Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sân chơi vật lý cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sân chơi vật lý cho học sinh THPT

Ngày nay, ngành giáo dục đang lồng ghép nhiều chương trình giáo dục vào bài giảng, chú trọng giáo dục và giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo nên việc lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy là rất thuận lợi. Thông qua trò chơi, học sinh không chỉ hiểu bài, mà còn biết nắm bắt vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tế khi gặp phải một cách nhanh lẹ hơn. Để tạo nên những buổi sinh hoạt định kì cho môn học, trường phổ thông nên hình thành Câu lạc bộ vật lí. Với các trò chơi nêu trên, kết hợp với các buổi báo cáo khoa học, trình diễn thí nghiệm vật lí, hóa trang vật lí, sẽ tạo nên những buổi sinh hoạt lí thú, đa dạng, đáng nhớ và ấn tượng, đồng thời bổ sung nhiều kiến thức vật lí mới kịp thời cho học sinh.

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4302Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sân chơi vật lý cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT3 CẨM THỦY
Chung Thị Sen
Tổ: Vật Lý – Công Nghệ
Trường THPT3Cẩm Thủy
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vật lý là môn học vô cùng trừu tượng nhưng rất bổ ích. Nó giúp chúng ta khám phá những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, giải thích được những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn. Vật lý ở xung quanh chúng ta với những ứng dụng thiết thực trong đời sống. Vật lý quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Đặc biệt là các em học sinh khi tiếp cận với môn vật lý thường hay gặp phải trục trặc vì kiến thức trừu tượng, khô khan và khó hiểu nên các em hay nản chí với môn học.
Để tạo hứng thú cho học sinh thêm yêu thích môn học nhiệm vụ của giáo viên là tìm phương pháp dạy học tích cực, sôi nổi.Không những thế phải tạo ra sân chơi để các em có thể khẳng định được kiến thức của mình đồng thời khẳng định bản thân trước bạn bè và thầy cô, rộng hơn là với xã hội.
Với tính cấp thiết của thực trạng như vậy. Tôi quyết định thực hiện đề tài: Tạo sân chơi vật lý cho học sinh THPT 
2. Mục đích nghiên cứu:
	* Lên khung chương trình, chuẩn bị các phương tiện như máy chiếu, các thiết kế trên máy tính, lên hệ thống các câu hỏi và chuẩn bị mảng kiến thức giới thiệu cho học sinh ôn tập trước.
	* Củng cố kiến thức trong chương trình học một cách liên tục, giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản.
	* Tổ chức được ít nhất 1 buổi trong 2 tháng cho học sinh toàn trường và 1 tiết trong một tuần cho hs một lớp
3. Phương pháp nghiên cứu:
	a. Nghiên cứu lý thuyết:
	* Tham khảo các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
	* Tham khảo cách làm MC tạo không khí sôi động cho sân chơi, làm sao cho sân chơi trí tuệ vừa là sân chơi giải trí
	* Sắp xếp, lựa chọn, và bổ sung thêm trò chơi cho phù hợp với đặc thù của môn học và đối tượng học sinh của trường.
	* Soạn thảo luật chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.
	* Học hỏi đồng nghiệp hỗ trợ kiến thức thiết kế chương trình trò chơi trên vi tính. 
	* Treo mức giải hấp dẫn và trò chơi khán giả để thu hút người xem.
	b. Nghiên cứu thực nghiệm: 
* Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi vật lý.
* Bước đầu tổ chức thực nghiệm ở các lớp mà tôi đang giảng dạy.
* Đã tổ chức được một buổi hoạt động ngoại khóa trong năm học vừa qua.
* Bước tiếp theo tổ chức ở toàn trường vào một buổi học ngoại khóa ngoài trời trong các năm tiếp theo.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Những yêu cầu của một trò chơi vật lí:
Vật lí là kho tàng kiến thức thực nghiệm mang đến cho người học những kiến thức bổ ích. Vì vậy người học vật lí cần thiết phải thực hiện thành thạo các hành động vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể vật lí cho đến các hoạt động cụ thể như lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả, Như vậy, muốn học tốt vật lí thì phải luôn thực hiện tốt các hành động vật lí.
Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụ thể hàng ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quá trình vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện tượng và các quá trình ấy, 
Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí thì chúng ta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi vật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức vật lí vào, làm cho học sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế trò chơi với các yêu cầu như sau:
* Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt. 
* Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể.
* Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý. 
* Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.
 Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em học sinh tự giác tham gia.
2. Một số trò chơi vật lí:
2.1. Trắc nghiệm vật lí:
* Luật chơi: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.
* Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính. 
* Hình thức chơi: Chia đội.
2.2.Lật ô chữ bí mật:
* Luật chơi: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa học hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 1). 
* Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
* Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng. 
2.3.Mô tả vật lí:
* Luật chơi: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái niệm vật lí) mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, , liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách. Người miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình. Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng (xem phụ lục 2)
* Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp lại để người chơi bốc thăm ngẫu nhiên.
* Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội. 
2.4. Đố vui ô chữ vật lí:
* Luật chơi: 
- Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ vật lý có ý nghĩa và hay thì chúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.
- Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng (xem phụ lục 3). 
* Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính.
* Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài.
3. Qui trình tổ chức trò chơi vật lí:
	Để thực hiện một trò chơi vật lí, người dạy vật lí cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau:
	- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.
	- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. 
	- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
	- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn .
	- Bước 5: Tổ chức trò chơi.
	- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
4. Kiểm nghiệm thực tế:
Vận dụng lí thuyết nêu trên vào thực tế, tôi đã tổ chức được các trò chơi ở các lớp như 10A2, 10A3,10A5, 12A4 và 11A5 với trò chơi đã nêu ở trên. Kết quả là tất cả học sinh đều hứng thú tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn. Hôm nào có trò chơi là các em rất hứng thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho các hoạt động giữa thầy và trò.
Tuy kết quả đem lại chưa cao lắm nhưng cũng khẳng định rằng phương pháp này đã mang lại hiệu quả trong quá trình dạy và học. Vì vậy, trò chơi vật lí cần được nghiên cứu và lồng ghép vào bài giảng vật lí để góp phần thực hiện tốt hơn mục đích dạy học.
III. KẾT LUẬN:
Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổi ôn tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ. Trường phổ thông có thể nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủ đề hoạt động theo tháng. Ví dụ: Chủ đề tháng 2 là “Tháng Vật lí” và phát động phong trào thi đua học tốt vật lí. Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi giữa các khối lớp, hoặc chọn mỗi lớp một học sinh, chia thành 2 đội chơi, kết hợp với trò chơi dành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của học sinh, góp phần tạo tình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè.
Ngày nay, ngành giáo dục đang lồng ghép nhiều chương trình giáo dục vào bài giảng, chú trọng giáo dục và giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo nên việc lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy là rất thuận lợi. Thông qua trò chơi, học sinh không chỉ hiểu bài, mà còn biết nắm bắt vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tế khi gặp phải một cách nhanh lẹ hơn. Để tạo nên những buổi sinh hoạt định kì cho môn học, trường phổ thông nên hình thành Câu lạc bộ vật lí. Với các trò chơi nêu trên, kết hợp với các buổi báo cáo khoa học, trình diễn thí nghiệm vật lí, hóa trang vật lí, sẽ tạo nên những buổi sinh hoạt lí thú, đa dạng, đáng nhớ và ấn tượng, đồng thời bổ sung nhiều kiến thức vật lí mới kịp thời cho học sinh. 
MỤC LỤC
PHỤ LỤC 1: LẬT Ô CHỮ BÍ MẬT
- Thể lệ: Xem phần 2.2.
- Nội dung ôn tập: Chương IV, V, VI. 
- Mục đích giáo dục: 
	+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức của ba chương nêu trên.
	+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng Albert Einstein.
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 5
CÂU 7
CÂU 9
CÂU 4
CÂU 6
CÂU 8
CÂU 10
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
1
Mạch dao động là gì?
Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là mạch dao động
2
Sóng có tần số là f=6MHz thuộc loại sóng nào?
Vì 
Vậy sóng trên thuộc loại sóng ngắn.
3
Bộ phận nào dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số?
Loa
4
Nêu ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng?
Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính.
5
Định nghĩa khoảng vân giao thoa?
Là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp nhau.
6
Kể tên các bộ phân cấu tạo nên máy quang phổ lăng kính?
Ba bộ phận: Ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối
7
Hiện tượng quang điện ngoài là gì?
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài).
8
Lượng tử năng lượng là gì?
Là lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay bức xạ có giá trị hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra, còn h là một hằng số.
9
Phôtôn là gì?
Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. Hay phôtôn là 1 lượng tử năng lượng của ánh sáng.
10
Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm gì?
Là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Từ khóa
Đây là bức tranh của nhà vật lí nổi tiếng thế kỉ 20?
Bức ảnh của Albert Einstein năm 1921, khi lãnh giải Nô-ben về vật lí.
PHỤ LỤC 2: TRÒ CHƠI MIÊU TẢ VẬT LÍ
- Thể lệ: Xem phần 2.3.
- Nội dung cần ôn tập: Chương I. Dao động điều hòa. Chương II. Sóng cơ và sóng âm. Vật lí lớp 12 ban cơ bản.
- Mục đích giáo dục: 
	+ Ôn lại các kiến thức đã học ở 2 chương nêu trên.
	+ Giúp học sinh nhìn nhận được sự liên tục của kiến thức trong chương trình học.
STT
Từ yêu cầu miêu tả
Cách miêu tả gợi ý
1
Dao động cơ
Sự di chuyển qua lại của vật nào đó quanh một vị trí cân bằng
2
Dạng của phương trình dao động điều hòa là gì?
3
Biên độ dao động
x cực đại được gọi là gì?
4
Chu kì
Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần gọi là gì?
5
Tần số
Nghịch đảo của chu kì là đại lượng nào?
6
Rađian
Đơn vị của tần số góc là gì?
7
Cơ năng
Trong dao dộng điều hòa, đại lượng này được bảo toàn?
8
Con lắc đơn
Vật nhỏ (khối lượng m) treo vào đầu sợi dây không dãn (dài l), có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định.
9
Gia tốc rơi tự do
Ứng dụng công thức tính chu kì của con lắc đơn để đo đại lượng nào trên Trái đất?
10
Dao động tắt dần
Kéo con lắc đơn lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay, con lắc có biên độ giảm dần gọi là?
11
Dao động duy trì
Con lắc đồng hồ được bù phần năng lượng mất đi sau mỗi chu kì là?
12
Cộng hưởng
Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi f=f0 là hiện tượng gì?
13
Giản đồ Frenen
Sử dụng phương pháp gì để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số?
14
Sóng cơ
.. là dao động lan truyền trong một môi trường.
15
Sóng ngang
Các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền gọi là?
16
Sóng dọc
Các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền gọi là?
17
Chân không
Sóng cơ không truyền được trong môi trường nào?
18
Bước sóng
.. là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì?
19
Giao thoa
Hiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau tạo thành các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng gì?
20
Sóng kết hợp
Hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian gọi là hai nguồn gì?
21
Sóng dừng
Khi có dao động lan truyền trên sợi dây xuất hiện các nút và các bụng gọi là?
22
Nút sóng
Những điểm đứng yên trên sợi dây có tên gọi là?
23
Bụng sóng
Những dao động mạnh nhất trên sợi dây có tên gọi là?
24
Môi trường truyền âm
Các chất rắn, lỏng, khí và chân không có thể gọi chung là gì?
25
Âm sắc
. giúp ta phân biệt các nguồn phát khác nhau.
PHỤ LỤC 3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ
- Thể lệ: Xem phần 2.4.
- Nội dung cần ôn tập: Toàn chương trình Vật lý lớp 12 ban cơ bản.
- Mục đích giáo dục:
	+ Ôn tập toàn kiến thức vật lí 12.
	+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải đối mặt.
1
M
Ạ
C
H
D
A
O
Đ
Ộ
N
G
2
T
Á
N
S
Ắ
C
3
D
Ò
N
G
Đ
I
Ệ
N
X
O
A
Y
C
H
I
Ề
U
4
T
I
Ê
N
Đ
Ề
B
O
5
T
I
A
X
6
T
H
U
Y
Ế
T
P
H
O
T
O
N
7
S
Ó
N
G
D
Ừ
N
G
8
C
Ả
M
K
H
Á
N
G
9
P
H
Ó
N
G
X
Ạ
Chủ đề
M
Á
Y
B
I
Ế
N
Á
P
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT
CÂU HỎI 
ĐÁP ÁN
1
Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là?
Mạch dao động
2
Hiện tượng ánh sáng trắng bị tách thành nhiều chùm sáng có mà sắc khác nhau khi đi qua lăng kính gọi là hiện tượng gì?
Tán sắc
3
Đại lượng nào có thể tồn tại trong những mạch điện có chứa tụ điện?
Dòng điện xoay chiều
4
Dùng lý thuyết gì để giải thích về cấu tạo của nguyên tử (hay giải thích quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử Hiđrô)?
Tiên đề Bo
5
Mỗi khi một chùm tia catôt – tức là chùm electron có năng lượng lớn tới đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra gì?
Tia X
6
Dùng thuyết này để giải thích tính chất hạt của ánh sáng?
Thuyết Photon
7
Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng gọi là?
Sóng dừng
8
Đại lượng này có tính chất cản trở dòng điện xoay chiều và có tác dụng làm i trễ pha 900 so với u
Cảm kháng
9
Quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững gọi là quá trình gì?
Phóng xạ
Hàng ngang
Là một trong những thiết bị dùng trong nhà máy điện.
Máy biến áp

Tài liệu đính kèm:

  • docskknkinh_nghiem_tao_san_choi_vat_ly_cho_hoc_sinh_thpt_5374.doc