Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10

III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Bóng rổ là nội dung tự chọn nằm trong chương trình giảng dạy của môn

Thể dục do Bộ Giáo dục – Đào tạo biên soạn. Tuy nhiên, ở tỉnh An Giang môn

bóng rổ chưa phát triển mạnh, đồng thời cũng rất ít trường trung học phổ thông

đưa môn bóng rổ vào giảng dạy cho học sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau

như: không có sân bãi tập luyện, kỹ thuật tương đối khó, thời gian học ít, tranh

ảnh minh họa cũng rất hạn chế, vv

Từ năm 2006, tôi về trường công tác đến nay, tôi đã mạnh dạn đưa môn

bóng rổ vào giảng dạy ở nội dung tự chọn cho học sinh. Tuy nhiên, số lượng học

sinh chọn học môn bóng rổ tương đối ít hoặc có những học sinh muốn học

nhưng ngại vì đây là nội dung mới, kỹ thuật tương đối khó, thời gian tập luyện ít

(chỉ có 10 tiết học/năm học). Ngoài ra, tranh ảnh minh họa về từng kỹ thuật

động tác của môn bóng rổ để cho học sinh xem khi giảng dạy là tương đối ít,

chủ yếu là do giáo viên thị phạm động tác. Hơn nữa, việc ít có tranh ảnh cho học

sinh xem khi giảng dạy với số tiết học tương đối ít cũng là một vấn đề tương đối

khó cho giáo viên, làm cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác mới của học sinh

tương đối chậm, tiết học chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, từ năm 2006

đến năm 2013, trong 09 đến 10 lớp học mà tôi được phân công giảng dạy thì chỉ

có 03 đến 04 lớp chọn học tự chọn môn bóng rổ

pdf 38 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 618Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. 
+ Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng 
và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. 
 Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. Đấu tập. 
 Chạy bền. 
Tiết 47+48: 
 Kiểm tra kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu (2). 
 Ôn kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên 
đầu. 
+ Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng 
và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. 
 Ôn kỹ thuật ném rổ một tay trên vai. 
 Trò chơi: Lò cò tiếp sức. 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 10 
Tiết 49+50: 
 Ôn kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên 
đầu. 
+ Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng 
và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. 
 Học kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Tại chỗ tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (không có 
bóng). 
+ Hai học sinh cùng tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). 
 Thể lực: Nằm sấp chống đẩy. 
 Chạy bền. 
Tiết 51+22: 
 Ôn kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trên 
đầu. 
+ Hai học sinh di chuyển tập dẫn bóng phối hợp với kỹ thuật chuyền bóng 
và bắt bóng bằng 2 tay trên đầu. 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai học sinh cùng tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (ném bóng vào rổ). 
 Trò chơi: Ai chuyền bóng nhanh hơn. 
 Đấu tập. 
Tiết 53+54: 
 Kiểm tra kỹ thuật dẫn bóng phối hợp với chuyền và bắt bóng bằng 2 
tay trên đầu (3). 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Chạy bền. 
Tiết 55+56: 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Đấu tập. 
Tiết 57+58: 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 11 
 Trò chơi: Lò cò tiếp sức. 
 Đấu tập. 
Tiết 59+60: 
 Kiểm tra KT dẫn bóng phối hợp với KT hai bước ném rổ bằng một 
tay trên vai (bóng không cần vào rổ) (4). 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Chạy bền. 
Tiết 61+62: 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Thể lực: Tại chỗ bật thu gối. 
 Đấu tập. 
Tiết 63+64: 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Trò chơi: Ném bóng trúng đích. 
 Đấu tập. 
Tiết 65+66: 
 Kiểm tra hai bước ném rổ bằng một tay trên vai (5). 
 Ôn kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với chuyền bóng + bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
và hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Chạy bền. 
Tiết 67+68: 
 Ôn tập: hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Tại chỗ thực hiện hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
+ Dẫn bóng phối hợp với hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai. 
 Trò chơi: Chim sổ lòng. Chạy bền. 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 12 
Tiết 69+70: 
 Thi học kỳ 2: hai bước ném rổ bằng 1 tay trên vai (6). 
3.1.2. Một số bài tập giúp học sinh học tốt môn bóng rổ lớp 10: 
Sau khi đã lập “Kế hoạch giảng dạy môn bóng rổ”, tôi tiếp tục tiến hành 
xây dựng “Một số bài tập” và áp dụng vào giảng dạy cho học sinh. Mời quý thầy 
cô tham khảo một số bài tập sau đây: 
3.1.2.1. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật dẫn bóng: 
 + Tại chỗ nhồi bóng: 
 TTCB 1 2 3 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng 
bên với tay nhồi bóng ở phía sau, trọng tâm thấp; mắt nhìn về phía trước, hai tay 
cầm bóng phía trước ngực (hình TTCB). 
Thực hiện: Dùng tay ấn bóng xuống, thân trên ngả về trước và nghiêng về 
phía có bóng. Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào hai tay và các phần 
lồi của bàn tay. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm 
bóng. Sau đó, lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nẩy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức 
cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống, tay tiếp xúc phần 
trên bóng, đẩy bóng xuống với góc gần 900. Điểm rơi của bóng ở phía bên thân 
mình, khoảng ngang mũi chân trước (hình 1, hình 2 và hình 3). Lưu ý: không 
được đánh vào bóng và nhất là không xòe bàn tay ra để lòng bàn tay đập vào 
bóng nghe “bộp bộp”. 
+ Đi chậm (chạy chậm) dẫn bóng: 
 TTCB 1 2 3 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 13 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng 
bên với tay nhồi bóng ở phía sau, trọng tâm thấp; mắt nhìn về phía trước, hai tay 
cầm bóng phía trước ngực (hình TTCB). 
Thực hiện: Dùng tay ấn bóng xuống, thân trên ngả về trước và nghiêng về 
phía có bóng. Người tập đi chậm (hoặc chạy chậm) về phía trước. Bóng tiếp xúc 
đầu tiên ở các ngón tay rồi vào hai tay và các phần lồi của bàn tay. Cổ tay, cẳng 
tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Sau đó, lấy khuỷu tay 
làm trụ, bóng nẩy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay 
rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống, tay tiếp xúc ở trên và sau bóng. Điểm rơi 
của bóng ở phía trước và bên thân mình (hình 1, hình 2 và hình 3). Lưu ý: không 
được đánh vào bóng và nhất là không xòe bàn tay ra để lòng bàn tay đập vào 
bóng nghe “bộp bộp”. 
+ Đi chậm (chạy chậm) dẫn bóng qua cọc: 
 TTCB 1 2 3 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng hai chân song song, mắt nhìn 
về phía trước, hai tay cầm bóng phía trước ngực (hình TTCB). 
Thực hiện: Dùng tay ấn bóng xuống, thân trên ngả về trước và nghiêng về 
phía có bóng. Người tập đi chậm (hoặc chạy chậm) và luồng qua các cọc theo 
hình chữ Zéc; nếu có hai học sinh cùng tập thì giáo viên có thể thống nhất cho 
học sinh tập như sau: học sinh đi lên bên phải và đi về kết thúc là bên trái. 
Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào hai tay và các phần lồi của 
bàn tay. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng bàn tay không chạm bóng. Sau 
đó, lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nẩy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức cẳng tay, 
thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống; tay tiếp xúc ở trên và bên 
trái (di chuyển sang phải) hoặc ở trên và bên phải (di chuyển sang trái) của 
bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước và bên thân mình (hình 1, hình 2 và hình 
3). Lưu ý: không được đánh vào bóng và nhất là không xòe bàn tay ra để lòng 
bàn tay đập vào bóng nghe “bộp bộp”. 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 14 
3.1.2.2. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 
hai tay trước ngực: 
 Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực: 
+ Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (không có bóng): 
 TTCB 1 2 3 
+ Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trước ngực (có bóng): 
 TTCB 1 2 3 4 
* Phân tích kỹ thuật động tác chuyền bóng bằng hai tay trước ngực: 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước, chân sau, trọng tâm 
dồn đều vào hai chân, mắt quan sát hướng chuyền, hai tay cầm bóng (hoặc mô 
phỏng động tác cầm bóng) đặt phía trước ngực (hình TTCB). 
Thực hiện: Người ngả nhanh về trước, trọng tâm dồn vào chân trước, hai 
tay đưa ra trước – xuống dưới – vào trong tạo thành một đường vòng cung nhỏ, 
lúc này trọng tâm dồn vào chân sau (hình 1 và hình 2); cổ tay hơi bẻ và duỗi 
cánh tay về hướng chuyền, khi tay duỗi gần như thẳng hết thì dùng lực cổ tay, 
các ngón tay (trỏ, giữa và cái) miết vào bóng và đẩy bóng đi, lòng bàn tay hơi 
xoay ra ngoài. Bóng rời tay cuối cùng ở ngón trỏ và ngón giữa, hai tay duỗi 
thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền (hình 3 hoặc hình 3 và hình 4). 
 Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực: 
+ Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực (không có bóng): 
 TTCB 1 2 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 15 
+ Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trước ngực (có bóng): 
 TTCB 1 2 
* Phân tích kỹ thuật động tác bắt bóng bằng hai tay trước ngực: 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước, chân sau, thân trên 
hướng về phía bóng đến, hai tay xòe rộng tạo thành hình chiếc phiễu, ở trước 
ngực và hướng về phía bóng đến, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường 
kính của bóng (hình TTCB). 
Thực hiện: Tay tiếp túc bóng đầu tiên là các ngón tay, sau đó nhanh chóng 
hoãn xung lực bằng cách đưa bóng nằm gọn vào lòng bàn tay, khép cổ tay gần 
vào nhau và kéo về phía trước ngực để bảo vệ bóng cũng như chuẩn bị cho các 
động tác tiếp theo (hình 1 và hình 2). 
+ Hai học sinh chuyền bóng và bắt bóng tại chỗ bằng hai tay trước 
ngực: 
 Chuẩn bị 1 2 
 3 4 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một 
học sinh cầm bóng, học sinh còn lại đưa hai tay về trước tạo thành hình chiếc 
phiễu để chuẩn bị bắt bóng (hình chuẩn bị). 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 16 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng chuyền 
bóng qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại thực hiện động tác bắt bóng (hình 
1, hình 2, hình 3 và hình 4); sau đó chuyền bóng lại cho bạn cùng tập. 
+ Hai học sinh di chuyển chuyền bóng và bắt bóng bằng hai tay trước 
ngực: 
 Chuẩn bị 1 2 
 3 4 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học 
sinh cầm bóng bằng hai tay trước ngực, học sinh còn lại chuẩn bị bắt bóng (hình 
chuẩn bị). 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng vừa di 
chuyển (kỹ thuật di chuyển trượt ngang) vừa chuyền bóng qua cho bạn cùng tập. 
Học sinh còn lại cũng vừa di chuyển (kỹ thuật di chuyển trượt ngang) vừa thực 
hiện động tác bắt bóng (hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4); sau đó chuyền bóng lại 
cho bạn cùng tập. 
3.1.2.3. Một số bài tập kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai: 
 Ném rổ bằng một tay trên vai: 
+ Ném rổ bằng một tay trên vai (không có bóng): 
 TTCB 1 2 3 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 17 
Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng bên tay 
ném rổ đặt trước, tay cầm bóng đưa lên trên vai (không có bóng), lòng bàn tay 
hướng trước – lên cao; tay còn lại xòe rộng và đặt phía bên chếch về trước quả 
bóng để đỡ bóng (hình TTCB). 
Thực hiện: Hai đầu gối khuỵu, hạ thấp trọng tâm (hình 1), tiếp theo đạp nhẹ hai 
chân xuống đất để dướn người lên tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay, cẳng tay. 
Khi tay duỗi thẳng gần hết thì dùng lực bàn tay, các ngón tay gập miết theo bóng, 
điểm tiếp xúc cuối cùng với bóng là ngón trỏ và giữa. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì 
buông tay đỡ bóng ra, thân người vươn lên cao, trọng tâm dồn vào chân trước (hình 2 
và hình 3). 
+ Hai học sinh cùng tập kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai (có bóng): 
 Chuẩn bị 1 2 3 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học 
sinh cầm bóng, học sinh còn lại hỗ trợ bắt bóng (hình chuẩn bị). 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng thực hiện 
kỹ thuật ném rổ một tay trên vai qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại hỗ trợ 
bắt bóng (hình 1, hình 2 và hình 3). Sau đó, thực hiện lại kỹ thuật ném rổ một 
tay trên vai qua cho bạn cùng tập. 
+ Ném rổ bằng một tay trên vai (ném bóng vào rổ): 
 TTCB 1 2 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 18 
 3 4 
Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng chân trước chân sau, chân cùng bên tay 
ném rổ đặt trước, hai tay cầm bóng phía trước ngực, mắt nhìn vào rổ (hình 
TTCB). 
Thực hiện: Hai đầu gối khuỵu, xoay tư thế tay cầm bóng thành bàn tay ném ở 
phía sau bóng, lòng bàn tay hướng trước – lên cao; tay còn lại xòe rộng và đặt 
phía bên chếch về trước quả bóng để đỡ bóng (hình 1). Tiếp theo, đạp nhẹ hai 
chân xuống đất để dướn người lên tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay, 
cẳng tay. Khi tay duỗi thẳng gần hết thì dùng lực bàn tay, các ngón tay gập miết 
theo bóng, điểm tiếp xúc cuối cùng với bóng là ngón trỏ và giữa. Khi bóng sắp 
rời khỏi tay thì buông tay đỡ bóng ra, thân người vươn lên cao, trọng tâm dồn 
vào chân trước (hình 2, hình 3 và hình 4). 
3.1.2.4. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 
hai tay trên đầu: 
+ Kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trên đầu (không có bóng): 
 TTCB 1 2 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng hai chân song song, cầm bóng 
bằng hai tay trên cao (chỉ mô phỏng động tác cầm bóng), hai cánh tay co tự 
nhiên hơi khép khuỷu tay (hình TTCB). 
Thực hiện: Khi chuyền, hai tay cầm bóng đưa về phía sau đầu, sau đó 
người ngả nhanh về phía trước kết hợp với hai cẳng tay duỗi thẳng. Khi tay gần 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 19 
thẳng dùng lực cổ tay, các ngón tay chuyền bóng đi. Bóng rời tay, người vươn 
về trước (hình 1 và hình 2). 
+ Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trên đầu (không có bóng): 
 TTCB 1 2 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng hai chân song song, thân trên 
hướng về phía bóng đến, hai tay xòe rộng tạo thành hình chiếc phiễu, đưa lên 
cao, khuỷu tay co và hướng về phía bóng đến, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ 
hơn đường kính của bóng (hình TTCB). 
Thực hiện: Tay tiếp túc bóng đầu tiên là các ngón tay, sau đó nhanh chóng 
hoãn xung lực bằng cách đưa bóng nằm gọn vào lòng bàn tay, khép cổ tay gần 
vào nhau và kéo về phía trước ngực để bảo vệ bóng cũng như chuẩn bị cho các 
động tác tiếp theo (hình 1 và hình 2). 
+ Hai học sinh tại chỗ chuyền bóng bằng hai tay trên đầu: 
 Chuẩn bị 1 2 
 3 4 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 20 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học 
sinh cầm bóng bằng hai tay trên đầu, học sinh còn lại thực hiện kỹ thuật bắt 
bóng bằng hai tay trên đầu (hình chuẩn bị). 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng chuyền 
bóng bằng hai tay trên đầu qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại thực hiện kỹ 
thuật bắt bóng bằng hai tay trên đầu (hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4). Sau đó, 
thực hiện lại kỹ thuật chuyền bóng bằng hai tay trên đầu qua cho bạn cùng tập. 
+ Hai học sinh di chuyển chuyền bóng và bắt bóng bằng hai tay trên đầu: 
 Chuẩn bị 1 2 
 3 4 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học 
sinh cầm bóng bằng hai tay trên đầu, học sinh còn lại hỗ trợ bắt bóng bằng hai 
tay trên đầu (hình chuẩn bị). 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng vừa di 
chuyển (kỹ thuật di chuyển trượt ngang) vừa chuyền bóng bằng hai tay trên đầu 
qua cho bạn cùng tập. Học sinh còn lại vừa di chuyển (kỹ thuật di chuyển trượt 
ngang) vừa thực hiện kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay trên đầu (hình 1, hình 2, 
hình 3, hình 4). Sau đó, học sinh hỗ trợ thực hiện lại kỹ thuật chuyền bóng bằng 
hai tay trên đầu qua cho bạn cùng tập. 
3.1.2.5. Một số bài tập kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một tay trên vai: 
+ Tập hai bước ném rổ bằng một tay trên vai (không có bóng): 
 TTCB 1 2 3 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 21 
 + Tập hai bước ném rổ bằng một tay trên vai (có bóng nhưng không ném 
bóng vào rổ): 
 TTCB 1 2 3 
 + Tập hai bước ném rổ bằng một tay trên vai (ném bóng vào rổ): 
 TTCB 1 2 
 3 4 5 
* Phân tích kỹ thuật động tác hai bước ném rổ bằng một tay trên vai: 
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người tập đứng chân trước, chân sau, nếu thuận 
chân tay trái thì chân trái đặt phía sau và ngược lại, hai tay cầm bóng (hoặc mô 
phỏng động tác cầm bóng), mắt nhìn về phía trước (hình TTCB). 
Thực hiện: Người tập nhồi bóng xuống đất rồi nhảy lên cao thực hiện động 
tác bắt bóng và rơi xuống đất bằng chân trái, bước bắt bóng dài và thấp, hai tay 
cầm bóng để ngang thắt lưng bên trái (hình 1). Khi chân trái chạm đất, chân phải 
bước tiếp một bước ngắn hơn bước bắt bóng. Khi chân phải vừa chạm đất, thực 
hiện động tác giậm nhảy, dùng lực nâng đùi của chân trái gần như song song 
với mặt đất thì dừng lại, đồng thời đưa bóng từ thắt lưng lên vai. Khi người nhảy 
lên gần tới điểm cao nhất và thân người đã giữ được thăng bằng thì nâng khuỷu 
tay trái lên cao, tay phải buông lỏng, dùng sức của cả cánh tay và các ngón tay 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 22 
đẩy bóng đi. Điểm tiếp xúc với bóng cuối cùng là ngón trỏ và ngón giữa. Khi 
bóng rời khỏi tay thì thân người tiếp tục vươn lên cao (hình 2 và hình 3) và sau 
đó hoãn xung lực khi rơi xuống đất (hình 4 và hình 5). 
3.1.2.6. Một số bài tập phối hợp: 
+ Phối hợp kỹ thuật dẫn bóng với kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng 
bằng hai tay trước ngực: 
 Chuẩn bị 1 2 3 
 4 5 6 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học 
sinh cầm bóng bằng hai tay trước ngực, học sinh còn lại chuẩn bị bắt bóng (hình 
chuẩn bị). 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng dẫn bóng 
về trước 3 – 4 bước rồi bắt bóng lại, xoay người lại đối diện với bạn cùng tập và 
chuyền bóng bằng hai tay trước ngực qua cho bạn cùng tập (hình 1, hình 2 và 
hình 3). Học sinh còn lại vừa chạy chậm vừa quan sát, khi thấy bạn chuyền bóng 
qua thì thực hiện động tác bắt bóng; sau đó tiếp tục thực hiện kỹ thuật dẫn bóng 
và chuyền bóng lại cho bạn cùng tập (hình 4, hình 5 và hình 6). 
+ Phối hợp kỹ thuật dẫn bóng với kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 
hai tay trên đầu: 
 Chuẩn bị 1 2 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 23 
 3 4 5 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 – 4m. Một học 
sinh cầm bóng bằng hai tay trên đầu, học sinh còn lại hỗ trợ bắt bóng bằng hai 
tay trên đầu (hình chuẩn bị). 
Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh cầm bóng dẫn bóng 
về trước 3 – 4 bước rồi bắt bóng lại, xoay người lại đối diện với bạn cùng tập và 
chuyền bóng bằng hai tay trên đầu qua cho bạn cùng tập (hình 1, hình 2 và hình 
3). Học sinh còn lại vừa chạy chậm vừa quan sát, khi thấy bạn chuyền bóng qua 
thì thực hiện động tác bắt bóng (hình 4, hình 5). Sau đó, tiếp tục thực hiện kỹ 
thuật dẫn bóng và chuyền bóng lại cho bạn cùng tập. 
+ Phối hợp kỹ thuật dẫn bóng với kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên 
vai: 
 TTCB 1 2 
 3 4 5 
Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng, hai tay cầm bóng phía trước ngực, mắt 
nhìn về phía trước (hình TTCB). 
Thực hiện: Người tập thực hiện kỹ thuật dẫn bóng đến vị trí của giáo viên qui 
định thì bắt bóng lại và thực hiện kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai (hình 1, 
hình 2, hình 3, hình 4 và hình 5). 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 24 
+ Phối hợp kỹ thuật dẫn bóng + chuyền bóng và bắt bóng bằng hai 
tay trước ngực + ném rổ bằng một tay trên vai: 
 Chuẩn bị 1 2 3 
 4 5 6 
Chuẩn bị: Hai học sinh đứng chéo nhau và cách nhau khoảng 5 – 7m. Một 
học sinh cầm bóng trước ngực, học sinh còn lại đứng tại vị trí ném rổ và quan 
sát bạn cùng tập (hình chuẩn bị). 
Thực hiện: Học sinh cầm bóng thực hiện kỹ thuật dẫn bóng đến ngang vị trí 
của học sinh thực hiện kỹ thuật ném rổ, cách học sinh ném rổ khoảng 3 – 4m thì 
xoay người ngang lại và chuyền bóng bằng hai tay trước ngực qua cho bạn ném 
rổ. Bạn ném rổ thực hiện kỹ thuật bắt bóng và ném rổ bằng một tay trên vai vào 
rổ (hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình 5 và hình 6). 
+ Phối hợp kỹ thuật dẫn bóng với kỹ thuật hai bước ném rổ bằng một 
tay trên vai: 
 TTCB 1 2 3 
 Thöïc hieän: Hồ Thị Lan Trang 25 
 4 5 6 
Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng, hai tay cầm bóng phía trước ngực, mắt 
nhìn về phía trước (hình TTCB). 
Thực hiện: Ngư

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ke_hoach_giang_day_va_mot_so.pdf