Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số đồ chơi liên hoàn giúp trẻ phát triển tư duy logic

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số đồ chơi liên hoàn giúp trẻ phát triển tư duy logic

5. Mô tả bản chất sáng kiến.

5. 1. Tính mới của sáng kiến:

Như chúng ta đã biết phát triển tư duy logic cho trẻ ở lứa tuổi mầm non hiện

nay luôn được các trường mầm non cũng như các bậc cha mẹ rất quan tâm.

Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm đòi hỏi mỗi trẻ phải luôn chủ động, sáng tạo và thể hiện bản thân mình, từ đó

kích thích khả năng tư duy logic của trẻ một cách có trình tự. Tuy nhiên hiện nay

với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự nuông chiều của các bậc phụ huynh

các cháu dần dần rơi vào tình trạng thụ động, không phát huy được khả năng tư duy

logic.

Trong trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là

phương tiện giúp trẻ thực hiện những hoạt động đó, đồng thời cũng chính là

cách giúp trẻ tiếp thu bài học sinh động và hiệu quả. Hoạt động với đồ dùng đồ2

chơi luôn tạo cho trẻ sự hứng thú kích thích trẻ tích cực hoạt động thỏa mãn nhu

cầu vui chơi của trẻ, phát triển tư duy óc quan sát kỹ năng so sánh .tích lũy

được vốn từ phát triển ngôn ngữ, kỹ năng vận động. giúp trẻ được phát triển

toàn diện các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Trẻ mầm non học mà chơi,

chơi mà học là một trong các hoạt động của trẻ có mục đích to lớn đối với sự

phát triển toàn diện về nhân cách con người trẻ. Trẻ rất hiếu động, trẻ tò mò muốn

tự mình khám phá thế giới xung quanh trẻ, trẻ đến lớp được tham gia vào nhiều

hoạt động học bổ ích. Nhưng hoạt động trẻ yêu thích nhất là hoạt động vui chơi,

trong quá trình chơi trẻ học hỏi một cách tích cực, trẻ phát huy được những sáng

kiến, biết chủ động tạo ra các tình huống khi chơi

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1035Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số đồ chơi liên hoàn giúp trẻ phát triển tư duy logic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long. 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Stt 
Họ và 
tên 
Ngày, 
tháng, 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) đóng 
góp vào việc 
tạo ra sáng 
kiến 
1 
DOÃN 
THỊ TỨ 
22/06/1993 
Trường 
mầm non 
Thanh Phú 
Giáo 
viên 
ĐHSP 
Mầm Non 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến :“Thiết kế một số đồ chơi 
liên hoàn giúp trẻ phát triển tư duy logic”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến đồng thời là tác giả tạo ra sáng kiến 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 07/9/2020 
5. Mô tả bản chất sáng kiến. 
5. 1. Tính mới của sáng kiến: 
Như chúng ta đã biết phát triển tư duy logic cho trẻ ở lứa tuổi mầm non hiện 
nay luôn được các trường mầm non cũng như các bậc cha mẹ rất quan tâm. 
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm đòi hỏi mỗi trẻ phải luôn chủ động, sáng tạo và thể hiện bản thân mình, từ đó 
kích thích khả năng tư duy logic của trẻ một cách có trình tự. Tuy nhiên hiện nay 
với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự nuông chiều của các bậc phụ huynh 
các cháu dần dần rơi vào tình trạng thụ động, không phát huy được khả năng tư duy 
logic. 
Trong trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là 
phương tiện giúp trẻ thực hiện những hoạt động đó, đồng thời cũng chính là 
cách giúp trẻ tiếp thu bài học sinh động và hiệu quả. Hoạt động với đồ dùng đồ 
2 
chơi luôn tạo cho trẻ sự hứng thú kích thích trẻ tích cực hoạt động thỏa mãn nhu 
cầu vui chơi của trẻ, phát triển tư duy óc quan sát kỹ năng so sánh .tích lũy 
được vốn từ phát triển ngôn ngữ, kỹ năng vận động... giúp trẻ được phát triển 
toàn diện các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Trẻ mầm non học mà chơi, 
chơi mà học là một trong các hoạt động của trẻ có mục đích to lớn đối với sự 
phát triển toàn diện về nhân cách con người trẻ. Trẻ rất hiếu động, trẻ tò mò muốn 
tự mình khám phá thế giới xung quanh trẻ, trẻ đến lớp được tham gia vào nhiều 
hoạt động học bổ ích. Nhưng hoạt động trẻ yêu thích nhất là hoạt động vui chơi, 
trong quá trình chơi trẻ học hỏi một cách tích cực, trẻ phát huy được những sáng 
kiến, biết chủ động tạo ra các tình huống khi chơi. 
Để các cháu có được một môi trường học tập phong phú. Hứng thú, biết thể 
hiện mình và hơn hết là phát triển được tư duy logic của mỗi cá nhân trẻ, đòi hỏi 
giáo viên cần đưa ra các biện pháp mới, những dụng cụ, đồ dùng đồ chơi để hỗ trợ 
cho trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã : “ Thiết 
kế một số đồ chơi liên hoàn giúp trẻ phát triển tư duy logic”. 
5.2 Nội dung của sáng kiến 
Để giúp trẻ nhanh nhẹn, hứng thú hơn trong các hoạt động tôi đã tìm tòi và 
làm bộ đồ chơi liên hoàn giúp trẻ phát triển tư duy lô gic như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu 
Nguyên vật liệu: 
* Bộ đồ chơi 1 gồm: 
- 3 Chai nước ngọt lớn, 2 chai nước ngọt nhỏ, 
- 1 bàn cờ vua đã sử dụng 
- 9 quả bóng tròn nhỏ, 10 quả bóng bàn. 
- 10 ly nhựa, 20 nắp chai, 1m bìa alu, bìa cactong, hộp giấy, 1 rổ nhựa 
* Bộ đồ chơi 2 gồm: 
- 2 bìa catton, 2 thùng sữa ,30 nắp chai 
- 6 chai nước ngọt, giấy đề can, hình các loại quả... 
Bước 2: Cách tiến hành làm, thiết kế các đồ chơi 
 * Bộ đồ chơi thứ nhất 
3 
Đồ chơi 1: Cách làm như sau: 
 Lấy 3 chai nước ngọt khoét thành 2 lổ ở đầu chai nước 1 lổ và đuôi chai 
nước 1 lổ sau đó dùng keo dính cố định các chai nước đó lên tấm alu theo đường 
dích dắc. Các ly nhựa được dán với keo gai hai mặt dính trên tấm alu, trên mỗi ly 
nước đó có gắn các chữ số từ 1 đến 10 
 Hình 1 Hình 2 
Đồ chơi 2: Cách làm như sau: 
Dùng giấy đề can dán lên bàn cờ vua sau đó thì lấy giấy đề can màu tím để 
làm các đường của bàn cờ, trên nắp chai nhựa có gắn các chữ cái. Những chữ cái 
được đặt lên bàn cờ để di chuyển như các quân cờ cho dễ dàng, sử dụng 1 tấm 
bìa cát tông để làm một bảng phụ gắn các từ tương ứng với các chữ số, ví dụ số 
1: em bé,2: chị bé,3: mẹ bé.... 
 Hình 3 Hình 4 
4 
 Hình 5 Hình 6 
Đồ chơi 3: Cách làm như sau 
Hộp giấy có hình vuông khoét làm 2 lổ trên mặt nắp, gắn hai hộp sữa nutri 
vào hai lỗ được khoét trên mặt nắp, các quả bóng bàn được để trong 1 cái rổ 
nhựa 
 Hình 7 Hình 8 
Đồ chơi 4: Cách làm như sau 
Một bảng giấy rô ki bên trên vẽ các hình và các số thứ tự từ 1 đến 8 và 
một rổ bóng nhựa nhỏ. Trên mỗi quả bóng nhựa nhỏ vẽ ký hiệu tương ứng với 
các hình như tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhât, các hướng mũi tên 
bên trái bên phải, biển báo cấm 
5 
 Hình 9 Hình 10 
Cách chơi bộ đồ chơi liên hoàn thứ nhất 
Mục đích: Giúp trẻ có tư duy lô gic, củng cố số đếm, chữ cái, hình ảnh 
tương ứng trong cùng một thời gian, hình dạng,Giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt 
hơn khi thực hiện trò chơi. 
Áp dụng được trong nhiều hoạt động như: hoạt động góc,hoạt động làm 
quen với toán, làm quen chữ cái 
Cách chơi 
Đầu tiên một trẻ chạy lên chọn 1 quả bóng nhựa nhỏ không có ký hiệu thả 
theo đường zíc zắc. Ví dụ : Quả bóng nhựa nhỏ rơi vào ly nhựa là số 3 thì trẻ tìm 
từ tương ứng với chữ số 3 là dãy chữ “mẹ bé”. (Đồ chơi 1,2) 
Sau đó tại hình số 2 trẻ tìm từng chữ cái trong từ “ mẹ bé” di chuyển nắp 
chai có chứa những chữ cái trong từ “mẹ bé” gồm chữ m, chữ ẹ, chữ b, chứ é 
trên bàn cờ để ghép thành từ “mẹ bé”. Trẻ đếm số lượng chữ cái trong từ ( mẹ 
bé) có 4 chữ cái tương ứng với chữ số 4. (Đồ chơi 2) 
Trẻ lấy 4 viên bi thả vào miệng hộp sữa (1 viên tương ứng 1 chữ cái trong 
từ mẹ bé). Sau đó trẻ mở nắp hộp lên và đếm kết quả trong hộp (4 viên bi). (Đồ 
chơi 3) 
Trẻ tìm được kết quả là 4 trẻ so với bảng ký hiệu số 4 là (hình chữ nhật) 
(Đồ chơi 4) và chạy về nói với bạn kế tiếp. 
6 
Bạn tiếp theo lên tìm quả bóng bàn có ký hiệu hình chữ nhật (mà bạn vừa 
nói tiếp tục thả vào đường zíc zắc và cứ như vậy cho đến hết. (Đồ chơi 1) 
 Sơ đồ cách chơi: 
 Đồ chơi 4 
Đồ chơi 1 Đồ chơi 3 
 Đồ chơi 2 
* Bộ đồ chơi thứ hai: 
Đồ chơi 1: cách làm như sau 
Hộp giấy vuông có các mặt bằng nhau được trang trí màu sắc, trên mỗi 
mặt gắn số lượng nắp chai tương ứng: 1,2,3,4,5,6 (Hình 1a,1b) 
7 
 Hình 1a Hình 1b 
Đồ chơi 2: Cách làm như sau 
Bước 1: Dùng tấm bìa cát tông và thùng sữa. Bìa cát tông để cắt thành các 
tổ ong, sử dụng hai thùng sữa dán lại với nhau sau đó dùng các giấy đề can màu 
bao xung quanh các bề mặt của thùng lại. (Hình 2a,2b,2c,2d) 
 Hình 2a Hình 2b 
 Hình 2c Hình 2d 
8 
Bước 2: Cắt các hình lục giác trên tấm bìa catton, mặt trên lấy những tấm 
lục giác có màu sắc rời gắn lên làm cửa che những tấm hình đã cắt, trên mỗi tấm 
lục giác có các chữ số tương ứng (1,2,3,4,5,6), mặt dưới mỗi hình lục giác cắt 
chai nhựa gắn thành những ống đựng các hình ảnh chủ đề mà cô muốn truyền 
đạt đến trẻ ( ví dụ: Hình quả xoài).(Hình 2e,2f,2g,2h) 
 Hình 2e Hình 2f 
 Hình 2g Hình 2h 
Đồ chơi 3: Cách làm như sau 
Dùng tấm bìa lịch dán giấy đề can màu trắng lên tấm lịch sau đó sử dụng 
các giấy đề can khác màu dán thành ngôi nhà lớn và ngôi nhà nhỏ. Ngôi nhà lớn 
dán các nắp chai có chữ cái, bên cạnh ngôi nhà là con đường về các ngôi nhà 
nhỏ, trên mỗi ngôi nhà nhỏ có các từ chỉ tên hình ảnh trong tranh, chữ cái cần 
9 
tìm về được viết khác màu với các chữ còn lại (Ví dụ là màu đỏ). (Hình 
3a,3b,3c,3d) 
 Hình 3a Hình 3b 
 Hình 3c Hình 3d 
Cách chơi bộ đồ chơi liên hoàn thứ hai 
Mục đích: Giúp trẻ có tư duy lô gic, củng cố chữ cái, số đếm,chữ số, so 
sánh, phân biệt hình ảnh tương ứng trong cùng một thời gian. Giúp trẻ nhanh 
nhẹn, linh hoạt hơn khi thực hiện trò chơi. 
Áp dụng được trong nhiều hoạt động như: hoạt động góc,hoạt động làm 
quen với toán, làm quen chữ cái, MTXQ 
10 
Cách chơi: 
Đầu tiên một trẻ chạy lên tung cục xúc xắc. Xúc xắc rơi xuống trẻ đếm 
xem có bao nhiêu nắp chai. (Hình 1) 
Sau đó trẻ tìm tổ ong (hình lục giác) có chữ số tương ứng số lượng xúc xắc 
vừa tung được và lật tổ ong lên lấy hình ảnh phía sau. (Hình 2,3) 
Nhanh chân chạy về ngôi nhà chữ cái, dán hình ảnh đó vào ngôi nhà và 
chọn chữ cái thích hợp từ ngôi nhà chung, tìm đường về đúng ngôi nhà chữ cái 
màu đỏ có trong từ. (Hình 4) 
 Sau đó chạy về đập tay bạn kế tiếp lên chơi, cứ như vậy cho đến hết. 
 Sơ đồ cách chơi: 
 Hình 4 
 Hình 1 Hình 3 
 Quả xoài 
 Hình 2 
11 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Có sự chấp thuận của ban giám hiệu nhà trường 
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ 
dạy vào các hoạt động một cách hợp lý. 
Thu thập nhiều tài liệu và thiết kế nhiều trò chơi mới nhằm giúp trẻ hưng 
thú trong khi học và phát triển tư duy cho trẻ. 
Chi phí để mua vật liệu: 
S
TT 
Tên vật liệu 
Số 
lượng 
Đơn 
vị tính 
Thành 
tiền 
1 Giấy đề can 3 Tờ 30.000đ 
2 Nắp chai 60 Cái PH Hỗ trợ 
3 Chai nhựa 9 Chai PH Hỗ trợ 
4 Tấm nhựa alu 1 Miếng 50,000đ 
5 Ly nhựa 10 Cái PH Hỗ trợ 
6 Bìa catong 8 Cái PH Hỗ trợ 
7 Bóng nhựa 9 Quả PH Hỗ trợ 
8 Bóng bàn 10 Quả PH Hỗ trợ 
Tổng cộng 80,000đ 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
Qua thời gian thực hiện, bản thân tôi cũng đã có những trải nghiệm lớn 
trong cách suy nghĩ, cách làm và đặc biệt là cách tổ chức các trò chơi nhằm phát 
triển tư duy logic cho trẻ 5 - 6 tuổi. 
Qua đó tôi nhận thấy sáng kiến của mình đem lại những lợi ích sau: 
Về phía giáo viên: 
Giáo viên có thể áp dụng cách làm này dễ dàng, chỉ cần sáng tạo sắp xếp 
các đồ chơi là có thể tạo ra một trò chơi mới cho trẻ. 
12 
Sử dụng được trong nhiều hoạt động học: Hoạt động góc, hoạt động làm 
quen chữ cái,chữ số, thể chất ,hoạt động chơi.... 
Củng cố kiến thức đã học cho trẻ một cách thoải mái, không gò bó trẻ, đáp 
ứng được nhu cầu chơi mà học của trẻ. 
Cách làm không khó nên có thể làm ở các lớp, tiết kiệm chi phí. 
Giúp cho tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được mục tiêu 
kế hoạch đưa ra. 
Về phía trẻ: 
 Sau khi áp dụng sáng kiến này trẻ nhanh nhẹn, chủ động, tích cực, phát 
huy khả năng tư duy logic của mỗi cá nhân , Trẻ có thể “học mà chơi, chơi mà 
học” ở mọi lúc mọi nơi . 
Về phía phụ huynh: 
Phụ huynh quan tâm hơn đến lớp học, thể hiện ở việc đóng góp nguyên vật 
liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cháu. 
Trên đây là sáng kiến :“Thiết kế một số đồ chơi liên hoàn giúp trẻ phát 
triển tư duy logic” Của tôi đã được chính bản thân tôi áp dụng cho các học trò 
của mình và thu được những lợi ích thiết thực trên trẻ. Biện pháp này có thể áp 
dụng cho tất cả các giáo viên và trẻ trong các trường Mầm non ở đơn vị khác 
nhờ tính khoa học và dễ thực hiện. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của 
BGH và chị em đồng nghiệp để kinh nghiệm ngày càng phong phú hơn. Tôi xin 
chân thành cảm ơn!. 
 Nhận xét của HĐSK trường 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
13 
 ĐÁNH GIÁ CỦA HĐSK CẤP TRƯỜNG 
TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
CHỦ TỊCH 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Phú , ngày 22 tháng 2 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Doãn Thị Tứ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_do_choi_lien_hoan_giup.pdf