Sáng kiến kinh nghiệm Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sách báo trong thư viện trường tiểu học C Mỹ Đức

Sáng kiến kinh nghiệm Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sách báo trong thư viện trường tiểu học C Mỹ Đức

Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng ta đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao. Làm được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của mình.Ví dụ:

docx 10 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5694Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sách báo trong thư viện trường tiểu học C Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 
- Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo khoa, báo ... trong thư viện, cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo. Từ thực tế thư viện có  nhiều sách, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách. Thư viện phấn đấu đạt được danh hiệu Thư viện chuẩn với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học. Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách...
- Các nội dung trong đề tài đã được áp dụng vào thực tế trong hoạt động Thư viện của trường Tiểu học C Mỹ Đức và đã đạt được những hiệu quả tích cực góp phần không nhỏ trong toàn bộ nội dung hoạt động của Thư viện để tiến tới xây dựng Thư viện đạt chuẩn.
- Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động thư viện trong công tác dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Thu hút học sinh và giáo viên đến thư viện tìm các loại sách phù hợp với nhu cầu học tập giảng dạy và giải trí.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
a. Thuận lợi :
- Ban giám hiệu luôn quan tâm sâu sắc đến các hoạt động của bộ phận thư viện, học sinh, giáo viên quan tâm đến việc đọc sách tại thư viện
- Phòng giáo dục luôn quan tâm đến công tác của thư viện.
- Các đoàn thể nhà trường luôn phối hợp với tổ thư viện trong các hoạt động của thư viện.
b. Khó khăn:
- Trường Tiểu Học C Mỹ Đức tọa lạc trên địa bàn ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang là một địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn đa phần người dân sống bằng nghề nông, làm thuê, làm mướn nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.
- Thư viện của trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thư viện còn hạn chế.
Bảng số liệu thống kê các năm trước khi áp dụng sáng kiến
STT
Thống kê
Số lượng năm 2014 -2015
Số lượng năm 2015 -2016
1
Số lượt bạn đọc cả năm
3564
4225
2
Số lượng sách giáo khoa
1775
1826
3
Số lượng sách giáo viên
351
351
4
Số lượng sách tham khảo
380
448
5
Số lượng sách thiếu nhi
364
420
6
Tủ sách Bác Hồ
256
312
7
Số đầu báo, tạp chí
2
3
- Nguồn sách để phục vụ cho nhu cầu của học sinh và giáo viên còn hạn chế.
2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Lý do khách quan
Sách, báo, tài liệu nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền chính  sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh... góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Thư viện trường học, Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng và hoạt động của thư viện trong các trường học như Quyết định 61, quyết định 01 của BGD&ĐT, thông tư 30 TTLB, thông tư 05//VP. Pháp lệnh thư viện... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
         b. Lý do chủ quan     
Trường Tiểu học C Mỹ Đức nằm trên địa bàn xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hiện tại trường có 27 cán bộ, giáo viên. Có 17 lớp học tổng số 505 em học sinh. Cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành tích lớn lao của nhà trường, vai trò của thư viện ngày càng được củng cố và ngày càng được phát huy, góp phần tích cực trong sự nghiệp trồng người của nhà trường
3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..): Ngay từ đầu năm học 2015 – 2016 thư viện đã tiến hành các biện pháp điều tra, phỏng vấn nhu cầu hứng thú đọc của giáo viên và học sinh, đồng thời dựa vào kế hoạch giảng dạy của nhà trường để tiến hành các hoạt động thư viện phù hợp với nhu cầu giảng dạy,học tập của giáo viên và học sinh đồng thời tiến hành các biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo và hướng dẫn bạn đọc sử dụng các tài liệu ở thư viện.
a.Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.
Việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện được đặt lên hàng đầu. Đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học nhất là quá trình thực hiện cải cách giáo dục hình thành nhân cách sống cho học sinh. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách giúp cho các em hình thành nhu cầu và thói quen đọc sách, là cầu nối giữa thư viện và bạn đọc giúp bạn đọc tiếp cận với nội dung của kho sách tăng vòng quay luân chuyển tài liệu thư viện, tăng số lượng bạn đọc đến thư viện tìm kiếm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tâp.
Chính vì vậy theo tôi để phát huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc người cán bộ thư viện phải thực hiện những nội dung sau:
a.1. Lựa chọn sách, báo phù hợp
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng ta đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao. Làm được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của mình.Ví dụ:
- Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình.
- Đối với những em học sinh giỏi cán bộ thư viện giới thiệu cho các em những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức .
- Đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham khảo hay, những chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên có tài liệu học tập nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Nói tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài liệu của thư viện.
 a.2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền 
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất lớn đến bạn đọc. Theo tôi với đối tượng các em là học sinh phương pháp tối ưu cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tuyên truyền bằng miệng là hiệu quả nhất. Phương pháp này gần gũi với việc lên lớp của giáo viên, nó tác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục đựợc một phần tình trạng thiếu sách hiện nay. Phương pháp này rất thông dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi đâu, thời gian nhiều hay ít.
- Đối với học sinh ta áp dụng việc giới thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm, các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước vào các buổi giới thiệu sách dưới cờ qua phương tiện truyền thanh của nhà trường. Đồng thời cán bộ thư viện kết hợp với Đoàn Đội, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các buổi ngoại khóa giới thiệu sách cho các em hoặc tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, hái hoa học tập ... cho các em nhân các ngày lễ lớn như 20/11, 22/12, 26/03,30/04 – 01/05
Ví dụ : Nhân ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam 22/12 ngoài việc giới thiệu những quyển sách nói về truyền thống anh hùng, những chiến công oanh liệt của quân đội trong hai cuộc kháng chiến trường kì, bên cạnh đó cần có những quyển sách có chủ đề nói về Bác Hồ, Bác Tôn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những anh hùng tiêu biểu trong hai cuộc chiến tranh nói về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, ... Dưới đây là một trong những bài giới thiệu về chủ đề người lính:
Đề tài giới thiệu sách:
ĐỨA CON NGƯỜI LÍNH ĐẢO
Các em học sinh thân mến, như đã hứa ở lần giới thiệu sách dưới cờ lần trước. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em quyển sách :
 “ĐỨA CON NGƯỜI LÍNH ĐẢO”
- Trước khi giới thiệu về nội dung của quyển sách, các em có thể cho thầy biết trong tháng 12 này chúng ta có ngày lễ lớn nào không?
- Đúng rồi đó là ngày 22/12, ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam !
- Các em biết đấy: Các chiến sĩ đã dũng cảm trong chiến đấu, không ngại khó khăn gian khổ, hi sinh một phần xương máu, thậm chí cả tính mạng của mình cho Tổ quốc, cho nhân dân. Chúng ra nghiêng mình kính phục họ. Vậy những người con của họ đã sống và học tập như thế nào ? Hôm nay thầy xin trân trọng giới thiệu với các em cuốn sách “Con gái người lính đảo”. Sách dày 176 trang, khổ 11 x 18cm, gồm nhiều tác giả sáng tác, được Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2003. Đây là ấn phẩm tập hợp nhiều câu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong quyển sách có rất nhiều chuyện ngắn viết về con em những người lính đã và đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Quyển sách tập hợp 31 câu chuyện ngắn của nhiều tác giả. Mỗi câu chuyện là một suy nghĩ, một bài học nhẹ nhàng cho lứa tuổi các em.
Với câu chuyện “Chiếc quạt nan” –trang 5, tác giả Trịnh Kim Thanh đã giúp chúng ta quay về với năm 1972, năm giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Tại bãi giữa sông Hồng có hai cô bạn chơi rất thân với nhau. Trinh – cô bạn gái xinh xắn và hiền lành có bố đi bộ đội.
 Hai bạn thường chơi với nhau cả ngày và cùng trông em bé để bố mẹ yên tâm công tác. Một lần, trong một trận máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, mẹ Trinh cùng mọi người chui xuống hầm. Bé Cún- em của Trinh khóc thét vì trong hầm tối và nóng. Thương em, Trinh đã chui vội ra khỏi hầm để vào nhà lấy chiếc quạt nan để quạt cho em. Nhưng rồi em đã ra đi mãi mãi chỉ vì muốn mang một chút gió mát cho mọi người. Mọi người vô cùng thương tiếc em, người con hiếu thảo và ngoan ngoãn.
 Câu chuyện “Trở về” của tác giả Nguyễn An Thanh kể về một người cha đi bộ đội bị trúng chất độc màu da cam, người con phải chứng kiến sự đau đớn của cha trong những ngày cuối đời. Đã ân hận vì không tha thứ lỗi lầm cũ của cha. Khi em hối hận thì cha đã không còn nữa.
Câu chuyện “Khi có mẹ là anh hùng”-trang 110 của tác giả Ánh Tuyết. Cậu bé Hùng là con của một nữ anh hùng đã dũng cảm ôm bom vào khách sạn 5 sao để diệt lính Mỹ. Cậu nghi ngờ vì thấy mẹ hiền khô, luôn nhẹ nhàng với mọi người. Cậu cứ nghĩ rằng mẹ không phải là anh hùng. Sau một trận đánh nhau với mấy học sinh lớp 6 lớn hơn, được mẹ giảng giải cậu đã hiểu thế nào là anh hùng và ngày càng khâm phục mẹ hơn.
 Câu chuyện “Con gái người lính đảo” –trang 122 của tác giả Phạm Huy Định. Bố Nhâm là một người lính đảo xa, mẹ mất khi Nhâm còn nhỏ. Vượt qua đau thương mất mát, Nhâm đã cố gắng học hành giỏi giang để cho bố yên tâm công tác. Khi đã lớn hơn Nhâm đã hiểu hơn suy nghĩ và tình cảm của bố, em đã giới thiệu cho bố làm quen với cô Thủy, người bạn thân của mẹ ngày trước để 2 người làm quen với nhau, để bố thêm vui trong những chuyến thăm nhà.
Trong cuốn sách còn có rất nhiều câu chuyện cảm động khác nữa mà các tác giả đã dùng giọng văn nhẹ nhàng, dễ hiểu để chuyển đến cho các em những tình cảm, những suy nghĩ của lứa tuổi học sinh, giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống.
 Mời các em hãy đến thư viện tìm đọc cuốn sách trên. Thầy rất sẵn sàng chào đón các em đến với thư viện. Buổi giới thiệu sách dưới cờ hôm nay đến đây là kết thúc. Chúc các em có một tuần học tập thật tốt và gặt hái nhiều thành công! 
- Đối với giáo viên : ngoài những buổi giới thiệu sách trên thì thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc họp, hội nghị...cán bộ thư viện kết hợp giới thiệu sách hay, sách mới.
- Đối với các thông tin trên báo, tạp chí ... cán bộ thư viện có thể cập nhật hàng ngày hoặc hàng tuần dưới hình sinh hoạt dưới cờ, thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường tuyên truyền, giới thiệu kịp thời đến các em hoặc đưa vào bảng kiến thức hay của nhà trường để bạn đọc tham khảo.
Kết hợp việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cán bộ thư viện trưng bày các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc tiện theo dõi.
Ngoài cán bộ thư viện là người nồng cốt trong các buổi giới thiệu sách thì các cộng tác viên của thư viện gồm giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả là những người cùng cán bộ thư viện truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh nhất.
 b. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỹ năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây:
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì?
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo,sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát hợp với chương trình học tập trong nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí, và tình cảm lành mạnh của học sinh. 
-Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc:
Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng, cấp học , bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em.Ví dụ:
- Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo
- Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài tập....
Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng,cần giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình.
c. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như để chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện văn hóa, chính trị của đất nước bằng các hoạt động như:
- Thi kể chuyện Bác Hồ:
 + Học sinh kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe một cách mạch lạc, có lối diễn xuất hay thu hút người nghe . 
 + Qua nội dung câu chuyện có tác dụng giáo dục học sinh về đạo đức lối sống, hiếu thảo, biết ơn, tình cảm bạn bè,tình yêu quê hương đất nước.
 + Rèn cho học sinh kỹ năng nói lưu loát, diễn đạt tốt, biết cách ứng xử trả lời các câu hỏi mà ban giám khảo đặt ra .
+ Giúp học sinh có khả năng làm việc nhóm, làm việc tập thể trong quá trình tham gia hội thi, lựa chọn những câu chuyện, những quyển sách phù hợp với lứa tuổi của các em.
 - Các hoạt đông ngoại khóa như hái hoa học tập, đố vui, lồng ghép với các hội thi Violympic toán, tiếng Anh: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường, giúp giáo viên và học sinh làm quen với sân chơi trực tuyến môn toán, tiếng Anh tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Internet như một phương thức học tập, học sinh được luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá năng lực học tập môn toán,tiếng Anh tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập;
Cụ thể các hoạt động ngoại khóa như sau :
STT
Tên hoạt động
Chủ đề
Đối tượng
Số lượng giáo viên và học sinh tham gia
Thời gian thực hiện
11
Báo tường
DS – KHHGĐ – phòng chống ma túy – ATGT – AIDS – GD môi trường 
HS-GVCN
GV: 20
HS: 310
Tháng 11/2015
22
Sưu tầm
Sưu tầm tranh ảnh , tư liệu , thơ , ca dao ... về 20/11
HS –GVCN –TPT
GV:20
HS : 271
 Tháng 11/2015
23
Đố vui
Kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN 22/12
HS-GVCN
GV: 20
HS: 400
Tháng 12/2015
44
Kể chuyện sách
Tấm gương đạo đức Bác Hồ - thầy cô giáo
 HS khối : 2,3,4,5.
GV: 20
HS: 300
Tháng
 2/2016
55
Tổ chức các hoạt động
Tổ chức hội khỏe phù đổng , trò chơi dân gian chào mừng ngày 8/3 và 26/03
HS-GVCN-TPT
GV: 20
HS: 350
Tháng 
3 / 2016
66
Ngày hội đọc sách
Tìm hiểu kiến thức các môn : Toán , TV , TLV 
HS khối 2,3,4,5
GV: 20
HS: 200
Tháng
 3 / 2016
77
Hái hoa học tập
Ôn tập,kiến thức về các môn : Toán ,TV, LS +ĐL, Anh Văn .
HS khối : 2,3,4,5.
GV: 20
HS: 200
Tháng
 4 / 2016
V- Hiệu quả đạt được: Qua hơn 1 năm tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo. Thư viện kết quả như sau:
 - Nếu như trong năm học 2014-2015 giáo viên và học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc đọc sách ở thư viện. Số học sinh đến thư viện chỉ tập trung ở một số em có học lực khá trở lên hoặc những em có hoàn cảnh khó khăn đến thư viện để mượn sách giáo khoa, sách thiếu nhi. Giáo viên đến thư viện chỉ để mượn các loại sách giáo viên, sách giáo khoa, 
Bạn đọc thường xuyên đến thư viện
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện năm học 2014-2015
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện năm học 2015-2016
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện học kì 1 năm học 2016-2017
CB,GV,NV
15/27
55%
24/27
88,88%
26/27
96.29%
HS
231/505
45.74%
335/505
67%
405/461
87.85%
Đến nay có đến 87.85% học sinh và 96,29% giáo viên toàn trường thường xuyên đến thư viện tìm và sử dụng sách, báo. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một nhiều, học lực của học sinh toàn trường tăng lên, học sinh hoàn thành tốt ngày một nhiều thêm, học sinh chưa hoàn thành giảm, 100% học sinh có hạnh kiểm đạt loại tốt.
Tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường ngày càng nhiều. Nhiều đồng chí giáo viên nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi, học sinh trong trường rất quan tâm đến việc đọc sách nhằm nâng cao kiến thức.
VI. Mức độ ảnh hưởng: 
Những kinh nghiệm trên được đúc kết trong quá trình công tác tại đơn vị. Bản thân tôi thấy những kinh nghiệm trên có thể áp dụng tốt đối với các thư viện ở trường tiểu học có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
VII- Kết luận
Đứng trước sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin, nào là games, chat..., với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế.
	Trong nhiều năm qua, thư viện trường tiểu học C Mỹ Đức đã luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn và đã đạt một số kết quả ban đầu.
*Kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các hội thảo về công tác thư viện để cán bộ thư viện có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Có hình thức khen ngợi các cá nhân làm công tác thư viện tốt nhằm động viên khuyến khích họ thực hiện tốt hơn.
- Mở lớp hướng dẫn, nghiên cứu khoa học để cán bộ thư viện có cơ hội chia sẻ, học tập những kinh nghiệm hay để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. 
-Những vấn đề trên là một số kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thu_vien.docx