Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả

Đồ vật là vật vô tri, vô giác. Để tả cho sinh động người ta thường hay

sử dụng biện pháp nhân hoá. Dựa vào điểm này, tôi đã hướng dẫn học sinh

dùng đại từ hay từ xưng hô: Anh, Chị, chú, cô nàng, anh chàng, khi đứng

trước ngôi thứ ba, hoặc dùng các địa từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất (“Tớ là

chiếc xe lu”) để tả. Có thể dùng theo các đại từ nhân xưng là hàng loạt các

động từ, tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghĩ của con người

được dùng để tả đồ vật. Nhờ vậy đồ vật trở nên sinh động, hấp dẫn dù là vật

vốn quen thuộc hàng ngày.

pdf 19 trang Người đăng hoangphat_259 Lượt xem 5555Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p, cách thức dạy Tập làm văn ở lớp 4 đối
với một số giáo viên còn lúng túng, đôi khi còn đơn điệu chưa phát huy
được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Giáo viên chưa đào sâu suy nghĩ về các biện pháp để hướng dẫn cho
học sinh viết văn một cách cố hiệu quả nhất. Các cách dạy của giáo viên
thường quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn, ngại thay đổi các phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, đi theo đường mòn, chưa mang tính sáng tạo,
chưa mạnh dạn đưa những sáng kiến, ý tưởng của mình vào quá trình giảng
dạy.
2.2. Đối với học sinh:
Học sinh không hứng thú với phân môn Tập làm văn, các em ngại học
hoặc học một cách đối phó vì các em ít được quan sát thực tế khi miêu tả.
Phần lớn các đối tượng miêu tả được đưa vào chương trình rất quen thuộc
đối với các em. Tuy nhiên vì các em thường hay không để tâm quan sát nên
việc tìm ý để miêu tả là rất khó. Bởi vậy, thực tế bài làm của học sinh nhiều
câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang
tính phát hiện của bản thân. Chẳng hạn có học sinh tả: “Cây nhãn này do
ông em trồng từ mười năm trước. Cây cao khoảng 40 cm, cành lá xum xuê
che bóng mát cho cả một khu đất rộng”. Mặt khác hầu như các bài văn của
học sinh làm chỉ mang tính chất liệt kê sự vật chứ chưa mang tính chất miêu
tả, thậm chí các em còn dựa nhiều vào những bài văn mẫu có trong các sách
tham khảo.
Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 4A, tôi thật sự
băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để học sinh ứng dụng những
điều đã học về biện pháp nhân hóa trong bài văn ? Làm thế nào để học sinh
viết được một văn miêu tả hay? Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: Một số
kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả sử dụng biện pháp
nhân hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với
học sinh lớp 4A.
- Phương pháp quan sát .
- Phương pháp khảo sát thực tế .
- Phương pháp thống kê .
- Phương pháp thực nghiệm .
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu về nội dung qui định Chương trình sách giáo khoa tiếng
việt 4 .
- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc dạy học sinh
sử dụng biện pháp nhân hóa khi viết văn miêu tả, trao đổi với đồng nghiệp
với học sinh và tự tìm ra những kinh nghiệm hay phù hợp để giảng dạy cho
học sinh.
2. Giải pháp đề ra:
Với thực trạng trên, trong năm học 2012-2013, tôi được nhà trường
phân công giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra
khảo sát chất luợng môn tập làm văn của học sinh trong lớp mình phụ trách.
Kết quả đạt được như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
4A 19 1 5 6 31 7 37 5 27
4B 20 1 5 7 35 8 40 4 20
Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn bản thân tôi
đã nghiên cứu kỹ chương trình Tập làm văn lớp 4, tìm tòi và thử nghiệm đổi
mới phương pháp dạy dạy học, mạnh dạn đưa các biện pháp tu từ đặc biệt là
biện pháp nhân hoá để hướng dẫn học sinh làm bài văn với mục đích để học
sinh có kĩ năng làm bài văn được tốt hơn.
Để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu
tả tôi đã tiến hành giúp học sinh làm rõ các vấn đề sau:
* Thế nào là văn miêu tả?
Để hiểu về văn miêu tả trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế
nào là văn miêu tả? Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con
người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng
như đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn
miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng
về mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc
mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Văn miêu tả mang
tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu tả có
tính rung động, tính hình tượng. Vì vậy, nó phải tuân theo những quy định
để làm ra một tác phẩm nghệ thuật.
* Biện pháp nhân hoá là gì?
Nhân hoá trong viết văn là cách dùng các từ ngữ chỉ về người hoặc biểu
thị về các hoạt động tính chất của con người để biểu thị các sự vật hoặc các
hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người, qua đó bày tỏ thái độ
tình cảm của người nói đối với đối tượng được miêu tả. Có tài liệu gọi nhân
hoá là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô sinh sang những vật
hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người.
Nhân hoá chỉ có thể được hiện thực hoá trong ngữ cảnh nhất định. Nếu tách
nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu đạt của nó sẽ không còn giá trị .
Khi nghiên cứu về biện pháp nhân hoá, các tác giả nghiên cứu về phong
cách học cho rằng: Nhân hoá là một loại, hoặc biến thể của ẩn dụ. Về hình
thức cấu tạo, nhân hoá cũng giống như ẩn dụ vì chỉ có một vế B được phô
bày, nó không gọi thẳng tên đối tượng mà để người ta tự tìm đến đối tượng
đó trong ngữ cảnh theo quy luật của lôgic. Quá trình liên tưởng đến đối
tượng đó là phân tích lôgic để xác lập đối tượng được miêu tả.
* Cơ sở của việc xác định biện pháp nhân hoá:
Cơ sở để tạo nên nhân hoá đó là sự liên tưởng. Liên tưởng để nhằm đi
đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải
là người. ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh tế, một sự hiểu biết chính xác
về những thuộc tính của con người cũng như những thuộc tính không phải
của con người.
Ví dụ: Gắn đặc tính của con người: siêng năng, cần cù, chịu khó, dùm
bọc lẫn nhau cho cây tre. Từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn,
mới mẻ, lý thú. Khi đó có sự chuyển trường nghĩa: Từ trường nghĩa sự vật ,
hiện tượng vô tri vô giác sang trường nghĩa con người.
Các hình thức nhân hoá thường dùng trong văn miêu tả đó là.
- Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất,
hoạt động của đối tượng không phải con người: chạy , nhảy, khóc, cười.
- Coi đối tượng không phải là con người như con người, tâm tư, trò
chuyện với nhau
- Có thể dùng các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia
đình để gọi tên các đối tượng không phải của người: ông, bà, chú, bác
Vì vậy tôi sẽ dựa vào các cấp độ sử dụng biện pháp này để phân loại,
hướng dẫn học sinh cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn nhằm để
đạt mục đích đó là.
- Nhân hoá giúp học sinh biết thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh
tế.
- Nhân hoá làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên ,
từ đó dùng trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ, giúp trẻ dễ hiểu và
nhận biết thế giới xung quanh.
* Cơ sở để xác định cách hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp
nhân hoá khi viết văn miêu tả:
Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm
cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật,
cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay
không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả
mà còn thể hiện được trí tưởng tượng khi miêu tả. Bởi vì trong thực tế,
không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự
đánh giá của mình, những tình cảm yêu ghét cụ thể của người viết. Các bài
văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến,
yêu thích (cái cặp sách, con búp bê, cây bàng). Vì vậy qua bài làm của
mình, các em được gửi gắm tình cảm của mình với những gì mà mình miêu
tả. khi khuyến khích học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá bản thân tôi đã
giúp học sinh những điểm sau:
- Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và
tính độc đáo của học sinh.
- Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản
thân vào quá trình học tập một cách tích cực.
- Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức
cho học sinh.
3. Các biện pháp thực hiện hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp
pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả:
Dạy học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá để trong viết văn nhằm
mục đích nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bậc tiểu học nói chung
và học sinh lớp 4 nói riêng xuất phát từ thực tiễn của quá trình dạy học
nhằm mặt hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của các cách dạy
học trước đây và hiện nay. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần thực
hiện những biện pháp sau:
Biện pháp 1:Nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở tiểu học
Giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở Tiểu học
để từ đó xác định đúng mục tiêu của từng kiểu bài, từng bài dạy. Cụ thể
mục tiêu của phân môn tập làm văn ở Tiểu học được thể hiện ở 2 nội dung
đó là:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết (kĩ
năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng viết đoạn văn; kĩ năng
liên kết đoạn văn thành bài văn). Bên cạnh đó củng cố và hoàn thiện các kĩ
năng mà học sinh đã học ở các phân môn khác như kĩ năng dùng từ đặt câu,
sử dụng dấu câu, viết đúng chính tả
- Thông qua việc dạy Tập làm văn để rèn luyện các thao tác tư duy, phát
triển ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự công
bằng trong xã hội; tình yêu và thói quen giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức,
thấm nhuần tryền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh,
ham thích việc làm và biết rèn luyện khả năng thích ứng với cuộc sống xã
hội sau này.
Biện pháp 2: Nắm vững các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học
Khi dạy học, tôi đặt ra mục tiêu hàng đầu là giúp học sinh nắm chắc
từng kiểu bài văn miêu tả và tuỳ thuộc vào từng kiểu bài để hướng dẫn học
sinh sử dụng biện pháp nhân hoá cho hợp lí, đặc biệt là lấy ví dụ minh hoạ
bằng cách sử dụng những đoạn thơ, đoạn văn mang tính chất điển hình để
cho học sinh tham khảo.
a) Kiểu bài “tả đồ vật”
Đồ vật là vật vô tri, vô giác. Để tả cho sinh động người ta thường hay
sử dụng biện pháp nhân hoá. Dựa vào điểm này, tôi đã hướng dẫn học sinh
dùng đại từ hay từ xưng hô: Anh, Chị, chú, cô nàng, anh chàng, khi đứng
trước ngôi thứ ba, hoặc dùng các địa từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất (“Tớ là
chiếc xe lu”) để tả. Có thể dùng theo các đại từ nhân xưng là hàng loạt các
động từ, tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghĩ của con người
được dùng để tả đồ vật. Nhờ vậy đồ vật trở nên sinh động, hấp dẫn dù là vật
vốn quen thuộc hàng ngày.
Ví dụ : Chiếc xe lu
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ san bằng tăm tắp
Con đường nào rải nhựa
Tớ là phẳng như lụa.
(Trần Nguyên Đào)
Tuy nhiên, cần hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá đúng
chỗ, nếu không có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực .
b) Kiểu bài “ tả cây cối”
Khi miêu tả cây cối, người ta hay dùng biện pháp so sánh, nhân
hoá Khi dạy kiểu bài này, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội
dung của các đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa tôi còn lấy thêm nhiều ví
dụ về việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả cây cối trong các đoạn
văn đoạn thơ ở ngoài để làm ví dụ. Chăng hạn, Trần Đăng Khoa từng nhân
hoá :
Cây dừa xanh toả nhiều tàu lá
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
c) Kiểu bài “Tả loài vật”
Phép nhân hoá tỏ ra đặc dụng khi miêu tả loài vật. Ở nhiều tác phẩm,
nhân hoá không chỉ là biện pháp hoặc thủ pháp có tính chất tu từ học mà trở
thành phương pháp xây dựng hình tượng, xây dựng tác phẩm như trong Dế
mèn phiêu liêu ký, Võ sĩ Bọ NgựaPhổ biến trong các bài văn miêu tả
nhân hoá được dùng như một biện pháp nghệ thuật . Người viết dùng cách
gọi người để gọi vật (Cu Tũn, Chị Vàng), tả các hoạt động, tính nết của
con vật như con người. Nhờ biện pháp nhân hoá, con vật được miêu tả trở
nên thân thuộc với người đọc.
Ví dụ: Bài: Anh Đom Đóm
Mặt trời gác núi
Bóng tối tan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.
Bởi sự đặc dụng của biện pháp nhân hoá trong miêu tả con vật, nên khi
dạy kiểu bài này tôi đã hướng cho học sinh dùng cách gọi người để gọi vật.
Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh rất thích thú khi làm bài văn
tả con vật, qua đó các em tìm ra được những chi tiết riêng, đặc sắc của con
vật vì với cách giọ này các em cảm thấy con vật trở nên gần gũi, quen thộc
đối với chính bản thân mình.
d) Kiểu bài “Tả cảnh”:
Trong kiểu bài này các tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất, các
từ tượng thanh và tượng hình, các phép nhân hoá, so sánh đều được huy
động. Cũng như đối với các kiểu bài văn trên, khi dạy kiểu bài văn này, tôi
cũng giúp học sinh thấy được cái hay của biện pháp nhân hoá khi dùng để
tả cảnh.
Ví dụ: Phép nhân hoá được sử dụng khi tả cảnh trời giông sắp đổ mưa
trong bàiMưa của Trần Đăng Khoa:
Ông trời Múa gươm
Mặc áo giáp đen Kiến
Ra trận Hành quân
Muôn nghìn cây mía Đầy đường
Từ nhưng câu thơ này, giáo viên gợi ý cho học sinh về cách sử dụng
biện pháp nhân hoá khi tả vật, đồ vật, tả cảnh để bài văn được sinh động,
hấp dẫn người đọc..
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh quan sát
Đây là biện pháp quan trọng, vì nếu giáo viên biết cách hướng dẫn tốt thì
sẽ gây được nhiều hứng thú và sự tưởng tượng cho học sinh. Từ việc quan
sát đồ vật, con vật, cây cối, cảnh vật, các em sẽ liên tưởng tới những hoạt
động của con người và từ đó các em sẽ sử dụng được biện pháp nhân hoá
trong viết văn miêu tả làm cho bài văn trở nên sinh động, gây bất ngờ cho
người đọc.
+ Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát: Nên để cho học sinh tự tìm cho
mình một trình tự quan sát, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dẫn dắt các
em để các em tìm ra được những điểm mới lạ, riêng biệt và phát hiện ra
những điểm giống nhau giữa người và đối tượng mình đang miêu tả.
Các trình tự quan sát có thể tiến hành là:
- Quan sát theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đối tượng (bao
quát) đến quan sát từng bộ phận của đối tượng (chi tiết) hoặc ngược lại xem
đối tượng miêu tả có những điểm nào có thể sử dụng biện pháp nhân hoá.
Ví dụ: Nhìn từ xa, cây đa cổ thụ trông như một cái ô khổng lồ. Nó dang
những cánh tay lớn che bóng mát cho cả một khoảng đất rộng ở đầu làng.
- Quan sát theo trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian
từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác ...
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tả cây bàng theo trình tự thời gian từ mùa
đông sang mùa xuân, tôi hướng dẫn học sinh liên tưởng đến giấc ngủ của
con người.
“Mùa xuân đã đến. Cây bàng như dần tỉnh sau giấc ngủ đông. Từ trên
cành khẳng khiu, những chồi non như những con mắt màu nâu đang còn
ngái ngủ được những hạt mưa xuân đánh thức bắt đầu vươn dậy đón nhận
ánh sáng mặt trời”
- Quan sát theo trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây
cảm xúc mạnh cho bản thân thì quan sát trước, các bộ phận khác thì quan
sát sau.
Dù quan sát theo trình tự nào thì tôi cũng dừng lại ở bộ phận chủ yếu,
trọng tâm để hướng dẫn học sinh quan sát một cách kĩ lưỡng. Biện pháp
quan trọng trong khi hướng dẫn học sinh quan sát là giáo viên cần phải
chuẩn bị hệ thông câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào việc sử dụng biện
pháp nhân hoá khi miêu tả. Đối với học sinh yếu chưa biết cách quan sát
giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ một vài lần.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát
Đây là thao tác quan trọng nhất có tính quyết định về nhiều mặt. Thông
thường các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc,
đường nét, độ xa gần ...). Đó là mặt mạnh cũng là mặt yếu của học sinh
chúng ta phải lưuý các em dùng thêm giác quan khác để quan sát như
khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác. Thực tế khi làm bài văn học sinh
thường chỉ sử dụng 1 giác quan (thị giác) để miêu tả. Với cách sử dụng ít
giác quan như vậy bài văn của các em trở nên khô cứng và ít cảm xúc, ít gây
ấn tượng cho người đọc. Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để
giúp các em làm văn hay hơn , đặc biệt là đưa được biện pháp nhân hoá vào
trong quá trình miêu tả khi sử dụng nhiều giác quan là một việc làm không
thể thiếu trong dạy học tập làm văn cho học sinh tiểu học.
Ví dụ: Khi tả cây hoa cần nhắc học sinh tả cả bông hoa và mùi thơm của
bông hoa đó.
“Hoa thiên lí không khoe sắc như những loài hoa khác, màu xanh mát
của hoa là màu mà cả gia đình em đều thích. Hương thơm của hoa thiên lí
mới tuyệt làm sao! Vào mỗi đêm, hương thơm nhẹ nhàng bắt đầu rón rén
bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên mái nhà, luồn qua khe
cửa, chui vào khắp các ngóc ngách trong nhà làm cho căn nhà em ở luôn
tràn ngập hương hoa”.
Biện pháp 5: Tổ chức dạy tiết quan sát
- Để làm bài văn viết trung thực, kích thích trí tưởng tượng của học
sinh phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật. Có nhiều hình thức và
biện pháp để thực hiện yêu cầu này.
- Tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có cảnh, vật, đồ vật
cần quan sát.
- Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp.
- Quan sát trực tiếp cảnh vật, đồ vật trước khi đến lớp. Tới lớp, trong tiết
học các em hồi tưởng lại và ghi chép lại. Học sinh phải tự làm việc, tự ghi
chép lại là chính, cần dành thời gian tối đa cho việc này.
Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên một chỗ mà cần
được động đậy, nghiêng ngó, thậm chí rồi khỏi chỗ để có một vị trí quan
sát thích hợp, học sinh có thể thì thầm trao đổi với nhau, miễn không làm ồn
và ảnh hưởng tới bạn khác.
Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả và lựa
chọn những từ ngữ miêu tả
Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu
tiên giúp các em tích luỹ vốn miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc
là các bài miêu tả hay của nhà văn, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài văn đó
rất phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Dạy các bài đó giáo viên cần chỉ ra
các từ ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, cái
đẹp sự sáng tạo của người viết khi dùng chúng.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – Tập
2 có đoạn: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng
trên lưng chú lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai
con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng
của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn
cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. ” giáo viên có thể đặt câu thêm
câu hỏi để hỏi học sinh.
+ Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp miêu tả nào?
+ Những từ ngữ nào thể hiện biện pháp miêu tả đó?
Từ việc thường xuyên nhắc nhở các em tích luỹ những từ ngữ và các biện
pháp miêu tả như vây, các em sẽ là được những bài văn miêu tả một cách tốt
hơn.
Kết quả đạt được:
Qua một năm thực hiện các biện pháp nêu trên về phương pháp giảng
dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 tôi đã thu được những kết quả sau:
a) Về phía giáo viên:
Các đồng chí trong tổ khối tán thành kiến của tôi đưa ra và áp dụng vào
tiết dạy cụ thể, giáo viên trong tổ tránh được những thắc măc, những lung
túng, khi giảng dạy tập làm văn. Các đồng chí trong tổ đã biết vận dụng
sáng tạo phương pháp giảng dạy tập làm văn lớp 4 -5 mà tôi nêu ra. Kết quả
tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt.
b) Về phía học sinh:
Học sinh đã hứng thú và yêu thích phân môn tập làm văn. Các em đã
biết diễn đạt rõ ràng mạch lạc những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách
mạch lạc, biết chọn những chi tiết độc đáo, nổi bật, viết câu giàu hình ảnh,
biết sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả.
Nhìn chung các em không ngại làm tập làm văn như trước nữa, các em
đã có sự ham mê học tập, sự quan sát tinh tế, cách cảm nhận, rung động,
thẩm mỹ trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống đang diễn ra.
Cụ thể sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của
học sinh. Với viêc dạy học sinh cách sử dụng biên pháp nhân hoá trong viết
văn miêu tại lớp 4A trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám kết quả thu được
như sau:
Tổng số 19 em
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2 11% 10 53% 7 36% 0 0%
5. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng hướng dẫn học sinh lớp
5 sử dụng biệp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả; được sự giúp đỡ của ban
Giám hiệu, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bien_phap_nhan_hoa_trong_lam_van_mieu_ta_0157.pdf