SKKN Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở trường TH Phan Bội Châu

SKKN Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở trường TH Phan Bội Châu

Qua một số biện pháp trên bản thân tôi thấy thu được một số kết quả là tình cảm giữa thầy và trò gắn kết với nhau hơn. Những em có học lực yếu hay trung bình thường là hay nhút nhát nay mạnh dạn hơn, các em thích tham gia sinh hoạt tập thể, tự giác phát biểu xây dựng bài, việc học các em tiến bộ rất nhiều. Nếu em nào nghỉ học có giấy xin phép chữ kí của phụ huynh. Hàng tuần nêu gương việc tốt trước cờ, tổ chức các môn sinh hoạt truyền thống, làm cho các em gần nhau hơn. Vì vậy từ năm học 2010 - 2011 đến nay trường Tiểu học Phan Bội Châu không có em nào nghỉ học, bỏ học giữa chừng, tỷ lệ duy trì sĩ số 100%.

Làm cho kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi – Chống mù chữ đạt được bền vững. Công tác giáo dục học sinh trên địa bàn được đi vào thực tiễn. Trách nhiệm của người giáo viên được nâng cao, giáo viên nhiệt tình, năng động hơn.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 867Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu 
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Phan Bội Châu - tổ dân phố 6, 7 – Thị trấn Buôn Trấp –Krông Ana 
	I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
Là đối tượng học sinh Tiểu học trường tiểu học Phan Bội Châu, thị trấn Buôn Trấp –Krông Ana, từ năm 2011 đến nay.
	I.5 Phương pháp nghiên cứu 
	- Sáng kiến nghiên cứu đối tượng học sinh ,việc duy trì sĩ số .Thực hiện mục tiêu hạn chế tối đa việc bỏ học và nghỉ học của học sinh 
	- Nghiên cứu thực tế phân tích, xây dựng kế hoạch biện pháp thực hiện. 
	- Quan tâm đến học sinh, đánh giá vấn đề cụ thể hóa cách làm tạo mọi cơ hội để cho các em có hoàn cảnh khó khăn kịp thời ra lớp. Nhà trường hỗ trợ về tinh thần vật chất và tạo mọi cơ hội để các em hòa nhập cộng đồng .Như xây dựng một số hoạt động: “Đôi bạn cùng tiến” xây dựng xã hội hóa học tập .
II. Phần nội dung
	II.1 Cơ sở lí luận 
	Trường tiểu học Phan Bội Châu đóng trên địa bàn tổ dân phố 6 thuộc TT Buôn Trấp –Krông Ana. Phần lớn học sinh là con em lao động nghèo, một số em không được gia đình quan tâm, không nhận được sự giáo dục, bảo đảm của bố mẹ vì hoàn cảnh ở với ông bà, bố mẹ ly hôn, gia đình đông con với những lý do trên đôi khi các em nghỉ học vì do quên, hay do làm việc giúp bố mẹ đi rẫy  Cho nên việc nghỉ học đó đã ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số và giảm chất lượng học tập ,sức học và tiếp thu bài của các em sa sút. Qua những hiện tượng trên bản thân đã phải dùng một số biện pháp, điều tra và giảng giải, gợi mở cho các em hiểu và tự giác đi học mang lại hiệu quả cao.
	II.2 Cơ sở khoa học
	Để thực hiện được việc duy trì sĩ số đạt kết quả tốt việc đầu tiên, vào đầu năm học phân công phân công giáo viên đi điều tra cập nhật phổ cập, điều tra nắm bắt hoàn cảnh gia đình từng em cụ thể. Kết hợp với đoàn thanh niên, phụ nữ, chính quyền địa phương tìm hiểu rõ nguyên nhân. Sau đó giáo viên cập nhật vào sổ theo dõi, phản ánh với lãnh đạo nhà trường những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học và xây dựng biện pháp thực thi để có cách giáo dục thích hợp.
	Bố trí giáo viên kèm cặp uốn nắn và thường xuyên động viên khuyến khích các em kịp thời.
	Ngay từ đầu năm học cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh nắm bắt được tâm tư tình cảm của từng phụ huynh và tính cách của các em, bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh trường, tạo điều kiện cho những em có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện để đến trường như hỗ trợ áo quần, sách, bút vận động cha mẹ học sinh cùng vào cuộc .
	Từ ban đầu tôi cho giáo viên chủ nhiệm lập hồ sơ các em có hoàn cảnh khó khăn, phân loại tùy vào từng đối tượng tạo điều kiện tốt nhất cho các em đến trường. Bên đội, là xây dựng kế hoạch “ đôi bạn cùng tiến”, “xây dựng nề nếp mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui”.
II.3 Thực trạng
a) Thuận lợi – Khó khăn:
	- Thuận lợi : Trường đóng trên địa bàn tổ dân phố 6 - TT Buôn Trấp dân cư sống tập trung - Trường không có điểm lẻ;
 Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo
Đội ngũ cán bộ công chức đoàn kết, nhiệt tình, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm cao, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, 82.4% trên chuẩn; tay nghề vững. 100% Giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn đầy đủ.
Có chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo với 12 Đảng viên đầy tâm huyết.
Tập thể học sinh có nề nếp, ngoan ngoãn - đoàn kết, chăm học. Đại đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình - thường xuyên phối hợp với thầy giáo, cô giáo chăm lo cho việc giáo dục - bồi dưỡng vì sự tiến bộ cho học sinh, công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn được chú trọng, huy động được nguồn lực của nhân dân. Tạo được sự đồng thuận cao đối với sự nghiệp giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục; đời sống đội ngũ, nhà giáo được nâng cao và ngày càng được cải thiện, tạo được môi trường thuận lợi để duy trì và phát triển đội ngũ.
Cơ sở vật chất tương đối khang trang, khung cảnh sư phạm sạch đẹp tạo bầu không khí trong lành cho học sinh vui chơi và học tập.
100% học sinh đều được học 2 buổi/ngày tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục toàn diện.
- Khó khăn: Do điều kiện địa lí tự nhiên của huyện cũng như khó khăn trên địa bàn của trường nói riêng. Hầu hết nhân dân chủ yếu phát triển kinh tế bằng nông nghiệp - hàng năm từ nguồn kinh phí tự có của địa phương dùng cho xây dựng cơ bản rất hạn hẹp nên khả năng thực hiện các kế hoạch các chương trình xây dựng cơ bản theo hướng hiện đại còn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu về cơ sở vật chất – kinh tế phục vụ cho dạy và học là rất lớn.
Thực tế học sinh theo học tại trường Tiểu học Phan Bội Châu nhìn chung còn thấp về đời sống, số học sinh thuộc hộ nghèo còn đông. Các tổ chức kinh tế xã hội tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, tiềm năng nguồn lực trong xã hội vẫn chưa được phát huy đầy đủ nên việc huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục hiệu quả chưa cao; 
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số ít viên chức vào công tác quản lý, giảng dạy chưa cao. Cơ sở vật chất, thiết bị các phòng chức năng chưa đầy đủ.
b) Thành công và hạn chế
- Thành công
Qua một số biện pháp trên bản thân tôi thấy thu được một số kết quả là tình cảm giữa thầy và trò gắn kết với nhau hơn. Những em có học lực yếu hay trung bình thường là hay nhút nhát nay mạnh dạn hơn, các em thích tham gia sinh hoạt tập thể, tự giác phát biểu xây dựng bài, việc học các em tiến bộ rất nhiều. Nếu em nào nghỉ học có giấy xin phép chữ kí của phụ huynh. Hàng tuần nêu gương việc tốt trước cờ, tổ chức các môn sinh hoạt truyền thống, làm cho các em gần nhau hơn. Vì vậy từ năm học 2010 - 2011 đến nay trường Tiểu học Phan Bội Châu không có em nào nghỉ học, bỏ học giữa chừng, tỷ lệ duy trì sĩ số 100%.
Làm cho kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi – Chống mù chữ đạt được bền vững. Công tác giáo dục học sinh trên địa bàn được đi vào thực tiễn. Trách nhiệm của người giáo viên được nâng cao, giáo viên nhiệt tình, năng động hơn.
- Hạn chế 
Làm công tác duy trì sĩ số là một công việc khó khăn, nhưng nó có nhiều điểm còn hạn chế:
Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn yếu, sự vào cuộc của các đoàn thể chưa nhịp nhàng còn coi nhẹ sự tiếp thu các văn bản, sự vận động của các đoàn thể chưa thu hút được. Trong công tác vận động học sinh ra lớp. Nhiều em học sinh hoàn cảnh quá khó khăn, bố mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Kỹ năng giao tiếp và quan hệ của một số giáo viên với gia đình phụ huynh chưa nhịp nhàng.
 c) Mặt mạnh – Mặt yếu
* Mặt mạnh :
- Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, đầy đủ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác duy trì sĩ số vận động học sinh ra lớp .
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động tâm huyết với học sinh trong công tác vận động, giáo dục học sinh.
- Đại đa số giáo viên xác định được mục tiêu, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Nhận thức của đại đa số phụ huynh đã được nâng cao, đa phần kết hợp với nhà trường làm tốt công tác phổ cập giáo dục 
- Sự vào cuộc của các đoàn thể chính quyền địa phương với nhà trường tương đối tốt.
* Mặt yếu : 
Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng gia đình phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đi học thường xuyên của con em mình. 
- Một số học sinh do học lực còn yếu, quan hệ giao tiếp còn nhút nhát, không thích đến lớp.
d) Các nguyên nhân các yếu tố tác động 
+ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động là :
Nguyên nhân dẫn đến học sinh không tham gia đi học chuyên cần, bỏ học là có lí do sau : 
Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ li dị hoặc mồ côi ở với ông bà. 
Đời sống một số học sinh còn thiếu thốn bố mẹ không quan tâm kèm cặp cho con em thường xuyên, một số bố mẹ mù chữ, không có thời gian quan tâm đến con.
Một số bộ phận gia đình hay di chuyển nhiều nơi làm ảnh hưởng đến duy trì sĩ số. 
Còn một lí do nữa là do các em lười học ngại khi ngồi học trong lớp, được bố mẹ nuông chiều, ham chơi một số giáo viên không quan tâm thường xuyên nhắc nhở các em.
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà vấn đề đặt ra.
Trước tình trạng một số học sinh còn nghỉ học không lý do, đi học chuyên cần bản thân tôi rất bức xúc, tìm hiểu mọi nguyên nhân, tình hình thực tế. Phân tích mổ xẻ vấn đề đặt ra để xây dựng kế hoạch thực thi mang lại hiệu quả cao
Ngoài những phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm bản thân đã xây dựng kế hoạch cùng cộng đồng, xây dựng môi trường học tập ấm cúng, chia sẻ, gặp gỡ học sinh và phụ huynh động viên, tâm sự, lồng ghép giáo dục gần gũi yêu thương học sinh. Không phân biệt đối xử với học sinh. Đối với học sinh yếu, thiếu điều kiện học tập, thiếu sự dìu dắt quan tâm của cha mẹ của học sinh thì tôi động viên giáo viên quan tâm, chăm sóc tạo bầu không khí vui tươi khi đến trường thực hiện câu khẩu hiệu: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của các em và nâng cao hiệu quả PCGDTH là góp phần nâng cao dân trí – đào tạo nhân tài. Giáo dục học sinh là bổn phận của giáo viên chủ nhiệm và bố mẹ học sinh, giúp các em hứng thú học tập, làm cho các em phân biệt được tầm quan trọng của việc tham gia đi học chuyên cần và hậu quả của việc nghỉ học, bỏ học. Qua đó giúp các em hình thành tâm trí và ý thức ham đi học được đến trường. Đó là niềm vui.
Ngoài vấn đề trên bản thân tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm tạo môi trường giáo dục tốt cho các em, tạo ra môi trường thân thiện, không gây áp lực cho các em tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học mà chơi, chơi mà học, lựa chọn thời gian phù hợp ôn lại kiến thức cũ, bổ sung các kiến thức còn hạn chế của các em. Động viên cho các em được sẻ chia và nâng cao ý thức cầu tiến.
Trong giảng dạy cũng như các hoạt động các giáo viên chủ nhiệm thật sự sống với các em, tìm ra các biện pháp thiết thực phù hợp với hoàn cảnh từng em một, uốn nắn kịp thời. Liên hệ chặt chẻ với gia đình động viên khuyến khích các bậc làm cha làm mẹ thường xuyên quan tâm đến con em mình và theo dõi việc học tập các em và có lịch trình quản lý các em.
Việc duy trì sĩ số là một công việc khó khăn đòi hỏi thời gian hợp lý việc giáo dục về kiến thức cho học sinh là cần thiết, phối kết hợp giáo dục đào tạo, nhân cách cho học sinh, xây dựng cho học sinh một số nề nếp như đôi bạn cùng tiến giúp các em có thêm niềm tin và nghị lực để đi học đầy đủ và kết quả hơn. GVCN quản lý chặt chẽ việc đi học và nghỉ học của học sinh, xây dựng biện pháp cụ thể và thường xuyên nhắc nhở khen chê kịp thời. Ngoài ra giáo viên cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao tay nghề giáo dục học sinh qua kỹ năng sống và lấy học sinh làm trọng tâm sẽ tác động trực tiếp đến tâm hồn các em làm cho các em tự tin và tự giác .
Qua đó gắn chặt mối quan hệ thầy trò, kích thích sự hứng thú học tập giúp các em hoàn thành nhiệm vụ của một học sinh và hạn chế việc nghỉ học bỏ học cách làm đó đã giáo dục trực tiếp đến học sinh.
II.4 Giải pháp biện pháp: 
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 
Việc duy trì sĩ số ở trường học là một việc làm cần thiết, mang lại lợi ích cao trong cộng đồng. Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học còn phải nâng cao giáo dục toàn diện, việc quan tâm đến duy trì sĩ số đến con người, thì việc nắm bắt các thông tin về hoàn cảnh của các em để có thể lập kế hoạch cụ thể để hỗ trợ về tinh thần, vật chất và bồi dưỡng cho các em, để các em có tâm thế yên tâm đến trường tạo mối quan hệ thắt chặt giữa gia đình nhà trường xã hội để có sự phối kết hợp giáo dục các em được tốt hơn. Muốn tạo được phong trào duy trì sĩ số thì đòi hỏi người giáo viên phải cùng tâm tận tụy và có biện pháp giáo dục phù hợp nhằm động viên học sinh đến lớp chuyên cần và mang hiệu quả giáo dục cao. 
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Để xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số đạt hiệu quả cao thì trước tiên cần phải xây dựng đề án cụ thể nắm bắt được điều kiện hoàn cảnh tư vấn và từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể và tiến hành xâm nhập thực tế việc lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề cần thiết tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em được đến trường cùng với gia đình tạo bầu không khí bố mẹ làm bạn cùng con cởi mở tâm sự sẽ chia với giáo viên chủ nhiệm, có thái độ ân cần nhẹ nhàng, công bằng không phân biệt đối xử với học sinh quá khắt khe. Tùy từng đối tượng dùng hình thức khéo léo và hướng cho các em đi vào 1 quỹ đạo chung, làm bạn và là đôi bạn cùng tiến. Trong hoàn cảnh nào giáo viên cũng nên nhẹ nhàng khuyên bảo, giúp cho các em hiểu và thích đến trường. Qua những việc làm cụ thể giúp cho các em phân biệt và nhận thức được việc đi học là tốt và biết được tác hại của việc nghỉ học bỏ học, từ những việc các em được hiểu và say mê đi học và biết được là 1 việc làm có ích cho bản thân và xã hội. 
Trong điều kiện của từng đối tượng học sinh, tùy tình hình thực tế của lớp của trường nên giáo dục lồng ghép cho học sinh biết hiểu ý thức trách nhiệm của bản thân bảo vệ của công, biết giúp đỡ mọi người tham gia các hoạt động của lớp đề ra, sinh hoạt ngoại khóa, giúp các em tự tin trong cuộc sống việc liên hệ với gia đình phụ huynh là việc làm cần thiết và giúp đỡ học sinh được đến lớp chuyên cần hơn. Học sinh nào nghỉ học dù lý do gì cũng phải có giấy xin phép có chữ ký của bố mẹ ông bà.
Qua những việc làm như vậy tạo cho các em được ý thức tự giác và có trách nhiệm với việc làm của mình. 
Ngoài ra việc giáo dục cho kỹ năng sống để gắn chặt cho học sinh mối quan hệ giữa bạn và thầy cô giáo, gây sự hứng thú và học tập cho các em giúp các em tự tin đồng thời hạn chế được việc bỏ học nghỉ học và nâng cao được chuẩn mực đạo đức lối sống của các em từ đó giúp các em tự giác thích thú và tích cực đến trường. 
Việc làm của người giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương phản chiếu trực tiếp đến các em. Tạo mối quan hệ thân thiện, đoàn kết yêu thương tận tụy vì các em giúp cho các em có động cơ ham học, thích thể hiện mình. 
c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Điều quan trọng nhất là phải phát hiện ra nguyên nhân học sinh bỏ học, nghỉ học. Người quản lý phải trực tiếp làm việc với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh lại bỏ học, nghỉ học và xây dựng kế hoạch, biện pháp khắc phục học sinh bỏ học kịp thời. 
Phân loại đối tượng học sinh sinh chậm hiểu thì người giáo viên phải làm gì? Xây dựng kế hoạch phụ đạo thường xuyên kèm cặp, nhắc nhở động viên kịp thời nếu đối tượng học sinh là diện gia đình khó khăn mà không có sổ nghèo thì lãnh đạo nhà trường xem xét tạo cơ hội tốt nhất để em đến trường với những em có hoàn cảnh khó khăn khác thì lãnh đạo nhà trường tạo cơ hội giúp các em có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, vận động mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường ủng hộ các em để các em theo học. 
Đối với những học sinh mồ côi, bố mẹ ly hôn, hoặc bố mẹ đi làm ăn xa thì để đảm bảo sĩ số cùng các tổ dân phố - TPTĐ giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà các hộ nhắc nhở động viên các em và vận động gia đình cố gắng thu xếp thời gian quan tâm đến việc học của con em mình.
Ngoài những điều kiện trên còn có những học sinh ngại đến trường tôi kết hợp với các hội đoàn thể đến vận động tạo mối thân thiện gần gũi và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ các em hiểu tự giác và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh.
Việc làm thường xuyên là tuyên truyền lan rộng của nhà trường với cộng đồng, nên tấm gương người tốt việc tốt nêu gương bố mẹ việc làm tốt của giáo viên chủ nhiệm và công tác PCGD là việc làm mang lại hiệu quả cao. Việc cho các em tự tin vui tươi ở lớp. Nhà trưỡng đã chỉ đạo Đội tạo ra sân chơi vui bổ ích trong những giờ hoạt động NGLL và đưa các trò chơi dân gian vào sinh hoạt tạo nguồn hứng thú, vui tươi cho các em đến lớp đến trường có thêm niềm vui. 
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp:
Việc duy trì sĩ số đối với học sinh trong nhà trường phổ thông nó thể hiện được tính tự giác vào cuộc của cả cộng đồng. Nêu cao tinh thần hiếu học phát huy tính tự giác và có trách nhiệm cao. 
Bởi vậy nó có mối quan hệ chặt chẽ cụ thể và mang rõ tính năng của vấn đề. 
Để nhằm duy trì mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp nhằm duy trì sĩ số đối với học sinh thì lãnh đạo nhà trường có biện pháp XD kế họach chi tiết thực thi phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên trong hội đồng, nếu có hiện tượng em vào lớp nào nghỉ học, vắng học thì giáo viên phối kết hợp với hội CMHS lớp. Lãnh đạo nhà trường các tổ chức đoàn thể tới vận động học sinh gia đình để cho em được đến trường tạo mọi cơ hội tốt nhất cho em đi học đầy đủ. 
Trong công tác quản lý người hiệu trưởng cần chủ đông sáng tạo đổi mới và có mối quan hệ với cộng đồng có sự phối hợp nhuần nhuyễn và thực thi người giáo viên tận tâm tận lực và có quyết tâm cao trong công tác giáo dục. mỗi một người giáo viên thấy rõ trách nhiệm và biết tổ chức các hoạt động đúng nơi đúng lúc và biết tận dụng các cơ hội tốt nhất để giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi có ích cho xã hội. 
Việc kết phối hợp nhuần nhuyễn giữa các giải pháp biện pháp nhằm duy trì sĩ số là tạo dựng 1 mối quan hệ bền chặt và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Vì vậy muốn duy trì sĩ số học sinh ở trong nhà trường phổ thông đạt kết quả cao, thì việc làm cần thiết nhất của người giáo viên phải nhiệt tình, năng nổ tự bồi dưỡng tay nghề chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học lôi cuốn học sinh được sự tin tưởng của cha mẹ học sinh. 
Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể và gia đình phụ huynh tạo mọi điều kiện môi trường giáo dục tốt. Đối với học sinh tạo được mối đoàn kết, thân ái, thân thiện qua các buổi sinh họat, các phong trào hoạt động của nhà trường kịp thời uốn nắn cho các em. Tâm tư cởi mở và giữ thái độ bình tĩnh không nóng vội, không gây áp lực cho các em. Xem các em là em là cháu của mình, lắng nghe chia sẻ ý kiến của các em và cùng các em bàn bạc tìm ra biện pháp thực hiện.
Trong giờ học nên tránh căng thẳng mà nên giảng dạy theo cách học mà chơi, chơi mà học, việc đi học chuyên cần của các em là quyết định sự tiến bộ của các em giúp các em hiểu rõ và có trách nhiệm với bản thân và lớp. Việc thân thiện cởi mở giúp cho giáo viên và học sinh gần nhau hơn, đồng cảm sẻ chia tạo được sự vui vẻ học tập với tâm lý.
Tất cả vì học sinh thân yêu tạo dựng cho giáo viên một niềm tin vào sự nghiệp giáo dục. 
Vì vậy là 1 cán bộ quản lý khi thực hiện trọng trách bản thân tôi thực sự quan tâm nhất là vấn đề duy trì sĩ số xây dựng biện pháp cụ thể các giải pháp thực hiện ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục đảm bảo duy trì sĩ số quan tâm đến học sinh nhất là nắm được rõ hoàn cảnh của học sinh có khó khăn để kịp thời hỗ trợ về tinh thần vật chất cho các em được yên tâm đến trường. việc quan tâm phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội để có hiệu quả tốt hơn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
	Qua 4 năm thực hiện công tác duy trì sĩ số của trường tiểu học Phan Bội Châu đến nay không có học sinh nào bỏ học hiện tượng nghỉ học hạn chế. Nếu có lý do đều có giấy xin phép của bố mẹ. 
Hiệu quả PCGD đạt 100%. 
Vấn đề duy trì sĩ số đã và đang là một việc làm đầy ý nghĩa, tạo dựng niềm tin cho các em và gia đình phụ huynh và có giá trị vào giáo dục rất lớn. Qua công tác duy trì sĩ số đã giúp cho công tác PCGD của địa phương đạt hiệu quả cao được tính giáo dục cộng đồng học để ngày mai lập nghiệp học để làm người và cống hiến cho xã hội xây dựng thế hệ trẻ thực sự là những con người làm chủ tương lai. 
	II. 5 Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
	Thực hiện đề tài duy trì sĩ số ở lớp trường tiểu học Phan Bội Châu trong 4 năm qua là một cán bộ quản lý tôi thấy việc đạt được kết quả như mong muốn, tình cảm giữa thầy và trò gần gũi thân thiết mang lại hiệu quả giáo dục cao. Học sinh ngày càng yêu thầy mến lớp có tính tự giác cao, với tinh thần trách nhiệm với sự phối kết hợp nhịp nhàng vận dụng các chính sách văn bản chỉ đạo vào thực tế và khoa học đã góp phần thêm và công tác chỉ đạo quản lý phổ biến đến công dạy. 
	Trong công tác quản lý người hiệu trưởng cần phải nắm bắt thực tế. Xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể và có các giải pháp thích hợp thường xuyên điền chính thức cho phù hợp thực tế, vận dụng kỹ năng kỹ xảo thành thực tế. Làm sao cho việc làm đó có kết quả và nhận được sự đồng tình của xã hội. 
IV. Phần kết luận, kiến nghị: 
	IV.1 Kế

Tài liệu đính kèm:

  • docKKN_HUONG _2015.doc