Sáng kiến kinh nghiệm Về công tác chủ nhiệm trường THCS Băng Adrênh

Sáng kiến kinh nghiệm Về công tác chủ nhiệm trường THCS Băng Adrênh

Giải pháp, biện pháp:

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Nhằm giúp học sinh đạt được kết học tập tốt nhất theo khả năng của mình, bên cạnh đó còn tuyên truyền cho mọi người dân hiểu được trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên đối với con cái họ.

Học sinh nhận thấy được mình phải làm gì khi có một số tình huống đặt ra. Mặt khác, mối quan hệ thầy - trò chặt chẽ, hiểu nhau hơn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Tuyên truyền, tư vấn trong các buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, thăm hỏi gia đình học sinh.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.

Hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu kĩ hơn đối tượng nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi, về hoàn cảnh gia đình.

 

doc 14 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1304Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Về công tác chủ nhiệm trường THCS Băng Adrênh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong sách vở ít gặp, song học tập, rèn luyện trong nhà trường luôn là nền móng vững chắc để con người bước vào đời sống xã hội. Giáo dục trong nhà trường làm cho người học trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, hạnh phúc hơn, hiểu biết hơn, phát triển hơn, trưởng thành hơn. Vậy nên, học trò cần được giáo viên quan tâm đến những khó khăn, trở ngại của các em và giúp đỡ các em nhiều hơn.
Bạn là giáo viên, bạn có muốn là một giáo viên giỏi, một giáo viên được học sinh yêu quý, thật sự được ngưỡng mộ? Có rất nhiều người đi tìm câu trả lời đó.
Như ta đã biết: Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của con người, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị”...
Nên ở lứa tuổi này rất cần sự phối hợp, sẻ chia, thấu hiểu giữa gia đình và nhà trường, cộng với những phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi, giới tính và thời đại, một môi trường nhân ái, lành mạnh để giúp các cây con lớn lên an toàn và tỏa bóng mát.
	Nhà tâm lý học J. Piaget đã nhận định: “Trẻ em có cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận riêng của nó”. Cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận riêng của học sinh, quan niệm của các em. Và quan niệm đó đúng hay sai thì các em phải bắt gặp tình huống thì các em mới biết.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
	Giáo viên chủ nhiệm giáo dục, tư vấn cho học sinh cấp THCS. Mặt khác phối hợp tốt hơn với gia đình và xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Phương pháp tư vấn, giúp đỡ học sinh THCS, phụ huynh. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
	Công tác chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở.	
5. Phương pháp nghiên cứu.
	- Quan sát
	- Thuyết trình
	- Khảo nghiệm 
II. Phần nội dung 
1. Cơ sở lý luận
Để có những giải pháp sư phạm đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, người giáo viên cần phải xem xét quá trình giáo dục trong mối quan hệ tổng thể thống nhất dưới những tác động qua lại biện chứng của tất cả các yếu tố chi phối nó. Có nhiều yếu tố tác động đến giáo dục: có những yếu tố thuận lợi, cũng có những yếu tố gây nhiều trở ngại. Nhưng để học sinh nhận ra được cái đúng, cái sai, cái cần làm trước, cái cần làm sau, ... thì lại là vấn đề tương đối khó. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt độngcủa các em.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.
Vậy nên tôi chọn đề tài: Phương pháp quản lí và tư vấn cho học sinh, phụ huynh trong công tác chủ nhiệm.
2. Thực trạng
Thuận lợi- khó khăn
Nhà trường tạo điều kiện cho hoạt động công tác, được sự tư vấn giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp.
Đa số phụ huynh còn lo làm kinh tế gia đình, quan tâm tới việc học tập của con em còn ít.
Thành công- hạn chế
Công tác chủ nhiệm phải gặp phụ huynh nhiều, tư vấn cho phụ huynh trong các họp phụ huynh. Quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường chặt chẽ, phụ huynh tin tưởng giáo viên chủ nhiệm.
Lớp chủ nhiệm đạt được các chỉ tiêu mà đầu năm đã đặt ra, đa số học sinh tích cực lao động, có ý thức tập thể, một số học sinh có sự tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện.
	Giáo viên chủ nhiệm phải xử lí nhiều mâu thuẫn: giữa học sinh với học sinh; giữa học sinh với phụ huynh; học sinh lớp mình với học sinh lớp khác. Nếu xử lý không tốt sẽ gây ra những mặc cảm đối với học sinh, các em sẽ không tin tưởng giáo viên, không dám bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.
Mặt mạnh- mặt yếu:
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đối tượng học sinh nhiều hơn, quan tâm đến hoàn cảnh đối tượng cần tư vấn giúp đỡ.
Xử lý các tình huống không tốt sẽ gây ra mặc cảm, mâu thuẫn với học sinh, với phụ huynh, với giáo viên bộ môn.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Do điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh, do tâm lý lứa tuổi, do sự nhận thức của phụ huynh về tâm lí lứa tuổi, do bạn bè lôi kéo, do xã hội tác động.
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
e1. Đối với học sinh:
Các mối quan hệ và tâm lí lứa tuổi:
+ Bạn bè: Quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi là mối quan hệ quan trọng, rất phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường, mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì:
Một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được sống trong tập thể, có những bạn bè thân thiết tin cậy. Mặt khác, cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình.
Học sinh trung học cơ sở cho rằng quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của cá nhân, các em có quyền hành động độc lập trong quan hệ này bảo vệ quyền đó của mình. Các em không muốn người lớn can thiệp vào chuyện bạn bè của mình. Nếu có sự can thiệp thô bậo cảu người lớn, khiến các em cảm thấy bị xúc phạm, thì các em chống đối lại. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu chính đáng của các em. Các em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình”. Các em có nhiều nhận xét, băn khoăn về dáng vẻ bên ngoài, về tình cảm, ý nghĩ tâm tư của mình, về quan hệ của mình với người khác và cả quan hệ của mọi người với nhauCác em cần trao đổi với bạn bè để có được hiểu biết đầy đủ hơn, đúng hơn về bản thân và một số vấn đề khác
Nếu như quan hệ của người lớn và các em không hòa thuận, thì sự giao tiếp với bạn bè cùng tuổi càng tăng và ảnh hưởng của bạn bè đến với các em càng mạnh mẽ.
Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè cùng lớp, sự thiếu thốn bạn thân hoặc tình bạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề và tình huống khó chịu nhất đối với các em là sự phê bình thẳng thắn của tập thể, của bạn bè; còn hình phạt nặng nề nhất đối với các em là bị bạn bè tẩy chay, không muốn chơi với mình. 
- Tình bạn trong đời sống học sinh trung học cơ sở đã sâu sắc hơn. Các em thích giao tiếp, kết bạn với nhau, nhưng không phải mọi em ở trong lớp đều được các em thích và giao tiếp như nhau. Các em chỉ kết bạn với những em được mọi người tôn trọng, có uy tín và tiến bộ rõ rệt về mặt nào đó.
- Lúc đầu, phạm vi giao tiếp của các em thường là rộng, nhưng không được bền vững, có tính chất tạm thời, là thời kì lựa chọn, tìm kiếm người bạn thân. Về sau những em có cùng hứng thú, cùng yêu thích một loại hoạt động nào đó, thì gắn bó với nhau. Trong việc chọn bạn, thiếu niên thường yêu cầu cao ở bạn, điều quan trọng để kết bạn là những phẩm chất về tình bạn phải trung thành, thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau.
- Sau đó, phạm vi giao tiếp của các em hẹp lại, nhưng quan hệ của các em gắn bó với nhau hơn, chịu ảnh hưởng của nhau, dễ lây hứng thú của bạn (có thể trở thành người tốt hoặc ngược lại). Vì vậy giao tiếp với bạn là nguồn nảy sinh hứng thú mới. Bạn bè mà các em yêu thích có thể trở thành hình mẫu đối với các em, nhất là các bạn có những ưu điểm.
- Trò chuyện giữ một vị trí có ý nghĩa đối với lứa tuổi này, các em đã kể cho nhau về mọi mặt sinh họat, đời sống và suy nghĩ của mình, kể cả những điều “bí mật” nhiều khi các bạn không kể với bất cứ ai. Vì thế mà các em yêu cầu rất cao đối với bạn, phải cởi mở, hiểu nhau, tế nhị, vị tha, đồng cảm và giữ bí mật cho nhau.
- Lí tưởng tình bạn của lứa tuổi này là “sống chết có nhau”, “chia ngọt, sẻ bùi” - đây là vấn đề các em thâm nhập vào mọi mặt đời sống của nhau. Càng lớn lên sự thâm nhập về tâm hồn giữa các em ngày càng được nảy nở, phát triển. Đó là sự giống nhau về đời sống nội tâm, là sự hiểu biết nhau, sự trùng hợp về những giá trị của cá nhân, về những hoài bão, về quan điểm trong cuộc sống.
Một đặc trưng quan trọng trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi là sự xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới - những cảm xúc giới tính.
- Tự ý thức đã phát triển khiến các em nhanh chóng nhận thức được những đặc điểm giới tính của mình. Các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau, từ đó quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình.
- Ở các em gái thái độ quan tâm đến bạn thường thể hiện khá thụ động và kín đáo (làm dáng hơn trước chú ý đến hình thức của mình hơn), các em thường che dấu tình cảm của mình bằng cách tỏ vẻ thờ ơ, lãnh đạm với bạn trai. Các em trai thể hiện thái độ này một cách công khai, ngang nhiên, có khi thô bạo (giật tóc, dấu cặp).
Lúc đầu sự quan tâm của các em trai có tính chất tản mạn và biểu hiện bằng phương thức đặc thù của trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các em gáiCác em gái nhiều khi rất bực, không hài lòng về những hành vi như thế của các em trai và khi các em gái ý thức được thì không bực tức, giận dỗi các em trai.
Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, e thẹn, nhút nhát ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp, còn một số khác thì được che đậy bằng thái độ thờ ơ giả tạo “khinh bỉ” đối với người khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau, với sự phân biệt nam nữ. 
Tuy hành vi bên ngoài có thể khác nhau nhưng các em đều có hiện tượng tâm lí giống nhau là các em chú ý nhiều đến bạn khác giới, mong bạn khác giới chú ý đến mình và ưa thích mình.
Trong tình bạn khác giới các em vừa hồn nhiên, vừa có vẻ “thận trọng”. “kín đáo”Nhìn chung, những xúc cảm của các em là trong sáng, là động lực thúc đẩy các em tự hoàn thiện mình. Nhưng không phải tất cả thiếu niên đều có những rung cảm như vậy. Một số em bị cuốn hút vào con đường “yêu đương”. Nhiều khi các em cũng không hiểu rõ tình cảm của mình và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập. 
Người làm công tác giáo dục cần phải thận trọng, tế nhị, khéo léo khi giải quyết vấn đề này. Cần hướng dẫn, uốn nắn tình bạn giữa nam và nữ ở lứa tuổi này thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng. Không nên can thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạo lực, áp đặt đối với các em
Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là một loại hoạt động đặc biệt, mà nội dung của nó là xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình đồng thời qua đó làm phát triển một số kĩ năng như kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân.
Do đó, làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này.
+ Gia đình (bố mẹ-con cái): 
Đây là mối quan hệ bình thường trong cuộc sống nhưng nó tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh như ý thức học tập, bỏ nhà đi, không thích về nhà, không thích nói chuyện về gia đình mình khi thầy, cô giáo hỏi thăm, em ghét mẹ em, em ghét bố em...... 
Hiện nay, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái còn mang tính “áp đặt, ra lệnh, một chiều” nhất là trình độ dân trí thấp ở vùng khó khăn.
Bố mẹ luôn phải là người gần con nhất, chia sẻ cùng con những khó khăn, thường xuyên nói chuyện, tâm sự cùng con, hiểu tâm lý con hơn.
+ Nhà trường (thầy- trò): 
Quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được học với nhiều giáo viên. Các giáo viên có cách dạy và yêu cầu khác nhau đối với học sinh, có trình độ nghề nghiệp, phẩm chất, uy tín khác nhau. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát triển dần phương thức nhận thức người khác.
	Giáo viên chủ nhiệm nên đi trước đón đầu, phán đoán một số tình huống xảy ra, chủ động xử lí.
Nội quy- Kỉ luật.
Đây là một điều quan trọng để cho học sinh nhận thấy vi phạm nội quy thì phải bị kỉ luật, đồng thời giúp các em nhận thấy được khuyết điểm của mình, tự giác nhận lỗi và tự đưa ra những hình phạt cho bản thân. Kể các câu chuyện để học sinh thấy về nội quy và kỉ luật quan trọng trong tập thể, trong trường như thế nào. Ví dụ: Cách đây nhiều năm, báo chí Việt Nam đưa tin một cậu bé người Mỹ 14 tuổi đã xịt sơn lên kính một chiếc xe hơi ở Singapore. Chính quyền Singapore đã quyết định phạt cậu bé người Mỹ kia 6 roi. Đấy là luật của Singapore. Chính quyền Mỹ đã trực tiếp can thiệp để cậu bé người Mỹ không phải bị phạt roi. Nhưng chính quyền Singapore đã không chấp nhận lời đề nghị đó. Việc không chấp nhận tha cho cậu bé người Mỹ kia 6 roi phạt không phải vì bất cứ lý do trục trặc gì về chính trị hay ngoại giao giữa hai nước. Mà bởi, nếu Chính quyền Singapore tha cho cậu bé người Mỹ kia thì nghĩa là kỷ cương của quốc gia Singapore bắt đầu vết nứt đầu tiên. Khi Chính quyền Singaporre không phạt roi cậu bé người Mỹ mắc lỗi thì sẽ không thể phạt tất cả những cậu bé Singapore mắc lỗi. Đừng nghĩ việc tha phạt cho một cậu bé là chuyện nhỏ. Mầm loạn sẽ bắt đầu từ đây.
Quản lí thời gian (học và chơi, giúp đỡ gia đình)
Theo tôi, cái quan trọng cần làm đầu tiên là giúp học sinh có phương pháp học tập. Cần phối hợp tốt với gia đình các em có học lực và hạnh kiểm yếu để giúp đỡ các em về: điều kiện học tập (góc học tập, sách vở, bút viết... đồng hồ báo thức), thời gian học tập (chia rõ thời gian học bài, thời gian làm bài ở nhà mỗi ngày) và tuỳ hoàn cảnh mỗi em mà ta có thể kèm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bạn cùng lớp, gần nhà.
Ngoài ra, kể một số câu chuyện để học sinh tìm và khám phá bản thân mình về một số kĩ năng như giao tiếp, học tập, lao động, vận động, xử lí tình huống, . 
Các buổi sinh hoạt lớp phải thay đổi nội dung, không nhất thiết phải đánh giá hoạt động trong tuần mà nên tổ chức các trò chơi nhỏ. Hướng dẫn học sinh giải tỏa căng thẳng sau các giờ học ở trường, ở nhà như nghe nhạc, chơi các môn thể thao hoặc làm những việc mình thích.
Tư vấn cho các em về cách giao tiếp với phụ huynh để phụ huynh cần hiểu các em hơn.
e2. Đối với phụ huynh: 
Các cuộc họp phụ huynh, tư vấn cho phụ huynh về tâm lí lứa tuổi của các em, nhìn nhận việc làm của các con phải khách quan, khích lệ những việc làm tốt. Đối với các bậc phụ huynh nên nói chuyện, tâm sự nhiều với các con hơn.
Ngoài ra, còn thăm hỏi, liên hệ gia đình học sinh thường xuyên và tư vấn trực tiếp với họ các vấn đề về tâm lí lứa tuổi, cách giao việc, quản lí việc học ở nhà.
e3. Đối với giáo viên bộ môn.
	Cần góp ý cho giáo viên bộ môn về tiết dạy khi có thông tin phản hồi từ học sinh, phụ huynh.
	Trước những phản hồi từ phụ huynh và học sinh về giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm pải phân tích để phụ huynh, học sinh thấy ưu điểm của giáo viên bộ môn đó.
3. Giải pháp, biện pháp: 
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm giúp học sinh đạt được kết học tập tốt nhất theo khả năng của mình, bên cạnh đó còn tuyên truyền cho mọi người dân hiểu được trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên đối với con cái họ.
Học sinh nhận thấy được mình phải làm gì khi có một số tình huống đặt ra. Mặt khác, mối quan hệ thầy - trò chặt chẽ, hiểu nhau hơn.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Tuyên truyền, tư vấn trong các buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, thăm hỏi gia đình học sinh.
Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu kĩ hơn đối tượng nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi, về hoàn cảnh gia đình.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Quan hệ chặt chẽ, học sinh là trung tâm, công tác chủ nhiệm là then chốt. 
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Bản thân tôi luôn quan sát, để ý các đối tượng học sinh khi các em ra chơi, các em chơi đùa với nhau, để hiểu hơn về các em, nếu có những trò đùa ác ý, gây gổ, nói tục chửi thề tôi can thiệp ngay, nhắc nhở các em. Nếu đối tượng đó vi phạm nhiều lần thì sẽ phạt, tùy theo mức độ vi phạm.
Trong các cuộc họp phụ huynh, công tác tuyên truyền, tư vấn cho phụ huynh chiếm tới 2/3 thời gian họp. Đặc biệt đối với phụ huynh của một số học sinh cá biệt, học sinh người dân tộc thiểu số.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
- Mối quan hệ thầy – trò được cải thiện, kể cả đối với học sinh cá biệt. Kĩ năng sống của học sinh được cải thiện, cách cư xử với bạn bè hòa nhã, lịch sự hơn, lễ phép với mọi người. Góp phần vào công tác duy trì sĩ số.
- Nhà trường – gia đình gần gũi hơn.
- Học sinh, phụ huynh tin tưởng giáo viên, nhà trường hơn.
* Một số câu hỏi đặt ra để khảo nghiệm về cư xử của con cái với các bậc phụ huynh và ngược lại:
- Đối với học sinh:
Câu 1: Em có thích làm việc nhà cùng bố, mẹ không?
Câu 2: Bố mẹ có hỏi: Bữa trưa, tối con thích ăn món gì?
Câu 3: Em có thường xuyên tự mình nói các lỗi vi phạm ở trường cho bố mẹ không?
- Đối với phụ huynh:
Câu 4: Phụ huynh đã nói chuyện với con về vấn đề “tuổi dậy thì” chưa?
Câu 5: Phụ huynh có thường xuyên hỏi con thích ăn món gì không?
Câu 6: Khi giao việc cho con phụ huynh đã tin tưởng chưa?
Câu 7: Theo các bậc phụ huynh, con không muốn đi chơi hoặc cấm con đi chơi có tốt không?
	Với các câu hỏi trên đã khảo sát 32 học sinh và 32 phụ huynh, có kết quả như sau:
Câu
Kết quả khảo sát
Số lượng: 22HS. 
Tỉ lệ: 68,8% không thích
Số lượng: 7HS
Tỉ lệ: 21,9% thích làm
Số lượng: 3HS
Tỉ lệ: 9,3% không thích làm việc nhà
Số lượng: 10HS
Tỉ lệ: 31,3% có hỏi con
Số lượng: 9HS
Tỉ lệ: 28,1% ít hỏi
Số lượng: 13HS
Tỉ lệ: 40,6% không hỏi
Số lượng: 19HS
Tỉ lệ: 59,4% không dám
Số lượng: 8HS
Tỉ lệ: 25,0% ít nói
Số lượng: 5HS
Tỉ lệ: 15,6% dám nói
Số lượng: 26PH
Tỉ lệ: 81,3% khó nói
Số lượng: 5PH
Tỉ lệ: 15,6% có nói
Số lượng: 1PH
Tỉ lệ: 3,1% không biết nói
Số lượng: 9PH
Tỉ lệ: 28,1% có hỏi
Số lượng: 12PH
Tỉ lệ: 37,5% ít hỏi
Số lượng: 11PH
Tỉ lệ: 34,4% không hỏi
Số lượng: 6PH
Tỉ lệ: 20% tùy công việc tin tưởng
Số lượng: 10PH
Tỉ lệ: 31,3% ít tin tưởng
Số lượng: 16PH
Tỉ lệ: 50,0% không tin tưởng
Số lượng: 19PH
Tỉ lệ: 59,4% không tốt
Số lượng: 7PH
Tỉ lệ: 21,9% tốt
Số lượng: 6PH
Tỉ lệ: 18,9% tùy lúc
Qua các câu hỏi khảo nghiệm trên, tôi đã nhận thấy: Phụ huynh ít tư vấn cho con, giao việc thường áp đặt cho các con theo kiểu ra lệnh, ít quan tâm đến xem con suy nghĩ như thế nào. 
III. Phần kết luận, kiến nghị.
Kết luận: 
Học sinh là trung tâm của công tác giáo dục, công tác chủ nhiệm là then chốt. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em, giúp các em rèn kĩ năng sống.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng các em, cha mẹ phải là người gần gũi con, quan tâm đến con, tạo điều kiện tốt nhất để các em bộc lộ tình yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân, giãi bày những niềm vui, nỗi buồn.
2. Kiến nghị: 
* Đối với nhà trường: 
- Ưu tiên hơn đối với công tác chủ nhiệm.
- Xử lí tốt các vấn đề về giáo viên bộ môn khi học sinh, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm có phản hồi.
* Đối với lãnh đạo cấp phòng, huyện:
- Có chế độ hỗ trợ hơn nữa cho công tác chủ nhiệm.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, với tôi đó là bài học kinh nghiệm. Do còn thiếu kinh nghiệm và khả năng có hạn, nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu s

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - CHU NHIEM - KIEU DUY HAI.doc