áp bức là ai? 
- Đáp án: Nguyễn Ái Quốc (chữ I) 
Hàng ngang số 8 (7 chữ) Lực lƣợng vũ trang trong cách mạng tháng Mƣời 
còn đƣợc gọi là? 
- Đáp án: Cận vệ đỏ (chữ C) 
Hàng ngang số 9 (9 chữ cái) Theo lịch Nga trƣớc tháng 3 năm 1918 Cách 
mạng xã hội chủ nghĩa bùng nổ vào tháng mấy năm 1917? 
- Đáp án: Tháng Mƣời ( chữ H) 
- Đáp án ô chữ hàng dọc: Bôn sê vich 
+ Hoạt động 2: Để mở rộng kiến thức về cách mạng tháng Mƣời: 
Giáo viên cho học sinh thảo luận về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận 
xét về cách mạng tháng Mƣời “Giống nhƣ mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng 
Mƣời chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu ngƣời bị áp bức, bóc lột trên 
trái đất. Trong lịch sử loài ngƣời từ trƣớc tới nay chƣa có một cuộc cách mạng có ý 
nghĩa sâu xa nhƣ vậy” 
Dự kiến sản phẩm của hoạt động 2: 
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của CNTB, nó không 
còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. 
+ Cổ vũ phong trào của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đƣờng đi đến 
thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống CNTB. 
+ Có ảnh hƣởng mạnh mẽ và để lại nhiều bài học phong trào cách mạng thế giới, 
đặc biệt là các phong trào giải phóng dân tộc cho các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc. 
*Trò chơi “đi tìm các triều đại lịch sử”: 
- Ví dụ minh họa : Sau khi hoàn thành bài 5 Trung quốc thời phong kiến (Tiết 2)- 
(Lịch sử 10 - Ban cơ bản) và hoàn thành nội dung văn hóa phong kiến Trung Quốc, 
giáo viên tổ chức hoạt động KTBH bằng các biện pháp tích cực nhằm củng cố nội 
dung về văn hóa Trung Quốc phong kiến sau đó tổ chức một trò chơi để tăng khả 
năng thu thập thông tin của học sinh. 
Hoạt động 1: Thuyết trình khái quát về thành tựu văn hóa Trung Quốc (Video, đĩa CD). 
và nhấn mạnh những thành tựu quan trọng của các triều đại. 
- Mục tiêu : 
 25 
+ Khái quát những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến 
+ Hiểu đƣợc các giá trị văn hóa thông qua quá trình lao động và sáng tạo của nhân 
dân lao động 
+ Có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa nhân loại 
- Phƣơng thức : 
+ Giáo viên giao nhiệm vụ ở nhà qua tiết học trƣớc, yêu cầu học sinh tìm hiểu về 
những thành tựu văn hóa của các triều đại phong kiến Trung quốc kết hợp với nội 
dung đã đƣợc học trong hoạt động hình thành kiến thức để thực hiện trò chơi. 
+ Giáo viên là ngƣời tổ chức trò chơi bằng việc đọc các câu hỏi để học sinh tìm 
câu trả lời, qua các câu hỏi học sinh xác định những dữ liệu trên nói đến triều đại 
phong kiến nào của Trung Quốc. 
+ Kết hợp những tƣ liệu học sinh tự tìm hiểu ngoài dữ liệu sgk. 
- Tiến hành trò chơi : 
+ Trò chơi 1 : 
Câu 1. Hệ tƣ tƣởng trở thành công cụ sắc bén phục vụ nhà nƣớc phong kiến ? 
- Đáp án : Nho giáo 
Câu 2. Ngƣời đặt nền móng cho việc phẫu thuật chữa bệnh ở Trung quốc ? 
- Đáp án: Hoa Đà 
Câu 3. Hai câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du: 
 “ Thanh minh trong tiết tháng Ba 
 Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” 
Nói đến một cách chia thời gian mà ngƣời Trung quốc phát minh ra? 
- Đáp án: Nông lịch 
Câu 4. Ngƣời đặt nền móng cho ngành nghiên cứu Sử học ở Trung Quốc là 
- Đáp án: Tƣ Mã Thiên 
-> Những dữ kiện trên muốn nhắc đến triều đại phong kiến nào ở Trung quốc? 
- Đáp án: Nhà Hán 
+ Trò chơi 2: 
Câu 1. Một trong những con đƣờng giao thƣơng buôn bán nổi tiếng và phát đạt 
thời phong kiến mà bắt đầu từ Trung quốc là? 
- Con đƣờng tơ lụa 
Câu 2. Đây đƣợc coi là đỉnh cao của một loại hình nghệ thuật gắn với những tên 
tuổi nổi tiếng nhƣ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cƣ Dị...? 
- Đáp án: Thơ Đƣờng 
Câu 3. Đây là ngƣời phụ nữ duy nhất ở Trung Quốc làm Hoàng đế? 
- Đáp án: Võ Tắc Thiên. 
Câu 4. Đây là kiệt tác nổi tiếng của Ngô Thừa Ân? 
- Đáp án: Tây du kí 
-> Những dữ kiện lịch sử trên nhắc đến triều đại phong kiến nào? 
- Đáp án: Triều Đƣờng. 
Các hình ảnh liên quan về nhà Đƣờng, và cƣơng vực lãnh thỗ nhà Đƣờng. 
 26 
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá về bài tập và năng lực thực hành của học sinh. 
+ Hoạt động 2 - Mở rộng, vận dụng: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh liên hệ ảnh 
hƣởng văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam, 
- Biện pháp: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm để thi thuyết 
 Mỗi nhóm lựa chọn một biếu hiện ( tích cực hoặc hạn chế) thuyết trình về biểu 
hiện đó ảnh hƣởng văn hóa Trung Quốc phong kiến đến Việt Nam. 
Ví dụ: Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ. 
* Trò chơi “Đóng vai” 
Hoạt động đóng vai là việc ngƣời học đƣợc nhập vai vào các nhân vật, các 
tình huống cụ thể, HS sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và đƣợc hoạt 
động trực tiếp trong quá trình đóng vai. HS đƣợc trao đổi, giao lƣu với GV, với 
bạn bè, đƣợc thể hiện tài năng của mình trƣớc tập thể, đƣợc hòa mình vào không 
khí thoải mái, sôi nổi, thân thiện của lớp học. 
Đóng vai trong môn học lịch sử không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thức mà HS 
còn có cơ hội trải nghiệm không khí lịch sử khi đƣợc hòa mình vào lịch sử và hình 
thành những kĩ năng quan trọng nhƣ giao tiếp, thuyết trình... 
 27 
- Ƣu điểm của hoạt động đóng vai : 
+ Học sinh đƣợc rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ 
trong môi trƣờng an toàn trƣớc khi thực hành trong thực tiễn. 
+ Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. 
+ Tạo điều kiện làm nảy sinh tƣ duy sáng tạo của học sinh 
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo 
đức đến chính trị - xã hội. 
- Các hình thức đóng vai: 
+ Có thể tiến hành đóng vai trong khởi động bài học, trong hình thành kiến thức 
mới và cả trong KTBH, ở đây tôi muốn tổ chức hoạt động đóng vai trong KTBH 
+ Đóng vai nhân vật lịch sử ngƣời có ảnh hƣởng lớn trong lịch sử, đóng vai tình 
huống cụ thể... 
- Các bƣớc tiến hành đóng vai 
Bƣớc 1: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ đóng vai 
Bƣớc 2: Tổ chức HS đóng vai 
Bƣớc 3: Tổ chức HS trao đổi, thảo luận sau khi đóng vai 
Bƣớc 4: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức 
* Đóng vai nhân vật lịch sử. 
- Ví dụ minh họa 1: Sau khi học xong bài 34 - Các nƣớc tƣ bản chuyển sang giai 
đoạn đế quốc chủ nghĩa : (Lịch sử 10 - Ban cơ bản) Giáo viên tổ chức hoạt động 
KTBH với việc củng cố lại hệ thống kiến thức vừa học qua câu hỏi trắc nghiệm, 
sau đó GVcho học sinh đóng vai một nhân vật lịch sử có đóng góp lớn trong sự 
tiến bộ của khoa hoc - kỹ thuật thế giới. 
+ Bƣớc 1 : Giáo viên cho học sinh lựa chọn một nhân vật lịch sử để hóa thân vào 
vai nhân vật lịch đó (nội dung đã đƣợc học sinh chuẩn bị ở nhà)3(vi deo, đĩa CD). 
+ Bƣớc 2 : Học sinh tiến hành trò chơi đóng vai tìm hiểu về nhân vật Pi-e-Quy-Ri 
và Ma-ri Quy-ri 
 + Bƣớc 3 : Học sinh thảo luận vấn đề bằng các câu hỏi tƣơng tác lẫn nhau 
+ Bƣớc 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm 
- Dự kiến sản phẩm : 
+ Học sinh phải làm nổi bật đƣợc về thân thế và sự nghiệp của các nhà khoa học 
+ Đóng góp nổi bật của các nhà khoa học Pi-e-Quy-Ri và Ma-ri Quy-ri . 
* Đóng vai để giải quyết tình huống cụ thể. 
 28 
Hình thức này có một số đặc điểm sau: 
+Thứ nhất,: HS không có sự chuẩn bị trƣớc ở nhà nhƣ đóng vai nhân vật mà đƣợc 
thông báo tình huống và giải quyết tình huống ngay tại lớp. 
+ Thứ hai, việc xây dựng tình huống do GV và HS đảm nhận nhiệm vụ để giải 
quyết tình huống sau khi KTBH. 
+ Thứ ba: việc “diễn” không phải phần chính mà điều quan trọng là Hs thể hiện 
đƣợc thái độ, quan điểm của mình từ tình huống đó. 
+ Cuối cùng, HS thƣờng làm việc theo tổ, nhóm để giải quyết tình huống. 
- Ví dụ minh họa : Sau khi hoàn thành Bài 19 - Các cuộc kháng chiến chống giặc 
ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV giáo viên tổ chức cho HS hoạt động KTBH bằng 
trò chơi “Đóng vai” để giải quyết một tình huống cụ thể và qua đó nhấn mạnh tầm 
quan trọng của các chiến thắng lịch sử trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm 
của ông cha ta. 
- Bƣớc 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, và giao nhiệm vụ 
+ Nhóm 1 : “Hãy tƣởng tƣợng mình là một ngƣời lính của nhà Lý kể lại cuộc quyết 
chiến trên bờ sông Nhƣ Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống”. 
+ Nhóm 2 : “Hãy tƣởng tƣợng mình là một ngƣời lính nhà Minh đƣợc nghĩa quân 
Lam Sơn tha chết, cấp ngựa, thuyền cho về nƣớc kể lại sự thất bại ở trận Chi Lăng 
– Xƣơng Giang của quân Minh”. 
- Bƣớc 2: Các nhóm thảo luận nội dung mình đƣợc giao và tập hợp ý kiến của các 
thành viên trong nhóm thành nội dung, cử đại diện nhóm lên “diễn” 
Ở hai ví dụ, ta thấy yêu cầu đƣa ra cho HS là đóng vai một ngƣời lính kể lại 
diễn biến của cuộc chiến nhƣng hai ngƣời lính này lại ở trong hai hoàn cảnh hoàn 
toàn trái ngƣợc nhau. Một ngƣời lính kể lại chuyện trong tƣ thế của ngƣời chiến 
thắng và một ngƣời lính kể lại chuyện trong tƣ thế của kẻ chiến bại. Do đó, đòi hỏi 
HS phải tự mình tƣởng tƣợng, sáng tạo để làm cho nhân vật của mình thực sự sinh 
động. 
* Trò chơi: “mảnh ghép bức tranh bí ẩn”. 
- Ví dụ minh họa: Bài 18 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống 
thực dân Pháp (1946 - 1950)(Trò chơi pp, đĩa CD) 
+ Sau khi dạy Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, giáo viên tổ chức hoạt 
động luyện tập để KTBH bằng một trò chơi nhằm đảm bảo hai nội dung: Nhằm 
củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã đƣợc lĩnh hội ở hoạt động 
hình thành kiến thức về: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các chiến dịch, 
đồng thời khuyến khích học sinh tìm tòi kiến thức mới liên quan đến nội dung bài 
học. 
Biện pháp thực hiện: * Giáo viên tổ chức trò chơi “Mảnh ghép bức tranh bí ẩn”. 
- Bƣớc 1. Cách chơi: Bức tranh đƣợc che bởi 4 câu hỏi liên quan đến bài học, lần lƣợt 
học sinh trả lời câu hỏi để mở các mảnh ghép đó và đoán hình ảnh trong bức tranh là 
ai? 
- Bƣớc 2. Tiến trình trò chơi. 
+ Tìm nhân vật bí ẩn trong bức tranh qua các câu hỏi dƣới đây ? 
 29 
Câu hỏi 1: Đây là trận đánh ác liệt và có ý nghĩa nhất trong chiến dịch Biên giới? 
Đáp án: Đông Khê 
Câu hỏi 2: Nghệ thuật quân sự đƣợc quân đội ta sử dụng trong chiến dịch Biên giới 
năm 1950? 
Đáp án: “Vây điểm - Diệt Viện” 
Câu hỏi 3: Nhằm thu hút sự chú ý của ta để Pháp đƣa quân từ Cao Bằng xuống và 
từ Thất khê lên lấy lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện cuộc tiến công nào? 
Đáp án : Thái nguyên 
Câu hỏi 4: Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới năm 1950, thực dân Pháp rơi vào 
tình thế nào trên chiến trƣờng chính ở Đông Dƣơng? 
Đáp án: Phòng ngự 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá về năng lực nhận thức và năng lực thực hành của 
học sinh sau khi hoàn thành nội dung. 
+ Bức tranh bí ẩn sau những mảnh ghép đó là Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, tống tƣ 
lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời là chỉ huy trƣởng bộ chỉ huy chiến 
dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950. 
2.2.2: KTBH bằng tranh biếm họa nhằm khắc sâu nhận thức của học sinh về 
sự kiện lịch sử: 
Trong triết học Mác - Lê Nin có nói “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu 
tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn đó là con đƣờng nhận thức hiện thực 
khách quan, nhận thức chân lý” và kênh hình là một trong những phƣơng tiện giúp 
ngƣời học nhận thức nhanh nhất. Trong kênh hình có nhiều khác nhau từ sơ đồ, 
bảng biểu, tranh ảnh, hình vẽ kể cả tranh biếm họa. 
Tranh biếm họa cũng là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ tạo hình đặc biệt 
mang tính cƣờng điệu, trào phúng, hài hƣớc... nhằm mục đích phản ánh nội dung 
cụ thể về nhân vật, sự kiện, hiện tƣợng lịch sử xã hội, hoặc khuyếch đại các mâu 
thuẫn trong các mối quan hệ chính trị, xã hội, giá trị đạo đức... 
* Lợi ích khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học 
- Thu hút sự chú ý của học sinh về loại hình nghệ thuật mang tính hài hƣớc. 
- Tạo ra sự liên tƣởng, suy luận kiến thức đã học với mối liên hệ ẩn ý trong tranh. 
- Học sinh dễ khắc sâu kiến thức, tự mình chiếm lĩnh kiến thức và có cái nhìn 
khách quan, cũng nhƣ cơ hội bỳ tỏ quan điểm của mình. 
* Một số ví dụ minh họa: 
Ví dụ minh họa 1: Sau khi dạy bài 17 - Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 
(Tiết 1) - (Lịch sử lớp 11 - Ban cơ bản) giáo viên tổ chức hoạt động KTBH bằng 
việc quan sát một bức tranh biếm họa, vừa mang tính khái quát hóa nội dung bài 
học qua bức tranh, nhƣng cũng đồng thời tạo điều kiện để cho học sinh bày tỏ quan 
điểm của mình qua phần khai thác từ hình ảnh tranh biếm họa. 
Hoạt động KTBH bằng tranh biếm họa: 
Bƣớc 1: - GV tổ chức cho HS khai thác bức tranh của hoạ sĩ Kukryniksy mô 
tả hành động bán đứng Tiệp Khắc của các nƣớc phƣơng Tây mà cụ thể ở đây là 
Anh và Pháp. Dòng chữ trên có nghĩa: “Hướng về phương Đông”.Hình ảnh tranh 
 30 
biếm học, các nhân vật trong tranh và đặt câu hỏi: “Có hay không Anh, Pháp, Mĩ 
cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để chiến tranh thế giới thứ hai 
bùng nổ? 
Bƣớc 2: Học sinh quan sát, thảo luận và trình bày quan điểm của mình 
+ Hình ảnh nƣớc Đức: Ví nhƣ chó sói 
+ Hình ảnh Anh, Pháp (những quý ông lịch lãm) đang dâng miếng bánh béo 
bở Tiệp Khắc cho Đức (“Chó sói”) 
+Hình ảnh nƣớc Mĩ: Xa, mờ, đứng ngoài ngắm nhìn thể hiện chính sách ngoại 
giao của Mĩ “không can thiệp những vấn đề ngoài châu Mĩ” 
Bƣớc 3: HS kết hợp kiến thức SGK mục I và bức tranh, lí giải việc chiến 
tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 
- Từ đó rút ra: 
+ Sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ chƣa hẳn là sự bành trƣớng và 
ngang ngƣợc của trục phát xít Đức - Italia - Nhật Bản, mà còn do thái độ dung 
dƣỡng thỏa hiệp của các nƣớc nhƣ Anh, Pháp và thái độ trung lập của Mĩ đã tạo 
điều kiện cho chiến tranh bùng nổ: Họ lo sợ chủ nghĩa phát xít sẽ gây chiến tranh 
và làm phá vỡ hệ thống Vec xai - Oa sinh tơn, nhƣng lại thù ghét chủ nghĩa cộng 
sản hơn nên muốn nhân cơ hội này đẩy chiến tranh về phía Đông (Liên Xô), vì vậy 
Anh, Pháp không ngại dâng đồng minh của mình (Tiệp Khắc) cho Đức để đổi lấy 
một sự thỏa thuận không chắc chắn từ HítLe là ngừng mọi hoạt động quân sự ở 
châu Âu. 
 31 
+ Vì thế Anh, Pháp và Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để 
chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và bức biếm họa trên là hình ảnh thể hiện rõ 
đỉnh cao của thái độ thỏa hiệp mà các nƣớc Anh, Pháp đã thực hiện. 
- Hoạt động mở rộng: Giáo viên tổ chức biện luận hoặc thuyết minh về vấn 
đề: Từ nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy trình bày suy 
nghĩ của em về vấn đề gìn giữ hòa bình và nỗ lực ngăn chặn các chiến tranh, xung 
đột hiện nay. 
- Ví dụ minh họa 2: Bài 35: Các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trƣớng 
thuộc địa (Lịch sử 10 - Ban cơ bản) 
- Sau khi hoàn thành nội dung bài học, giáo viên tổ chức hoạt động KTBH 
bằng việc nhấn mạnh một thông tin quan trọng về đặc điểm các nƣớc đế quốc, 
trong đó đặc biệt là đế quốc Anh, đƣợc mạnh danh là “đế quốc thực dân” 
- Bƣớc 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh biếm họa “Người khổng lồ”: qua 
đó đặt câu hỏi: vì sao đế quốc Anh đƣợc ví là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” 
- Bƣớc 2: Hs dựa vào tranh biếm họa cùng câu hỏi để trả lời và khai thác hình ảnh 
làm nổi bật những đặc điểm của đế quốc Anh. 
- Dự kiến sản phẩm: 
Tranh Ngƣời khổng lồ Rhodes, một hình tƣợng của Cecil Rhodes sau khi công bố 
kế hoạch nối đƣờng điện tín từ Cape Town tới Cairo. Nó thể hiện tham vọng thuộc 
địa theo hƣớng Bắc - Nam của Anh tại châu Phi. 
 32 
+ Cụm từ "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" đã đƣợc sử dụng để miêu tả 
những đế quốc với lãnh thổ rộng lớn đến nỗi luôn luôn có một phần lãnh thổ của 
nó nằm trong ban ngày. 
+ Những phần thuộc địa bao la của Anh ở các châu lục chiếm 1/4 diện tích thế giới 
tƣơng đƣơng khoảng 35 500 0000 km2 cai trị khoảng 412,2 triệu ngƣời chiếm 23% 
dân số thế giới. 
+ Tranh giành châu Phi là quá trình tranh chấp giữa các cƣờng quốc ở châu 
Âu trong việc chiếm châu Phi làm thuộc địa kéo dài từ giữa thế kỷ 19 tới khi Chiến 
tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914. Vào cuối quá trình này, ngoại 
trừ Ethiopia, nhà nƣớc Dervish và Liberia đƣợc độc lập, toàn bộ châu Phi đã bị bảy 
nƣớc châu Âu chia nhau làm thuộc địa, trong đó Anh chiếm đƣợc phần nhiều nhất 
với diện tích trên 30%. Với hệ thống thuộc địa rộng lớn nhƣ vậy nên nƣớc Anh 
đƣợc ví là "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn". 
- Hoạt động mở rộng: 
 GV tổ chức cho HS tranh biện về vấn đề: Từ hình ảnh về bức tranh biếm họa, 
em hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận xét: Anh là “Đế quốc mặt trời không 
bao giờ lặn” 
 HS thể hiện suy nghĩ của bản thân, sau đó GV phân tích bức tranh, để học 
sinh hiểu rõ về bản chất của đế quốc mặt trời không bao giờ lặn trên nƣớc Anh, và 
nhấn mạnh: dƣới chân của đế quốc mặt trời không bao giờ lặn là sự xâm lƣợc, bóc 
lột tàn nhẫn và làm giàu trên xƣơng máu của nhân dân thuộc địa. 
2.3. Sử dụng hoạt động kết thúc bài học bằng tranh luận, giúp ngƣời học có 
cái nhìn đúng hơn về những quan điểm trái chiều. 
2.3.1: Tranh luận: 
Tranh luận là hình thức dạy học nhằm nâng cao tính tƣơng tác của học sinh, 
giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, qua đó để hình thành tƣ 
duy hành động và năng lực mới cho ngƣời học 
Việc sử dụng phƣơng pháp tranh luận trong dạy học lịch sử góp phần phát 
triển tƣ duy phản biện của học sinh - một loại tƣ duy quan trọng không thể thiếu, 
cần trang bị trong trƣờng phổ thông. 
* Ƣu điểm của tranh luận: 
- Học sinh đƣợc tự do tranh luận, phản bác ý kiến của ngƣời khác, bảo vệ ý kiến 
của mình, cũng nhƣ đề xuất những thắc mắc dƣới dạng câu hỏi. 
- Tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh, 
giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với các nguồn bên ngoài. 
- Rèn luyện cách nhìn đa chiều về một vấn đề, tránh định kiến và tạo động lực để 
học tập suốt đời. Ngƣời học có cơ hội đối diện và quan sát nhiều quan điểm khác 
 33 
nhau, từ đó đánh giá quan điểm của chính mình để thay đổi hoặc cập nhật cho phù 
hợp. 
- Giúp cho học sinh chọn lựa ngôn từ một cách thuyết phục, diễn đạt rõ ràng ý kiến 
của mình. 
- Xây dựng khả năng tƣ duy độc lập; Sử dụng thông tin để hình thành lập luận chặt 
chẽ; Phân loại sắp xếp hệ thống lập luận để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ 
thể. 
- Rèn luyện thái độ tôn trọng trong giao tiếp. Tranh luận dạy học giúp ngƣời học 
biết cách Lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của phía khác, trân trọng tri 
thức, giải quyết vào vấn đề. 
Với đặc điểm này, việc sử dụng phƣơng pháp tranh luận trong dạy học về 
nhân vật lịch sử, hoăc tranh luận về bản chất sự kiện lịch sử là cần thiết và phù 
hợp, không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu nhận thức và gây hứng thú trong học tập cho 
học sinh mà còn là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. 
* Các bước tiến hành tranh luận: 
Giai đoạn 1: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ tranh luận 
Giai đoạn 2: Tổ chức HS tranh luận 
 -Trình bày, củng cố lại luận điểm của mình 
-Phản bác 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ket_thuc_bai_hoc_theo_huong_phat_trien.pdf