Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi học tập nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ Và Câu lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi học tập nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ Và Câu lớp 4

5. Trò chơi “Hái hoa đố chữ”

* Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được các bộ phận của tiếng để ghép thành tiếng, nhận dạng sự vật qua thơ văn, rèn tính nhanh nhạy, sáng tạo.

* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 6 bông hoa có ghi sẵn nội dung .

* Thời gian : 5 phút

* Luật chơi – Cách chơi: Chia lớp thành 6 đội, giáo viên cho mỗi đội cử 1 đại diện lên hái hoa một lần. Bạn hái hoa có nhiệm vụ đọc nội dung hoa cho đội mình đoán từ. Trong thời gian 30 giây nếu đội mình không đoán được thì dành quyền trả lời cho đội khác. Mỗi câu trả lời đúng ghi 10 điểm. Sau khi hái hết 6 hoa giáo viên tổng kết đội nào ghi nhiều điểm hơn thì đội đó thắng .

 

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 8089Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi học tập nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ Và Câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lí và giúp đỡ tạo điều kiện mua sắm dụng cụ học tập cho học sinh .
Học sinh hầu hết ngoan ngoãn vâng lời. 
100% học sinh tham gia học 2 buổi/ ngày.
4-2. Khó khăn :
- Mặt bằng trình độ học sinh không đồng đều 
- Điều kiện kinh tế, điều kiện sinh hoạt của đa số học sinh có sự khác biệt 
- Trình độ học vấn cũng như sự hiểu biết cho việc giáo dục học sinh của một bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế.
5. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
“Trò chơi học tập” là một hoạt động nhằm giúp các em hưng phấn trong học tập, kích thích trẻ tư duy sáng tạo để mở rộng hiểu biết, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin, dễ hoà nhập với tập thể, cộng đồng, đồng thời củng cố vững chắc những kiến thức, kĩ năng mà học sinh học tập được.
6. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
6-1. Về phương pháp :
Để thực hiện tốt các biện pháp đề ra. Trong quá trình thực hiện, áp dụng và tổng kết tôi đã phối hợp nhiều phương pháp, tập trung chủ yếu ở các khía cạnh :
- Qua nhiều hình thức kiểm tra ( miệng, 10 phút đầu buổi học....)
- Thu thập tài liệu, dữ liệu 
- Qua từng thời điểm kiểm tra của nhà trường, tổ chuyên môn thống kê kết quả học tập của từng thời kì của lớp.
- So sánh kết quả đạt được trong đợt kiểm tra giữa lớp mình với các lớp cùng khối. 
- Phân tích nguyên nhân thành công và thất bại qua các lần kiểm tra đánh giá của trường, cấp chuyên môn để có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời.
6-2. Đối tượng nghiên cứu:
Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là dạy được và từng bước dạy khá nhiều môn (khác với giáo viên trung học cơ sở hay trung học phổ thông là những người dạy chuyên) nhưng trong thực tế không phải môn nào giáo viên cũng đủ khả năng dạy tốt, có hiệu quả cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng hành với quá trình dạy học giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu đối tượng .
Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu các kiến thức của từng bài học Luyện Từ & Câu, thông qua đó để tìm ra các trò chơi hợp lý cho từng bài học, cho từng đối tượng học sinh của mình phụ trách .
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài của tôi nghiên cứu không phải là mới, chưa phải là tối ưu nhưng tự so sánh chất lượng phân môn Luyện Từ và Câu lớp mình đang dạy qua kiểm tra đánh giá thì kết quả thu lại thật đáng mừng. Số lượng học sinh tham gia trò chơi ngày càng nhiều, càng nhanh và càng thu hút, chất lượng học tập phân môn Luyện Từ và Câu được cải thiện rõ rệt.
Phụ huynh có nhiều tin tưởng. Tôi hi vọng thời gian còn lại những biện pháp và việc làm của tôi sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng của học sinh hơn nữa, vốn kiến thức Tiếng Việt của học sinh ngày càng mở rộng và phong phú hơn. Đặc biệt các em sẽ ứng xử nhanh các tình huống của cuộc sống.Về thực tiễn, đề tài đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Cùng đồng nghiệp góp tiếng nói chung trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu hiện nay.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Muốn tổ chức hoạt động vui chơi có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mục tiêu vì đó cũng chính là mục tiêu của việc tổ chức hoạt động vui chơi. Hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học muốn có chất lượng tốt cần phải hiểu một số đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ vừa là cơ sở của việc xác định mục tiêu, nội dung hoạt động vui chơi, vừa là điều kiện để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Khi tham gia trò chơi, các em có cảm giác chơi nhưng thực chất là học, vì thế khi tổ chức trò chơi trong tiết dạy đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải có một số chuẩn bị sau:
 1.Đối với giáo viên:
- Chọn lựa nội dung trò chơi phù hợp, hấp dẫn, thu hút 100% học sinh tham gia.
- Luật chơi chặt chẽ, công khai, công bằng và dễ đánh giá.
- Yêu cầu trò chơi dễ thực hiện, tránh rắc rối
- Các đồ dùng cần thiết cho trò chơi như phiếu học tập, thẻ, bảng phụ, tranh vẽ, bông hoa, băng giấy... Phải đảm bảo tính cơ bản như đồ dùng học tập.
2.Đối với học sinh:
- Tuân theo luật chơi một cách triệt để.
- Tâm thế mạnh dạn, sẵn sàng để chơi. 
- Qua trò chơi tiếp tục củng cố và mở rộng thêm kiến thức.
* Với sự chuẩn bị đúng và đảm bảo các yêu cầu trên thì hoạt động “Trò chơi học tập” mới thực sự đem lại hiệu quả.
 V. MỘT SỐ TRÒ CHƠI :
Nói về trò chơi sử dụng trong các tiết học nói chung cũng như riêng cho phân môn Luyện Từ và Câu là rất nhiều, mà mỗi trò chơi đều có tác dụng, mục đích phục vụ cho từng bài học cụ thể, trong đề tài này tôi không thể trình bày tất cả trò chơi tôi đã tổ chức thực hiện mà xin trình bày một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ và Câu lớp 4 trong thời gian qua tôi đã vận dụng và đem lại hiệu quả tốt .
Trò chơi “ Phân biệt nhanh”
* Mục tiêu chung: Giúp học sinh có khả năng phân biệt các kiểu từ trong Tiếng Việt. Rèn tính nhanh nhẹn chính xác.
* Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn một số từ ghép, từ láy; giấy bìa có ghi sẵn kí hiệu L-G 
* Thời gian : 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Tổ chức chơi theo đội, chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có số em tham gia bằng số từ mà giáo viên đưa ra để phân biệt.Giáo viên cho các em từng đội nhận giấy bìa, trong thời gian 3 phút các em đính kí hiệu đúng vào kiểu từ ở bảng phụ. Hết thời gian đội nào phân biệt đúng nhất, nhanh nhất thì đội đó thắng .
Ví dụ : 
Khi dạy bài Từ ghép -từ láy , giáo viên ghi sẵn ở bảng phụ 5 từ. Mỗi đội có 5 em tham gia và phân biệt là:
Lung linh ( L)
Thông minh ( G)
Bờ bãi ( G)
Ruộng đồng ( G )
Chào mào ( L)
2.Trò chơi “Đoán từ”
* Mục tiêu : Giúp học sinh đoán được động từ mà bạn mình thể hiện bằng cử chỉ động tác không lời. Giúp học sinh mạnh dạn tự tin, khắc sâu kiến thức bài học .
*Chuẩn bị: giáo viên lập sẵn một số phiếu mỗi phiếu ghi một động từ .
* Thời gian: 3 đến 4 phút
*Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi tổ học tập là một nhóm . Giáo viên cho mỗi nhóm cử một bạn lên rút phiếu và thể hiện bằng động tác không lời cho nhóm mình đoán đúng động từ. Trong thời gian 15 giây mà nhóm mình không đoán đúng thì dành quyền đoán từ cho nhóm bạn. Sau trò chơi nhóm nào đoán đúng nhiều hợn thì nhóm đó thắng .
Ví dụ : 
Khi dạy bài “Động từ”.Giáo viên ghi vào phiếu một số từ sau: ngủ, ăn, đi, chạy, phát biểu, tập thể dục, tát nước ...
3.Trò chơi “xếp trật tự”
* Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh củng cố việc sắp xếp từ thành một câu tục ngữ thành ngữ đúng. Rèn cho học sinh có trí nhớ chính xác tính nhanh nhẹn .
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị số phiếu bằng số từ cần sắp xếp thành câu.
* Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có số em tham gia bằng số từ cần sắp xếp. Khi có lệnh của giáo viên các em nhận phiếu và xếp trật tự các từ sao cho hoàn thành một câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm của bài học. Kết thúc, nhóm nào xếp chính xác và nhanh nhất thì nhóm đó thắng.
Ví dụ : 
Khi dạy bài : Mở rộng vốn từ : Trung thực -tự trọng . Giáo viên chuẩn bị phiếu cho các nhóm .
Nhóm 1: Phiếu 1: Thẳng; Phiếu 2: như; Phiếu 3: ruột ; Phiếu 4: ngựa
Nhóm 2: Phiếu 1: Đói; Phiếu 2: cho sạch; Phiếu 3: rách;Phiếu 4: cho thơm
Nhóm 3: Phiếu 1: Thuốc; Phiếu 2: đắng; Phiếu 3: dã ; Phiếu 4: tật.
Nhóm 4:Phiếu 1:Cây ngay; Phiếu 2:không;Phiếu 3: sợ; Phiếu 4: chết đứng
4.Trò chơi “Mở rộng từ ngữ”
* Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố mở rộng thêm từ, tích luỹ được vốn từ. Giúp học sinh phát huy tính chủ động và tự tin .
* Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
* Thời gian : 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chơi theo đội, mỗi nhóm học tập là một đội, giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm. Hết thời gian các đội trình bày. Đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng .
Ví dụ : 
Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - trò chơi, giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ miêu tả tình cảm thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. Kết quả học sinh sẽ tìm được các từ như: hào hứng, say mê, say sưa, đam mê, mê, ham thích ...
5. Trò chơi “Hái hoa đố chữ”
* Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được các bộ phận của tiếng để ghép thành tiếng, nhận dạng sự vật qua thơ văn, rèn tính nhanh nhạy, sáng tạo.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 6 bông hoa có ghi sẵn nội dung . 
* Thời gian : 5 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chia lớp thành 6 đội, giáo viên cho mỗi đội cử 1 đại diện lên hái hoa một lần. Bạn hái hoa có nhiệm vụ đọc nội dung hoa cho đội mình đoán từ. Trong thời gian 30 giây nếu đội mình không đoán được thì dành quyền trả lời cho đội khác. Mỗi câu trả lời đúng ghi 10 điểm. Sau khi hái hết 6 hoa giáo viên tổng kết đội nào ghi nhiều điểm hơn thì đội đó thắng .
Ví dụ : 
Sau khi dạy bài: “ Các bộ phận của tiếng ”Giáo viên chuẩn bị các hoa có nội dung sau: 
Hoa 1: “ Để nguyên có nghĩa là mình
	 Nặng vào 10 yến góp thành chẳng sai”
 ( Chữ ta)
Hoa 2: “ Không dấu ăn gỗ, ăn tre
 Khi thêm dấu hỏi đi về vẫn qua”
 ( Chữ cưa)
Hoa 3: “ Bớt đầu thì vẫn còn y
 Để nguyên vẫn ở trên bàn tiếp anh”
 ( Chữ ly)
Hoa 4: “ Để nguyên bơi lội tung tăng
 Bỏ sắc giúp bạn đánh răng hằng ngày”
 ( Chữ cá)
Hoa 5: “ Để nguyên thân với bầu trời 
 Bỏ đầu thân với miệng môi con người ”
 Thêm sắc màu của mây trời
 Nhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng”
 ( Chữ trăng)
Hoa 6: “ Để nguyên có dáng thật tròn
 Thêm huyền làm thứ đựng bài kiểm tra
 Thay sắc thì thật là nguy
 Bài làm chẳng được mong gì điểm cao”
 ( Chữ bi)
6. Trò chơi “Rung chuông vàng”
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức về ba loại câu kể đã học, nhận diện câu kể chính xác. Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị 9 phiếu có ghi 9 câu kể, học sinh chuẩn bị bảng con. 
* Thời gian : 4 phút
* Luật chơi- Cách chơi: Tất cả các học sinh đều tham gia trò chơi. Mỗi lượt chơi, giáo viên đính ở bảng một phiếu các em nhận diện loại câu kể và ghi vào bảng con loại câu kể: Ai làm gì?; Ai thế nào?; Ai là gì?; đúng với loại câu mà giáo viên đưa ra. Học sinh nào ghi sai thì loại ra khỏi cuộc chơi. Ai ở lại cuối cùng thì người đó thắng.
Ví dụ:
 Giáo viên ghi các phiếu :
Phiếu 1: Đàn ngựa lao nhanh về phía trước .( Ai làm gì?)
Phiếu 2: Về đêm, cảnh vật thật im lìm .( Ai thế nào?)
Phiếu 3: Trẻ em là tương lai của đất nước .( Ai là gì?)....
7.Trò chơi “Du lịch trên bản đồ ”
* Mục tiêu : Giúp học sinh luyện tập viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam, học sinh tái hiện kiến thức địa lí, viết đúng chính tả. Rèn tính nhanh nhẹn, chuẩn xác
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 3 bảng nhóm có vẽ bản đồ câm, bút lông 
* Thời gian : 4 phút 
* Luật chơi – Cách chơi :Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội gồm 6 em, giáo viên yêu cầu học sinh lượt 1, hai em ghi lại tên các tỉnh, thành phố ở miền Bắc; lượt 2, hai em ghi lại tên các tỉnh thành phố ở miền Trung; lượt 3, hai em ghi lại tên các tỉnh, thành phố ở miền Nam.Kết thúc cuộc chơi đội nào tìm đúng và nhanh nhất thì đội đó thắng. 
Ví dụ: 
Khi dạy xong bài : “ Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam”
Học sinh sẽ ghi được kết quả sau: 
Lượt 1:Tên các tỉnh, thành phố ở miền Bắc:Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang...
Lượt 2:Tên các tỉnh, thành phố ở miền Trung:Huế,Đà Nẵng,Quảng Nam...
Lượt 3:Tên các tỉnh, thành phố ở miền Nam:Bạc Liêu, Cần Thơ,Cà Mau...
8.Trò chơi “Tiếp sức”
* Mục tiêu : Giúp các em tìm từ cùng nghĩa với một từ cho sẵn. Giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn tính nhanh nhẹn, chính xác.
* Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị phấn
* Thời gian : 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chơi theo đội, mỗi tổ học tập là một đội, tất cả các em đều tham gia trò chơi.Giáo viên cho các em xếp thành các hàng dọc trước bảng lớp đúng với cột được phân chia trên bảng. khi có lệnh của giáo viên, học sinh tiếp sức nhau ghi các từ cùng nghĩa với từ cho sẵn. Sau thời gian 3 phút đội nào ghi được nhiều từ và đúng thì đội đó thắng .
Ví dụ: 
Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Ước mơ, giáo viên yêu cầu học sinh tiếp sức nhau tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ. Kết quả học sinh tìm được sẽ là: ước mong, ước muốn, ước vọng, mơ ước, mơ tưởng...
9. Trò chơi “Ô chữ”:
* Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh tìm và hiểu sâu về từ loại, hiểu nghĩa các từ trong Tiếng Việt. Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác.
* Chuẩn bị: Chuẩn bị 9 thăm cho 3 đội.
* Thời gian : 5 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Giáo viên lần lượt cho đại diện đội lên bốc thăm phiếu về thảo luận theo nhóm trong 20 giây rồi trình bày ô chữ. Kết thúc trò chơi đội nào giải được nhiều ô chữ hơn thì đội đó thắng .
Ví dụ: 
Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – đoàn kết. Giáo viên chuẩn bị các thăm:
Thăm 1: Đây là ô chữ gồm có 7 chữ cái có nghĩa là hiền hậu và dịu dàng ( hiền dịu)
Thăm 2: Đây là ô chữ gồm có 6 chữ cái có nghĩa là hiền và giàu lòng thương người ( hiền từ)
Thăm 3: Đây là ô chữ gồm có 8 chữ cái có nghĩa là hiền và tốt với mọi người không làm hại ai ( hiền lành).
VI. NHẬN ĐỊNH CHUNG - KẾT QUẢ:
- Trên đây là một số trò chơi bổ ích mà tôi thường xuyên linh hoạt tổ chức cho học sinh lớp4/2 chơi vào thời gian củng cố bài học hoặc ở các bài học ở phân môn Luyện từ & Câu. Song cũng có thể vận dụng trò chơi này vào các bài học của các môn học khác.
- Trò chơi học tập nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức đã học, như giải nghĩa từ, vận dụng từ ngữ vào việc nói, viết sát hợp hơn, vốn từ được mở rộng nhiều hơn. Qua đó giáo viên còn rèn cho học sinh kĩ năng nói và viết trôi chảy, phong phú hơn. 
- Qua trò chơi, học sinh mới có thể thể hiện khả năng tư duy, sáng tạo của mình. 100% học sinh phấn khởi, hào hứng trong khi chơi. Tiết học có tổ chức trò chơi tốt thì đem lại hiệu quả cao, cuốn hút học sinh tham gia xây dựng bài và cảm thấy nhẹ nhàng hơn, chất lượng hơn, tự nhiên hơn.
KẾT QUẢ:
 Thống kê cuối kì I – năm học 2008-2009
TSHS
 Các kĩ năng
Số lượng 
Tỉ lệ
*Chú ý lắng nghe
Không tập trung nghe phổ biến cách thực hiện trò chơi.
Tập trung nghe phổ biến cách thực hiện trò chơi không liên tục .
Tập trung nghe phổ biến cách thực hiện trò chơi tương đối liên tục .
3
3
20
11,5%
11,5%
76,9%
*Suy nghĩ 
Không chịu suy nghĩ trò chơi
Suy nghĩ trò chơi không liên tục
Suy nghĩ trò chơi nông cạn
Suy nghĩ trò chơi tương đối tốt 
1
2
3
20
3,8%
7,7%
11,5%
76,9%
*Trí nhớ
Khả năng nhớ trò chơi yếu
Khả năng nhớ trò chơi trung bình
Khả năng nhớ trò chơi khá
Khả năng nhớ trò chơi tốt
2
1
5
18
7,7%
3,8%
19,2%
69,2%
Chất lượng học tập của học sinh cuối kì I phân môn Luyện Từ & Câu 
TSHS
Xếp loại
Số lượng
Tỉ lệ
 26
Giỏi
9
34,6%
Khá
12
46,2%
Trung bình
4
15,4%
Yếu
1
3,8%
So sánh đối chiếu kết quả đầu năm và cuối kì I, tôi thấy:
Học sinh nghe phổ biến cách thực hiện trò chơi tương đối liên tục tăng 7 em TL: 26,9%.
Học sinh không tập trung nghe phổ biến cách thực hiện trò chơi giảm 5 em TL: 19,2 %.
Học sinh suy nghĩ trò chơi tương đối tốt tăng 7 em TL: 26,9 %.
Học sinh không chịu suy nghĩ trò chơi giảm 2 em TL: 7,7 %.
Học sinh có khả năng nhớ trò chơi tốt tăng 10 em TL: 38,5%.
- Học sinh có khả năng nhớ trò chơi yếu giảm 3 em TL: 11,5%.
Nhìn chung các em có nhiều tiến bộ rõ rệt về tất cả các kĩ năng nên chất lượng của bộ môn cũng được năng cao rất nhiều:
Học sinh đạt loại giỏi tăng 6 em TL: 23,1 %.
Học sinh đạt loại yếu giảm 4 em TL: 15,4 %.
Qua thống kê trên tôi thấy tác dụng của trò chơi học tập là rất tốt, hiệu quả dạy học cao. Tính linh hoạt trong học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt . Việc dùng từ của học sinh trong viết văn được hạn chế nhiều về sai nghĩa từ. Hầu hết học sinh say mê học tập, ham tìm hiểu qua truyện, sách, báo thiếu niênđể tìm hiểu trò chơi. Đa số phụ huynh phấn khởi tin tưởng vào việc làm của tôi hơn.Từ chỗ đầu năm thấy tình trạng lớp tiếp thu chậm không có học sinh xuất sắc môn Luyện từ & Câu, qua học kì các em đã vượt lên hẳn thể hiện rõ nhất qua bài làm của mình đồng thời cư xử trong đời sống hằng ngày có văn hoá hơn, đó là niềm cổ vũ lớn cho phong trào học tập của các em. 
 VII. KẾT LUẬN 
Dạy học là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình giảng dạy, có những việc làm cụ thể, thiết thực trong công tác giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh nhằm giúp học sinh phấn khởi, ham học, say mê với công việc đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết của các em về bộ môn Luyện từ & Câu . Giúp các em có khả năng thể hiện tốt ngôn ngữ nói và viết của mình, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện hiện nay.
 VIII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình tổ chức hoạt động dạy học phân môn Luyện từ & Câu tôi tự rút ra kinh nghiệm sau:
1. Phải tổ chức hoạt động dạy học phân môn Luyện từ & Câu phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, xây dựng được sự tự tin, mạnh dạn, chủ động, sáng tạo của học sinh, như thế kết quả học tập chắc chắn sẽ hài lòng
2. Trò chơi học tập là một hình thức trực quan sinh động. Học sinh vận dụng được tất cả các giác quan với một tư thế thoải mái không áp đặt.
3. Là giáo viên phải biết chăm lo, trang bị cho học sinh của mình một lượng kiến thức cần có của cấp học để các em có thể mạnh dạn tự tin hơn. Chất lượng học tập của trò có đạt tốt hay không phần lớn ở cách tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động trò chơi của thầy nhằm giúp cho học sinh hứng thú học tập, các em làm việc liên tục nhưng không mệt mỏi, chán nản.
4. Trò chơi học tập ngoài việc củng cố kiến thức còn gây được nhiều tiếng cười hồn nhiên, giòn giã. Những tiếng cười làm nở nang cơ thể. Sau 3 đến 5 phút tham gia trò chơi da dẻ các em hồng hào, nét mặt rạng rỡ hơn và trò chơi đã gắn chặt tình cảm thầy trò hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã cưu mang nhiều năm và đã thực hiện trong năm 2007-2008 và năm học 2008-2009 với nhiều kết quả khả quan, đáng mừng. Vì kinh nghiệm chưa nhiều nên trong khi trình bày chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Mong hội đồng khoa học và đồng nghiệp bổ sung cho ý tưởng này ngày càng có tác dụng cao hơn và áp dụng trong phạm vi rộng hơn.
 ĐỀ XUẤT
1.Đối với nhà trường : 
Trang bị thêm đồ dùng thiết bị dạy học
Thường xuyên đặt báo Giáo Dục thời đại và tạp chí Thế giới trong ta để giáo viên có tư liệu nghiên cứu học hỏi.
- Đối với cấp chuyên môn:
Thường xuyên mở chuyên đề, hội thảo bàn về việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn trong đó có phân môn Luyện từ & Câu .
2. Đối với phụ huynh:
Cần quan tâm đến kết quả học tập của các em như mua sắm dụng cụ học tập, chăm lo sức khoẻ cho con em.
Thường xuyên liên hệ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt thông tin về việc học ở trường của con em mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
 Tên tác giả
Tên tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1
Nguyễn văn Du
Tài liệu BDTX chu kì 1996-2000, chu kì 2003-2007
Hà Nội
1992
2
Bộ Giáo Dục
Sách Tiếng Việt lơp4 Tập 1&2
Giáo Dục
2006
3
Tạp chí Giáo dục tiểu học 
Giáo Dục
2007
4
Thứ trưởng Đặng Quỳnh Mai
Mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.
5
Hà Nhật Thăng
Một số trò chơi
Giáo Dục
2001
6
Vụ Giáo Dục tiểu học
Hoạt động và trò chơi
Giáo Dục
2006
7
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học 
Giáo Dục
2006
 MỤC LỤC 
TT
Đề mục
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lời nói đầu... 
I. Đặt vấn đề.....................................................................
II. Cơ sở lý luận...............................................................
III. Cơ sở thực tiễn...........................................................
IV. Nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện................
V. Một số trò chơi............................................................
VI. Nhận định chung - Kết quả........................................
VII.Kết luận......................................................................
VIII. Bài học kinh nghiệm................................................
Đề xuất.............................................................................
Tài liệu tham khảo............................................................
Mục lục.............................................................................
1
2
2,3
3,4,5,6
6,7
7,8,9,10,11
11,12
13
13,14
14
15
16
BM01b-CĐCN
UBND HUYỆN CẨM MỸ
TRƯỜNG TH SÔNG NHẠN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT N

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_TRO_CHOI_HOC_TAP_LOP_4.doc