Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức

1. Những nguyên tắc định hướng;

a. Sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học: căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Giáo viên đối chiếu tài liệu này với sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản trọng tâm đồng thời xác định được kĩ năng cần hình thành cho học sinh. Cụ thể là.

 Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức như: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Cần phải căn cứ vào năng lực học tập, cơ sở vật chất của học sinh để cung cấp mức độ đạt được về kiến thức chuẩn

 

doc 11 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5223Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết lộ trình cải cách sách giáo khoa (SGK) của Bộ GD và ĐT đề ra cho đến nay đã hoàn thành từ bậc tiểu học cho đến THPT. Mặc dù SGK cải cách đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều năm qua nhưng những vấn đề về kiến thức bất cập vẫn còn tồn tại nhiều. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những điều mà sách giáo khoa đã làm được một cách rất cụ thể về nội dung phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục phổ thông với các yêu cầu:
Bám sát chương trình môn học
Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình biên soạn
Đảm bảo trên cơ sở lý luận và sách giáo khoa có lưu ý tới xu thế tiên tiến trên thế giới trog lĩnh vực giáo dục này.
Đảm bảo cơ bản tinh giản hiện đại sát thực tiễn Việt Nam.
Đảm bảo tính liên môn tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh nâng cao năng lực tự học và đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD).
Đảm bảo yêu cầu phân hóa
Đảm bảo những yêu cầu đặc trưng và văn phong của SGK
Chú ý đến đặc điểm của lứa tuổi học sinh
(Theo “tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và SGK” của Phan Trọng Luận – Trần Đình Sử, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, năm 2008)
	Một điều dễ nhận thấy trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mà chỉ chú ý đến SGK, giáo viên chưa nhận thấy vấn đề quan trọng đó là chương trình mới là “pháp lệnh” còn SGK là để cụ thể hóa chương trình và là tài liệu để cho học sinh học tập. Trong khi đó giáo viên chỉ theo SGK mà coi đó là “pháp lệnh”, cố dạy hết tất cả các nội dung có trong SGK dấn đến tình trạng quá tải trong từng giờ học và bắt gặp hiện tượng chán học, lười học của phần lớn học sinh là điều rất đáng lo ngại. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là “Chủ nghĩa bình quân” trong cách đối xử với học sinh, không tính đến sự khác nhau của học sinh về tư chất, thiên hướng, trình độ phát triển, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội . . .trong môi trường các em sống. Để tìm ra PPGD mới trong nhà trường mà để các em một cách tự giác, tích cực và thầy cô không phải “nhồi nhét” kiến thức, một hoạt động tiêu biểu cho dạy học theo phương pháp mới như thế nào cho có hiệu quả đó cũng chính là vấn đề được chúng tôi mạnh dạn đề cập trong chuyên đề “TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC SINH THEO NĂNG LỰC DỰA TRÊN CHUẨN KIẾN THỨC BẰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI”. Mong nhận được sự quan tâm trao đổi, góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
II/ Thực trạng dạy học:
1/ Ưu điểm:
- Việc thực hiện dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng (trong tài liệu năm 2006 của Bộ GD và Đào Tạo)
- Việc phối hợp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “đọc-chép” đã kích thích hoạt động tích cực, sự tìm tòi suy nghĩ một cách độc lập của học sinh
- Công nghệ thông tin được ứng dụng trong việc dạy học làm nâng cao hiệu quả học tập và giúp học sinh có khả năng quan sát thực tiễn cao. 
2/Tồn tại:
Trong việc dạy học vẫn còn có hiện tượng không xác định được kiến thức trọng tâm và chưa bám sát vào chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng của bài học để giúp học sinh hoạt động tích cực. Học sinh không nắm được nội dung, kiến thức bài học.
Giáo viên còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học theo đúng phân môn dẫn đến tình trạng thụ động và thiếu sáng tạo của học sinh.
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học chưa thực sự có hiệu quả.
Việc sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học chưa có hiệu quả.
Xác định kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đạt trong mục tiêu bài dạy còn mang tính chung chung chưa thể hiện rõ, hoạt động của thầy và trò chưa cụ thể hóa một cách rõ ràng.
Chưa có phương pháp phù hợp với từng phân môn :Tiếng Việt, Làm văn, Văn học.
Chưa có sự phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
Việc sưu tầm tài liệu để phục vụ cho bài giảng còn hạn chế.
B/. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
I/. Tìm hiểu khái niệm chuẩn kiến thức, kĩ năng là gì?
Khái niệm chuẩn kiến thức, kĩ năng sống:yê
Chuẩn kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. 
Kĩ năng :Là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong bài học để vận dụng vào trong thực tế.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một bài học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng của bài học đó mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Ví dụ:trong phần Ngữ văn 7, Bài 5
Tiết 17: “SÔNG NÚI NƯỚC NAM”; “PHÒ GIÁ VỀ KINH” của Trần Quang Khải
GV cần xác định:
1. Chuẩn kiến thức:
-Với bài “Sông núi nước Nam”:HS có những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại. Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
-Bài “Phò giá về kinh” Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải. Đặc điểm về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết về thể thơ Đường luật.
- Đọc- hiểu và phân tích thơ Đường luật chữ Hán qua baen dịch tiếng Việt.
- Để việc dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng cần có những biện pháp sau:
II/ Biện pháp
1/ Đối với giáo viên: 
a. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu cần đạt được là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Dạy không quá tải và không lệ thuộc vào sách giáo khoa. Việc khai thác kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và có sự phân hóa học sinh dựa trên năng lực tiếp thu như ở tiết 17: Bài “Sông núi nước Nam”, “Phò giáo về kinh”.
	Giáo viên cần xác định rõ những nội dung kiến thức cơ bản cần cung cung cho học sinh:
Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm có nhiều thể: Thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bátĐường luật là luật thơ có từ đời Đường ở Trung Quốc
Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ quy định mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có năm tiếng hoặc bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
“Nam quốc sơn hà” là một bài thwo chữ Hán viết theo thể thơ tứ tuyệt Đường luật. Tác phẩm ra đời gắn liền vối tên tuổi Lý Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt: 
	+ Lời khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của đất nước.
	+ Ý chí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc
	+ Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn dồn nén cảm xúc giọng thơ giỏng dạt hùng hồn đanh thép thiên về nghị luận
	+ Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Với bài “phò giáo về kinh” cần xác định cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau: Dưới thời Trần nhân dân ta đã có những trang sử vẻ vang. Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Sau chiến thắng Chương Dương Hàm Tử giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài thơ này. Đây là bài thơ tỏ chí.
	+ Bài thơ thể hiện hào khí của dân tộc ở thời Trần được tái hiện qua những sự kiện lịch sử chống giặc Quân Nguyên xâm lược: Chiến thắng Hàm Tử Chương Dương.
	+ Phương châm giữ nước vững bền.
	+ Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ ngủ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm xúc để thể hiện niềm tự hào cảu tác giả trước những chiến thắng hòa hùng của dân tộc. Nhịp thơ dồn dập tái hiện những chiến thắng liên tiếp cảu quân và dân ta. Hình thức diễn đạt cô đúc hàm xúc, giọng thơ sảng khoái hân hoan đầy tự hào.
b. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế bài giảng nhằm đatj được những yêu cầu cơ bản tối thiểu trong một bài học
c. Không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa, không cố dạy hết toàn bộ sách giáo khoa. Việc khai thác sâu kiến thức trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh vì trong chương trình có bài quá dài không truyền đạt hết nội dung như ở hai bài này trong một tiết. Vì vậy giáo viên cần tập trung vào kiến thức cơ bản tối thiểu mà chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu cần đạt. Giáo viên cần phải có phương pháp kỹ thuật dạy học linh hoạt nhằm phát huy tích cực chủ đạo sáng tạo tự giác học tập của học sinh. Cần rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy năng lực tự học tự nguyên cứu tạo hứng thú về nhu cầu tìm hiểu và học tập trong học sinh.
d. Trong việc tổ chức dạy học trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn tổ chức các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình
- Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình sách giáo khoa.
- Tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, làm việc cả lớp để nắm vững nội dung, sự kiện lịch sử.
e. Với tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thận chí sử dụng các nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy.
	Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để đặc ra yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu , kém trong quá trình học tập
f. Thiết kế và hướng dẫn học sinh trao đổi trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành như hình thành sơ đồ tổng kết nội dung bài học hay là viết bài văn. Ví dụ trong bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt” tiết 3 chương trình ngữ văn lớp 6.
Từ
Từ đơn
(1 tiếng)
Từ phức
(có từ 2 tiếng trở lên)
Từ láy
(quan hệ về âm)
Từ ghép
(quan hệ về nghĩa)
g. Dạy học theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng kĩ năng năng lực vận dụng các kiến thức văn học vào trong đời sống như: vận dụng các loại văn bản nhật dụng: văn bản hành chính, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận.
h. Trong việc dạy học cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học như hình ảnh minh họa, băng, đĩa. Giáo viên, học sinh tích cực làm đồ dụng, thiết bị dạy học đồng thời ứng dụng công nghệ trong tin trong bài học một cách có hiệu quả
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng không có nghĩa là cắt bỏ kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông cần có phương pháp khác nhau về mức độ để cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Những nguyên tắc định hướng;
Sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học: căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Giáo viên đối chiếu tài liệu này với sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản trọng tâm đồng thời xác định được kĩ năng cần hình thành cho học sinh. Cụ thể là.
	Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức như: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. 
Cần phải căn cứ vào năng lực học tập, cơ sở vật chất của học sinh để cung cấp mức độ đạt được về kiến thức chuẩn
Thực hiện nội dung dạy học: 
	- Khi tiến hành bài giảng trên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhất thiết phải dựa vào những hoạt động hệ thống câu hỏi: Nhận biết, gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi định hướng, câu hỏi tình huống, câu hỏi tái hiện, câu hỏi mang tính suy luận, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển ý tạo hứng thú học tập cho học sinh
	- Đối với môn ngữ văn là một môn khoa học xã hội gắn liền với sự kiện lịch sử hiện thực đời sống xã hội, ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày nên khi dạy học cần hướng dẫn học sinh nắm được những sự kiện lịch sử và hiện thực đời sống xảy ra quanh chúng ta. Rèn luyện kĩ năng trao dồi ngôn ngữ tiếng Việt
	- Tận dụng tối đa các thiết bị đồ dùng dạy học về phương tiện hỗ trợ đặt biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học sao cho học sinh nhắm được kiến thức trọng tâm
3. Tổ chức dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn
a. Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tìm cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và có lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực: Tranh ảnh, sơ đồ, bản phụ, băng, đĩa, công nghệ thông tin vào từng bài giảng sao cho phù hợp
c. Sử dụng câu hỏi một cách có hệ thống kết hợp với hình ảnh minh họa để hình thành khái niệm hoặc phân tích vấn đề đối với đặc thù môn học
d. Sử dung phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực: phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ
Lưu ý 
	Phương pháp dạy học đối với môn ngữ văn ở từng phân môn phải có phương pháp phù hợp
Tiếng Việt thường sử dụng phương pháp quy nạp, tích hợp.
Làm văn sử dụng phương pháp diễn giảng thực hành.
Văn học sử dụng phương pháp dẫn dắt phân tích, bình luận tích hợp
Giáo viên cần có sự linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm nâng cao chất lượng học tập.
III/. Minh họa chuyên đề:
Vận dụng giảng dạy CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ-Lí Bạch )
1/.Cần xác định được kiến thức trọng tâm, kĩ năng:
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động đến tâm tình của nhà thơ.
- Đọc – hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
2/. Phương pháp thực hiện:
Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu để xác định nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng
Sử dụng hệ thống câu hỏi phân loại theo năng lực học sinh.
Sử dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học để thiết kế các hoạt động trên lớp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu:
Kiến thức học sinh cần nắm được về thể thơ cổ thể, đề tài “vọng nguyệt hoài hương” trong thơ Lí Bạch
Kĩ năng: Đọc, nghe, trình bày (học sinh: kém, yếu, trung bình)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Gv cho hoïc sinh nhaéc laïi vaøi neùt veà taùc giaû Lí Baïch.
- “Voïng nguyeät hoaøi höông” coù nghóa laø gì?
- Gv giôùi thieäu moät soá hình aûnh veà Lí Baïch vaø Lí Baïch thích ngaém traêng.
- Gv ñoïc maãu, sau ñoù goïi hoïc sinh ñoïc.
s Haõy cho bieát theå thô cuûa baøi thô naøy? Theå thô ñoù nhö theá naøo? 
- Gv giôùi thieäu theâm veào giai thoaïi Lí Baïch cheát vì aùnh traêng treân soâng Tröôøng Giang
- Hoïc sinh nhaéc laïi kieán thöùc cuõ.
- Troâng traêng nhôù queâ
- Hoïc sinh ñoïc.
- Coå theå (Hoïc sinh döïa vaøo phaàn chuù thích ñeå traû lôøi) laø theå thô trong ñoù moãi caâu thöôøng coù 5 hoaëc 7 chöõ, song khoâng bò nhöõng qui taéc chaët cheõ veà nieâm luaät vaø ñoái raøng buoäc.
I/. Tìm hieåu chung:
1/. Thô Lí Baïch
2/. Taùc phaåm :
a) Ñeà taøi : 
b) Theå thô: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Hai câu đầu chuẩn kiến thứcủ yếu tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình.
+ Kĩ năng đọc, nghe, phân tích, cảm nhận.
- Biện pháp: Dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gợi mở, nêu vấn đề, dẫn dắt, tình huống, tái hiện, câu hỏi suy luận
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv treo bảng phụ
GV: cho HS thảo luận nhóm:
-Câu hỏi nhận biết: thể thơ cách gieo vần (HS yếu, tb)
-Câu hỏi phát mang tính phát hiện: So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ (HS trung bình).
-Cảm nhận về nội dung của bài thơ?(HS khá, giỏi)
GV: Cho HS hoạt động độc lập:
Tìm bố cục của bài thơ.
GV:Định hướng cho HS tìm hiểu hai câu thơ đầu bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, dưới dạng câu hỏi nhận biết, phát hiện.(HS yếu, trung bình)
Vd: Hai câu đầu có phải chỉ đơn thuần là tả cảnh không?
a. có	b. không
Vì sao? 
a. có chủ thể trữ tình 	b.có tả người
-Chủ thể trữ tình xuất hiện ở hai câu đầu được thể hiện qua hình ảnh, chi tiết nào?
a.trăng rọi	b.đầu gường c. nghi	d.phủ sương
-Sử dụng câu hỏi mang tính tư duy suy luận (HS khá, giỏi)
Gv: nêu câu hỏi dẫn dắt: vậy từ đó em có thể cho biết tác giả ngắm trăng trong tư thế nào? Vì sao?
Nếu thay từ sàng bằng từ án, trác. Từ ngỡ bằng một từ khác thì ý câu thơ có thay đổi không? Từ đó em có nhận xét gì về cách miêu tả ở hai câu thơ trên?
GV: chuyển ý cho HS tìm hiểu hai câu cuối của bài thơ;
Đưa ra hệ thống câu hỏi cho HS thảo luận: câu hỏi mang tính chất nhận biết, phát hiện và tư duy suy luận. (HS yếu, kém, trung bình, khá, giỏi)
VD:Có thể xem hai câu cuối là tả tình thuần túy không? Cụm từ trực tiếp tả tình trong hai câu cuối bài thơ? Những từ còn lại tả gì? Hai câu này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa tâm trạng chủ thể trữ tình?
GV: Sử dụng câu hỏi định hướng, câu hỏi tái hiện để HS suy nghĩ độc lập trả lời
VD: Dựa vào hiểu biết của em, em có thể diễn đạt sự liền mạch ý của bốn câu thơ trên bằng văn xuôi theo cảm nhận của bản thân? (HS trung bình, khá, giỏi)
GV: chốt lại Bài thơ bằng sơ đồ để tổng kết nội dung bài học
Học sinh: chú ý nghe, quang sát
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
II/. Đọc – hiểu văn bản
1/. Hai câu đầu
- Sự liên tưởng nhạy bén tâm hồ phóng khoáng dể rung cảm với thiên nhiên
- Ánh trăng cức sáng là đối tượng khơi gợi cảm súc của nhà thơ trong đêm không ngủ được.
2/. Hai câu cuối:
Nghệ thuật đối lập
Khắc họa nỗi nhớ cố hương khôn cùng của tác giả
=>Tình yêu quê hương sâu sắc
III/. Tổng kết:
C/.KẾT LUẬN
	Thực hiện trên tinh thần cải cách của Bộ GD-ĐT về đổi mới phương pháp dạy học: lấy HS làm trung tâm và GV là người hướng dẫn, định hướng cho HS chiếm lĩnh tri thức, đồng thời với mong mỏi nâng cao khả năng tự học của HS nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, chúng tôi đã cố gắng thực hiện chuyên đề này. Nhưng hạn chế về thời gian tất nhiên không tránh khỏi những sơ suất, những điểm chưa cụ thể, những ý định chưa thực hiện được như: thực hiện thí điểm, một số nội dung trong chuyên đề cần được khai thác thêm như trong việc sử dụng câu hỏi như thế nào phù hợp với năng lực của HS. Đối với bộ môn Ngữ văn mục tiêu giáo dục kĩ năng sống ở trường THCS.
	Một lần nữa chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, và có thể ứng dụng hiệu quả hơn.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 10 năm 2010
 Người viết
 NGUYỄN THỊ HỒNG THI

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_To_chuc_day_hoc_phan_hoa_hoc_sinh_theonang_luc_dua_tren_chuan_kien_thuc.doc