SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên

Giáo viên tạo ra được các góc chơi phong phú để đáp ứng nhu cầu vật chất vui chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ “chơi mà học, học mà chơi”. Thực hiện quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên gợi mở cho trẻ nói lên ý tưởng và tham gia hoạt động một cách tích cực . Thông qua các góc chơi các bé sẽ được trải nghiệm những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày như : người bán hàng, thợ xây,

Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

*Biện pháp 4 : Nâng cao chất lượng giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ vấn đề đầu tiên đó là nâng cao kết quả việc giáo dục trẻ. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động trong ngày là việc làm thường xuyên:

Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ trong tuần, trong ngày, nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động vệ sinh tự phục vụ, giờ ăn, giờ ngủ, hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tích cực tạo tình huống, cơ hội cho trẻ hoạt động khám phá, nhằm phát huy nhận thức, kĩ năng, tính sáng tạo của trẻ.

 

doc 32 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 877Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trẻ sự hứng thú. Xây dựng được môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
Hạn chế: 
Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm như hiện nay. Giáo viên chưa biết tận dụng được đồ dùng đồ chơi sẵn có để tổ chức hoạt động cho trẻ dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ, chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú, thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế. Việc khai thác thông tin trên mạng, giảng dạy trên máy vi tính còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi. 
Nguyên nhân chủ quan:
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa được tổ chức thường xuyên.
Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế.
Chưa tạo được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cho trẻ có thể thỏa thích trải nghiệm, vui chơi...
Qua theo dõi việc tổ chức các hoạt động, dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo còn rập khuôn máy móc, cứng nhắc. Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động , một số giáo viên còn yếu về kĩ năng tổ chức các hoạt động lúng túng khi xử lý tình huống. Giáo viên trong quá trình lên lớp nói nhiều, ôm đồm chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Giáo viên còn sử dụng giáo cụ trực quan chưa phù hợp, chưa khoa học nên chưa thực sự cuốn hút trẻ trong các tiết dạy cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Nguyên nhân khách quan:
Động viên giáo viên chưa kịp thời, đồ dùng dụng cụ phục vụ cho các hoạt động chưa phong phú.
Đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn đơn điệu, màu sắc không phù hợp nên không cuốn hút trẻ trong các hoạt động.
Một số giáo viên sử dụng đồ dùng chưa có khoa học, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế.
Từ đó bản thân tôi nhận thấy cần phải có định hướng giúp giáo viên thay đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ hoạt động, chú trọng nhiều đến việc tổ chức các tiết dạy dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ tiếp thu kiến thức 
Quán triệt quan điểm giáo dục hiện đại “ Lấy trẻ làm trung tâm” nên bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên có cách dạy linh hoạt, lôi cuốn trẻ và hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Sử dụng đồ dùng một cách khoa học hơn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn..
Có khả năng xử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động.
Vận dụng những giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Trẻ hiểu được nội dung kiến thức, khám phá được thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống.
Vận dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. “Chơi mà học, học mà chơi”.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục bồi dưỡng giáo viên, triển khai thực hiện và công tác đánh giá. 
Đầu năm bản thân tôi bám sát kế hoạch của phòng, nhà trường và căn cứ vào kết quả đạt được trong năm học 2016-2017, kết quả khảo sát đầu năm học 2017-2018 lên kế hoạch năm, mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi cuối độ tuổi, dự kiến các chủ đề trong năm và thời gian thực hiện. Chỉ đạo tổ khối và giáo viên lên kế hoạch. Tôi luôn tạo cơ hội cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn, thiết kế các nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Tôn trọng những nỗ lực của giáo viên, lắng nghe những ý tưởng của họ và hỗ trợ giáo viên hoàn thành tốt ý tưởng đó. Từ đó giáo viên linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch giáo dục tại lớp mình. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng thực hiện.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề hội giảng nhằm giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn.
Lựa chọn những giáo viên cốt cán, ham học hỏi tiếp cận về cái mới, có kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo đi tập huấn các buổi chuyên đề do phòng giáo dục hoặc cụm tổ chức, dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong tỉnh, huyện để học tập rút kinh nghiệm và tiếp thu những vấn đề mới và về triển khai lại trong tổ để cùng nhau học hỏi.
Đánh giá chất lượng giáo dục: Coi trọng đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát các hoạt động hàng ngày, cuối chủ đề, cuối kỳ, cuối năm học.
Khảo sát chất lượng và đánh giá chất lượng: Bên cạnh đó để nắm được khả năng giảng dạy giáo viên và khả năng nhận thức của trẻ. Vào đầu năm học, tôi lập kế hoạch khảo sát, từ đó phân loại trình độ năng lực của từng giáo viên và sự tiếp thu của từng cháu để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp qua việc khảo sát chất lượng đầu năm. Đánh giá đúng, thực chất kết quả giáo dục của trẻ.
Căn cứ vào kết quả đánh giá của giáo viên, bản thân tôi có sự kiểm tra xác suất, thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch giáo dục cho các chủ đề kế tiếp đạt kết quả cao hơn. 
*Biện pháp 2 : Công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ 
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bản thân tôi còn thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, đối với giáo viên có tay nghề còn non, giáo viên mới tuyển trong năm; Chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục: Tổ chức thao giảng, dự giờ dạy tốt. Bồi dưỡng công tác tự học tập của giáo viên. Bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong, sự sáng tạo linh hoạt, sáng tạo trong hình thức tổ chức dạy học cho giáo viên.
Để phát huy vai trò là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của trường, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo, để nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tôi đã áp dụng một số nội dung sau:
Một là, chỉ đạo thực hiện các chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Được sự chỉ đạo của phòng giáo dục Huyện, trường mầm non Hoa Cúc thực hiện các chuyên đề Làm quen với toán, Bộ chuẩn trẻ năm tuổi, làm quen chữ cái, làm quen văn học, chuyên đề lễ giáo, hoạt động góc, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...Tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên đề trên cơ sở tình hình và khả năng thực tế của trường và những yêu cầu chỉ đạo của ngành, kế hoạch chuyên đề xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp và các bước tiến hành. Việc xây dựng và bồi dưỡng giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi chọn giáo viên có năng lực, năng khiếu phù hợp với từng chuyên đề để giáo viên dạy tiết mẫu, cử giáo viên đi tập huấn chuyên đề ở ngành và dự giờ một số tiết dạy mẫu ở trường bạn. Xây dựng giáo án cho giáo viên phụ trách dạy mẫu, tham mưu với hiệu trưởng mua tài liệu, đồ dùng phục vụ cho chuyên đề. Tất cả các giáo viên dự giờ các tiết dạy mẫu đóng góp ý kiến đã rút ra nhiều kinh nghiệm và xác định được những vấn đề mới, thống nhất thực hiện trong toàn trường. Tôi thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện chuyên đề, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.... Qua các buổi hội thi, dự giờ tôi nhận thấy giáo viên đã nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức dạy các môn học đã chuyên đề, điều này chứng tỏ việc thực hiện các chuyên đề trong năm đạt kết quả cao. 
Hai là, Công tác dự giờ, thao giảng, kiểm tra: Bản thân tôi lên kế hoach, kiểm tra, dự giờ thăm lớp hàng tháng rõ ràng để nắm chắc được tình hình thực hiện chương trình của giáo viên, kịp thời có biện pháp chỉ đạo sát thực và hiệu quả.Tổ chức thao giảng, sau đó tất cả các giáo viên góp ý rút kinh nghiệm, giúp giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức các bước lên lớp và sự sáng tạo trong quá trình dạy học.
Ba là, Đối với công tác kiểm tra: Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Tôi kiểm tra công tác chủ nhiệm việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra chất lượng trên trẻ: Nề nếp, các thói quen vệ sinh văn minh, kiến thức,... đặt câu hỏi để trẻ trả lời qua đó tôi đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch, đồng thời khuyến khích những mặt mạnh của giáo viên trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt hơn. Đầu năm và cuối học kì một tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ kết hợp kiểm tra bảng đánh giá trẻ cuối học kỳ I của giáo viên để xếp loại trẻ, tôi trao đổi với giáo viên từng nhóm lớp để giáo viên nắm được trình độ nhận thức trẻ đang có để giáo viên có những biện pháp dạy trẻ cho phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về năm lĩnh vực. 
	*Biện pháp 3 : Xây dựng môi trường giáo dục.
Với quan điểm “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” bản thân tôi khẳng định rằng đây là quan điểm giáo dục tiến bộ, khẳng định được vai trò vị trí của trẻ và của giáo viên, giúp giáo viên xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non đạt hiệu quả cao. Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm với sự gợi mở của giáo viên sẽ giúp trẻ có tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc nhóm giúp cho trẻ có cơ hội trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, trao đổi, chia sẻ cũng như trình bày ý kiến của mình. Đặc biệt trẻ biết suy nghĩ vận dụng những gì trẻ đã học vào thực tế cuộc sống và xử lý các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, phát huy tính sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động, đồng thời phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. 
	Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, môi trường được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Môi trường vật chất trong lớp và ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ dưới hình thức và giúp trẻ phát triển tâm lý, thể chất... giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên.
	Môi trường ngoài lớp: Để trẻ có một sân chơi bổ ích và không gian hoạt động tôi đã tham mưu với nhà trường thiết kế cho trẻ một khuôn viên bé chơi với nước, cát, sỏi để cho trẻ trải nghiệm.
Chỉ đạo giáo viên thiết kế khu vận động ngoài trời gồm rất nhiều các loại dụng cụ, đồ chơi tự tạo được giáo viên tận dụng từ các nguyên vật liệu mở như lốp xe cũ, các loại chai, lọ, cát, đá , sỏi, tre  Giáo viên đã đưa những nguyên vật liệu này vào hoạt động cho trẻ trải nghiệm với các trò chơi vận động như : leo, trèo thang, đi cà kheo, ném vòng cổ chai, bật tách chân khép chân qua các bông hoa được đúc từ xi măng, ném còn, chui qua cổng...... 
Để trẻ có thể trải nghiệm được thực tiễn cuộc sống, với chủ đề Tết Nguyên Đán. Thay vì cho trẻ đi tham quan chợ tết thì tôi đã chỉ đạo giáo viên thiết kế một hoạt động “ Chợ xuân” thu nhỏ để cho trẻ trải nghiệm không khí mùa xuân tươi đẹp, với những cành hoa đào, hoa mai rực rỡ, những gian hàng bày bán các mặt hàng tết hết sức phong phú như: quần áo, dày dép, bánh mứt, gạo nếp, đậu xanh, rau, củ, quả, mua hoa ngày tết..... những hàng hóa đặc trưng của ngày tết giúp trẻ trải nghiệm và hiểu rõ hơn về ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Tạo cho trẻ một không khí háo hức chào đón năm mới.
	Môi trường trong lớp: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề giáo viên biết tận dụng, khai thác, bổ sung các thiết bị, đồ dùng để tổ chức tốt các hoạt vui chơi và học tập cho trẻ. Ví dụ : chủ đề «  Gia đình » giáo viên biết sử dụng các nguyên vật liệu như chai nước, hộp sữa chua, xốp...để tạo ra được các đồ chơi như bình nước, ly, chén, giày dép, mũ nón, ....cho trẻ trải nghiệm ở góc phân vai.
Các bé trải nghiệm xây dựng ngôi nhà của bé
Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi với đất nặn, bỏ hạt vào ly tương ứng với các số để kích thích tư duy của trẻ
Giáo viên tổ chức cho trẻ múa hát ở góc âm nhạc
Bên cạnh đó giáo viên còn tạo được góc địa phương để trẻ có thể biết được bản sắc dân tộc của người đồng bào Ê đê.
Giáo viên tạo ra được các góc chơi phong phú để đáp ứng nhu cầu vật chất vui chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ “chơi mà học, học mà chơi”. Thực hiện quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên gợi mở cho trẻ nói lên ý tưởng và tham gia hoạt động một cách tích cực . Thông qua các góc chơi các bé sẽ được trải nghiệm những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày như : người bán hàng, thợ xây, 
Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
*Biện pháp 4 : Nâng cao chất lượng giáo dục
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ vấn đề đầu tiên đó là nâng cao kết quả việc giáo dục trẻ. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động trong ngày là việc làm thường xuyên:
Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ trong tuần, trong ngày, nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động vệ sinh tự phục vụ, giờ ăn, giờ ngủ, hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tích cực tạo tình huống, cơ hội cho trẻ hoạt động khám phá, nhằm phát huy nhận thức, kĩ năng, tính sáng tạo của trẻ. 
Ví dụ : Hoạt động tạo hình với đề tài «  Vẽ con cá » giáo viên đã biết sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên lá cây, hoa, cỏ, giấy vụn, cát màu.....khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm theo ý tưởng. Với những nguyên vật liệu này đã khơi gợi trí tưởng tượng, sáng tạo trong quá trình thực hiện tạo ra sản phẩm.
 Bên cạnh đó giáo viên cần tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia váo các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Giáo viên luôn tạo tình huống, đặt vấn đề cho trẻ giải quyết để hình thành và rèn luyện cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập, những kĩ năng sống phù hợp vời thời đại mới. 
Ngoài ra giáo viên luôn theo dõi sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể chất. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết quả thật thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ vì vậy cô tổ chức nhiều trò chơi “Học mà chơi, chơi mà học” để củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng đạt kết quả tốt nhất vì trong quá trình chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà trẻ đã được trải nghiệm, được khám phá. Chuyên môn có kế hoạch kiểm tra khảo sát đánh giá chất lượng trẻ sau các chủ đề, học kỳ, bằng phương pháp cho trẻ thực hành các bài tập, đàm thoại với trẻ, quan sát các hoạt động của trẻ để đánh giá chất lượng trẻ chính xác. Góp ý với giáo viên những mặt mạnh, yêu cầu giáo viên lên kế hoạch cho chủ đề kế tiếp phù hợp hơn. 
Chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt các hội thi. Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi: Đối với trẻ, đồ chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ đối với việc “Học mà chơi, chơi mà học” giúp cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản, ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ qua hoạt động vui chơi. Vì vậy, việc phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi là một việc làm thường xuyên, ngoài việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy học hàng ngày, chúng tôi còn tiến hành tổ chức thi đồ dùng cấp trường hàng năm, tạo không khí thi đua giữa các lớp, từ đó tạo động lực cho giáo viên phát huy tính sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc học ngày càng hiệu quả hơn
Tổ chức hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy, phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Trong năm qua đã tổ chức tốt các hội thi như: Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu phế thải; Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Qua các hội thi rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục và là dịp để giáo viên, các cháu thể hiện những tài năng của mình và có sự học hỏi lẫn nhau, năng lực sư phạm được nâng lên rõ rệt.
Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa như : « Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam, tạo đàm về ngày thành lập quan đội nhân dân Việt Nam 22/12, Tổ chức lễ hội mùa xuân cho bé.... ». Những hoạt động này có tác dụng giáo dục tình cảm xã hội rất lớn cho trẻ như phát triển tính tự tin, mạnh dạn, ý thức tự phục vụ, tinh thần đoàn kết, tính phối hợp, tình yêu quê hương đất nước
*Biện pháp 5 : Tổ chức tham quan học tập các đơn vị điển hình
Trong những năm học qua, ngành học mầm non có những thay đổi nội dung, phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ cho phù hợp với mục tiêu giáo dục. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lương thực hiện chương trình giáo dục. Trường đã tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các trường mầm non Cưpang, trường mầm non Họa Mi..... tại Huyện, qua đó giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường thay đổi tư duy, phát triển thêm nhiều mặt, có những nhận thức tốt và đúng đắn về ngành học của mình và có những nổ lực nghiên cứu sáng tạo hơn trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Biện pháp 6 : Khen, chê đúng lúc, đúng mức :
 Trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ, giáo viên cần biết khen chê đúng lúc và đúng mức. Khi trẻ làm được một việc tốt, giáo viên cần khen ngay bằng nhưng lời biểu dương ngọt ngào, những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất để khuyến khích, động viên trẻ. Ngược lại, khi trẻ làm một việc chưa tốt giáo viên cần tỏ thái độ nhắc nhở, uốn nắn trẻ, làm cho trẻ biết được như vậy là xấu, là không tốt để trẻ không lặp lại những hành vi xấu đó nữa. Trẻ nhỏ rất thích được khen và không muốn bị chê, nên chúng ta cần biết khêu ngợi lòng tự hào đúng lúc đúng chỗ để hình thành những phẩm chất tốt cho trẻ. Giáo viên tổ chức tốt các hoạt động nêu gương cuối ngày, cuối tuần, những hoạt động này giáo viên hình thành cho trẻ biết đánh giá mình ví dụ « tổ mèo vàng bạn nào trong ngày hôm nay ngoan thì đứng lên nào. Trẻ tự đứng lên sau đó cho tổ khác nhận xét ». Trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN THUY 2017-2018@.doc