Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7

Sử dụng Cabri Geometry có thể giúp học sinh phát hiện ra định lí, tạo động cơ

chứng minh hình học. Cabri Geometry tạo một giao diện đồ hoạ theo kiểu vi thế

giới giúp ta vẽ hình và bước đầu khám khá những tính chất chứa đựng bên trong

hình vẽ. Nếu học sinh sử dụng Cabri Geometry để vẽ hình và sau đó cho hình vẽ

thay đổi mà vẫn giữ nguyên các giả thiết ban đầu thì có thể sẽ phát hiện được những

bất biến chứa ẩn trong hình vẽ trên cơ sở quan sát trực quan. Đây chính là quá trình

học sinh thể hiện năng lực quan sát, dò tìm và dự đoán. Mặt khác, học sinh có thể

sử dụng các công cụ của Cabri Geometry để kiểm tra ngay dự đoán đó. Đây chính

là quá trình trợ giúp học sinh phát hiện ra định lí. Quá trình này có thể thực hiện

theo hai cấp độ khác nhau:

– Mức độ thứ nhất: học sinh tự mình khám phá và phát hiện ra định lí.

– Mức độ thứ hai: học sinh phát hiện ra định lí thông qua một số các bước

kiểm nghiệm theo sự định hướng của giáo viên.

pdf 19 trang Người đăng hoangphat_259 Lượt xem 5356Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tổ bộ môn. Tôi đã từng bước ứng dụng các phần 
mềm dạy học như Cabri Geometry vào trong vẽ hình, tạo những hình ảnh động để 
học sinh tương tác phát hiện ra các khái niệm hình học và thực tế cho thấy dạy học 
với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học, phần mềm dạy học mỗi tiết học trở nên 
sinh động hơn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh hơn đó là lý do tôi 
chọn đề tài : "Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong giảng dạy học 
sinh Toán hình học 6, 7” 
II. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 
1. Mục đích nghiên cứu : 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giảng dạy bộ môn hình học hiện 
nay trong trường THCS và cuộc khảo sát đánh giá năng lực học tập SAT trong các 
năm học vừa qua để đưa ra những phương pháp giảng dạy các khái niệm Toán hình 
học phù hợp với năng lực và trình độ của HS. Tạo nền tản hình học vững chắc khi 
HS tiếp tục học chương trình ở bậc THPT và góp phần đổi mới phương pháp dạy 
học hiện nay. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
+ Tham khảo các loại sách công nghệ thông tin, báo giáo dục và thời đại, những bài 
báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. 
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên trong tổ bộ môn. 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
+ Thu thập những thông tin lý luận của phương pháp dạy học Toán, tài liệu bồi 
dưỡng thường xuyên, các tài liệu nghiên cứu phần mềm dạy học Cabri geometry. 
- Phương pháp thử nghiệm: 
+ Thử áp dụng các giải pháp vào giảng dạy Toán hình học cho học sinh 6, 7 
trong các năm học 2012-2013 và năm học 2013-2014. 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 4 
III. Giới hạn của đề tài. 
 Do hạn chế về năng lực, thời gian và nhiệm vụ được phân công nên đề tài 
chỉ đưa ra nghiên cứu các khái niệm Toán hình học 6, 7 gần 2 năm qua (Từ năm 
học 2012 – 2013, năm học 2013 - 2014) tại Trường THCS Bình An. 
IV. Giả thuyết nghiên cứu. 
 Những nghiên cứu này nếu được áp dụng rộng rãi tương tự như trong dạy 
các khái niệm toán hình học ở các lớp 8, 9 và vẽ đồ thị hàm số, giải các bài tập hình 
học, tìm quỹ tích của điểm... Cộng với sự nhiệt tình của giáo viên và sự lĩnh hội tốt 
của học sinh thì công tác đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học 
tập đặc biệt là đối với bộ môn hình học của học sinh sẽ đạt được kết quả cao, góp 
phần vào việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay. 
V. Cơ sở lí luận và thực tiễn: 
 1. Cơ sở lí luận: 
Đặc trưng của toán học là trừu tượng hoá cao độ và có tính lôgic chặt chẽ, 
trong dạy học toán ngoài suy diễn lôgic phải chú trọng nguyên tắc trực quan quy 
nạp, trực giác toán học. Với sự tham gia của CNTT, PMDH môi trường dạy học 
thay đổi, có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học và tác động 
tới đổi mới PPDH môn Toán. Như hỗ trợ học sinh tìm hiểu sâu nội dung kiến thức; 
rèn luyện kỹ năng, củng cố ôn tập kiến thức cũ; rèn luyện, phát triển tư duy toán 
học; đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn Toán; Thay đổi vai trò của 
giáo viên thành người tổ chức, điều khiển, tác động lên HS; thực hiện phân hoá cao 
trong quá trình dạy học Toán; hỗ trợ khả năng đi sâu vào các phương pháp học tập, 
phương pháp thực nghiệm Toán học; kiểm soát và đánh giá quá trình học tập của 
HS kịp thời; góp phần hình thành phẩm chất, đạo đức, tác phong hiện đại cho HS. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
 Một trong những khó khăn trong giảng dạy hình học là việc vẽ hình. Hình 
giáo viên vẽ trên bảng hoặc vẽ trên những đồ dùng dạy học bình thường trước đây 
đều là hình tĩnh, phần mềm Cabri Geometry cho phép làm được việc dời hình đi 
chỗ khác, quay đủ các góc độ để học sinh quan sát. Đặc điểm quan trọng gắn với 
tính chất "động" của Cabri cho phép người sử dụng dịch chuyển trong khoảng thời 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 5 
gian thực và thao tác trực tiếp vào một trong những yếu tố cơ sở của hình vẽ. Khi 
tác động như vậy, hình vẽ sẽ tự biến đổi trong khi bảo toàn các tính chất hình học 
đã được sử dụng khi dựng hình cũng như các tính chất hệ quả suy ra từ các tính chất 
ban đầu. Cabri Geometry cho phép bảo toàn các vị trí khác nhau của một yếu tố 
được chọn trong quá trình dịch chuyển. Nhờ tính chất này, phần mềm cho phép hiển 
thị một cách dễ dàng một tập hợp điểm. Một tính chất quan trọng khác của phần 
mềm là cho phép xem lại toàn bộ các bước dựng hình được thực hiện trên một đối 
tượng. Khi giáo viên thực hiện những điều này, học sinh sẽ dễ hiểu bài hơn, nhất là 
đối với môn hình học vốn là môn khó với hầu hết các em học sinh không thích học. 
VI. Kế hoạch thực hiện: 
 1. Đối tượng nghiên cứu và địa điểm: 
Xác định các đối tượng cho đề tài: 
- Đối tượng khách thể: Thực hiện giảng dạy cho tất cả đối tượng học sinh, 
phương pháp phù hợp với mọi trình độ của học sinh. 
- Đối tượng chủ thể: Lựa chọn lớp tham gia đề tài (từ khối 6 và khối 7 của 
trường THCS Bình An) 
2. Thời gian thực hiện đề tài: 
- Bắt đầu : 5 / 09 / 2013 
- Kết thúc : 20 / 11 / 2014 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 6 
B – PHẦN NỘI DUNG 
I . Thực trạng và những mâu thuẫn: 
 * Về phía học sinh: Đa số học sinh không thích hoặc e ngại học hình học vì: 
- Các em thường gặp những khó khăn trong việc tiếp thu khái niệm, định 
nghĩa, tính chất, định lý. Khi giải bài tập các em thường rất lúng túng trong việc vẽ 
hình, không tìm ra lời giải, không trình bày lời giải một cách có hệ thống và logic. 
- Học sinh chưa nắm rõ khái niệm cơ bản. Các em thường “học vẹt” các đinh 
lý, chưa biết cách suy luận và chứng minh, kỹ năng vẽ hình còn yếu do không nắm 
vững kiến thức cơ bản nên hình vẽ thường không chính xác. Học sinh chưa biết 
cách vận dụng định nghĩa, định lý, hệ quả vào từng bài tập. Bên cạnh đó các em 
cũng tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa tích cực sáng tạo trong học tập. 
* Về phía giáo viên: Một số giáo viên thường cho rằng lỗi chính là do cách học 
của các em như không tập trung trên lớp, lơ là trong học tập, lười nhác trong suy 
nghĩ. Phần lớn bài dạy của giáo viên mang tính áp đặt kiến thức với học sinh. Hậu 
quả dễ thấy là về nhà các em sẽ học thuộc lòng định nghĩa, tính chất, hệ quả trong 
khi các em chưa thực sự hiểu bài. Học sinh làm bài tập mà không biết vẽ hình, 
không tìm được lời giải, trình bày lời giải một cách thiếu logic. Một số em còn dựa 
vào sách giải để đối phó. Do đó ở các em sẽ xảy ra tình trạng học vẹt, học không 
hiệu quả ở phân môn hình học. 
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 
1. Sử dụng Cabri Geometry để thể hiện một khái niệm: 
Việc tiếp cận khái niệm hình học được hiểu là quá trình hoạt động và tư duy 
dẫn tới một sự hiểu biết về khái niệm đó nhờ định nghĩa tường minh, nhờ mô tả, 
giải thích hay chỉ thông qua trực giác, ở mức độ nhận biết một đối tượng hoặc một 
tình huống có thuộc về khái niệm đó hay không. 
Khi dạy học sinh các khái niệm toán hình học với sự hỗ trợ của Cabri 
Geometry, giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận với khái niệm, được định nghĩa 
trước khi định nghĩa khái niệm đó bằng cách sử dụng Cabri Geometry đưa ra một 
số hình cụ thể rời rạc, mà trong các đối tượng đó dấu hiệu đặc trưng chưa rõ ràng. 
Cho biến đổi hình vẽ, thể hiện hình vẽ ở các góc độ khác nhau để học sinh quan sát, 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 7 
phân tích, so sánh và sử dụng các công cụ của Cabri Geometry để phát hiện ra các 
đặc điểm chung, các thuộc tính không thay đổi. Từ kết quả của việc quan sát trực 
quan, học sinh trừu tượng hoá, khái quát hoá để chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng 
bản chất của khái niệm để đi đến hoạt động định nghĩa khái niệm một cách tường 
minh hoặc một sự hiểu biết trực giác về khái niệm đó. Chẳng hạn: 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Độ dài đoạn thẳng” Toán 6- Tập 1. Để học sinh hình dung 
được : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0. GV 
giới thiệu Segment:(Dựng một đoạn thẳng), sau đó vẽ nhiều đoạn thẳng khác 
nhau. Để đo đoạn thẳng ta dùng nút để đo, từ đó rút ra được kết luận. Sau đó có 
thể đưa bài tập sau cho học sinh dự đoán các đoạn thẳng, từ đó cũng rút ra kết luận 
so sánh các đoạn thẳng. 
Ví dụ2 : Khi dạy bài : “Khi nào thì AM + MB = AB ?” (Hình học 6) 
+ GV vẽ điểm M nằm giữa A và B (Slide 1) 
+ Dùng nút để đo các đoạn thẳng AM, MB, AB 
+ Tạo hiệu ứng Animation cho M chuyển động hoặc dùng chuột di chuyển 
điểm M. Yêu cầu các em so sánh AM + MB với AB từ đó nêu nhận xét. 
GV có thể tạo bài tập như slide 2 tạo hiệu ứng cho M chuyển động nhưng M không 
nằm giữa A và B, yêu cầu các em so sánh AM + MB với AB từ đó nêu nhận xét. 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 8 
 Slide 1 Slide 2 
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Trung điểm của đoạn thẳng” (Hình học 6) 
+ GV vẽ hình điểm M nằm giữa hai điểm A và B (như slide 3). Yêu cầu HS dự 
đoán so sánh MA và MB. 
+ GV dùng nút để đo MA và MB và thay đổi hình dạng đoạn thẳng AB. Cho HS 
nhận xét và từ đó rút ra được định nghĩa. Tiếp theo GV giới thiệu nút công cụ 
Midpoint: xác định trung điểm của đoạn thẳng. 
Ví dụ 4: Khi dạy khái niệm “Đường trung trực của đoạn thẳng” (Hình học 7). GV 
chuẩn bị hình sau. Yêu cầu HS quan sát điểm I và nhận xét về góc tạo bởi đường 
thẳng xy với AB khi điểm I thay đổi qua các hình a) b) c) 
- Học sinh phát hiện được mặc dù hình vẽ thay đổi nhưng với hình b) 
ta luôn có: 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 9 
+ I là trung điểm của đoạn thẳng AB và đường thẳng xy đi qua điểm I. 
+ Đường thẳng xy vuông góc với đoạn thẳng AB. 
- Từ nhận xét trên của học sinh, giáo viên nói "đường thẳng xy là đường trung 
trực của đoạn thẳng AB"; vậy em nào hãy nêu định nghĩa đường trung trực của 
đoạn thẳng? 
- GV giới thiệu nút công cụ Perpendicular Bisector : Dựng đường trung trực 
của đoạn thẳng. 
Khi sử dụng Cabri Geometry để thể hiện một khái niệm, ta phải tuân thủ chặt 
chẽ thứ tự các thao tác vẽ hình, chính các thao tác này đã thể hiện rõ nội hàm của 
khái niệm đó. 
Ví dụ 5 : Vẽ đường trung truyến của tam giác. Để thể hiện đúng đường trung 
tuyến của tam giác, học sinh phải thực hiện trình tự dãy thao tác sau: 
– Vẽ tam giác ABC: chọn công cụ Triangle (vẽ tam giác), sau đó lần lượt xác 
định vị trí của các đỉnh A, B, C. 
– Xác định trung điểm M của đoạn BC: chọn công cụ Midpoint (trung điểm của 
đoạn thẳng) sau đó nhấn chuột vào cạnh BC. 
– Kẻ đoạn thẳng AM: chọn công cụ Segment sau đó nhấn chuột vào điểm A và 
M 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 10 
2. Sử dụng Cabri Geometry giúp học sinh phát hiện ra định lí: 
Sử dụng Cabri Geometry có thể giúp học sinh phát hiện ra định lí, tạo động cơ 
chứng minh hình học. Cabri Geometry tạo một giao diện đồ hoạ theo kiểu vi thế 
giới giúp ta vẽ hình và bước đầu khám khá những tính chất chứa đựng bên trong 
hình vẽ. Nếu học sinh sử dụng Cabri Geometry để vẽ hình và sau đó cho hình vẽ 
thay đổi mà vẫn giữ nguyên các giả thiết ban đầu thì có thể sẽ phát hiện được những 
bất biến chứa ẩn trong hình vẽ trên cơ sở quan sát trực quan. Đây chính là quá trình 
học sinh thể hiện năng lực quan sát, dò tìm và dự đoán. Mặt khác, học sinh có thể 
sử dụng các công cụ của Cabri Geometry để kiểm tra ngay dự đoán đó. Đây chính 
là quá trình trợ giúp học sinh phát hiện ra định lí. Quá trình này có thể thực hiện 
theo hai cấp độ khác nhau: 
– Mức độ thứ nhất: học sinh tự mình khám phá và phát hiện ra định lí. 
– Mức độ thứ hai: học sinh phát hiện ra định lí thông qua một số các bước 
kiểm nghiệm theo sự định hướng của giáo viên. 
Ví dụ 6 : Khi dạy định lý “Tổng ba góc của một tam giác” (Hình học 7) 
- GV sử dụng nút công cụ Triangle : dựng tam giác ABC, DEF. 
- HS dự đoán về tổng ba góc của một tam giác. 
- GV chọn công cụ Angle (đo góc) dùng chuột bấm xác định 3 điểm theo 
thứ tự lần lượt, đỉnh và cạnh còn lại của góc, ta sẽ nhận được số đo của góc đã chọn 
 Calculate: Tính toán với số liệu. Thay đổi hình dạng của tam giác hoặc tạo hiệu 
ứng Animation cho M chuyển động yêu cầu HS nhận xét và rút ra được kết 
luận của định lý. 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 11 
Ví dụ 7 : Tương tự như hình thành định lý pytago 
- GV chuẩn bị hình tam giác vuông ABC và dựng bên ngoài các cạnh của tam 
giác các hình vuông 
- Chọn công cụ Area : (Tính diện tích hình tròn, tam giác  ) sau đó đưa 
chuột bấm ta sẽ nhận được kết quả. Từ đó so sánh AB2 + AC2 với BC2 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 12 
Ví dụ 8 : Đối với bài “Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng” 
GV sử dụng công cụ Perpendicular Bisector : Dựng đường trung trực của 
đoạn thẳng. Lấy điểm M thuộc đường trung trực. Dùng nút Segment:Dựng các 
đoạn thẳng MA và MB 
Yêu cầu HS dự đoán và so sánh MA và MB. Dùng để kiểm tra. Sau đó 
chứng minh và kết luận được định lý 1 (slide1) 
- GV tạo slide 2, dùng Hide/ Show: Cho ẩn đường trung trực của đoạn 
thẳng AB 
- Trace On/Off: (Để lại vết cho đối tượng hình học khi di chuyển), đánh 
vết điểm M. Chọn nút Animation: cho điểm M chuyển động sẽ tạo được đường 
thẳng, sau đó kiểm tra được tính vuông góc, giúp HS quan sát hình thành định lý 
đảo. Qua định lý này giúp HS hình dung được bài toán tập hợp. 
Ví dụ 9 : Để hình thành tính chất “Đường phân giác của góc” (Hình học 7) 
như hình vẽ sau : “Cho điểm M nằm trên tia phân giác của góc xOy. Hãy quan sát 
và nhận xét khoảng cách từ điểm M đến cạnh của góc”. HS sẽ dự đoán trước MA 
và MB, tiếp theo GV đo độ dài MA và MB, thay đổi vị trí điểm M trên tia phân 
giác ta kết quả luôn nhận được MA = MB→ kết luận được định lí 1. 
Thiết kế slide 2 cho ẩn tia phân giác của góc xOy, đánh vết điểm M và tạo 
hiệu ứng Animation cho M chuyển động sẽ tạo ra đường thẳng, GV kiểm tra đó 
có phải là tia phân giác của góc xOy hay không từ đó rút ra được định lí đảo. 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 13 
Ví dụ 10 : Dạy bài “Tính chất ba đường trung tuyến” 
GV có thể yêu cầu 1 HS lên vẽ đường trung tuyến AD, BE (theo hướng dẫn 
VD 5), Dùng nút công cụ Intersection Points (Tìm giao điểm) . Gọi G giao điểm 
của đoạn thẳng AD và BE. Yêu cầu HS dự đoán đường trung tuyến xuất phát từ 
đỉnh C có đi qua G không? Tiếp tục thay đổi hình dạng của tam giác ABC.Từ đó 
HS rút ra được tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác 
Dùng nút đo khoảng cách độ dài các đoạn thẳng như hình vẽ. Yêu cầu HS 
dùng máy tính. Tính và so sánh như hình. Từ đó HS rút ra được tính chất ba đường 
trung tuyến một cách thuyết phục. 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 14 
Khi sử dụng phần mềm toán học trong việc tạo ra các hình vẽ trực quan giúp 
HS phát huy khả năng quan sát; hỗ trợ HS tiến hành các thao tác tư duy phân tích, 
tổng hợp, so sánh, tương tự, trừu tương hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hóa... trong quá 
trình đi tìm lời giải của bài toán, tạo ra môi trường giúp HS xem xét vấn đề dưới 
nhiều góc độ khác nhau nhằm phát hiện ra những liên tưởng, những mối quan hệ ẩn 
chứa bên trong hình vẽ hay minh hoạ kết quả một cách sinh động. Trong một số 
trường hợp, nếu chỉ vẽ một, hai hình, HS chưa thể phát hiện ra vấn đề mà cần phải 
có nhiều hình vẽ ở nhiều góc độ khác nhau. Với một vài thao tác “kéo, thả" cửa 
phần mềm toán học cho phép ta thay đổi góc độ quan sát hình vẽ một cách thuận 
tiện, trực quan giúp cho HS có cơ hội phát hiện ra vấn đề của bài toán 
III. Hiệu quả áp dụng : 
Với phương pháp truyền thống chỉ dùng compa, thước kẻ thì việc nhận diện 
các hình, các mối quan hệ và các yếu tố trong hình vẽ cũng như nhận diện các điểm 
giống nhau và khác nhau giữa chúng đôi khi không rõ ràng; học sinh sẽ nắm chắc 
khái niệm cũng như việc nhận diện chúng trở nên dễ dàng nếu bên cạnh các 
phương pháp truyền thống, ta sử dụng Cabri Geometry. Phần mềm dạy học này sẽ 
cung cấp môi trường dạy học mới có tính mới, việc GV áp dụng các PPDH được 
thực hiện linh hoạt trong môi trường CNTT và phù hợp với trình độ HS THCS 
trong từng hình thức GVsử dụng PMDH. 
Đối với học sinh khá giỏi, chỉ qua một, hai thao tác là có thể các em phát hiện 
ra vấn đề. Đối với học sinh trung bình và yếu, giáo viên cũng có thể chia thành các 
bước nhỏ hơn hoặc bổ sung thêm một vài bước trung gian để các em tiếp cận được 
với khái niệm mới. 
Để đồng nghiệp dễ nhận thấy được hiệu quả khả thi của đề tài này tôi xin giới 
thiệu một vài số liệu học lực sau để làm minh chứng : 
Lớp 6/3 (38 học sinh) 
Xếploại 
Giỏi Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
2012-2013 9 23.7 13 34.2 10 26.3 6 15.8 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 15 
Lớp 7/2 (43 học sinh) 
Xếploại 
Giỏi Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
2013-2014 13 30.2 15 34.9 11 25.6 4 9.3 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 16 
C – KẾT LUẬN 
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác: 
Thời gian sử dụng Cabri Geometry chỉ khoảng 3 đến 5 phút, giáo viên hoặc 
một học sinh trong lớp trực tiếp thao tác với Cabri Geometry. Nhiệm vụ chủ yếu 
của học sinh là quan sát, dự đoán, đề xuất giả thuyết. Qua tương tác với Cabri 
Geometry, học sinh phát hiện và giải quyết trọn vẹn một vấn đề. Hoạt động sử 
dụng, khai thác Cabri Geometry được tiến hành đan xen với các hoạt động khác 
nên tiết học rất sinh động, phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. 
Đối với học sinh cấp THCS, bước đầu làm quen với Cabri sẽ tạo cho các em 
một tư duy chặt chẽ trong dựng hình, tự chứng minh khảo sát, dự đoán và khám 
phá những tích chất hình học trong chương trình học, sẽ bổ sung thêm cách nhìn 
mới trong hình học, mở ra sự sáng tạo mới tùy theo ý tưởng của mỗi học sinh. Ứng 
dụng phần mềm dạy học nói chung, trong đó có phần mềm dạy học Cabri 
Geometry chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường 
và là hướng đi đúng đắn trong việc ứng dụng CNTT trong GD&ĐT tạo hiện nay. 
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển: 
 - Khi chuẩn bị lên lớp, GV phải làm xác định đúng mục đích sư phạm của 
việc sử dụng PMDH, xem xét và kiểm tra các nội dung sẽ được sử dụng, đúng vị trí 
và thời điểm sử dụng chúng trong giờ học, suy nghĩ và dự tính tiến trình dạy học 
của GV và của HS với bài giảng điện tử ở trên lớp. Sử dụng PMDH cần được đặt 
trong toàn bộ hệ thống các PPDH nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ 
thống đó. Vì mỗi PPDH đều có chổ mạnh và chổ yếu, PMDH phải phát huy được 
chổ mạnh và hạn chế chổ yếu của từng phương pháp. 
 - Mặc dù PMDH có vai trò rất quan trọng và đã khẳng định được tính ưu việt 
của nó, nhưng không có nghĩa là xem nhẹ các phương tiện dạy học thông thường. 
Các phương tiện tự nhiên đặc biệt là tài liệu giáo khoa các đồ dùng dạy học thông 
dụng với vật thật, lời nói của GV với cử chỉ , điệu bộ, nét mặt phong cách... mãi 
mãi vẫn là phương tiện quan trọng không gì có thể thay thế được. Do đó, trong quá 
trình dạy học, sử dụng PMDH phải phối hợp một các hợp lí với các phương tiện 
dạy học khác, phải theo một trình tự nhất định, tùy theo nội dung bài giảng, chỉ sử 
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Kim Hương 
Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh Toán hình học 6, 7 17 
dụng các phương tiện đó khi cần thiết và tránh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvo_kim_huong_8905.pdf