SKKN Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trườngTrung học Cơ sở Ngô Mây

SKKN Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trườngTrung học Cơ sở Ngô Mây

Tác hại về kinh tế

(Thiệt hại rất lớn về kinh tế khi hút thuốc lá. Nguồn Internet)

Thuốc lá không chỉ có tác hại gây ra bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi tháng, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. (những người hút thuốc lá lâu năm hoặc hút trung bình từ 20 – 30 điếu/ngày)

 Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người. Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh

 Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, số tiền khám chữa mới chỉ cho 3 bệnh trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng/năm. Các tổn thất chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại

 Một nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2013): Nếu số người hút thuốc lá ở Việt Nam ngưng hút thuốc trong 1 năm thì số tiền dư ra đủ để mua gạo ăn cho toàn bộ dân thành phố Hồ Chí Minh trong 1 năm không phải làm việc, chưa kể tiền chi trả cho chi phí bệnh tật do thuốc lá gây ra.

 Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí để mua thuốc hút rất lớn. Hơn nữa khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.

 Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói. sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân.

 

doc 29 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 2502Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại hút thuốc lá trong trườngTrung học Cơ sở Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút.
1.4.2 Cacbon Oxit (khí CO)
 Cấu trúc không gian CO
Khí CO rất độc, không mùi, không màu, thường thấy trong khói xe, lửa đang cháy hoặc khói thuốc lá. Phổi của người hút thuốc lá tích tụ nhiều khí CO hơn phổi của người không hút thuốc thở trong không khí. Vì vậy hàm lượng khí CO trong máu của người hút thuốc rất cao làm tăng rủi ro bị những bệnh về tim mạch. Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với áp lực mạnh hơn 210 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 
1.4.3 Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
1.4.4 Các chất gây ung thư
 (Thuốc lá chứa rất nhiều độc tố gây ung thư. Nguồn internet)
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene, Nitrosamine có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
1.5 Tác hại của khói thuốc lá
1.5.1 Tác hại về sức khỏe
 Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường.
 Dòng khói chính là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc.
 Dòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi.
 Khói thuốc môi trường là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút
 Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen.
 Một người hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, (chủ yếu là do các bệnh ung thư phổi)
 Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
 * Nguy cơ mắc các bệnh ung thư
(Hút thuốc gây ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.Nguồn Internet)
Một nghiên cứu ở Mỹ về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc
Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng.
Ngoài ra hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng họng, tuyến tuỵ, thận, bàng quang, ruột, trực tràng, bộ phận sinh dục
* Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
(Thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và gây hôi miệng, hỏng răng. Nguồn Internet)
Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
 Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Điều này làm cho hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí gây ra các bệnh ở đường hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, họng, thanh quản, thực quản, nhiễm trùng đường hô hấp 
(Hút thuốc lá gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. Nguồn Internet)
(Hút thuốc lá gây ung thư thanh quản. Nguồn Internet)
* Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ:
(Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Nguồn Internet)
Khói thuốc rất nguy hại đối với phụ nữ: phá huỷ noãn bào, gây Tiết hormon bất thường dẫn đến gây vô sinh
Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai: Sảy thai tự phát, vỡ ối sớm, đẻ non những thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không hút thuốc.
* Ảnh hưởng của hút thuốc đối với trẻ em
(Trẻ em bị ảnh hưởng bởi khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nguồn Internet)
Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn mắc các bệnh:
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi con những người không hút thuốc và bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc.
 Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen tăng: Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.
 Viêm tai giữa cấp và mãn tính: Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.
 Các bệnh đường hô hấp khác: viêm họng, khàn tiếng, viêm Amidal
 Bệnh đường ruột: Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
1.5.2 Tác hại về kinh tế
(Thiệt hại rất lớn về kinh tế khi hút thuốc lá. Nguồn Internet)
Thuốc lá không chỉ có tác hại gây ra bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi tháng, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. (những người hút thuốc lá lâu năm hoặc hút trung bình từ 20 – 30 điếu/ngày)
 Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người. Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh
 Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, số tiền khám chữa mới chỉ cho 3 bệnh trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng/năm. Các tổn thất chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại
 Một nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2013): Nếu số người hút thuốc lá ở Việt Nam ngưng hút thuốc trong 1 năm thì số tiền dư ra đủ để mua gạo ăn cho toàn bộ dân thành phố Hồ Chí Minh trong 1 năm không phải làm việc, chưa kể tiền chi trả cho chi phí bệnh tật do thuốc lá gây ra.
 Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí để mua thuốc hút rất lớn. Hơn nữa khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.
 Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân.
1.5.3 Tác hại về xã hội
 Gây ra gánh nặng cho xã hội, cho các cấp, các ngành.
 Các tệ nạn xã hội gia tăng: trộm cắp, cướp giật vv.Thuốc lá là con đường để dẫn tới sử dụng ma túy.
Lợi ích khi bỏ thuốc lá
1.6.1 Đối với sức khoẻ
 Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.
 Như vậy việc phòng chống tác hại thuốc lá nói chung và công tác giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Qua việc giáo dục nhằm phân tích cho các bạn thấy được những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, từ đó hiểu được vì sao không nên hút thuốc lá. Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần xây dựng một môi trường “không khói thuốc”. 
1.6.2 Đối với kinh tế
 Giảm gánh nặng về tiền bạc rất lớn đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, có thể sử dụng tiền đó vào các mục tiêu khác của xã hội, nhất là các khoản tiền dùng khám chữa bệnh do thuốc lá gây ra
1.6.3 Đối với xã hội
Giảm bớt gánh nặng cho xã hội, các tệ nạn xã hội ngày càng đươc đẩy lùi 
1.7 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
1.7.1 Thuận lợi
 Khi thực hiện đề tài này tôi có những thuận lợi sau:
 Là giáo viên làm Tổng Phụ Trách trong nhà trường nên dễ gần gũi nắm bắt tâm lý học sinh và trong chương trình giáo dục trung học có một số môn học khác lồng ghép kỹ năng sống, những nội dung kiến thức liên quan đến giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá .
 Các em học sinh trường THCS Ngô Mây phần lớn là chưa hút thuốc lá hoặc bộ phận nhỏ chỉ mới bắt đầu hút thuốc lá nên việc giáo dục dễ đạt hiệu quả.
 Trường có hệ thống máy vi tính nối mạng internet tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tìm kiếm các thông tin mới nhất về tác hại thuốc lá, cũng như các biện pháp phòng chống. 
(Hội thảo về ngày thế giới không thuốc lá tại Hà Nội năm 2014. Nguồn Internet)
Vấn đề phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt công tác giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học, hiện nay đang là một trong những mục tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới.
 Được sự ủng hộ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban chấp hành Công đoàn, đặc biệt là sự giúp đỡ của các giáo viên trong trường THCS Ngô Mây.
1.7.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi cũng gặp những khó khăn nhất định đó là:
 Một số giáo viên trong trường THCS Ngô Mây vẫn còn hút thuốc lá ở trường, vô tình đã tạo điều kiện cho các bạn học sinh có suy nghĩ sai lệch về việc hút thuốc lá. Mặt khác, các bạn học sinh THCS đang ở độ tuổi rất thích tìm tòi, khám phá, muốn khẳng định mình, nhưng các bạn lại chưa hiểu hết tác hại của thuốc lá nên dễ dàng bắt chước theo.
 Thời lượng chương trình dành cho phần giáo dục tác hại thuốc lá chưa nhiều nên khó khăn trong việc tuyên truyền những tác hại của thuốc lá đến học sinh.
 Công tác quản lí việc kinh doanh thuốc lá ở nước ta chưa chặt chẽ nên các bạn học sinh có thể dễ dàng mua thuốc lá ở mọi nơi, mọi lúc.	
CHƯƠNG II
 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng hút thuốc lá hiện nay của học sinh Trường THCS Ngô Mây.
Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):
Người hút thuốc lá
Ở các nước phát triển
Ở các nước đang phát triển
Nam
30 – 40%
40 – 70%
Nữ
20 – 40%
02 – 10%
Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày.
Tại Việt Nam gần 50 % nam giới (cứ khoảng 2 nam giới trưởng thành thì có một người ) hút thuốc và 1,4% nữ giới hút thuốc lá, cao nhất châu Á (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới),  26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá,  có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới tại Việt Nam, năm 2010
Mỗi ngày có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá, con số đáng báo động này đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh và có nguy cơ trẻ hóa ngày một cao và cứ mỗi giờ có 5 ca tử vong và mỗi ngày có hơn 100 ca tử vong, mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm (biểu đồ 2). Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thì có 10% dân số Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm, nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!
Biểu đồ 2: Tử vong do thuốc lá, HIV/AIDS và Tai nạn giao thông năm 2010 
Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ người tử vong do hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so
với HIV/AIDS và tai nạn giao thông.
Một thực trạng hiện nay rất đáng báo động là số người hút thuốc ngày càng trẻ hóa, và hình ảnh những cậu học trò mới học cấp THCS, trên vai vẫn đeo chiếc khen quàng đỏ, mà trên môi đã phì phèo điếu thuốc gần như hiện diện ở khắp mọi nơi. Theo thống kê, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 13 đến 15 hút thuốc lá là 10,4-22,9%, trong đó có khoảng 5-8% số học sinh được khảo sát vẫn đang hút thuốc lá. 
Thực trạng hút thuốc lá ở trường THCS Ngô Mây hiện nay rất đáng báo động, số lượng học sinh hút thuốc lá ngày càng nhiều, hình ảnh những cậu học sinh trên vai vẫn đeo chiếc cặp mà trên môi đã phì phèo điếu thuốc ở những nơi như nhà vệ sinh, bến xe buýt, quán intenet, các quán ăn vặt, thậm chí ở nhà xe khi tan học.
Phần lớn những người hút thuốc đều bắt đầu ở thời niên thiếu hoặc sớm hơn. Theo điều tra của WHO về hút thuốc ở lứa tuổi học đường thì nam học sinh là 6,5%, nữ học sinh là 1,2%. Như vậy, cứ 100 học sinh, quân bình có từ 7 đến 8 em hút thuốc, chỉ thế cũng đã đủ làm ô nhiễm mà hàng trăm em đang hít thở. Chính vì vậy mà các nhà trường cần chú trọng giáo dục học sinh, ngăn chặn sớm tệ nạn hút thuốc lá. Nếu không kịp thời có những biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc hút thuốc lá, đặc biệt là trong lứa tuổi thiếu niên thì số người chết do hút thuốc lá ngày càng tăng. Nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của giống nòi và sức khỏe của nhiều thế hệ người Việt Nam trong tương lai. 
Điều đáng sợ là có đến 7% học sinh cho rằng hút thuốc lá là hành vi bình thường, không có gì đáng phê phán. Thuốc lá rất dễ nghiện nhưng đã nghiện lại rất khó bỏ. Các em học sinh cũng chưa hình dung hết khi đã nghiện thuốc lá không những phải mang theo suốt đời gánh nặng bệnh tật mà còn mang theo suốt đời gánh nặng kinh tế. Ngoài ra, một số bạn học sinh để có tiền hút thuốc đã trở thành những tên ăn trộm, điển hình là lén lấy trộm tiền của bố mẹ để có thuốc hút. Theo báo cáo của Hiệp hội Thuốc lá cho thấy, số tiền người dân bỏ ra mua thuốc lá năm 1998 là 5.000 tỷ đồng, đến năm 2002 đã là 10.400 tỷ đồng; năm 2007 là 14.000 tỷ đồng. Số tiền đó gần bằng số tiền chi cho y tế và gần bằng mức chi cho giáo dục tính theo đầu người.
Hiện nay ở trường THCS Ngô Mây chúng ta dễ dàng bắt gặp các nhóm học sinh tụm ba, tụm năm phì phèo khói thuốc. Các bạn xem hút thuốc lá như một thú vui, thú tiêu khiển vô hại. Nhưng các bạn đâu biết rằng tương lai của các bạn đang mờ tan dần theo khói thuốc. Đốt thuốc, cũng chính là đốt tương lai sức khoẻ của các bạn. Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó khoa lao và bệnh phổi - Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội cho biết: “Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính, hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ, tắt nghẽn đường hô hấp không phục hồi được. Ngoài ra, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vùng hầu. Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicôtin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao”. 
Môt góc nhỏ nhà vệ sinh của trường THCS Ngô Mây vào giờ ra chơi, các bạn thường tụ tập thành từng nhóm để hút thuốc, hoăc trong giờ học xin phép thầy cô ra ngoài để đi vệ sinh và ra đó lén hút thuốc.
2. Nguyên nhân nghiện hút thuốc lá và biểu hiện của học sinh nghiện hút thuốc lá 
 Nguyên nhân dẫn đến hút thuốc lá của học sinh trường THCS Ngô Mây 
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh THCS Ngô Mây ngày càng tăng cao là do môi trường. Các bạn thường bị bạn bè lôi kéo, muốn chứng tỏ mình là người biết “chơi”, ảnh hưởng bởi kết quả học tập, hoàn cảnh gia đình Cũng vì tò mò muốn biết xem hút thuốc lá, thuốc lá điện tử cảm giác sẽ như thế nào. Với tâm lý hút vài điếu sẽ không bị nghiện và dần dần trở thành thói quen không bỏ được.
Có những bạn vì hoàn cảnh gia đình như: bố mẹ không hoà thuận, bố mẹ li dị, gia đình làm ăn thất bại, cha mẹ đi làm ăn xa  sinh ra tư tưởng chán chường rồi tìm đến với khói thuốc.
Với bản tính tò mò, tự khẳng định mình, thích trải nghiệm khi lớn lên ở lứa tuổi trẻ, và chưa thử nghiệm hút thuốc lá. Sự tác động từ bên ngoài và diễn biến từ bên trong của học sinh THCS Ngô Mây, ngay từ đầu các bạn đã phiên giải rằng hút thuốc lá là dấu hiệu của sự độc lập, trưởng thành vì hình ảnh học sinh nhìn thấy là những người lớn hút thuốc gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bạn, đặc biệt là lứa tuổi nữa người lớn, nửa trẻ con.
Các bạn rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các căng tin trong trường THCS Ngô Mây, các hàng quán xung quang trường, hoặc trên đường các bạn đi học. Vì hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là các em mặc đồng phục học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các bạn học sinh là không khó khăn gì..
2.2 Biểu hiện ở những học sinh nghiện hút thuốc lá
 Thường hay mệt mỏi trong giờ học, môi thâm đen, hay xin ra ngoài trong tiết học để hút thuốc vì thèm thuốc lá, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các bạn và ảnh hưởng đến nề nếp chung của cả lớp học. Không chỉ có vậy các bạn còn hút thuốc ở mọi nơi như trong lớp học, nhà vệ sinh, nơi đông người làm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh và làm xấu mỹ quan trường học.
3 Khảo sát thực tế ở trường THCS Ngô Mây khi chưa thực hiện giải pháp
 Chúng em tiến hành khảo sát 100 bạn học sinh ngẫu nhiên trong khối 8 và khối 9 Trường THCS Ngô Mây với một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giao_duc_tuyen_truyen_phong_chong_tac_hai_hut.doc