SKKN Lồng ghép giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học khối 6, 7, 8 ở trường THCS

SKKN Lồng ghép giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học khối 6, 7, 8 ở trường THCS

Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

Sinh học 7:

Trong thực tế có một số hiện tượng mà dựa vào kiến thức học đã học học sinh có thể tự giải thích được như là:

- Đào ao thả cá, trai không thả, tự nhiên có. Vì sao?

Vì ấu trùng trai có giai đoạn sống bám vào mang và da cá.

- Màu sắc lông của cáo, chồn Bắc cực có màu lông thay đổi theo mùa: mùa đông màu trắng để lẩn trốn kẻ thù.

- Hiện tượng trú đông của một số loài: ếch nhái, thằn lằn để tránh rét vì chúng là động vật biến nhiệt.

- Hiện tượng di cư của châu chấu để tìm nguồn thức ăn.

- Hiện tượng lột xác của chân khớp như tôm, cua, châu chấu; một số bò sát như rắn, trăn, để giúp cơ thể lớn lên.

Sinh học 6:

- Chúng ta đã biết thực vật phản ứng chậm với kích thích của môi trường bên ngoài, nhưng cũng có trường hợp như hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ, keo, phượng .Vì khi ta tác động vào lá cây làm cho nước từ lá chuyển sang thân khiến áp suất tại đó mất đi, không còn căng nữa và thế là lá cụp xuống.

- Một số cây cỏ dại thân biến dạng thành thân rễ nằm sâu trong đất nên khó tiêu diệt như cỏ tranh, cỏ gấu,.

- Tại sao phải thu hoạch một số loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu đen, trước khi quả chín khô vì chúng thuộc loại quả khô nẻ nếu không thu hoạch trước khi quả chín khô thì vỏ quả sẽ nứt ra và rơi mất hạt.

- Một số loại cây ở khu vực nay không trồng mà tự nhiên thấy mọc là nhờ hiện tượng phát tán quả và hạt nhờ gió và động vật.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1894Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học khối 6, 7, 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 21 - Quang hợp; bài 23 – Cây có hô hấp không?; Bài 46 – Thực vật góp phần điều hòa khí hậu; bài 47 - Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước ngầm ;bài 48 - Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người; bài 49 - Bảo vệ đa dạng của thực vật.
Để trả lời cho câu hỏi: Muốn ngăn lũ lụt hạn hán, sạt lở, xói mòn, tránh ô nhiễm môi trường cần làm gì?
Giáo dục kĩ năng cho học sinh: Để biết được lợi ích của cây xanh đối với thiên nhiên quanh ta và với các sinh vật trên trái đất như trồng cây để ngăn cản xói mòn ở các vùng đồi núi, hay tránh sạt lở ở các khu vực gần ao hồ sông suối, ngăn bụi, tiết nhựa tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời nóng.
Trong bài 50: Vi khuẩn
Qua câu hỏi muốn muối dưa, muối cà, làm sữa chua người ta làm như thế nào? để bổ sung thêm đạm cho đất giúp cây trồng phát triển người ta làm gì?
- Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh nhận biết được Vi khuẩn gây nên hiện tượng lên men con người đã sử dụng để muối dưa, muối cà, làm sữa chua, con người đã trồng luân canh hay xen canh với các loại cây họ đậu để bổ sung nguồn chất đạm cho đất vì rễ cây họ đậu có các nốt sần do vi khuẩn cộng sinh với rễ có khả năng cố định đạm.
Trong bài 51: Nấm
Vận dụng kiến thúc bài này giáo dục cho học sinh kĩ năng nhận biết được các công nghệ lên men để làm bánh mì hay sản xuất rượu bia thì sử dụng nấm men, muốn lấy chất kháng sinh penixilin để chữa bệnh cho người và động vật thì có thể chiết từ mốc xanh; một số nấm hiển vi trong đất phân giải các chất hữu cơ thành vô cơ.
* Kĩ năng nhận biết và phòng tránh tác hại của một số sinh vật đối với con người.
Trong chương 1: Ngành động vật nguyên sinh.
Học sinh biết được một số ĐVNS có hại cho con người như: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng roi máu,
Giáo viên đặt câu hỏi: để không bị sốt rét, không bị bệnh kiết lị chúng ta phải làm gì? Xây dựng cho học sinh kĩ năng không để muỗi đốt bằng cách ngủ màn cả ngày lẫn đêm; ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, giữ vệ sinh môi trường.
Trong chương 3: Các ngành giun
Khi học xong chương này học sinh biết được tác hại của một số loài giun sán như: sán dây, giun tròn, giun móc câu, giun chỉ, từ đó có kĩ năng phòng tránh bệnh giun sán bằng cách nêu câu hỏi để học sinh trả lời:
- Để phòng tránh giun sán bản thân em phải có biện pháp gì? 
Kĩ năng: không đi chân đất ra vùng đất trồng màu, đất bị ô nhiễm; ăn chín uống sôi hợp vệ sinh; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ vệ sinh môi trường chung; tẩy giun định kì 2 lần/ năm.
Trong chương 5: Ngành chân khớp
Thực tế hiện nay vẫn còn có tình trạng học sinh có chấy trên đầu. Nó gây phiền toái cho trẻ là ngứa ngáy. Vậy làm thế nào để không bị chấy cắn? Qua đó xây dựng kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên gội đầu bằng xà phòng, không ngủ chung với người bị nhiễm chấy,
 Trong bài 51: Nấm
- Sau khi học xong bài này có thể giúp các em rèn kĩ năng phòng tránh các bệnh do nấm gây ra cho con người như lác, hắc lào, lang ben, ,bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Nhiều nấm độc có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm tê liệt thần kinh trung ương như nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim,và có thể gây chết người. Vì thế không nên ăn nấm lạ, nấm có màu sắc sặc sỡ. Nếu lỡ bị ngộ độc thì phải đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
* Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
Sinh học 7: 
Trong thực tế có một số hiện tượng mà dựa vào kiến thức học đã học học sinh có thể tự giải thích được như là:
- Đào ao thả cá, trai không thả, tự nhiên có. Vì sao? 
Vì ấu trùng trai có giai đoạn sống bám vào mang và da cá.
- Màu sắc lông của cáo, chồn Bắc cực có màu lông thay đổi theo mùa: mùa đông màu trắng để lẩn trốn kẻ thù.
- Hiện tượng trú đông của một số loài: ếch nhái, thằn lằn để tránh rét vì chúng là động vật biến nhiệt.
- Hiện tượng di cư của châu chấu để tìm nguồn thức ăn.
- Hiện tượng lột xác của chân khớp như tôm, cua, châu chấu; một số bò sát như rắn, trăn, để giúp cơ thể lớn lên.
Sinh học 6:
- Chúng ta đã biết thực vật phản ứng chậm với kích thích của môi trường bên ngoài, nhưng cũng có trường hợp như hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ, keo, phượng.Vì khi ta tác động vào lá cây làm cho nước từ lá chuyển sang thân khiến áp suất tại đó mất đi, không còn căng nữa và thế là lá cụp xuống. 
- Một số cây cỏ dại thân biến dạng thành thân rễ nằm sâu trong đất nên khó tiêu diệt như cỏ tranh, cỏ gấu,..
- Tại sao phải thu hoạch một số loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu đen, trước khi quả chín khô vì chúng thuộc loại quả khô nẻ nếu không thu hoạch trước khi quả chín khô thì vỏ quả sẽ nứt ra và rơi mất hạt.
- Một số loại cây ở khu vực nay không trồng mà tự nhiên thấy mọc là nhờ hiện tượng phát tán quả và hạt nhờ gió và động vật. 
* Kĩ năng khai thác có chọn lọc để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Sinh vật có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với tự nhiên và con người. Vì thế khi chúng ta khai thác đồng thời phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi lâu dài. Nhưng thực tế chúng ta đang dần hủy hoại tài nguyên sinh vật của đất nước bằng nhiều hình thức khai thác hủy diệt làm cho nhiều loài tuyệt chủng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng và nhiều loài đang bị đe dọa số lượng giảm sút nghiêm trọng. Vậy bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học bằng cách nào?
Qua các phần tìm hiểu về vai trò của thực vật, động vật ở các bài, giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh ví dụ như: không dùng lưới mắt nhỏ, điện, mìn để đánh bắt cá; thuần hóa nuôi dưỡng động vật hoang dã; không chặt, đốt phá rừng làm nương rẫy; không khai thác những cây còn non chưa đủ tuổi; khai thác có chọn lọc; chống ô nhiễm môi trường.
b.2. LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC CỦA BỘ MÔN SINH HỌC 8: 
Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. 
	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ năng sống. Cụ thể như:
	b.2.1. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe: 
* Giáo dục kĩ năng giữ gìn sự phát triển bình thường của bộ xương:
Trong Bài : Bộ xương
- Giáo viên cho học sinh giải thích tục “bó chân” của phụ nữ thời phong kiến. Qua đây giáo dục các em biết bảo vệ sự phát triển bình thường của xương bàn chân giúp cho sự di chuyển dễ dàng của con người.
- Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu?
 Để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, dây chằng bị dãn, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn. 
Qua đây ta giáo dục được cho học sinh hạn chế chấn động mạnh đến bộ xương, không cố mang vác nặng và sai tư thế; khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không để lâu vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại.
Trong Bài : Cấu tạo và tính chất của xương
- Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xương? 	
- Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? 
- Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì?
	- Tại sao trẻ sơ sinh hay được nắn chân thường xuyên, trở đầu liên tục không để nằ m nghiêng về một bên lâu? 
	Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: Ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng, trẻ sơ sinh xương có tỉ lệ cốt giao nhiều, tính đàn hồi cao nên nắn chân để chân thẳng không bị vòng kiềng, trở đầu để xương sọ không bị bẹp, méo.
* Kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng tránh một số bệnh, tật thường gặp và sức khỏe sinh sản: 
Trong bài: Vệ sinh hệ hô hấp
Ngoài các câu hỏi sách giáo khoa giáo viên đặt thêm các câu hỏi sau:
- Hút thuốc lá có hại như thế nào cho sức khỏe?
- Để hạn chế các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp thì chúng ta phải làm gì? 
Qua đây giáo dục cho học sinh biết tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đến hô hấp, học sinh phải phòng các vi sinh vật gậy bệnh, khói bụi bằng cách đeo khẩu trang y tế, ăn uống hợp vệ sinh.
Trong Bài : Tiêu hóa ở dạ dày 
Khi tìm hiểu về tiêu hóa ở dạ dày, giáo viên đặt câu hỏi:
- Tại sao khi tập luyện thể dục thể thao chúng ta không nên ăn quá nhiều?
- Tại sao không nên ăn quá nhanh mà phải nhai kĩ thức ăn ?
- Tại sao khi mới ăn xong nếu ta phải làm việc ngay thì hay bị đau bụng (đau sóc)?
Giáo dục học sinh chế độ tập luyện đúng cách, ăn uống đúng cách để tiêu hóa có hiệu quả và dạ dày không bị tổn thương dẫn đến đau, viêm dạ dày.
Trong Bài: Vệ sinh mắt 
	- Tại sao không đọc sách ở khoảng cách quá gần, ở nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tật cận thị, viễn thị?
- Để không bị cận thị em cần phải làm gì?
	Qua các câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế không nghiêng vẹo, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách cách nhau từ 25 đến 30cm, khi xem ti vi không ngồi quá gần tốt nhất là trên 3m; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có đủ ánh sáng; khi đi tàu xe không nên đọc sách báo ....
	- Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt mà em biết? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mắt bằng nước muối pha loãng, ...
Trong Bài: Bộ xương
Khi tìm hiểu mục II: Sự to ra và dài ra của xương, giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống như sau:
- Vì sao xương bị gãy? Khi xương gãy, được cố định một thời gian xương tự liền lại được?
Giúp học sinh biết cách bảo vệ cơ thể không để bị té ngã hay va đụng mạnh dẫn đến gãy xương. Khi xương gẫy đươc cố định phải giữ nguyên tư thế để xương không bị cong vẹo và phải được cung cấp thêm canxi giúp xương nhanh liền và cứng cáp. Học sinh biết được độ tuổi phát triển của cơ thể(< 20 tuổi ở nữ và < 25 tuổi ở nam) từ đó đề ra biện pháp rèn luyện thể dục thể thao phù hợp.	
Trong Bài: Tiêu hóa ở khoang miệng
- Tại sao ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ bị sâu răng?
	Qua câu hỏi này giáo dục học sinh không nên ăn quá chua dễ làm hỏng men răng; phải vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ để không bị sâu răng; không nên ngậm nước muối quá mặn kéo dài sẽ làm cho lợi tụt xuống, chân răng hở ra làm cho răng càng ngày càng “dài ra”.
Trong Bài: Bạch cầu – miễn dịch
Qua tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: Tại sao khi da bị trầy xước dễ bị nhiễm bệnh? Em sẽ làm gì để bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng?
Giáo dục học sinh cách bảo vệ cơ thể: Khi da bị trầy xước thì vi sinh vật sẽ theo vết thương vào máu và gây bệnh cho cơ thể, dễ bị uốn ván và nhiễm trùng máu. Nên hạn chế không để da bị xây xát, nếu bị xây xát phải dùng dung dịch sát khuẩn để rửa sạch vết thương.
Trong Bài: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
Khi tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của thức ăn, giáo viên nêu câu hỏi: 
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc bị béo phì? 
- Để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh em phải làm gì?
- Làm thế nào để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể ?
Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên đã giúp các em tự rèn kĩ năng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu năng lượng của cơ thể thông qua một số biện pháp cụ thể như: khẩu phần ăn uống hợp lí, phối hợp cân đối các loại thức ăn và chế biến hợp lí để không bị mất chất. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện cơ thể. 
Trong bài: Cơ quan phân tích thính giác
Khi tìm hiểu về cấu tạo của tai, các em sẽ biết được cấu tạo và chức năng của tai là thu nhận sóng âm. Vậy làm thế nào để bảo vệ tai? Qua câu hỏi này học sinh biết cách bảo vệ tai như:
- Không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai hay lấy ráy có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ; tránh những tác động quá mạnh có thể làm rách màng nhĩ như âm thanh quá lớn, thay đổi áp suất đột ngột làm thủng màng nhĩ dẫn đến điếc.
- Ráy tai để bảo vệ tai không nên lau rửa quá kĩ làm mất tác dụng của nó.
Trong Bài: Tuyến sinh dục
- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ? 
- Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?
Trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được. Vì sao? Giáo viên giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được vì cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng, lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, xem phim ảnh, vui chơi....
Giáo viên: Giải thích một số thắc mắc của học sinh cũng như một số hiện tượng thực tế: Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tế bào kẽ không tiết hoocmon Testostêrôn hoặc tiết qúa ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn Ơstrôgen hoặc quá ít với các em nữ), các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới tính không thể thay đổi. Qua đây giúp các em không bị ngỡ ngàng hay lúng túng khi cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu lạ.
Trong Bài: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
	- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra?
	- Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được mang thai ngoài ý muốn?
	Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh: Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập; không đua đòi, không đi chơi ở những nơi hẻo lánh vắng người; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; không bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
* Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ:
Trong Bài: Thực hành hô hấp nhân tạo:
	-Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì? 
	- Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Nếu môi trường thiếu dưỡng khí phải đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng khí. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo.
	 Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn chết đuối có thể xảy ra khi các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định: 
 Các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định. 
* Kĩ năng bảo vệ cơ thể liên quan đến môi trường sống: 
Trong Bài: Vệ sinh hô hấp
	- Làm cho môi trường xanh sạch đẹp sẽ đem lại lợi ích gi cho cuộc sống quanh ta? 
 Giáo dục học sinh trồng cây xanh, chăm sóc cây xanh và vệ sinh môi trường.
Hoạt động chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường của học sinh nhà trường.
Trong Bài: Vệ sinh da 
- Để bảo vệ da ta cần phải làm gì? 
	Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.
b.2.2. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành 
Trong Bài: Đại não
- Tại sao đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm? 
- Tại sao người bị tai nạn chấn thương sọ não có người bị liệt, bị câm, bị điếc, mất trí nhớ?
Qua tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của đại não, hs biết được nó là trung tâm của tất cả các phản xạ có điều kiện cấp cao ở người nên phải bảo vệ não tránh bị tổn thương. Đại não có sự phân vùng chức năng, do đó nếu tổn thương ở vùng này thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng tương ứng. Gv giáo dục hs ý thức tự giác chấp hành luật an toàn giao thông không gượng ép vì sức khỏe của chính mình.
 Trong Bài: Vệ sinh hệ thần kinh
 - Nêu tác hại của khói thuốc lá?
	Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui: Hút thuốc lá có 3 cái lợi: không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già. Em nào giải thích được? 
Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung: 
Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi, ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm. Viêm phổi Lao phổi Ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết. 
	Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá.
	 Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc trang báo giáo viên sưu tầm để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá:
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
Nêu tác hại của ma túy ?
	Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách.
	Sau khi được trang bị kiến thức học sinh sẽ có kĩ năng phòng tránh tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy: không tập hút thuốc lá, không uống rượu bia khi bị bạn bè thách thức, lôi kéo hay rủ rê, không bị kẻ xấu lợi dụng tham gia các tệ nạn xã hội như: sử dụng ma túy, 
Trong Bài: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện?
- Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện? 
- Điều đó có ý nghĩa gì?
	Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em thói quen như:	
- Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ. 
- Đi học đúng giờ.
- Có thời gian biểu học tập.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, điều độ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
	* Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:
 Trong bài: Hoạt động của cơ
Tại sao khi phải viết bài nhiều và viết nhanh thì tay mỏi rã rời có khi không còn viết được nữa?
Các em biết giải thích hiện tượng này là do: khi cơ phải làm việc quá sức và kéo dài, cơ thể không cung cấp đủ oxi để oxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, dẫn đến axit Lăctic tích tụ đầu độc cơ làm cơ mỏi→ tay mỏi không viết được.
Trong Bài: Thân nhiệt
	 Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc? Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là trời nóng mặt đỏ bừng, ra nhiều mồ hôi vì thoát nhiệt; trời lạnh da tím tái, nổi gai ốc để giữ nhiệt, có phản xạ “run” để sinh nhiệt.
Học sinh vận dụng kiến thức giải thích câu : “trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
Trời nóng cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng cách tiết nhiều mồ hôi, làm cơ thể mất nhiều nước nên chóng khát. Còn trời mát ý là trời lạnh cơ thể tỏa nhiệt để giữ ấm cho cơ thể nên phân giải chất để tạo nhiều năng lượng nên chóng đói. 
 Trong Bài: Vệ sinh tuần hoàn
- Tại sao khi hồi hộp chờ đợi, quá hốt hoảng, khi bước vào phòng thi,  tim đập mạnh? 	
- Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì? 
- Tại sao khi làm việc hay tham gia TDTT qúa sức sẽ khó thở, thở dốc và mệt mỏi.
	Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt tạo sự bình tĩnh, tự tin thì khi thi mới đạt kết quả cao, phải tập luyện TDTT thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.
 Trong Bài: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
- Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều? 
- Vì sao ta không nên nhịn tiểu lâu? 
	Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dục các em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận.
Trong bài: Cơ quan phân tích thính giác
Tại sao đi tàu xe hay bị say? Giáo viên giúp học sinh giải thích đó là do bộ phận tiền đình nằm ở tai giúp cơ thể thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. Nếu bộ phận tiền đình yếu thì dễ say xe chứ không phụ thuộc vào sức khỏe hay tầm vóc cơ thể.
Trong bài: Chuyển hóa
Từ lâu dân ta có kinh nghiệm nuôi trẻ: sờ vào da của em bé

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - SINH HOC - Trần Thị Hạ - Hà Thu Trang - LQ DON.doc