SKKN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh với Chuyên đề: Cấu trúc phân tử - Liên kết hoá học

SKKN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh với Chuyên đề: Cấu trúc phân tử - Liên kết hoá học

Nguyên tử trung tâm, cặp electron hoá trị và công thức VSEPR.

 a. Nguyên tử trung tâm

Trong thuyết VSEPR , nguyên tử được bao quanh bởỉ các nguyên tử khác sẽ được gọi là nguyên tử trung tâm. Sự định hướng các nguyên tử khác xung quanh nguyên tử trung tâm cho ta biết hình dạng của phân tử. Chẳng hạn trong phân tử NH3, nitơ là nguyên tử trung tâm, được bao quanh bởi các nguyên tử hiđro. Sự định hướng các nguyên tử hiđro xung quanh nguyên tử nitơ tạo thành dạng hình học của phân tử.

 b. Số cặp electron hoá trị

 Các electron thuộc lớp vỏ hoá trị của nguyên tử trung tâm có thể tham gia vào liên kết hoá học hoặc không tham gia vào liên kết. Thuyết VSEPR đưa ra khái niệm số cặp electron hoá trị (trong một số tài liệu còn được gọi là chỉ số không gian – steric number). được tính như sau:

 Số cặp electron hoá trị được tính bằng tổng số các cặp e tham gia liên kết , kí hiệu là B (bond pair), và số các cặp electron hoá trị không liên kết, kí hiệu là L (lone pair), tức là:

 Số cặp electron hoá trị = B + L

Chú ý rằng một liên kết đôi hoặc ba của nguyên tử trung tâm chỉ được tính là 1 cặp electron hoá trị , vì trong đó có 1 liên kết .

Như thế, phân tử nước có nguyên tử O là nguyên tử trung tâm và số cặp electron hoá trị = 2+ 2

 

doc 24 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1293Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh với Chuyên đề: Cấu trúc phân tử - Liên kết hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bài tập dùng bồi dưỡng HSG rất đa dạng như câu hỏi lí thuyết, câu hỏi bài tập, bài tập tính toán Nhưng cần sử dụng bài tập để rèn luyện cho học sinh các năng lực sau:
+ Rèn luyện năng lực phát hiện vần đề và giải quyết vấn đề.
+ Rèn luyện năng lực suy luận và khái quát hoá.
+ Rèn luyện năng lực tổng hợp kiến thức.
+ Rèn luyện năng lực tự học, tự đọc và tự tìm tòi.
+ Rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ và linh hoạt.
Thực trạng nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi- khó khăn.
2.1.1. Thuận lợi. 
 - Sự quan tâm ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường cũng như hội cha mẹ học sinh
- Sự đam mê và quyêt tâm của học sinh .
2.1.2. Khó khăn.
- Khó xác định được giới hạn của các kiến thức cần giảng dạy cho học sinh sao cho hợp lý, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.
- Khó sắp xếp được thời gian ôn tập cho học sinh vì học sinh ngoài thời gian học chính khoá trên trường, các em còn phải tham gia rất nhiều hoạt động khác như văn nghệ, thể dục thể thảo, kiểm tra tập trung. Trong khi đó, giáo viên bồi dưỡng HSG cũng không còn thời gian tập trung bồi dưỡng mà phải coi kiểm tra tập trung, tập luyện văn nghệ, họp tổ nhóm, họp cơ quan  
- Không đủ tài liệu tham khảo.
- Đầu vào của trường thấp nên khó khăn trong việc chọn những học sinh có năng lực để bồi dưỡng.
- Thời lượng bồi dưỡng HSG theo qui định của Sở giáo dục còn quá ít. Với 20 tiết bồi dưỡng thì chỉ đủ cho giáo viên nói một đến hai chuyên đề.
- Chính sách ưu tiên cộng điểm cho HSG chưa rõ ràng và thoả đáng, trong khi kì thi HSG quá gần với kì thi Tốt nghiệp THPT và Đại học trước đây cũng như kì thi Quốc gia sắp tới nên HS cũng như phụ huynh có xu hướng tập trung toàn lực cho kì thi Đại học ( kì thi Quốc gia) nên kết quả ôn HSG chưa được như mong muốn.
2.2.Thành công- hạn chế.
- Với sự giúp đỡ của nhà trường cũng như sự cố gắng của cả thầy và trò, trong những năm trở lại đây tôi đều có HSG cấp tỉnh môn Hóa Học. Cụ thể như sau: 
 	+ Năm học 2009 -2010 đạt 01 giải khuyết khích HSG môn Hoá học
	+ Năm học 2010-2011 đạt 01 giải ba HSG môn Hoá học
	+ Năm học 2011-2012 đạt 01 giải nhì và 01 giải 3 HSG môn Hoá học
	+ Năm học 2012-2013 đạt 01 giải khuyến khích
	+ Năm học 2013 – 2014 đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải khuyến khích HSG môn Hoá học; đạt 01 giải 3 và 02 giả khuyến khích môn giải toán hoá học trên máy tính cầm tay
	+ Năm 2014-2015 đạt 02 giải nhì , 01 giải khuyến khích môn giải toán hoá học trên máy tính cầm tay và sắp tới có 5 học sinh đăng kí dự thi HSG cấp tỉnh môn Hoá học
- Tuy nhiên, vì nhiều lí do mà đội tuyển HSG môn Hoá học của nhà trường mới chỉ dừng lại ở các kì thi cấp tỉnh nhưng với sự cố gắng của bản thân cũng như sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, tôi tin rằng trong trương lai không xa, công tác bồi dương HSG sẽ mạnh hơn và tiến đến tham dự các kì thi cấp khu vực , cấp quốc gia.
Giải pháp.
	Để khắc phụ những khó khăn và hạn chế trên cần thực hiện những giải pháp sau:
	Việc tuyển chọn học sinh: Công việc tuyển chọn học sinh để ôn luyện cần được thực hiện sớm ngay khi học sinh bước vào lớp 10, những học sinh được tuyển chọn ngoài những phẩm chất và năng lực như đã nêu trên còn phải có lòng đam mê với môn học, sự quyết tâm khẳng định mình và kiên trì với mục tiêu đã định. Tuy nhiên, việc tuyển chọn này mới chỉ là bước đầu, quá trình bồi dưỡng cần cho học sinh làm nhiều bài thi thử để chọn lọc lại những học sinh ưu tú với môn học nhất.
	Việc bồi dưỡng: Giáo viên cần sắp xếp thời gian bồi dưỡng cho học sinh những chuyên đề mở rộng và nâng cao của chương trình sách giáo khoa hoặc những chuyên đề thuộc chương trình chuyên ( không có trong chương trình THPT không chuyên) ít nhất là 1 buổi/ tuần và nên bắt đầu từ học kì II lớp 10. Song song với những buổi bồi dưỡng đó, giáo viên cần cung cấp thêm tài liệu và các đề làm thử có mức độ tương đương với các chuyên đề đang bồi dưỡng để học sinh đọc và làm tại nhà. Những buổi học kế tiếp giáo viên nên chấm những đề hoặc những bài tập đã giao ở buổi học trước để đánh giá sự tiến bộ của các học sinh và có sự điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho hợp lí, quá trình này được thực hiện liên tục trong 3 năm phổ thông. Trong quá trình bồi dưỡng, cần hạn chế cho học sinh nghỉ trừ những buổi học sinh trùng lịch các hoạt đồng trên trường, những buổi giáo viên trùng lịch thì nên cho học sinh ngồi lại thảo luận hoặc thi thử một đề nào đó.
	Về tài liệu: Giáo viên cần sưu tầm các đề thi HSG của các trường, các Tỉnh và cấp Quốc gia qua nhiều năm. Từ các đề này, giáo viên phân loại các dạng câu hỏi thành các chuyên đề rồi bổ sung các phần lí thuyết để làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh, năm sau tiếp tục chỉnh sưa và bổ sung để tài liệu bồi dưỡng trở nên hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cần tích cực tham khảo trên các nhà sách để cập nhật các đầu sách mới, đặc biệt là các sách dùng để bồi dưỡng HSG. Một tài liệu cũng rất hữu ích trong công tác bồi dưỡng HSG đó là “Tạp chí hoá học và ứng dụng” của Hội hoá học Việt Nam.
Nội dung chuyên đề: Cấu trúc phân tử và liên kết hoá học
	Chuyên đề cấu trúc phân tử và liên kết hoá học học sinh học ở kì I lớp 10. Tuy nhiên, trong chương trình hoá học 10 cơ bản cũng như nâng cao chỉ đề cập đến những kiến thức cơ bản của phần liên kết hoá học, chưa đi sâu về câu trúc phân tử. Trong các đề thi HSG, thi Olimpic, phần này lại thường xuất hiện dưới các dạng như: Trình bày cấu trúc các phân tử; so sánh hoặc giải thích tính tan trong nước của các chất vô cơ; so sánh momen lưỡng cực của các chất 
Ví dụ1: 
a. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 92. Trong đó , số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 24. Viết cấu hình electron của X và các ion đơn nguyên tử tương đương của X. Giải thích tại sao ion X2+ có khả năng tạo phức với NH3. Viết công thức ion phức của X2+ với NH3. 
	b. Giải thích tại sao có CO32- mà không có CO42-, trong khi đó có SO32- ,SO42-.
	(Câu 1 ý b, c đề thi chọn HSG cấp tỉnh 2012-2013 tỉnh Thanh Hoá)
Hướng dẫn: 
a. 
 	* Gọi số tổng số hạt p; n; e tương ứng của X là Z; N; E.
 => E=Z=29; N=34 => Là đồng vị 
 	Cấu hình e: Cu [Ar]3d104s1 hoặc 1s22s22p63s23p63d104s1; 
Cu+:[Ar]3d10; 
Cu2+:[Ar]3d9.
* Cu2+ có khả năng tạo phức với NH3:
- do có nhiều obitan hóa trị, trong đó có obitan trống.
=> Cu2+ có khả năng tạo liên kết cho-nhận với cặp e của NH3 
	=> Công thức phức [Cu(NH3)4]2+
b. 
- Trong CO32- nguyên tử C không còn electron chưa tạo liên kết nên không thể tạo liên kết thêm với nguyên tử oxi thứ 4.
	- Trong SO32- nguyên tử S còn 1 cặp electron chưa tạo liên kết nên có thể tạo liên kết thêm với nguyên tử oxi thứ 4.
Ví dụ 2: Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau (có giải thích) và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm? SO2; SO3; SO42- ; SF4; SCN-.
( Câu 2, đề thi HSG duyên hải bắc bộ lần 5 năm 2011, hoá học 10)
Hướng dẫn 
Phân tử
Công thức Lewis
Công thức cấu trúc
Dạng lai hóa của NTTT
Dạng hình học của phân tử
SO2
AX2E
sp2
Gấp khúc
SO3
AX3
sp2
Tam giác đều
SO42-
AX4
sp3
Tứ diện
SF4
AX4E
sp3d
Cái bập bênh
SCN-
AX2
Sp
Đường thẳng
Ví dụ 3: Viết công thức Liuyt, dự đoán cấu trúc phân tử, góc liên kết của các phân tử sau: SF2, SF6, S2F4. (Câu 1, đề thi HSG Thái Nguyên 2011-2012)
Hướng dẫn:
Phân tử
SF2
SF6
S2F4
Công thức Liuyt
 F
 S
 F
F
F S S’ F
F
Trạng thái lai hoá của S
sp3
sp3d2
S: sp3d (MX4E)
S’: sp3 (MX2E2)
Hình học phân tử
Chữ V
Bát diện đều
Cái bập bênh nối với chữ V
Góc liên kết
< 109o28’ vì S còn 2 cặp e không liên kết nên ép góc liên kết. Góc liên kết vào khoảng 103o
90o
- Góc SS’F< 109o28’ bởi S’ còn 2 cặp e không liên kết
- Góc FSF<90o, góc FSF< 1200 do S còn 1 cặp e không liên kết
Ví dụ 4: Hãy cho biết dạng lai hóa của nguyên tố trung tâm và dạng hình học theo mô hình VSEPR của các phân tử, ion sau: SF4; HClO2; HOCl; ICl; IF7; BrF5; HNO3; C2H6. ( Câu 2, ý 1 đề thi HSG Vĩnh Phúc 2012-2013)
Hướng dẫn: 
* SF4: (AX4E) lai hóa sp3d. Hình dạng cái bập bênh
* HClO2: (AX3E2) lai hóa sp3d. Hình dạng chữ T
* HClO : (AX2E3) lai hóa sp3d. Hình dạng đường thẳng
* ICl: (AX4E2) lai hóa sp3d2 . Hình dạng vuông phẳng
* IF7: (AX7) lai hóa sp3d3. Hình dạng lưỡng chóp ngũ giác 
* BrF5: (AX5E) lai hóa sp3d2 . Hình dạng tháp vuông
* HNO3: (AX3) lai hóa sp2 . Hình dạng tam giác phẳng
* C2H6: (AX4) lai hóa sp3 . Hình dạng 2 tứ diện chung đỉnh
Ví dụ 5: Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), dự đoán dạng hình học của các ion và phân tử sau: BeH2, BCl3, NF3, SiF62-, NO2+, I3-. ( Câu 1 ý 3 đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia 2012-2013 tỉnh Nghệ An)
	Như vậy, trong quá trình bồi dưỡng HSG môn Hoá học, giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh Thuyết lực đẩy các cặp electron ở lớp vỏ hoá trị (VSEPR) để học có thể giải quyết những câu hỏi dạng này. Sau đây tôi xin tóm tắc lại những nội dung cơ bản nhất của thuyết này.
4.1. Thuyết lực đẩy các cặp electron ở lớp vỏ hoá trị (VSEPR)
4.1.1. Nguyên tử trung tâm, cặp electron hoá trị và công thức VSEPR.
 a. Nguyên tử trung tâm
Trong thuyết VSEPR , nguyên tử được bao quanh bởỉ các nguyên tử khác sẽ được gọi là nguyên tử trung tâm. Sự định hướng các nguyên tử khác xung quanh nguyên tử trung tâm cho ta biết hình dạng của phân tử. Chẳng hạn trong phân tử NH3, nitơ là nguyên tử trung tâm, được bao quanh bởi các nguyên tử hiđro. Sự định hướng các nguyên tử hiđro xung quanh nguyên tử nitơ tạo thành dạng hình học của phân tử.
 b. Số cặp electron hoá trị
 Các electron thuộc lớp vỏ hoá trị của nguyên tử trung tâm có thể tham gia vào liên kết hoá học hoặc không tham gia vào liên kết. Thuyết VSEPR đưa ra khái niệm số cặp electron hoá trị (trong một số tài liệu còn được gọi là chỉ số không gian – steric number). được tính như sau:
 Số cặp electron hoá trị được tính bằng tổng số các cặp e tham gia liên kết s, kí hiệu là B (bond pair), và số các cặp electron hoá trị không liên kết, kí hiệu là L (lone pair), tức là: 
 Số cặp electron hoá trị = B + L 
Chú ý rằng một liên kết đôi hoặc ba của nguyên tử trung tâm chỉ được tính là 1 cặp electron hoá trị , vì trong đó có 1 liên kết s.
Như thế, phân tử nước có nguyên tử O là nguyên tử trung tâm và số cặp electron hoá trị = 2+ 2
Phân tử CO2 có nguyên tử C là nguyên tử trung tâm và số cặp electron hoá trị = 2 + 0 = 2. Chú ý: mỗi liên kết đôi trong phân tử cũng chỉ được tính là một cặp electron hoá trị. 
Phân tử NH3 có nguyên tử N là nguyên tử trung tâm và số cặp electron hoá trị = 3 + 1 = 4
 Góc liên kết = 107o 
c. Công thức VSEPR.
Thuyết VSEPR đưa ra cách ghi công thức phân tử hoặc ion một cách “đầy đủ” trong đó cho biết số cặp electron hoá trị liên kết và không liên kết ở nguyên tử trung tâm, nguyên tử trung tâm được viết trước tiên. 
Dạng tổng quát của công thức VSEPR: AXnEm hoặc AXnLm
Trong đó: A là kí hiệu nguyên tử trung tâm, X kí hiệu nguyên tử liên kết với ion trung tâm, chỉ số n của X cho biết số cặp electron liên kết, E kí hiệu các cặp electron hoá trị không phân chia của nguyên tử trung tâm, chỉ số m của E cho biết số cặp electron không phân chia.
Ví dụ: Công thức phân tử Công thức VSEPR dạng chung 
 	H2O AX2E2
 	CO2 AX2E0
 	NH3 AX3E1
Bài tập áp dụng 1. 
Viết công thức VSEPR của các phân tử và ion sau: BCl3, PCl3, ; ; H3O+; H2S ; CH4; SF4 ; XeF4 ; ; ; ; ; CO2; ; SO2
 4.1. 2. Lực đẩy giữa các cặp e hoá trị và hình học phân tử
Thuyết VSEPR cho rằng: các cặp electron hoá trị (liên kết cũng như không liên kết) đều đẩy nhau và phân bố trong không gian xung quanh nguyên tử trung tâm theo hình cầu sao cho lực đẩy là nhỏ nhất.
 a. Các cặp electron của E cũng như X đều ảnh hưởng đến hình dạng phân tử. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các căp E và X không hoàn toàn giống nhau. Các cặp electron E chỉ bị hút bởi 1 hạt nhân nên chiếm một không gian lớn hơn so với các cặp electron X, bị hút bởi 2 hạt nhân. Vì thế, lực đẩy giữa các cặp electron hoá trị thay đổi theo thứ tự dưới đây:
 E-E > X- E > X-X hoặc L-L > L-B > B-B
Lực đẩy giữa hai cặp electron không liên kết (E-E) lớn nhất, giữa 2 cặp electron liên kết (X-X) nhỏ nhất. Sự thay đổi độ mạnh lực đẩy như trên làm thay đổi góc hoá trị của các liên kết. Trong phân tử CH4, chỉ có lực đẩy giữa các cặp electron X phân tử có dạng tứ diện đều với góc liên kết 109,5o. 
Trong phân tử NH3, sức đẩy mạnh hơn của cặp electron E làm cho góc liên kết thu hẹp hơn chỉ còn 107o. Trong phân tử nước, hai cặp electron E đẩy nhau mạnh, chiếm không gian lớn hơn, làm cho góc liên kết chỉ bằng 104,5o.
b. Trong thuyết VSEPR Các liên kết đôi, liên kết ba đều được đánh giá bằng một cặp electron liên kết. Để phân biệt các liên kết này người ta bổ sung thêm rằng cặp elctrron liên kết biểu thị liên kết ba chiếm không gian lớn hơn liên kết đôi vì thế lực đẩy mạnh hơn, tức là lực đẩy của cặp elctrron liên kết biểu thị liên kết ba, đôi và đơn giảm dần trong dẫy sau:
 LK ba > LKđôi > LK đơn 
 c. Sự định hướng các cặp electron hoá trị tạo thành góc càng hẹp thì lực đẩy càng mạnh. Chẳng hạn: lực đẩy E-E(90º) > lực đẩy E-E(120º)...
 d. Tập hợp các yếu tố a), b) và c) tạo thành một bộ các dữ liệu để đánh giá độ bền của một dạng hình học. 
Nếu từ một cấu tạo phân tử, có thể đưa ra nhiều dạng hình học khác nhau, thì dạng nào có lực đẩy giữa các cặp electron hoá trị nhỏ nhất sẽ là bền nhất. Khi có nhiều yếu tố trái ngược nhau, yếu tố độ lớn của góc liên kết có ý nghĩa ưu tiên. 
 e. Cũng cần phân biệt hai khái niệm: “hình học electron” và “hình học phân tử”. 
- Khi mô tả cấu tạo VSEPR có cả phân bố không gian của các cặp electron không liên kết ( cặp electron E), hình ảnh thu được gọi là “hình học electron” (electron arrangement).
- Khi bỏ qua phân bố không gian của các cặp electron E (chỉ giữ lại các nguyên tử), hình ảnh thu được gọi là “hình học phân tử”. Để minh hoạ ta trở lại trường hợp phân tử nước:
Công thức cấu tạo Dạng hình học của phân tử Dạng hình học electron
 Lewis (Đường gấp khúc) (Tứ diện)
Dưới đây là một số dạng hình học phân tử:
 *n + m = 2, , X = 2, E= 0 ,công thức VSEPR là AX2E0 
 Dạng đường thẳng, ví dụ: BeCl2, SiO2, HCN, 
 * n+m = 3, Dạng tam giác có hai kiểu: 
 - X = 3, E = 0: tam giác đều, công thức VSEPR là AX3E0, 
Ví dụ: BCl3, SO3, NO3-,  
 - B = 2, L = 1: dạng gấp khúc, công thức VSEPR là AX2E1, 
Ví dụ: SO2, NO2, NOCl,  
 * n + m = 4. Dạng tứ diện có ba dạng:
 - n = 4, m = 0: tứ diện đều, công thức VSEPR là AX4E0, 
Ví dụ: CH4, CCl4, PO43-, NH4+, SO42-,
 - n = 3, m = 1: tháp tam giác, công thức VSEPR là AX3E1, 
Ví dụ: NH3, PCl3, SO32-,ClO3-,
 - n = 2, m = 2: gấp khúc (gẫy góc) công thức VSEPR là AX2E2, 
Ví dụ: H2O, OF2, NH2-, 
* n + m = 5. Dạng lưỡng tháp tam giác có bốn dạng: 
 - n = 5, m = 0: lưỡng tháp tam giác đều công thức VSEPR là AX5L0, 
Ví dụ: PCl5, AsF5, Fe(CO)5
 - n = 4, m = 1: dạng cầu bập bênh công thức VSEPR là AX4L1, 
Ví dụ: PCl4-, TeCl4, IF4+, XeF2O2
 - n = 3,m = 2: hình chữ T công thức VSEPR là AX3L2, 
Ví dụ: IF3, BrF3, ICl2(C6H5); 
 - n = 2, m = 3: hình đường thẳng công thức VSEPR là AX2L3, 
Ví dụ: I3- , XeF2,
 * n + m = 6. Dạng bát diện có một số dạng thường gặp: 
 - n = 6, m = 0: bát diện đều công thức VSEPR là AX6L0, 
Ví dụ: SF6, IF5O,
 - n = 5, m = 1: tháp đáy vuông công thức VSEPR là AX5L1, 
Ví dụ: BrF5, SbCl5-,
 - n = 4, m = 2: vuông phẳng công thức VSEPR là AX4L2, 
Ví dụ:
 ICl4-, XeF4, Pt(NH3)2Cl2,
* n+m = 7: Dạng AX7 : lưỡng tháp ngũ giác: VD IF7
 Dạng AX6L: VD XeF6
Bảng1. Cách biểu diễn (vẽ) đơn giản hình học electron của các phân tử
n+m 
L = 0
L=1
L=2
L=3
2
Th¼ng
3
Tam gi¸c ph¼ng
GÉy gãc
4
Tø diÖn
Th¸p tam gi¸c 
GÉy gãc
5
L­ìng th¸p tam gi¸c
CÇu bËp bªnh
Chữ T
Th¼ng
6
B¸t diÖn 
Th¸p ®¸y vu«ng 
Vuông phẳng
7
L­ìng th¸p ngò gi¸c
Th¸p ngò gi¸c 
Chú thích: A-nguyên tử trung tâm, X- nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm, E- cặp electron tự do.
Các hình vẽ mô tả hình học electron nhưng tên gọi tứ diện, bát diện đều là tên gọi dạng hình học phân tử
Bảng 2. So sánh hình học electron và hình học phân tử
Dạng công thức VSEPR 
Tên gọi dạng hình học
Hình học electron
†
Hình học phân tử
Ví dụ
AX1Ln
l­ìng nguyªn tö – th¼ng
HF, O2
AX2L0
th¼ng
BeCl2, HgCl2, CO2
AX2L1
gÉy gãc
NO2−, SO2, O3
AX2L2
gÉy gãc
H2O, OF2
AX2L3
th¼ng
XeF2, I3−
AX3L0
tam gi¸c ph¼ng
BF3, CO32−, NO3−, SO3
AX3L1
th¸p tam gi¸c
NH3, PCl3
AX3L2
h×nh ch÷ T
ClF3, BrF3
AX4L0
tø diÖn
CH4, PO43−, SO42−, ClO4−
AX4L1
cÇu bËp bªnh
SF4
AX4L2
vu«ng ph¼ng
XeF4
AX5L0
 l­ìng th¸p tam gi¸c
PCl5
AX5L1
th¸p ®¸y vu«ng
ClF5, BrF5
AX6L0
b¸t diÖn
SF6
AX6L1
th¸p ngò gi¸c
XeF6
AX7L0
song tháp ngũ giác
IF7
4.2. Mối quan hệ giữa lý thuyết VSEPR với thuyết lai hoá của Pauling.
Trước khi thuyết VSEPR ra đời, Pauling cũng giải thích hình dạng của phân tử, góc liên kết bằng thuyết lai hoá obitan nguyên tử. Tuy nhiên, thuyết lai hoá thiên về sự giải thích dạng hình học phân tử hơn là tiên đoán. Thường thì sau khi thực nghiệm đã xác định được dạng hình học của phân tử, thuyết lai hoá có thể đưa ra một trạng thái lai hoá thích hợp giải thích thành công dạng hình học đó. Trong khi đó, thuyết VSEPR cho phép dự đoán hình dạng phân tử một cách đơn giản và phù hợp với thực nghiệm.
Vì hình học phân tử được quyết định bởi độ lớn của các góc liên kết, mà góc liên kết lại liên quan với trạng thái lai hoá các AO của nguyên tử trung tâm, nên người ta rút ra được sự tương hợp sau đây giữa số cặp electron hoá trị trong thuyết VSEPR với trạng thái lai hoá nguyên tử trung tâm (không phải là nguyên tố chuyển tiếp):
* n + m = 2 tương ứng với lai hoá sp ;
* n + m = 3 tương ứng với lai hoá sp2
* n + m = 4 tương ứng với lai hoá sp3
4.3. Momen lưỡng cực, tính phân cực của một phân tử.
 Xét phân tử Ad+ - Bd - với độ dài liên kết giữa hai nguyên tử A-B là dAB.
 Momen lưỡng cực p đo mức độ phân cực của liên kết A-B được xác định bởi biểu thức:
 || = | d | . dAB 
 d: điện tích trên nguyên tử A theo Culomb (C); dAB: độ dài liên kết (m)
 p: C.m nhưng thường đổi sang Debye với 1D = 3,33.10-30 C.m
 Hướng: từ hạt mang điện âm sang hạt mang điện dương.
 Với các phân tử kiểu A-B như H-Cl, H-F, Na-Cl, hiển nhiên momen lưỡng cực của nó khác không và phân tử có tính phân cực bởi có sự chuyển electron sang nguyên tử có độ âm điện cao hơn ở những mức độ khác nhau. Với các phân tử đơn chất như O2, N2, H2, ..momen lưỡng cực bằng không vì chúng không phân cực.
 Tuy nhiên, trong những phân tử có chứa nhiều liên kết thì momen lưỡng cực của mỗi liên kết thành phần không quyết định tính phân cực của phân tử. Momen lưỡng cực là đại lượng có hướng nên có thể xảy ra hiện tượng triệt tiêu các momen lưỡng cực thành phần khi phân tử đối xứng. 
Một số trường hợp đối xứng thường gặp có công thức VSEPR như sau:
 AX2L0 : BeH2, SO2, CO2, (phân tử hình đường thẳng)
 AX3L0 : SO3, BeCl3, NO3-,(phân tử hình tam giác đều)
 AX4L0 : CH4, NH4+, SO42-,(phân tử hình tứ diện đều)
 AX5L0 : PCl5, AsF5, Fe(CO)5,( phân tử hình lưỡng tháp tam giác đều)
 AX2L3 : I3-, XeF2,( phân tử hình đường thẳng)
 AX6L0 : SF6,( phân tử hình bát diện đều)
 AX4L2 : XeF4, ICl4-,(ph©n tö h×nh vu«ng ph¼ng). 
Cã thÓ minh ho¹ mét sè tr­êng hîp ®¬n gi¶n nh­ sau?
4.4. Bài tập áp dụng 
Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NH3, , BF3. Vẽ sự xen phủ các obitan hình thành liên kết. 
Dựa vào thuyết VSEPR, hãy cho biết trong hai ion CH3+ và CH3- , ion nào chứa mọi nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng? 
Viết công thức VSEPR của các phân tử và ion SO32- , CO32- , NO3- , SO3 và cho biết ion hoặc phân tử nào có cùng hình dạng với phân tử NH3?
Trong các phân tử và ion SO3 , SO32- , ClF3, ClO3- , tiểu phân nào có cùng dạng hình học với ion NO3-? 
So sánh dạng hình học của các cặp ion dưới đây và cho biết cặp nào gồm hai ion có cùng hình dạng?
 A. CO32- và NO3- B. CO32- và SO32- 
Vẽ các cấu trúc có thể có của ion I3- , dạng nào là bền nhất, tại sao?
Dựa vào thuyết VSEPR, hãy so sánh các góc liên kết trong những phân tử BF3, CF4, NF3, OF2 và chỉ ra phân tử nào có góc liên kết lớn nhất?
Nguyên tử N trong NH3, NH2-, NH4+ đều được bao quanh bởi 8 electron. Hãy sắp xếp các phân tử v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_voi_chuyen_de.doc