SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học

Mặt mạnh, mặt yếu:

*Mặt mạnh:

- Trẻ được trực tiếp khám phá đối tượng một cách sâu sắc hơn

- Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái hơn và mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.

- Trẻ có cơ hội được trò chuyện, được thể hiện mình, được trình bày ý kiến về những suy nghĩ của trẻ.

- Rèn cho trẻ thói quen ứng xử với môi trường thiên nhiên, biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng.

* Mặt yếu:

- Có một số cháu chưa học qua lớp mầm, chồi nên kỷ năng khám phá còn hạn hẹp, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến, kiến thức về môi trường xung quanh vẫn còn hạn chế.

- Hầu hết tiết dạy với đồ dùng đơn giản, không bắt mắt đã không thu hút được sự chú ý của trẻ.

- Khả năng so sánh phân loại các con vật, cây cối, sự vật hiện tượng còn hạn chế nên việc sử dụng biện pháp mới cũng gặp không ít nan giải.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rất thuận tiện cho việc trang hoàng nhóm lớp, trang hoàng các góc phù hợp theo từng năm học và theo từng thời điểm, chủ đề của chương trình, bên cạnh đó rất thuận tiện trong việc dạy trẻ ở các hoạt động.
Được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉnh sửa lại phòng học rộng rãi thoáng mát, được nhà trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy và học nên đã đầu tư trang bị thêm nhiều thiết bị dạy học đẹp, hấp dẫn trẻ phù hợp với từng chủ đề, với từng chủ điểm.
 Bên cạnh đó nhờ được phụ huynh quan tâm đến các cháu nên đa số trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn tham gia vào các hoạt động của lớp rất tích cực chủ động và sáng tạo.
* Khó khăn: 
- Năm nay số cháu đến lớp có những cháu chưa được học qua lớp mầm, chồi, bên cạnh đó khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ phát triển chưa đồng đều.
- Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, đồ dùng phục vụ tiết dạy còn rất thiếu thốn như những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật...
 - Đồ chơi, đồ dùng còn ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát
- Một số trẻ ở nông thôn vì gia đình không đủ điều kiện cho trẻ học qua lớp mầm, chồi chỉ được học lớp lá nên khả năng trẻ tiếp thu chậm.
- Vốn hiểu biết về khám phá môi trường xã hội còn hạn chế.
2.2. Thành công, hạn chế:
* Thành công:
- Trong một năm thực hiện tôi cũng gặt hái được một số thành công nhất định đó là số trẻ hăng say khám phá khoa học ngày một nhiều hơn. Khả năng phân tích tổng hợp của các cháu ngày một tiến bộ. Khả năng phân loại tốt, cháu rất hăng say với hoạt động thực hành nhận thức ngày càng phát triển. Kỹ năng sống của trẻ ngày càng tiến bộ, cháu biết phân biệt cái đúng cái sai và có những hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội và thông qua đó kích thích hứng thú của trẻ tham gia tích cực vào hoạt động rất thoải mái. Trẻ có sự tiến bộ trong cách ứng xử với môi trường thiên nhiên, thái độ học tập tích cực hơn. Kích thích tính tò mò sáng tạo ham hiểu biết, trẻ hăng say chủ động hơn trong hoạt động khám phá khoa học với thế giới xung quanh.
* Hạn chế:
- Khi vận dụng đề tài này thì phải trải qua thực nghiệm tại lớp, và muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ dùng, mà đồ dùng thì lại tốn rất nhiều thời gian, công sức. Chẳng hạn như muốn tiến hành một tiết khám phá khoa học đòi hỏi phải có tranh ảnh thật sinh động hoặc vật thật để cho trẻ khám phá điều này rất khó khăn bởi hầu như thời gian cô đứng lớp từ sáng tới tối nên rất vất vả trong việc làm đồ dùng cũng như tìm kiếm hình ảnh cho trẻ khám phá...
- Môi trường và các đồ dùng, đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú và kích thích tính tìm tòi khám phá cho trẻ.
- Phương pháp chủ yếu của giáo viên vẫn là phương pháp trực quan và dùng lời do vậy việc truyền thụ kiến thức khoa học trừu tượng còn hạn chế.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:
*Mặt mạnh:
- Trẻ được trực tiếp khám phá đối tượng một cách sâu sắc hơn
- Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái hơn và mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
- Trẻ có cơ hội được trò chuyện, được thể hiện mình, được trình bày ý kiến về những suy nghĩ của trẻ.
- Rèn cho trẻ thói quen ứng xử với môi trường thiên nhiên, biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng.
* Mặt yếu:
- Có một số cháu chưa học qua lớp mầm, chồi nên kỷ năng khám phá còn hạn hẹp, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến, kiến thức về môi trường xung quanh vẫn còn hạn chế.
- Hầu hết tiết dạy với đồ dùng đơn giản, không bắt mắt đã không thu hút được sự chú ý của trẻ.
- Khả năng so sánh phân loại các con vật, cây cối, sự vật hiện tượng còn hạn chế nên việc sử dụng biện pháp mới cũng gặp không ít nan giải.
2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Xuất phát từ sự ham muốn là phải làm sao để cho trẻ lớp mình được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ và dựa vào đặc điểm chung của chương trình mầm non mới trên cơ sở mọi hoạt động đều hướng đến trẻ, đặc trẻ là trung tâm để giải quyết vấn đề. Và nhu cầu bức thiết của trẻ hiện nay luôn có nhu cầu tìm hiểu sự vật sự việc một cách tự nhiên và chủ động.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 Trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học các cô giáo có thể cho trẻ đi tham quan quan sát, thảo luận, trò chuyện, phỏng vấn trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề đặt ra, tìm hiểu qua sách, tranh ảnh, khám phá trực tiếp thông qua thực hành, thí nghiệm, lao động...
 Qua quá trình nghiên cứu đề tài bản thân cố gắng cùng trẻ để tháo gỡ khó khăn đó là tích cực tăng cường cho trẻ được khám phá khoa học giúp trẻ biết dược thế giới xung quanh và kích thích tính tò mò sự ham hiểu biết về thế giới xung quanh vừa phát triển ở trẻ sự mạnh dạn tự tin và qua đó trẻ cũng phát triển thêm về ngôn ngữ lời nói mạch lạc hơn, vừa giúp trẻ biết hướng về cái đẹp qua thế giới xung quanh. Nên bản thân luôn cố gắng trong giảng dạy.
 Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy môn khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Tìm ra các giải pháp, biện pháp nhằm giúp trẻ ham mê khám phá khoa học kích thích tính tò mò ham hiểu biết muốn khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh, phát triển tính sáng tạo và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ.
- Tạo được sự hứng khởi rất tự nhiên ở trẻ về thế giới xung quanh, phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng cố các kỹ năng nhận thức của trẻ.
- Rèn khả năng tri giác, phân tích, so sánh, hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực và kinh nghiệm cũng như kỹ năng sống cho trẻ mong muốn bảo vệ gìn giữ môi trường.
- Giúp quá trình học tập của trẻ ở trường mầm non thêm phần thoải mái và hấp dẫn. Giáo dục trẻ sống gần gũi hòa đồng với môi trường thiên nhiên và xã hội.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường khám phá khoa học qua vật thật bằng hình thức tham quan.
Đối với môn học này ngoài đưa trẻ ra ngoài để quan sát khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh và cho trẻ tự do khám phá là có hiệu quả.
Bản thân tôi phải tìm những địa điểm, đề tài phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với vốn hiểu biết của trẻ và gần gũi với trẻ và đến tham quan những địa điểm thuận lợi nhất không để trẻ mệt và ảnh hưởng đến mục đích chính.
Kiểm tra địa điểm tham quan trước xác định đối tượng cần thiết quan sát. Xác định địa điểm cho trẻ tự quan sát và nghỉ ngơi cho trẻ. Trước tham quan vài ngày cần đàm thoại với trẻ nhằm mục đích tạo hứng thú cho trẻ, thông báo cho trẻ địa điểm, nội dung của buổi tham quan. Quan tâm đến sức khỏe của trẻ, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, trang phục cho trẻ phù hợp với thời tiết vận động.
- Khi tổ chức cho trẻ tham quan dù khám phá môi trường tự nhiên hay môi trường xã hội giáo viên cũng cần tổ chức đàm thoại ngắn nhằm mục đích nhắc trẻ về mục đích tham quan, các quy tắc hành vi cần thực hiện trong quá trình tham quan. Giáo viên giúp trẻ xác định được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng bằng các biện pháp khác nhau: Như đặt ra các câu hỏi câu đố bài thơ hướng dẫn trẻ quan sát, khảo sát, sử dụng phương pháp trò chơi, sử dụng kể chuyện và giải thích để bổ sung cho sự quan sát của trẻ. Trong quá trình quan sát có thể sử dụng các tác phẩm văn học hoặc âm nhạc. Ví dụ như: Khi tìm hiểu về các nghề trong xã hội như khi “Tìm hiểu về nghề của bố mẹ” thì cô đàm thoại ngắn về nghề nông và có thể cho cháu kể về nghề của bố mẹ mà cháu biết cô cho cháu đến xem bố mẹ đang làm khi trẻ đang quan sát cô đặt các câu hỏi hoặc câu đố về bố mẹ để cháu trả lời và gợi hỏi về công việc của bố mẹ. Cho nhiều cháu được nhận xét về công việc cũng như trang phục, dụng cụ của các nghề. Cho cháu làm quen các bài thơ về nghề của bố mẹ như “Làm nghề như bố” hoặc hát bài “Tía em”, cháu được nghe nhằm gợi cảm xúc cho trẻ để trẻ dành nhiều tình cảm cho bố mẹ, để trẻ biết cách thể hiện tình cảm với bố mẹ và từ đó giúp cháu biết nghề nào cũng đáng quý.
- Cho cháu tìm hiểu khám phá về nghề nào cũng nên chọn thêm một vài tác phẩm văn học âm nhạc mới lạ phù hợp. Ví dụ như: Tìm hiểu về chú bộ đội thì cho cháu nghe thơ “Chú hải quân” “Chú bộ đội hành quân trong mưa”. Để các cháu nhận thức sâu sắc biết trách nhiệm và nghĩa vụ của chú bộ đội dành cho đất nước cho các cháu. Cho cháu hát, múa cùng các chú bộ đội làm quà tặng chú để gây cảm xúc, tình cảm cho các cháu thêm yêu thương chú bộ đội từ đó sẽ hình thành nhân cách tốt đẹp biết cách ứng xử giữa người nhỏ và người lớn. Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về môi trường tự nhiên “Khám phá về các loại rau”. Khi dẫn trẻ đi tham quan cô đàm thoại ngắn về đề tài tham quan để nhắc trẻ nhớ mục đích tham quan, hướng cháu chú ý quan sát các loại rau chú ý với môi trường thiên nhiên cô cần cho trẻ tự phát hiện. Cô tạo điều kiện cho cháu quan sát bằng cách cô đọc câu đố về các loại rau và cho cháu lựa chọn sau đó cho cháu quan sát theo nhóm. Sau đó cô tạo cơ hội cho cháu mô tả về những gì cháu vừa quan sát. Giáo viên tạo tình huống sáng tạo bất ngờ qua những buổi tham quan, ví dụ: Khi đang khám phá và tìm hiểu về nghề trồng cà phê khi đi qua vườn cà phê có con ong bay qua khiến trẻ không còn chú ý đến cây cà phê mà trẻ sẽ chú đến con ong thì cô tạo tình huống hỏi trẻ “Con ong là loại côn trùng có ích hay có lợi?” Thông qua đó trẻ được khám phá thêm trẻ biết công việc của con ong là hút mật hoa thụ phấn cho hoa hoặc không được bắt ong vì sẽ bị ong đốt, hay những buổi tham quan về các loại rau tìm hiểu về các loại rau thì có con chim bắt những con sâu trên những cây rau khiến trẻ chú ý đến những con chim bắt sâu và cô tạo tình huống hỏi trẻ “Con chim bắt sâu để làm gì?” Thông qua đó tạo cơ hội cho cháu mô tả về những cảm giác của mình. Thời gian của buổi tham quan có hạn nên về cô có thể trao đổi với trẻ trong mọi lúc mọi nơi bằng cách gợi nhớ lại buổi tham quan để tất cả các cháu đều được mô tả những gì mình vừa được quan sát, khám phá. Trong khi tham gia cô và cháu có thể hát múa về các loại rau, quả hoặc cô kể chuyện “Sự tích rau thì là” hoặc “Nhổ củ cải” cho cháu nghe trong giờ giải lao. Và sau đó cho cháu nhặt cỏ, tưới nước cho rau cháu sẽ có ý thức trong lao động ham mê cái đẹp và yêu thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá Qua đó trẻ bày tỏ được cảm xúc của trẻ với buổi tham quan.
 * Biện pháp 2: Thường xuyên trau dồi sự hiểu biết của trẻ. Kích thích trí tò mò phát triển tư duy sáng tạo.
Mỗi trẻ em mặc dù cùng độ tuổi nhưng nhận thức cũng khác nhau, nhưng lớp tôi lại có sự hạn chế là có những trẻ thì được học xuyên suốt học từ lớp mầm, chồi nhưng có một số trẻ chưa được học qua lớp mầm, chồi mà chỉ được học qua lớp lá thôi nên nhận thức chênh lệch nhau khá nhiều. Nên phải có những biện pháp riêng biệt tránh giáo dục đồng loạt để trẻ cảm nhận được một cách hiệu quả nhất. Để từng trẻ có thể phát huy nhận thức của mình.
Vì cho trẻ khám phá khoa học, nên trong mỗi tiết với mỗi tranh ảnh hay vật thật tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm của vật quan sát.
Ví dụ: Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai càng to, tám chân Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “Các con có biết con cua nó bò như thế nào không ?” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ? ) các bộ phận cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát rễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.
Trong tiết dạy môi trường xung quanh tôi lồng ghép tích hợp với môn học như môn toán. Ví dụ như khi dạy cho trẻ quan sát về con cua thì cô kết hợp hỏi trẻ “Con cua có tám cẳng hai càng vậy một con cua có bao nhiêu chân, hai con cua có mấy càng, ba con cua thì có mấy càng, bốn con cua có mấy càng, năm con cua thì mấy càng?” để qua đó trẻ có thể tính nhẫm, cộng thêm dần lên đến mười cái càng ngòai ra tôi còn lồng ghép với nhiều môn học khác như: Âm nhạc, tạo hình, văn học Để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước.
Tôi cho trẻ thi “Đố vui” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn.
“Nhà hình xoắn nằm ở dưới ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình.” ( con ốc )
Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc. 
Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm hào hứng, sôi động.
Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn.
Thường xuyên trò chuyện và dạy cho trẻ cách quan sát, khám phá sự vật một cách khoa học và logic, rèn cho trẻ khả năng quan sát, đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời. Tôi luôn cho trẻ tự tìm hiểu rồi tự trả lời nhau nghe sau đó tôi sẽ rút ra câu trả lời đúng và dễ hiểu để truyền đạt với trẻ.
* Biện pháp 3: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ, có thể dùng câu đố, bài hát Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, được quan sát tôi cho trẻ quan sát bằng vật thật trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng.
Sau khi trẻ được làm quen 5 - 6 đối tượng ( trong một bài ) tôi cho trẻ so sánh hai đối tượng một, để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ phân loại trong các trò chơi.
Tổ chức các trò chơi trong mỗi tiết dạy, tôi tổ chức đan xen trò chơi động với trò chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi hào hứng và hiệu quả.
Trong các tiêt học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức môi trường xung quanh để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.
Trong hoạt động khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ.
Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên, trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh, đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắn, ngửi Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không những thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như: Hoa, lá ép khô, vỏ cây, coọng rơm, vỏ hải sản
Qua các buổi dạo chơi, tham quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại Khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó. 
Ví dụ: Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, cô hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá sau đó bịt mắt trẻ lại cho trẻ đưa hoa lên ngửi để phát hiện đó là các loại hoa gì có mùi thơm, hay khi cho trẻ quan sát cây bàng ở sân trường sau đó gợi ý hỏi trẻ dùng lá bàng để làm đồ chơi, con gì, vật gì qua hình dây của lá từ đó trẻ có thể tưởng tượng từ lá bàng to có thể làm cái quạt để quạt hoặc từ lá bàng trẻ có thể hình dung làm thành những con vật như làm thành con trâu, con bò... 
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
* Biện pháp 4: Cách lên lớp của giáo viên.
Phát huy tính tích cực cho trẻ: Muốn dạy trẻ nhận thức tốt có hiệu quả về hoạt động “Khám phá khoa học” thì giáo viên phải hòa mình cùng trẻ, gần gũi với trẻ và tìm hiểu từng nội dung đặc biệt trọng tâm của từng đề tài xem thử đề tài đó có phù hợp với trẻ không, có phù hợp với địa phương mình không, nên đặt hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trẻ bên cạnh đó thường xuyên đặt những câu hỏi mỡ nhằm kích thích tính tìm tòi ở trẻ phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ.
Dạy học vừa sức: Để đảm bảo tính vừa sức cho trẻ những kiến thức mới truyền đạt cho trẻ cần được nâng cao dần được cũng cố dần qua các bài tập luyện tập phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần phức tạp dần nội dung dạy học sẽ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú học.
Đảm bảo tính khoa học: Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận biết của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất của đối tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ quan sát.
Hướng dẫn cụ thể: Quá trình dạo chơi ngoài trời, cũng bằng con đường tự học và được giáo viên hướng dẫn, gợi ý giúp đỡ, sự hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh được mở rộng hơn. Có nhiều tiết học cần phải chuẩn bị kiến thức cho trẻ trước khi tiến hành tiết học. Hình thức hoạt động này là một trong những hình thức hỗ trợ cho tiết học.
Để giúp trẻ chú ý và thú vị hơn với cuộc khám phá thiên nhiên tôi thường cho trẻ quan sát và đặt ra những câu hỏi như: “Con thấy cái cây hoa kia như thế nào? Con có biết mùi hương của hoa kia như thế nào không?” cứ như vậy dẫn dắt cho cuộc trò chuyện trở nên sôi động sôi nổi và hào hứng. Một số tiết dạy ngoài trời với cuộc dạo chơi trong khung cảnh thiên nhiên cũng có thể cho trẻ một cơ hội tuyệt vời để các giác quan thêm nhạy bén, cô tận dụng những thay đổi bất ngờ diễn biến của thời tiết, ví dụ: Trong giờ trẻ được khám phá về các loại hoa thì bất chợt trời đổ cơn mưa có sấm chớp cô tạo tình huống hỏi trẻ “Mưa giúp ích gì cho cây cối, loài vật và con người, nhưng nếu đứng giữa mưa thì sẽ bị làm sao, khi có sấm chớp thì chúng ta phải làm như thế nào?” Qua đó trẻ có thể biết được mưa làm cho cây cối xanh tươi và giáo dục trẻ không được đứng giữa mưa sẽ bị cảm lạnh hoặc khi có sấm chớp không được đứng dưới gốc cây hoặc những nơi gần có nguồn điện có thể gây ra cháy điện, điện giật... Từ những tiết dạy ngoài trời luôn tạo cho trẻ sự hứng thú muốn bắt chước những âm thanh phát ra từ thiên nhiên, ví

Tài liệu đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm (Dinh. Sơn Ca, 2016).doc