Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9

Cách dẫn dắt vào bài:

 Trong giờ đọc- hiểu, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phấm, vào bài dạy một cách hứng thú. Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác phấm, giọng đọc của tác giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh hoạ hoặc các tài liệu quý giúp học sinh hiểu sâu thêm tác phẩm mà mình đang tìm hiểu.

Ví dụ:

- Khi dạy văn bản Phong cách Hồ Chí Minh sẽ cho học sinh xem lại những tư liệu về Bác Hồ, ngôi nhà sàn, phòng làm việc, bến cảng Nhà Rồng từ những thước phim ngắn sẽ gọi dẫn vào bài cho sinh cảm nhận

- Khi dạy văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí hồi thứ XIV sẽ cho học sinh nghe một đoạn nhạc Đoàn quân Quang Trung của Xuân Giao để học sinh cảm nhận được khí thế hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của dân tộc Việt, khi nghe đoạn nhạc xong giáo viên đã tạo cho học sinh tâm thế sôi nổi, hào hứng với một tác phẩm văn học sử.

- Khi dạy văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính cho học sinh chơi giải đố con đường đã đi vào lịch sử Việt Nam những năm chống Mĩ, ngày nay con đường ấy mang tên đường Hồ Chí Minh, hãy cho biết con đường ấy trước đây có tên là gì, khi học sinh trả lời được câu hỏi sẽ dẫn vào bài cho học sinh tìm hiểu bài thơ theo hướng chủ động và hợp tác.

- Khi dạy truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân sẽ cho học sinh xem lại tác phẩm Làng Vũ Đại ngày ấy đoạn Lão Hạc bán con chó Vàng để gợi dẫn học sinh vào đề tài người nông dân trước và sau Cách mạng tháng 8 để sau khi học xong các em có thể phát hiện được điểm mới của người nông dân sau Cách mạng là gì?

 

docx 32 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1073Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong giờ đọc - hiểu Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các em đã cùng nhau tìm hiểu làm việc hợp tác, nhóm , đôi và cá nhân. Khi thay đổi phương pháp dạy học mới cả giáo viên và học sinh đều linh hoạt và chủ động trong giờ đọc hiểu Ngữ văn 9, đặc biệt là việc kết hợp công nghệ thông tin trong giờ học. Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã trang bị 2 hệ thống máy chiếu, 1bảng thông minh và 4 ti vi ở các lớp học nên giáo viên dạy sẽ linh hoạt khi chuẩn bị cho bài giảng của mình đặc biệt là các tiết học cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Các giáo viên trong tổ thường thực hiện các chuyên đề cấp trường về việc áp dụng phương pháp dạy học mới phát huy các năng lực của học sinh trong tiết dạy để giáo viên trong tổ dự giờ, học hỏi và rút kinh nghiệm cho bài dạy của mình.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trường cũng còn gặp không ít những khó khăn như: Học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu nên việc tiếp cận tri thức còn hạn chế.Nhiều em còn ham chơi,nghiện điện tử nên không có sự ý thức trong giờ học, một số em chưa nhận được sự quan tâm của gia đình nên thường xuyên không chuẩn bị bài kĩ càng trước khi đến lớp nên giờ học mất nhiều thời gian đặc biệt là khi làm việc nhóm.Một số em dân tộc ở buôn Đlung sức học yếu,viết còn sai lỗi chính tả,khả năng diễn đạt kém lại rụt rè giơ tay phát biểu.
 Về phía học sinh yếu, kém thì không có ý thức tự vươn lên, luôn ở tư thế học đối phó, không thiết tha với kiến thức và kết quả học tập, sự hợp tác trong giờ học ít hơn so với các em đã chuẩn bị bài.
b) Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
*Phương pháp điều tra thăm dò.
 +Tâm sự và trao đổi với các em học sinh yếu bằng một số câu hỏi sau:
Câu 1: Năm học trước em có tham gia làm việc nhóm không?
Câu 2: Khi làm việc nhóm em thấy hiệu quả như thế nào?
Câu 3: Nguyên nhân nào làm giờ đọc- hiểu Ngữ văn em không tiếp thu hết kiến thức trọng tâm?
Câu 4: Em có thường xuyên tự chốt bài về kiến thức khi giáo viên yêu cầu không?
+Thăm dò ý kiến của giáo viên bộ môn Ngữ văn đã dạy các em trong những năm học trước:
Câu 1: Các em học sinh yếu tham gia xây dựng bài nhiều không?
Câu 2: Thầy cô quan sát thấy hứng thú và kết quả học tập của các em so với trên lớp ra sao?
Câu 3: Giờ đọc- hiểu các em làm việc nhóm, khả năng ghi chép ở mức độ như thế nào?
Câu 4: Năng lực tưởng tưởng,tính sáng tạo của học sinh giỏi và khá của lớp đạt mức độ như thế nào?
 *Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:
Quan sát bài làm, vở ghi chép và khả năng hành văn, khả năng diễn đạt của học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu tôi nhận thấy nhược điểm cơ bản ở đối tượng này là:
+ Chưa thực sự chủ động khi tìm hiểu bài, soạn bài còn mang tính chất đối phó, làm việc hợp tác chưa thực sự hiệu quả.
+ Văn nói thì không lưu loát, trình bày vấn đề trước mọi người còn ấp a ấp úng, ngập ngừng không tự tin, khả năng tự thuyết trình còn yếu.
 *Phương pháp điều tra thực trạng:
Tôi đã điều tra và sát hạch về hứng thú học tập và kết quả học tập môn văn học sinh ở hai lớp 9 A3 và 9 A5 bằng phiếu điều tra và bài bài kiểm tra phút 45 phút, điểm miệng khi dò bài dạng câu hỏi vận dụng sáng tạo
- Về hứng thú học tập:
Số học sinh khảo sát
Hay phát biểu
Hứng thú với giờ học
Điểm miệng trên trung bình
Điểm kiểm tra đầu năm từ TB trở lên
Lớp 9A3, 9A5
15/60
35/60
50/50
48/60
Tổng số
15
35
50
48/60
Kết luận: 
Thứ nhất: Đối với học sinh yếu, kém môn Ngữ văn ngoài việc mất căn bản về kiến thức còn do các em không có ý thức tự vươn lên, không thiết tha với việc học để có điều kiện tiến bộ. Các em ngại phát biểu, ngại tham gia góp ý bài tập nhóm.
Thứ hai: Một trong số nguyên nhân dẫn đến việc học sinh yếu không hứng thú học đọc- hiểu là do giáo viên chưa đầu tư phong phú trong tiết soạn giảng để phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên chưa tạo được bầu không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng vừa gây được hứng thú cho các em vừa đạt hiệu quả học tập như mong muốn. Khi cho học sinh hoạt động nhóm chưa bao quát việc các em đã làm và làm và đánh giá sát đáng.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp:
 Như ta đã biết, dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao đòi hỏi người thầy phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học và với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy trong nhà trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với trách nhiệm của một giáo viên dạy Văn, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong giờ đọc- hiểu Ngữ văn qua 2 lớp 9 mà tôi đang dạy ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ. tiếp xúc với tác phấm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có the cảm nhận được cái hay của tác phấm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phấm văn học. Sự tác động ấy có the bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phấm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phấm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.
 Qua một số năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THCS, tôi thấy rằng để có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất hơn 30 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng, tưởng tượng không đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với các khoá học sinh, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc với tác phấm văn chương qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây:
 Rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, phát huy các năng lực trong giờ học, giúp các em ghi chép hiệu quả, phát huy các năng lực tưởng tượng, qua đó giúp các em tiếp cận, khám phá tri thức mới một cách hiệu quả nhất.
3.2.Nội dung và hình thức hiện giải pháp.
3.2.1. Cách dẫn dắt vào bài:
 Trong giờ đọc- hiểu, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phấm, vào bài dạy một cách hứng thú. Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác phấm, giọng đọc của tác giả, hoặc nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh hoạ hoặc các tài liệu quý giúp học sinh hiểu sâu thêm tác phẩm mà mình đang tìm hiểu.
Ví dụ:
Khi dạy văn bản Phong cách Hồ Chí Minh sẽ cho học sinh xem lại những tư liệu về Bác Hồ, ngôi nhà sàn, phòng làm việc, bến cảng Nhà Rồng từ những thước phim ngắn sẽ gọi dẫn vào bài cho sinh cảm nhận
Khi dạy văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí hồi thứ XIV sẽ cho học sinh nghe một đoạn nhạc Đoàn quân Quang Trung của Xuân Giao để học sinh cảm nhận được khí thế hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của dân tộc Việt, khi nghe đoạn nhạc xong giáo viên đã tạo cho học sinh tâm thế sôi nổi, hào hứng với một tác phẩm văn học sử.
Khi dạy văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính cho học sinh chơi giải đố con đường đã đi vào lịch sử Việt Nam những năm chống Mĩ, ngày nay con đường ấy mang tên đường Hồ Chí Minh, hãy cho biết con đường ấy trước đây có tên là gì, khi học sinh trả lời được câu hỏi sẽ dẫn vào bài cho học sinh tìm hiểu bài thơ theo hướng chủ động và hợp tác.
Khi dạy truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân sẽ cho học sinh xem lại tác phẩm Làng Vũ Đại ngày ấy đoạn Lão Hạc bán con chó Vàng để gợi dẫn học sinh vào đề tài người nông dân trước và sau Cách mạng tháng 8 để sau khi học xong các em có thể phát hiện được điểm mới của người nông dân sau Cách mạng là gì?
3.2.2. Giọng đọc của giáo viên và học sinh:
 Một số nước trên thế giới như Nga, Pháp, Trung Quốc từ xưa đến nay đều sử dụng phương pháp đọc diễn cảm trong giờ Văn. Bởi vì phương pháp này có một hiệu lực rất lớn. Nó truyền cho người nghe cái “thần” của tác phẩm, sự rung cảm tinh tế của nhà văn trước cuộc đời. Người nghe sẽ rung động và khao khát đi sâu vào tác phẩm để tìm hiểu cách cảm, cách nghĩ của nhà văn. Để truyền được cái “thần” ấy, bản thân người đọc phải hiểu và rung động trước, lúc đó bằng giọng đọc, cách đọc của mình mới truyền đến được cho người nghe. Qua việc đọc diễn cảm, người đọc đã gắn kết được ba đối tượng vốn vốn xa lạ với nhau trở nên thân thiết: nhà văn và tác phẩm – người đọc – người nghe. Để đọc được diễn cảm không phải dễ. Đọc diễn cảm là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật xử lí các thông số âm thanh: ngữ điệu, tốc độ, cường độ, cao độ để chuyển tải ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nói cách khác, người đọc phải xác định được kiểu văn bản đang đọc từ đó xác định được tông giọng chủ yếu được sử dụng để đọc tác phẩm ấy. Trong quá trình đọc phải làm chủ được tốc độ (nhanh, chậm, dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ (to, nhỏ...)... Để xử lí các thông số âm thanh ấy được thuần thục, nhuần nhuyễn đòi hỏi người đọc (giáo viên, học sinh) phải có kĩ năng, kiến thức về tác giả, tác phẩm và cách đọc diễn cảm. Ở nước ta, việc đọc diễn cảm trong giờ dạy – học Văn ở bậc Phổ thông trung học chưa thật sự được quan tâm.
Nhiệm vụ của bộ môn Văn ở trường THCS là cung cấp những hiểu biết về thế giới bên ngoài, về xã hội về con người từ đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Phương pháp đọc diễn cảm cũng giúp học sinh hiểu về thế giới bên ngoài, về con người, về xã hội mà điều trọng yếu nhất là biết rung cảm trước mỗi số phận, mỗi cuộc đời và biết truyền sự hiểu và cái rung cảm của trái tim mình cho người khác. Sự tương tác lẫn nhau ấy là một cách cảm hoá, một phương pháp giáo dục con người để thế giới ngày càng tốt đẹp hơn, để con người xích gần lại nhau hơn. Như vậy, phương pháp đọc diễn cảm phù hợp với mục tiêu của giáo dục với chiến lược đào tạo con người. Và theo sự nhìn nhận này thì đối tượng của phương pháp dạy đọc diễn cảm là tác động vào trái tim và khối óc của các em học sinh. Cảm xúc và trí tuệ không hề mâu thuẫn nhau mà bổ trợ cho nhau. Thực chất của phương pháp này là dạy học sinh biết cách lựa chọn kiến thức nền tảng kết hợp với việc điều chỉnh bộ máy phát âm của mình để thể hiện tông giọng của từng kiểu văn bản, chủ ý của tác giả. Như vậy, phương pháp này góp phần hình thành cho học sinh ba điều quan trọng: kĩ năng, nhận thức và hành động. Với ba yếu tố chìa khoá ấy học sinh có thể mở bất cứ kho tàng tri thức văn học nào và có thể mở đường chỉ lối cho mọi trái tim và khối óc khi thâm nhập vào tác phẩm. Thực tế lại không đi cùng chiều với vai trò và nhiệm vụ của nó. Đây chính là vấn đề cần giải quyết.
b 2.1: Về phía giáo viên
 Trong đọc- hiểu, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có the mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị. Khi đọc mẫu, yêu cầu giáo viên phải đọc đúng như lời giáo viên chỉ dẫn cho học sinh. Để tránh trường hợp nói một đằng làm một nẻo, mỗi lần đọc một khác khiến học sinh không biết theo đường nào cho phù hợp. Giáo viên phải có biện pháp tự rèn luyện. Sau khi học sinh đọc, giáo viên phải uốn nắn những chỗ sai sót của học sinh. Chẳng hạn, một số học sinh cố gắng lên giọng để thể hiện đúng giọng đọc của bài nhưng lên quá cao giọng nên nghe gay gắt như một tiếng gãy, tiếng kêu gào. Có lúc yêu cầu xuống thấp lại xuống quá thấp nên kéo rất mệt và khó lên. Có lúc lại đọc không đúng lời nhân vật, có lúc ngắt nhịp cũng không đúng...
3.2.3.Về phía học sinh
 Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đầu chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phấm văn chương bằng chính giọng đọc của mình đe cảm thụ đúng tác phấm, cảm thụ cái hay của tác phấm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, là yếu tố quan trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phấm văn chương. Một đọc- hiểu mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phấm cho học sinh trong lớp.Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý các vấn đề khi dạy bài mới ở phần đọc hiểu:
Cho học sinh nhận xét về giọng đọc của bài, sau đó giáo viên sẽ bổ sung để học sinh nắm được cách đọc.
Có thể cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm (đối với thơ, còn đối với tác phẩm văn xuôi có thể đọc theo vai). Sau đó cả lớp thảo luận nhận xét về giọng đọc của bạn và rút ra kết luận.
- Nếu tác phẩm dài thì nên cho học sinh đọc đoạn mà em tâm đắc, lí giải vì sao ? học sinh sẽ bày tỏ được ý kiến và phát triển được năng lực sáng tạo của các em khi đọc cũng là một cách hay mà hợp lí về thời gian, phải thực hiện cách này lien tục thường xuyên để học sinh luôn có tâm thế chuẩn bị và hợp tác.
 3.3. Tổ chức nhóm trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản:
3.3.1 tổ chức nhóm trong giờ đọc- hiểu văn bản thơ.
 Một mảng lớn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 đó là mảng thơ, cụ thể là gồm 11 văn bản đọc - hiểu thuộc thể loại này. Thơ là một hiện tượng văn học rất phức tạp, có thể nói là kì diệu như nhà thơ Sóng Hồng đã nói: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Không giống như văn xuôi, nhà thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, tư tưởng qua nhân vật trữ tình.
 Khi dạy mảng này, giáo viên cần nắm được trặc trưng thể loại của nó. Đặc trưng cơ bản nhất của thơ trữ tình đó chính là sự thể hiện trực tiếp của chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình) – chủ thể phát ngôn trong thơ. Nếu lời văn trong truyện hay kí đều có chung một đặc tính là lấy việc mô tả, kể lại những câu chuyện, những sự việc diễn ra trong một xã hội làm chính. Và cảm nghĩ, thái độ cách đánh giá của nhà văn thường giấu kín trong bản thân câu chuyện chứ không được làm nổi bật lên chiếm vị trí chủ đạo thành đối tượng thưởng thức trực tiếp của người đọc. Còn lời thơ là sự bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, là tiếng nói thiết tha của tâm hồn, tiếng gọi nồng nhiệt của trái tim của nhân vật trữ tình. Nội dung tác phẩm thơ trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ... của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư... về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, những con người mà còn hình tượng một ai đó đang ngắm nhìn, đang rung độngVì vậy để có một tiết dạy tác phẩm thơ thành công, hiệu quả chúng tôi đề xuất các bước tiến hành sau :
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Đây là khâu cơ bản, hết sức quan trọng trong công tác dạy - học. Vậy với một bài thơ trữ tình, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh những gì? Giáo viên cần để thời gian từ 3 - 5 phút cuối giờ dặn dò nhắc nhở các em. Cần phải hướng dẫn cụ thể:
Cần đọc kĩ nhiều lần bài thơ, tìm những từ hay, câu hay
Tìm hiểu rõ hoàn cảnh thời gian ra đời của bài thơ.
Bài thơ được làm theo thể nào?
Bài thơ được bắt nguồn từ cảm xúc như thế nào?
Ngoài ra định hướng trả lời một số câu hỏi (SGK) và đọc bài thơ.
Với sự chuẩn bị chu đáo của các em giờ học hôm sau sẽ sôi nổi hơn, kiến thức sâu hơn các em đặt được nhiều tình huống hơn trong bài học
Phần đọc và tìm hiểu chú thích giáo viên đặt câu hỏi tái hiện, gợi mở bình thường, học sinh không làm việc theo nhóm (phần này khoảng 5 phút). Phần tìm hiểu nội dung văn bản (phần quan trọng nhất - giáo viên cho câu hỏi trên bảng yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm khoảng 15 phút) giáo viên đưa ra số câu hỏi phù hợp theo bài học và phân nhóm phải đảm bảo mỗi nhóm một câu hỏi. Khi nhóm nào trình bày xong giáo viên mời các nhóm khác góp ý bổ sung sau đó giáo viên kết lại và ghi bảng, học sinh ghi tập. (phần trả lời, góp ý, giáo viên kết lại trung bình mỗi câu hỏi là 5 phút)
Yêu cầu đối với câu hỏi thảo luận nhóm phải là dạng câu hỏi đặt vấn đề, phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây được những phản ứng bên trong của HS. Không nên đưa những dạng câu hỏi mà chỉ yêu cầu HS trả lời có hoặc không.
Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác động đến trực giác của HS. Ở dạng câu hỏi này GV phải biết chọn lựa những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao.
Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát. Cần có những câu hỏi nhỏ gợi ý, tạo điều kiện để HS nhận ra yêu cầu và trả lời được. Câu hỏi càng gây tranh cãi qua lại giữa các nhóm càng tốt.
Hệ thống câu hỏi phải được sắp xếp hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng. Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của HS. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng HS, vào điều kiện khách quan để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp.
Dưới đây là một số câu hỏi có thể thiết kế thành những tình huống thảo luận nhóm cho học sinh trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
Câu 1: Tựa đề bài thơ có ý nghĩa gì? có gì độc đáo? Có thể đặt tựa đề (những chiếc xe không kính” mà bỏ đi từ bài thơ được không? vì sao?
Câu 2: Hình ảnh nào của chiếc xe không có kính làm em thích nhất? Vì sao? Câu 3:Theo em điều gì đã làm nên sức mạnh & ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam của người lính? Hãy đọc & phân tích hai câu thơ cuối cùng của bài thơ?
Câu 4: Bài thơ đã thể hiện 1 phong cách sáng tác riêng rất độc đáo của Phạm Tiến Duật. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
Câu 5: Hãy so sánh hình ảnh người lính trong bài Đồng Chí và hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, hãy nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Pháp, Mỹ?
Khi học sinh thảo luận xong, nhóm trưởng trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến, giáo viên vừa kết vừa ghi bảng - học sinh chép, câu nào giải quyết xong câu đó cho đến hết giờ.
Ở lớp 9, phần truyện được cấu trúc thành ba mảng: truyện trung đại, truyện hiện đại Việt Nam sau 1945 và truyện nước ngoài. HS sẽ được tiếp xúc với nhiều mảng truyện và sẽ được mở rộng kiến thức trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật truyện, từ đó mà nâng cao tâm hồn, tình cảm và tư tưởng. Chúng ta phải xem xét đặc điểm từng mảng truyện để có hướng dạy cho phù hợp.
3 3.2 Tổ chức nhóm trong giờ đọc – hiểu văn bản truyện
Ở lớp 9, phần truyện được cấu trúc thành ba mảng: truyện trung đại, truyện hiện đại Việt Nam sau 1945 và truyện nước ngoài. HS sẽ được tiếp xúc với nhiều mảng truyện và sẽ được mở rộng kiến thức trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật truyện, từ đó mà nâng cao tâm hồn, tình cảm và tư tưởng, giúp các em sáng tạo trong giờ học. Chúng ta phải xem xét đặc điểm từng mảng truyện để có hướng dạy cho phù hợp.
Về phương pháp chung khi dạy thể loại truyện, chúng tôi có những định hướng như sau:
Trước hết, cần cho HS chia nhóm chuẩn bị trước ở nhà một số nội dung như: tóm tắt tác phẩm để nắm được cốt truyện trước khi đi vào tìm hiểu, phân tích đồng thời đây cũng là yêu cầu tích hợp của Tập làm vănChú ý đến các yếu tố nghệ thuật đặc trưng của truy

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_sang_tao_trong_gio_d.docx