SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trường Tộ

SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trường Tộ

Tiến trình dạy - học (theo 5 bước)

* Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các mẫu cây và xác định xem vị trí rễ mỗi cây đó từ đâu đến đâu. Dùng bút dạ màu đánh dấu vị trí vừa xác định.

- Học sinh nêu câu hỏi:

+ Làm thế nào xác định đúng vị trí rễ mỗi cây?

+ Tại sao trên cùng một rễ lại có phần có nhiều rễ con? có phần có ít rễ con?

* Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh

- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ các loại rễ cây vừa quan sát được vào vở thí ngiệm.

- Học sinh tiếp tục nêu câu hỏi về rễ. Hãy đặt các cây lại cùng nhau trong mỗi nhóm học sinh, dựa vào đặc điểm của rễ cây để phân chia các cây đó thành 2 nhóm.

- So sánh kết quả xác định vị trí rễ từng cây giữa các học sinh trong nhóm và kết quả phân loại 2 nhóm rễ cây.

* Bước 3. Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết

- Học sinh quan sát bộ rễ của nhiều loại cây khác nhau đề xuất chia 2 nhóm:

+ Nhóm cây có 1 rễ to nối liền thân và nhiều rễ con.

+ Nhóm cây có nhiều rễ con nối liền gốc thân.

- Các giả thiết của học sinh phân chia các miền của rễ dựa vào đặc điểm cấu tạo ngoài của rễ.

- Phương án kiểm chứng giả thuyết: So sánh rễ các cây mang đến lớp; đọc thông tin trong sách giáo khoa Sinh học lớp 6 (trang 30).

 

docx 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 538Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho hai câu hỏi sau:
 - Khi áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học đem lại hiệu quả cho sự phát triển tư duy, khả năng giao tiếp, thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh hay không?
 - Liệu việc quan tâm đến việc thay đổi phương pháp có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của bộ môn sinh học hay không?
 Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu và thực tế cho thấy: Việc Áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh không chỉ bộ môn sinh học mà còn các môn học khác đều đem lại những hiệu quả nhất định. Kết quả là học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học của mình, bên cạnh đó còn giúp cho các em mạnh dạn hơn khi làm việc nhóm.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ 
4/ Giới hạn của đề tài:
Chương trình môn Sinh học cấp THCS rất rộng và nhiều kiến thức, nhưng vì thời gian và trong điều kiện cho phép. Tôi chỉ nghiên cứu áp dụng ở một số bài cụ thể sau đây:
* Sinh học lớp 6: Bài 9 - Các loại rễ, các miền của rễ
* Sinh học lớp 7: Bài 27 - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
* Sinh học lớp 8: Bài 21- Hoạt động hô hấp
* Sinh học lớp 9: Bài 2 - Lai một cặp tính trạng
5/ Phương pháp nghiên cứu
 - Tìm tòi, nghiên cứu tài liệu
 - Thực nghiệm
 - Nghiên cứu lí luận
II – PHẦN NỘI DUNG
 1/ Cơ sở lí luận 
 - Giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho học sinh.
 - Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Từ những mục tiêu trên, qua giảng dạy bộ môn Sinh học sẽ giáo dục các em yêu thích bộ môn, có ý thức tự học và sáng tạo.
 - Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Bàn tay nặn bột là một trong những phương pháp phát triển năng lực cho học sinh khá tốt. Vì phương pháp này có thể:
+ Kích thích tính tò mò, muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
+ Rèn kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng phán đoán, lập luận, bảo vệ ý kiến cá nhân
+ Không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải
+ Kiến thức được học sinh tiếp thu một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin trước đám đông
+ Tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực nghiệm sẽ nhớ lâu
2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 * Thuận lợi:
 - Được sự ủng hộ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ, cộng tác của quý thầy cô giáo trong tổ bộ môn.
 - Các bài học trong chương trình sinh học lớp 6, 7, 8, 9 sách giáo khoa viết rất rõ ràng, đầy đủ và chi tiết.
 - Giáo viên nhiệt tình, học sinh hưởng ứng
 - Phòng học tương đối rộng rãi, đồ dùng dạy học khá đầy đủ.
 * Khó khăn:
- Đa số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến của cá nhân
 - Kiến thức về nhiệm vụ của môn sinh học trong từng bài nhiều, thời gian trong tiết dạy thì có hạn.
 - Tuy học sinh có cùng độ tuổi nhưng sự tiếp thu lại không đồng đều
- Rất khó cho học sinh đi thăm điểm hoặc điều tra
- Giáo viên cần xác định kiến thức khoa học phù hợp để áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột
- Tốn nhiều thời gian khi học sinh trình bày ý kiến cá nhân
- Thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần
3/ Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp: 
- Một trong các yếu tố để tạo môi trường học tập tốt là phải giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, mạnh dạn xây dựng ý kiến, bảo vệ ý kiến của bản thân.
- Tiết học tạo được sự hứng thú từ phía học sinh, giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức ngay tại lớp học, vì bản thân học sinh tự tìm tòi để rút ra được kiến thức.
- Phát huy được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh.
- Có sự chuẩn bị từ hai phía cho việc chiếm lĩnh kiến thức mới: Giáo viên - học sinh.
- Chọn bài dạy để áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột một cách hiệu quả nhất.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
- Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước để tạo thói quen cho học sinh, lúc đó việc dạy học bằng phương pháp bàn tay nặn bột sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.
- Tất cả các câu hỏi của học sinh đưa ra giáo viên không nên lơ là, bỏ qua mà lần lượt trả lời thông qua bài học (câu hỏi nào chưa có trong nội dung bài học thì giáo viên cần khéo léo dẫn dắt, khi nào có kiến thức ở các bài khác có liên quan thì ta sẽ trả lời cho các em)
- Trước giờ ta củng cố bài học là nhắc lại nội dung kiến thức đã học để các em nhớ được thì nay phương pháp bàn tay nặn bột sẽ là những thử thách mới để các em tìm tòi, khám phá ở nhà và đây cũng là bước chuẩn bị cho bài mới.
- Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vở thực hành: Trong quá trình sử dụng vở thực hành học sinh phải ghi chép lại các câu hỏi: Câu hỏi là gì? Làm thế nào để trả lời? Những gì tôi tìm thấy? Tôi đã làm gì?
Như vậy vở thực hành có công dụng giúp người học nhìn lại quá trình học, là công cụ để giáo viên biết được sự tiến bộ của người học.
Bài soạn minh họa:
* Sinh học lớp 6
Bài 9. CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức
 - Nhận biết và phân biệt rễ cọc với rễ chùm.
- Nhận dạng một số loại cây có rễ cọc hay rễ chùm trong thiên nhiên.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Biết cách phân loại rễ.
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
 - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng khi thảo luận về cách chia cây thành 2 nhóm căn cứ vào cấu tạo của rễ.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh hình dạng ngoài của các loại rễ với nhau: các miền của rễ và chức năng của chúng.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh
- Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Khơi gợi niềm say mê, yêu thích môn học.
II/ Phương pháp sử dụng: 
- Phương pháp Bàn tay nặn bột.
III/ Phương tiện dạy học:
Chuẩn bị của GV:
- Một số cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây lúa,
- Kính lúp cầm tay
- Các miếng bìa ghi tên các miền của rễ.
- Bút dạ các màu.
Chuẩn bị của HS:
- Một số cây có rễ: cây đậu, cỏ dại, 
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các loài cây (ví dụ Hình 4.2, SGK Sinh học 6).
IV/ Tiến trình dạy - học (theo 5 bước)
* Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các mẫu cây và xác định xem vị trí rễ mỗi cây đó từ đâu đến đâu. Dùng bút dạ màu đánh dấu vị trí vừa xác định.
- Học sinh nêu câu hỏi:
+ Làm thế nào xác định đúng vị trí rễ mỗi cây?
+ Tại sao trên cùng một rễ lại có phần có nhiều rễ con? có phần có ít rễ con?
* Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh 
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ các loại rễ cây vừa quan sát được vào vở thí ngiệm.
- Học sinh tiếp tục nêu câu hỏi về rễ. Hãy đặt các cây lại cùng nhau trong mỗi nhóm học sinh, dựa vào đặc điểm của rễ cây để phân chia các cây đó thành 2 nhóm.
- So sánh kết quả xác định vị trí rễ từng cây giữa các học sinh trong nhóm và kết quả phân loại 2 nhóm rễ cây.
* Bước 3. Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- Học sinh quan sát bộ rễ của nhiều loại cây khác nhau đề xuất chia 2 nhóm:
+ Nhóm cây có 1 rễ to nối liền thân và nhiều rễ con.
+ Nhóm cây có nhiều rễ con nối liền gốc thân.
- Các giả thiết của học sinh phân chia các miền của rễ dựa vào đặc điểm cấu tạo ngoài của rễ.
- Phương án kiểm chứng giả thuyết: So sánh rễ các cây mang đến lớp; đọc thông tin trong sách giáo khoa Sinh học lớp 6 (trang 30).
* Bước 4. Tìm tòi - nghiên cứu 
Hoạt động 1. Quan sát hình dạng ngoài của bộ rễ và xếp vào từng nhóm
TT
Cây
Rễ cọc
Rễ chùm
1
Cải
2
Mạ (lúa)
Hoạt động 2: Quan sát các miền của rễ (chọn loại rễ to) để quan sát.
Các miền của rễ
Đặc điểm bên ngoài
Chức năng
Miền trưởng thành
Miền hút
Miền sinh trưởng
Miền chóp rễ
- Phân loại 2 kiểu bộ rễ: cây có rễ cọc và cây có rễ chùm.
- Đọc thông tin mục “Em có biết” trang 31 sách giáo khoa Sinh học 6.
+ Hiện tượng có rễ phụ.
+ Hiện tượng không có lông hút.
* Bước 5. Kết luận, hệ thống hóa kiến thức 
- Nội dung khung ghi nhớ trong sách giáo khoa Sinh học 6.
- Bài tập về nhà: quan sát một số loại rễ cây phổ biến em gặp hàng ngày.
* Sinh học lớp 7:
Bài 2: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức
- Nêu được sự đa dạng của lớp Sâu bọ.
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.
- Nêu được vai trò thực tiến của lớp Sâu bọ.
2/ Kỹ năng
- Hình thành kỹ năng nhận biết vấn đề môi trường
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3/ Thái độ
- Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khơi gợi niềm say mê, yêu thích môn học.
II/ Phương pháp 
Phương pháp bàn tay nặn bột
III/ Phương tiện dạy học:
Tranh ảnh về sâu bọ, mô hình, hình ảnh về on châu chấu
IV/ Tiến trình dạy học 
* Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát
- Giáo viên: Ngoài con châu chấu học ở bài trước, các em còn biết loài sâu bọ nào?
- Học sinh: Trình bày (có thể trình bày tranh, ảnh về sâu bọ đã chuẩn bị trước). Nên có các đại diện nêu trong sách giáo khoa và bổ sung thêm đại diện khác.
- Giáo viên: Từng cá nhân hãy viết ra các câu hỏi để tìm hiểu về lớp sâu bọ.
* Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh
- Giáo viên: yêu cầu học sinh trình bày ý kiến, học sinh có thể nêu ý kiến khác nhau.
- Giáo viên: Định hướng quy về các câu hỏi chính:
+ Sâu bọ đa dạng như thế nào?
+ Nhận biết sâu bọ dựa vào đặc điểm nào?
+ Có phải tất cả các sâu bọ đều gây hại cho con người?
* Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- Học sinh (hoạt động nhóm) đưa ra giả thuyết: 
+ Sâu bọ rất đa dạng?
+ Sâu bọ có lợi, có hại cho con người?
+ Nhận biết sâu bọ dựa vào đặc điểm chung: cấu tạo, di chuyển, vòng đời, các giai đoạn phát triển...?
- Học sinh (hoạt động nhóm) đề ra phương án kiểm chứng: 
+ Tìm số liệu về số loài sâu bọ thông qua nghiên cứu SGK.
+ Xác định thông tin về: môi trường sống, lối sống, tập tính, màu sắc, kích thước, vòng đời, di chuyển, cấu tạo... của những sâu bọ thường gặp thông qua các mẫu vật sống, qua theo dõi băng hình về một số đại diện thường gặp (bọ ngựa, chuồn chuồn, sâu bướm, ong mật, ve sầu, muỗi) theo cấu trúc của bài tìm hiểu về đại diện châu chấu.
+ Xác định vai trò của những loài sâu bọ mà mình biết bằng kiến thức thực tế.
Giáo viên yêu cầu HS viết, vẽ những dự đoán về kết quả của nhóm vào vở thí nghiệm.
* Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu 
- HS tiến hành kiểm chứng giả thuyết ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm:
 + Lớp sâu bọ đa dạng về 	 Loài: 1 triệu loài chiếm 2/3 số loài động vật
	 Môi trường sống
Lối sống 
Tập tính
+ Nhận biết sâu bọ bằng đặc điểm chung: 
- Vai trò của lớp sâu bọ:
+ Góp phần tạo nên đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
Khống chế loài sâu hại cho con người. Ví dụ: Bọ ngựa, bọ rùa, ong mắt đỏ
+ Nuôi tằm lấy tơ dệt vải
+ Thụ phấn cho thực vật: Ong, bướm
+ Làm thuốc chữa bệnh: Ong
+ Làm thức ăn cho người và động vật: Châu chấu, ong...
+ Phá hoại mùa màng: Các loài sâu
+ Gây bênh, truyền bệnh cho người, động vật: Muỗi, ruồi...
- Học sinh so sánh kết quả với nhóm khác và với dự đoán ban đầu; rút ra kết luận.
* Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
Học sinh khẳng định kiến thức vừa tiếp thu được: 
+ Lớp Sâu bọ đa dạng nhất trong giới động vật, tuy nhiên chúng có đặc điểm chung: Cơ thể gồm 3 phần: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, hô hấp bằng ống khí.
+ Sâu bọ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và tạo nên đa dạng sinh học. Một số loài sâu bọ có thể gây hại cho nền sản xuất hay cho sức khỏe con người.
+ Cần bảo tồn sự đa dạng của lớp sâu bọ: không tận diệt bất kì loài nào và bảo vệ môi trường sống của chúng.
* Sinh học lớp 8:
Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức
- Giúp Giáo viên tiếp cận và thực hành dạy học theo phương pháp BTNB
- Người học có cơ hội và điều kiện nghiên cứu, thực hành những vấn đề:
+ Cơ chế hô hấp ở người
+ Trao đổi khí trong quá trình hô hấp
+ Khả năng hô hấp của mỗi người
2/ Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3/ Thái độ:
- Có ý thức trong sinh hoạt
- Yêu thích môn học
II/ Phương tiện dạy học:
* Vật liệu: (dự trù cho 5 nhóm học sinh)
- Chai nhựa 1,5 lít và chai nhỏ 0,5 lít, rỗng: 15 cái mỗi loại
- Bóng bay nhỏ: 50 quả
- Bóng bay to	: 05 quả
- Băng dính nhỏ: 10 cuộn
- Băng dính to: 05 cuộn
- Nút mềm: 20 cái
- Ống hút: 100 cái
- Ấm nhựa nhỏ: 05 cái
- Bơm bóng bay: 05 cái
- Dây chun	: 50 cái
- Kéo: 05 cái
- Nước tinh khiết: 5 lít
- Nước vôi trong: 5 lít
- Hột cườm: 01 xâu
- Chỉ: 05 cuộn
- Ống dây bằng nhựa mềm (đường kính 1cm): Dài 2m
- Sáp nặn: 05 hộp
- Bút dạ xanh, đỏ: 10 cái hai màu
III. Tiến trình dạy học
* Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát 
Giáo viên: đặt vấn đề bằng câu hỏi: Làm thế nào để ta có thể thở ra và hít vào? Chúng ta thở ra và hít vào như thế nào? Chúng ta thở ra và hít vào những loại khí gì?
* Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS 
Tổ chức cho học viên trao đổi trong nhóm
- Mỗi học sinh tự ghi vào vở thực nghiệm câu trả lời (viết hoặc vẽ sơ đồ)
- Mỗi nhóm trình bày câu trả lời chung của nhóm. So sánh kết quả giữa các nhóm. Nêu rõ sự khác nhau giữa các nhóm.
* Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm:
+ Em hãy thiết kế một dụng cụ mô tả được cơ chế hô hấp của người và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
+ Em hãy làm một dụng cụ có thể đo được lượng khí chứa trong phổi và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
- Học sinh trao đổi để vẽ mô hình dự định thiết kế, các bước tiến hành, các vật liệu cần chuẩn bị (ghi tất cả những nội dung đã thảo luận vào vở thực nghiệm).
- Học sinh ghi chép lại những thay đổi và những khó khăn trong quá trình thực hiện yêu cầu.
- Lưu ý: Một nhóm có thể có nhiều mô hình khác nhau. Làm xong mô hình 1 rồi mới chuyển sang mô hình 2. Giáo viên quan sát các nhóm, tiên lượng trước những tình huống, khó khăn phát sinh. Trường hợp mô hình đã thiết kế không khả thi, giáo viên gợi ý để nhóm chuyển hướng.
* Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu 
- Các nhóm thiết kế một dụng cụ mô tả được cơ chế hô hấp của người và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
- Các nhóm thiết kế một dụng cụ có thể đo được lượng khí chứa trong phổi và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- HS trình bày kết quả theo cách: 01 người trình bày, 01 người lên viết các thông tin lên bảng và những người khác hỗ trợ để trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến phản hồi.
* Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- Giáo viên tổng kết và cung cấp tài liệu chuẩn về quá trình hô hấp: do sự chênh lệch áp suất giữa môi trường và cơ quan hô hấp dẫn tới sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
- Học sinh đọc lại tài liệu và thảo luận nhóm để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
- Ghi vào vở thực nghiệm
- Trả lời các câu hỏi:
+ Cơ chế thở bằng bụng như thế nào?
+ Làm sao biết khí thở ra là CO2?
+ Sự giống và khác nhau giữa mô hình và hệ hô hấp thật?
+ Vai trò của quá trình hô hấp?
- Giáo viên đưa ra câu hỏi liên hệ thực tế, khắc sâu kiến thức cho người học.
* Sinh học lớp 9:
Bài 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I/ Mục tiêu 
1/ Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Phát biểu được quy luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
- Rèn được kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
2/ Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
- Biết cách viết sơ đồ lai
- Thảo luận nhóm
3/ Thái độ:
- Tập tính kiên trì trong nghiên cứu, niềm tin vào khoa học
II/ Phương tiện dạy học: 
- Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3 sách giáo khoa Sinh học 9
- Bình sơn màu vàng, bình sơn màu xanh
- Lọ đựng bi vàng, lọ đựng bi xanh
III/ Tiến trình dạy - học
Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát 
- Cho lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản hạt vàng với hạt xanh. Dự đoán kết quả thu được ở đời con lai F1?
- Nếu tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được kết quả F2 như thế nào?
Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh
- Học sinh viết kết quả dự đoán của mình vào vở thí nghiệm và đặt câu hỏi:
- Có thể F1 thu được cả hạt vàng với hạt xanh?
- Có thể F1 thu được 100% hạt vàng?
- Có thể F1 thu được 100% hạt xanh?
- Có thể F2 thu được cả hạt vàng với hạt xanh (phân li)?
- Có thể F1 và F2 phân li giống nhau?
- 
Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
- Học sinh đề xuất giả thuyết: 
+ Nếu màu vàng hòa lẫn với màu xanh thì F1 sẽ có màu trung gian giữa màu vàng và màu xanh.
+ Nếu màu vàng không hòa lẫn với màu xanh thì F1 sẽ có màu vàng hoặc màu xanh.
- Phương án kiểm chứng giả thuyết:
+ Dùng hộp sơn màu vàng và hộp sơn màu xanh cùng rót vào hộp mới ta sẽ có hộp sơn mới màu vàng xanh (hòa lẫn). Nếu rót hộp này ra ta chỉ có 1 loại sơn màu vàng xanh.
+ Dùng hộp bi màu vàng và hộp bi màu xanh cùng rót vào hộp mới ta sẽ có hộp bi màu vàng và bi màu xanh (không hòa lẫn). Nếu rót hộp này ra ta có: bi vàng; bi vàng và bi xanh; bi xanh.
+ Làm thí nghiệm lai và theo dõi kết quả ở đời con lai.
Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu 
- Học sinh tiến hành thao tác thực nghiệm theo nhóm với các hộp sơn và hộp bi (cũng có thể chỉ cần chiếu biểu tượng – thực nghiệm trong tư duy). Ghi nhận xét vào vở thí nghiệm.
- Học sinh đọc sách giáo khoa thí nghiệm của Menđen, ghi kết quả thí nghiệm theo sơ đồ:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
F1: 100% Hoa đỏ
F1 x F1: Hoa đỏ x Hoa đỏ
F2: 705 hoa đỏ : 224 hoa trắng
- Học sinh so sánh kết quả thí nghiệm của Menđen với thực nghiệm, rút ra nhận xét về “ nhân tố di truyền” quy định màu sắc hoa.
Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- Theo Menđen:
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
+ Trong quá trình phát sinh giao tử có phân ly của cặp nhân tố di truyền.
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
- Sơ đồ lai: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa 
Gp: A a
F1: 100% Aa (hoa đỏ)
F1 x F1: Hoa đỏ x Hoa đỏ 
Aa Aa
GF1: A ; a A ; a
F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
TLKH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận
Qua thời gian áp dụng với phương pháp dạy học “Bàn tay năn bột” tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học rất hiệu quả đối với môn Sinh học. Cụ thể, phương pháp dạy học này đã thể hiện được nhiều ưu điểm so với các phương pháp dạy học truyền thống khác:
- Việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào tiết dạy giúp học sinh được thực nghiệm nhiều hơn.
- Giáo viên có thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế của học sinh từ đó giúp học sinh tự tìm hiểu và hình thành kiến thức mới của bài học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó phương pháp dạy học này cũng bộc lộ những hạn chế tạo nên một số khó khăn cho cả người dạy lẫn người học:
- Phương pháp Bàn tay nặn bột đòi hỏi phải có nhiều thời gian đối với mỗi tiết học chứ không chỉ với thời gian hạn chế 45 phút/tiết học như quy định hiện nay.
- Để thực hiện phương pháp này, người giáo viên phải có kiến thức khoa học vững vàng và khả năng linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra trong tiết học. Hai điều này không phải giáo viên THCS nào cũng có được. Về phía học sinh, các em phải có vốn kiến thức thực tế phong phú, phải chủ động học tập, phải năng động, sáng tạo.
2/ Kiến nghị
Để phương pháp bàn tay nặn bột triển khai có hiệu quả giáo viên cần lưu ý một số vấn đề  sau:
- Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp “BTNB” theo khối lớp mình đang giảng dạy.
- Giáo viên cần 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_trong_day_hoc_mon_s.docx