Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong quá trình dạy học Địa lí lớp 8 ở trường THCS Lương Tâm

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong quá trình dạy học Địa lí lớp 8 ở trường THCS Lương Tâm

Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ, HS có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt TĐ mà họ chưa bao giờ có điều kiện đến tận nơi để quan sát.

Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu trên bản đồ, màu sắc, cách biểu hiện là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ bản đồ.

 

doc 25 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4140Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong quá trình dạy học Địa lí lớp 8 ở trường THCS Lương Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động trong việc học tập. Điều này cho thấy sự nhiệt tình, sôi nổi trong học tập của các em. Chỉ có một số ít HS được khảo sát là không tham gia (2%). Điều này thể hiện ý thức tinh thần học tập của các em rất kém.
Câu 5: Trong giờ học bằng phương pháp mới em thường làm gì?
Ý kiến học sinh lớp 
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a. Trao đổi ý kiến với bạn kế bên.
31
25
b. Trao đổi ý kiến với cả nhóm.
91
72
c. Không trao đổi ý kiến với ai.
1
1
d. Ngồi nói chuyện riêng.
3
2
Từ kết quả, ta thấy trong giờ học TC để tìm kết quả của bài học đa số HS đều tham gia hoạt động, chỉ có một số ít HS ngồi nói chuyện riêng (2%) là đặc biệt chỉ có 1 HS được khảo sát không trao đổi ý kiến với ai (1%).
Câu 6: Để học tốt và đạt hiệu quả cao trong giờ học bằng phương pháp mới, em đã làm gì?
Ý kiến học sinh lớp 8
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a. Luôn luôn tích cực phát biểu xây dựng bài.
12
10
b. Tìm hiểu thật kĩ nội dung bài học trong SGK 
40
32
c. Tìm đọc thêm các tài liệu khác.
5
4
d. Tất cả các ý trên.
69
54
Để học tốt và đạt hiệu quả cao trong giờ học bằng PPTC, các em HS có nhiều hình thức xây dựng bài khác nhau: luôn luôn tích cực phát biểu xây dựng bài, tìm hiểu thật kĩ nội dung bài học trong SGK, tìm đọc thêm các tài liệu khácTheo bảng kết quả thống kê thì đa HS được khảo sát đều có chuẩn bị nhiều hình thức học tập cho giờ học theo hướng TC (54%). Với việc chuẩn bị này sẽ giúp HS hiểu bài và nắm bài kĩ hơn, sâu hơn và tốt hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể dạy tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Câu 7: Khi bạn trình bày kết quả thảo luận của nhóm, em thường làm gì?
Ý kiến học sinh lớp 8
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a. Chú ý lắng nghe.
120
95
b. Không quan tâm.
4
3.4
c. Nói chuyện riêng. 
2
1.6
Từ bảng kết quả, ta thấy được phần lớn HS có chú ý lắng nghe khi bạn trình bày kết quả thảo luận của nhóm (95%). Điều này đã thể hiện ý thức của các em biết tôn trọng, lắng nghe nội dung của người khác trình bày. Thông qua việc lắng nghe kết quả trình bày thảo luận của bạn sẽ giúp các em nhận xét được kết quả bạn sẽ giúp các em nhận xét được kết quả thảo luận của nhóm mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít HS được khảo sát khi bạn trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các em thường không quan tâm (3.4%), nói chuyện riêng (1,6%). 
Câu 8:Trong giờ học bằng phương pháp mới, em không tham gia phát biểu ý kiến vì?
Ý kiến học sinh lớp 
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a. Em sợ phát biểu sai.
38
30.2
b. Sợ bạn cười khi phát biểu sai.
16
12.7
c. Không thích phát biểu.
26
20.6
 d. Ý kiến khác.
46
36.5
Qua kết quả thống kê, ta thấy trong giờ học bằng PPTC các em không tham gia phát biểu ý kiến vì nhiều lí do khác nhau như em sợ phát biểu sai (30,2%), sợ bạn cười khi phát biểu sai (12.7%). Điều này thể hiện sự thiếu tự tin, các em còn rụt rè, nhúc nhác, e ngại trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài, bên cạnh yếu tố về tâm lý thì một số HS khảo sát được không thích phát biểu chiếm tỉ lệ (20.6%) kết quả này chứng tỏ các em vẫn còn thụ động tinh thần học tập chưa cao trong giờ học. 
Vì vậy, GV cần động viên các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, chủ động gọi các em phát biểu nhiều hơn để giúp các em khắc phục tâm lí rụt rè. Đặc biệt GV không được trách phạt khi các em phát biểu sai, câu hỏi phải vừa sức sự hiểu biết của các em và có thể gợi ý thêm cho các em. Có như vậy mới giúp các em HS chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài nhiều hơn trong giờ học tích cực.
Câu 9: Em có thích học bằng phương pháp mới không?
Ý kiến học sinh lớp 8
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a. Có.
106
84.5
b. Không.
20
15.5
Với kết quả thu được, thấy đa số HS thích học Địa lí lớp 8 bằng PPTC (84,5%). Điều này cho thấy việc sử dụng PPTC trong quá trình dạy học Địa lí lớp 8 THCS là một trong những PPDH có hiệu quả gây hứng thú học tập cho học sinh. 
Tuy nhiên chỉ có một số ít HS khảo sát được không thích học Địa lí bằng PPTC, có thể do PPTC còn có một số hạn chế nhất định.
Câu 10: Nguyên nhân làm cho em thích học bằng phương pháp mới?
Ý kiến học sinh lớp 8
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a. Không khí lớp học vui.
30
23.5
b. Phát huy đựợc tính tích cực, năng động, sáng tạo.
47
37
c. Phát triển khả năng giao tiếp bằng chính ngôn ngữ của mình.
32
25.5
d. Kiến thức được đào sâu.
17
14
Với bảng kết quả thu được thì đa số nguyên nhân làm cho các em HS thích học bằng PPTC vì nó phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của các em chiếm tỉ lệ cao nhất (37%) tiếp theo là PPTC làm phát triển khả năng giao tiếp bằng chính ngôn ngữ của mình chiếm tỉ lệ thứ hai (25,5%). Kế tiếp PPTC làm cho lớp học vui (23,5%) và kiến thức được đào sâu (14%). Điều này đã chứng tỏ PPTC rất thích hợp và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học, phát triển cho HS nhiều kĩ năng, đặc biệt qua PPTC sẽ làm cho học sinh phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn trong học tập và làm cho không khí lớp học không trầm lắng mà sôi động hẳn lên.
Câu 11: Sau khi học xong tiết học bằng phương pháp mới, kiến thức của em có được khắc sâu không?
Ý kiến học sinh lớp 8
Tổng số phiếu (126)
Tỉ lệ (%)
a.Có.
98
78.5
b. Không.
10
8
c. Lan man.
14
11.5
d. Không hiểu.
4
2
Từ kết quả ta thấy sau khi học xong tiết học bằng những PPTC, phần lớn kiến thức của các em HS được khắc sâu. Chiếm tỉ lệ rất cao (78,5%) không khắc 
sâu chiếm tỉ lệ rất nhỏ (8%), kế đến kiến thức của các em lan man chiếm tỉ lệ (11,5%) không hiểu (2%). Điều này chứng tỏ đa phần PPTC giúp các em khắc sâu được kiến thức, chỉ một số ít các em không hiểu và lan man. 
Từ những ý kiến trên, giúp GV có điều kiện để tìm cách thay đổi, cải biến cũng như chuẩn bị chu đáo hơn nữa để các sử dụng PPTC vào các bài dạy đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, thông qua những ý kiến này giúp tôi có cơ sở đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần tích cực trong việc dạy và học bằng PPTC.
* Nhận xét chung kết quả khảo sát qua phiếu điều tra HS.
Qua khảo sát ý kiến của HS lớp 8 tôi đã rút ra những nhận xét cơ bản sau:
Ở nhà và khi vào lớp học đa số các em HS được khảo sát có đầu tư nhiều thời gian vào bài học trong giờ học. Đây là điều rất cần được phát huy và duy trì. Bởi có sự chuẩn bị đầu tư thời gian vào bài học thì vào lớp các em mới học tốt hơn. 
Đa số HS khi học Địa lí trong giờ học theo hướng tích cực các em đều xung phong phát biểu xây dựng bài và trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp. Trong giờ thảo luận các em có tham gia thảo luận sôi nổi và nhiệt tình. Điều gì không hiểu và chưa hiểu các em mạnh dạn nêu ý kiến và nhờ giải thích của thầy cô, bạn bè bên cạnh và bạn trong nhóm. Điều này thể hiện tính chủ động, mạnh dạn của các em trong việc lĩnh hội kiến thức. Đồng thời thể hiện sự tích cực trong học tập của các em cũng như giúp cho việc giảng dạy của GV được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt khi thảo luận nhóm bằng nhiều hình thức khác nhau các em luôn tham gia sôi nổi, cùng bạn bè giải quyết những vấn đề của thầy cô đưa ra. Đó chính là sự nhiệt tình, tích cực trong việc học. Đây là một trong những điều kiện để GV đạt hiệu quả cao trong dạy học.
Thông qua giờ học bằng PPDH theo hướng tích cực sẽ làm cho mối quan hệ của các em và các bạn trong lớp hiểu nhau hơn, đoàn kết nhau hơn do các em được tiếp xúc trao đổi với nhau. Chính vì vậy sẽ làm cho các em phát triển khả năng giao tiếp, phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo và không khí lớp họ sẽ sinh động hơn. Từ đó các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức của bài học.
Đặc biệt, phần lớn HS được khảo sát qua tiết học bằng PPTC sẽ giúp cho các em kiến thức được khắc sâu hơn. Chính vì vậy, các em rất thích học bằng PPTC điều này chứng tỏ PPTC có hiệu quả trong việc học tập Địa lí của các em HS.
 2.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học Địa lí 8 ở THCS.
 2.2.1 Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau:
Dạy học cổ truyền
Các mô hình dạy học mới
Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
 2.2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ.
Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ, HS có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt TĐ mà họ chưa bao giờ có điều kiện đến tận nơi để quan sát.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu trên bản đồ, màu sắc, cách biểu hiệnlà những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho HS khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí.
Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết HS phải hiểu được bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lí thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kĩ năng làm việc với bản đồ. Vì vậy, việc hình thành kĩ năng bản đồ trong học tập Địa lí cho HS là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên giảng dạy môn Địa lí.
 2.2.3. Phương pháp thảo luận.
	Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng như giữa người học với nhau.
Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến bàn luận khác nhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia. Vì vậy, thảo luận có một số tác dụng rất lớn trong dạy học .
2.2.4. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những “tình huống vấn đề”, “tình huống học tập” và điều khiển HS giải quyết những vấn đề học tập đó.
Phương pháp này đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học. Tuy nhiên nếu tình huống có vấn đề quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh thì sẽ không gây được sự ham muốn giải quyết cũng như tính tích cực tư duy của học sinh.
 2.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực trong quá trình dạy học Địa lí lớp 8 ở THCS.
 2.3.1. Đăc điểm lứa tuổi, tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 8.
Đối với học sinh lớp 8 thì độ tuổi trung bình của các em từ 13-14 đây là độ tuổi mới lớn. Về mặt sinh lí, các em đang phát triển như người lớn nên chiều cao cân nặng cơ bắp đều phát triển sức khoẻ dồi dào. Vì vậy, ở tuổi này các em rất hiếu động, lúc nào cũng muốn hoạt động không biết mệt mỏi.
Về trí lực: ở độ tuổi này các em có trí nhớ khá tốt, nhận thức của các em diễn ra theo hai giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, tư duy lôgic, tư duy trừu tượng đều đang phát triển mạnh. Khả năng tuy duy và suy luận của các em khá tốt.
Về tính tình: Các em có cảm nghĩ rằng mình đã lớn, do đó tự ý thức các công việc, các hoạt động của bản thân nên có thể nói là các em đã có tính tự giác 
và trách nhiệm cao, năng động phát triển xây dựng bài nhiều hơn. Tuy nhiên, các em cũng có điểm yếu là dễ bị kích động, tính kiên nhẫn chưa cao. Lứa tuổi này đang khẳng định tài năng và trí tuệ của mình nên diễn biến tâm lí khá phức tạp. Hoặc là tuân theo hoặc là bất tuân theo chỉ định của giáo viên.
 2.3.2. Đặc điểm chương trình Địa lí lớp 8 THCS.
Chương trình Địa lí 8 ở THCS được chia thành hai phần kiến thức về: thiên nhiên, con người ở các châu lục và Địa lí Việt Nam.
Các kiến thức này bắt đầu được đưa vào từ bậc tiểu học (phần nhiều trong môn tự nhiên và xã hội) dưới dạng đơn giản, rồi trở thành môn học độc lập ở bậc THCS. Do đó, chương trình Địa lí lớp 8 là một phần của chương trình Địa lí THCS, một mặt có sự kế thừa, nâng cao các kiến thức Địa lí đã có ở bậc Tiểu Học và mặt khác, là tiền đề cho việc trang bị kiến thức tiếp theo ở các lớp sau.
 2.3.3. Đặc điểm SGK Địa lí lớp 8 THCS.
SGK Địa lí lớp 8 chuẩn là tài liệu chuẩn của chương trình, là sự cụ thể hoá nội dung cơ bản, chủ yếu nhằm cung cấp các thông tin cho học sinh.
Cấu trúc SGK: các bài học, các bài thực hành, phụ lục.
Nội dung của SGK được thể hiện trên cả 2 kênh: kênh chữ và kênh hình.
Kênh chữ: nội dung bài học, các tiêu đề, các câu hỏi, bài tập
Kênh hình: lược đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ.
 Về mặt nội dung, kênh chữ và kênh hình được bố trí hợp lí, khoa học, có hệ thống, thuận lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng trong việc dạy và học.
Có những bài học mang nội dung kiến thức mới thuận lợi cho việc tích hợp giáo dục mội trường và giáo dục dân số. Đối với những nội dung về giáo dục dân số và giáo dục môi trường rất thích hợp cho việc sử dụng PPDH theo hướng tích cực trong dạy học vì những kiến thức này gần gũi, quen thuộc với đời sống hằng ngày.
Hình thức: bìa sách, các bài học, các trang sách trình bày khá hài hoà, hợp lí, đảm bảo tính thẩm mỹ. Đặc biệt là SGK có nhiều hình ảnh được in màu rất đẹp và rõ nét khác với sách giáo khoa trước đây chủ yếu là hình ảnh trắng đen.
2.4. Tình hình thực tế của việc sử dụng phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực trong giờ học Địa lý lớp 8 ở THCS.
Trên cơ sở của quá trình quan sát, dự giờ và hỏi ý kiến của giáo viên. Về việc giảng dạy, đội ngủ giáo viên đang giảng dạy hiện nay ở trường THCS Lương Tâm chia thành các khuynh hướng sau:
Khuynh hướng căn cứ vào SGK mà dạy, học sinh học thuộc lòng, phương pháp dạy học là thuyết trình và vấn đáp, đọc chép
Khuynh hướng tóm lược nội dung trong SGK, bám sát vào hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng dưới dạng sơ đồ hóa nội dung bài giảng, trình bày trên bảng hoặc in trên giấy phát cho học sinh.
Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phương pháp dạy học theo quan điểm lấy “học sinh làm trung tâm” “tích cực hóa họat động của người học”.
Song trong thực tế nhiều giáo viên Địa lí vẫn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo phương pháp truyền thống “lấy thầy làm trung tâm”. Việc sử dụng PPDH theo hướng tích cực có thể xem là phương pháp tốt nhất trong dạy học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ trong hoạt động học tập của học sinh. 
Hiện nay, hầu như đa số các giáo viên dạy Địa lí lớp 8 ở trường THCS Lương Tâm đều sử dụng PPDH theo hướng tích cực trong quá trình dạy học.
Nhiều giáo viên đã nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả một số PPDH theo hướng tích cực do nắm vững quy trình và cách thức tổ chức thực hiện đã làm cho tiết học có hiệu quả cao, gây hứng thú, kích thích tinh thần học tập của các em học sinh.
 2.5. Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng
 - Được áp dụng tại khối 8 ở trường THCS Lương Tâm.
 - Các PPDH theo hướng tích cực trên có khả năng áp dụng rất cao đối với tất cả các môn học không riêng gì môn Địa lí 8 và có thể áp dụng đối với các trường THCS trong huyện Long Mỹ.
 	 Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được khi thực nghiệm, trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian nên nội dung chưa như mong muốn, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp về vấn đề này để phương pháp thực hiện của tôi đạt chất lượng cao hơn nữa và đưa nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường ngày càng hiệu quả, góp phần đào tạo những mầm xanh có ích cho đất nước.
3. KẾT LUẬN
 3.1. Kết quả đạt được.
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài và quá trình thực nghiệm, đề tài của chúng tôi đã giải đáp được những vấn đề sau:
Tiếp thu những lý luận cơ bản của các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực làm cơ sở quan trọng trong việc đề ra PPDH theo hướng tích cực trong dạy học Địa lí lớp 8 THCS.
Đề tài đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng PP nhằm tăng cường tính tích cực của HS trong dạy học Địa lí ở trường THCS nói chung và dạy học Địa lí ở lớp 8 nói riêng. Chúng tôi đã tập trung nghiên cứu: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tình hình giảng dạy và sử dụng PPDH theo hướng tích cực trong quá trình dạy học của GV Địa lý lớp 8, tình hình học tập môn Địa lí lớp 8 của HS Kết quả thu được từ việc điều tra đã được chúng tôi lấy làm cơ sở thực tiễn quan trọng để tìm hiểu, nghiên cứu, tiến hành thực hiện đề tài về vận dụng một số PP giảng dạy theo hướng tích cực để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí lớp 8 THCS Lương Tâm.
Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã tập hợp được một số vấn đề liên quan như: Cơ sở lý luận của việc sử dụng PPTC trong dạy học Địa lí, phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận, kĩ năng thảo luận, kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, kĩ năng hợp tác nhóm Từ đó, giúp GV sử dụng, hướng dẫn tổ chức HS hoạt động một cách dễ dàng, thuận lợi hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí lớp 8 hiện nay.
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đóng góp được phần nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí nói chung và giảng dạy Địa lí lớp 8 nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới của GV hiện nay.
 3.2. Một số kiến nghị và đề xuất.
 3.2.1. Đối với giáo viên.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài để nâng cao chất lượn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc