Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa

Thực nghiệm sư phạm

1) Mục đích thực nghiệm.

 - Làm sáng tỏan khả năng của các phương pháp sử dụng BĐGK.

 - Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp.

2)Tổ chức thực nghiệm

 - Soạn giáo án

 - Tiến hành giảng thực nghiệm

 - Dùng các phiếu kiểm tra kết quả.

 

doc 9 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2420Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
	Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ của KHKT với xu hướng quốc tế hoá toàn cầu trên mọi lĩnh vực đã đặt ra nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với sự nghiệp GD-ĐT. Đó là việc xây dựng con người mới để tích ứng với thời đại. Chính vì vậy mỗi một môn học trong nhà trường đều phải cung cấp kiến thức cơ bản chọn lọc có tác dụng thiết thực trong việc hình thành thế giới quan khoa học phát triển tư duy và năng lực hoạt động của học sinh.
	Cũng như các môn học khác, bộ môn địa lí trong nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đáp ứng yêu cầu của cải cách GD.
	Bản đồ giáo khoa địa lí là công cụ của công btác dạy học địa lí. Bởi vậy chúng ra cần nắm được những kiến thức cơ bản: Khái niệm, đặc điểm, tính chất và nội dung của bản đồ giáo khoa địa lí, từ những kiến thức cơ bản trên người giáo viên địa lí phải biết xử dụng chúng trong dạy và học địa lí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
	Bản đồ giáo khoa là 1 loại loại hình bản đồ thuộc hệ thống phản loại bản đồ địa lí mà mục đích sử dụng của chúng là: Dùng để dạy và học địa lí trong nhà trường. Bởi vậy ngoài các tính chất riêng mà bản đồ địa lí khác không có. Đó là tính chất sư phạm những bản đồ nói chung được dùng vào việc dạy và học gọi là bản đồ giáo khoa và đối tượng sử dụng bản đồ giáo khoa chủ yếu là thầy cô giáo và học sinh ở trong nhà trường. Thế nhưng hiện nay việc sử dụng bản đồ giáo khoa trong nhà trường vẫn chưa có kết quả cao. Vì vậy muốn đạt kết quả cao hơn trong học tập địa lí, học sinh có phương pháp khai thác sử dụng bản đồ giáo khoa (BĐGK) hợp lý.
	Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, từ đó rút ra phương pháp tốt trong dạy và học. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa”.
1) Mục đích:
	Giải quyết 1 khía cạnh cần thiết thuộc lĩnh vực phương pháp giảng dạy địa lí là “Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa” cho học sinh THCS, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí ở trường phổ thông.
2) Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng sử dụng BĐGK địa lí cho học sinh THCS.
b) Tìm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng sử dụng BĐGK địa lí cho phù hợp với chương trình, trình độ tư duy, khả năng nhận thức của học sinh THCS.
c) Thực nghiệm 1 số tiết trong chương trình SGK địa lí.
II. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
1) Phương pháp luận:
a) Dạy học dựa trên nguyên lý giáo dục của đảng và nghị quyết của phòng giáo dục mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy địa lí trong nhà trường phổ thôn. Có 2 phương hướng cơ bản:
	- Đảm bảo tính khoa học
	- Đảm bảo tính thực tiễn
b) Dựa vào lý luận học bộ môn BĐGK không pahỉ đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần mà nó còn được coi như 1 nguồn tri thức. Nghĩa là BĐGK vừa là công cụ để giảng dạy địa lí, đồng thời vừa là nguồn tri thức khoa học. Đối với nhà trường BĐGK địa lí còn được coi như cuốn SGK thứ 2 không chỉ cho giáo viên mà cả học sinh.
2) Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các phương pháp giảng dạy địa lí, tâm lý học, GD học, triết họcchú trọng phương pháp hệ thống cấu trúc và phân loại các phương pháp thực tiễn:
 	- Dự giờ quan sát học sinh làm việc.
 	-Trực tiếp giảng dạy. 
 	- Toạ đàm trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm. 
 	 Tiến hành thực nghiệm.
Phần nội dung
I.Phương pháp hình thành kỹ năng sử dụng BĐGK
1.Phương pháp:
nhà nghiên cứu và giảng dạy địa lý đã coi BĐGK như là “cuốn sách giáo khoa thứ 2” của địa lý. Với ý nghĩa đó Budanôp nhà địa lý Nga nói: “trong giảng dạy địa lý trước hết phải dùng bản đồ .Vì bản đồ giống như khung cốt mà tất cả các tri thức địa lý đều dựa vào đấy. Đưa những tri thức địa lý vào đó sẽ nhớ dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lý có thể dẫn đến sự liên hệ có hệ thống” Muốn sử dụng tốt và có hiệu quả bản đồ địa lý nói chung và BĐGK nói riêng phải hiểu bản đồ trước hết. 
A) Hiểu bản đồ.
	Hiểu biết những tri thức tối thiểu về bản đồ trên cơ sở đó mới có khả năng vận dụng và sử dụng tốt trong dạy học địa lý. Học sinh phải hiểu được tính chất, đặc điểm của BĐ GK, hiểu được các yếu tố hình thành trên bản đề (toán học - phép chiếu hệ thống kinh vĩ tuyến, xác định toạ độ địa lý tỉ lệ bản đồ, từ đó mà học sinh hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích tổng hợp hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội trên cơ sở ngôn ngữ bản đồ (đó là hệ thống ký hiệu và phương pháp biểu hiện các nội dung địa lý) từ yếu tố này mà học sinh khi đọc biểu đồ thì công việc đầu tiên là phải đọc bản chú giải của biểu đồ. (Đó là yếu tố hỗ trợ bổ sung)
b) Rèn kỹ năng đọc BĐ. Muốn đọc biểu đồ phải dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành của nó: Yếu tố toán học, yếu tố nội dung và yếu tố hỗ trợ , bổ sung đó là chìa khoá để đọc và nhận biết các nội dung địa lý được đưa lên BĐ ở những mức độ khác.
	Đọc BĐ không chỉ hiểu đơn thuần là kỹ năng cách đọc một đối tượng cụ thể như đọc 1 dòng sông được bắt nguồn từ đâu và kết thúc ở đâu. Gồm có phụlưu và chi lưu nào? chiều dài , hướng cahỷ và tìm hiểu nắm được bản chất bên trong của nó (tính chất của sông ở thượng nguồn, độ dốc, ghềnh thác ở hạ lưu của sông thuyền bè lớn có thể ra vào được, sông có tác dụng bồi đắp phù sa hay không?)
có như thế học sinh mới nắm bài tốt hơn và kỹ hơn.
c) Phương pháp sử dụng bản đồ trong quá trình dạy học.
	Quá trình dạy hcọ và 1 quá trình vận dụng tổng hợp tất cả các khâu (các giai đoạn) của công tác dạy học, quá trình dạy học được bắt đầu từ:
	- Khâu chuẩn bị bài (soạn giảng)
	- Khâu giảng dạy trên lớp (giảng bài)
	- Khâu củng cố bài kiểm tra.
	- Khâu hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
* Khâu chuẩn bị, soạn giảng: Đối với BĐ là rất quan trọng làm cho bài giảng địa lý có chất lượng cao. Người giáo viên phải kết hợp những BĐGK và BĐ treo tường để phân tích đánh giá, xác định phương pháp truyền thụ, chuẩn bị bản đồ. Tuỳ vào đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau mà giáo viên đưa ra cách đặt vấn đề phù hợp để phát huy tư duy trí lực của học sinh, vì ngoài nhiệm vụ truyền thụ kiến thức giáo viên luôn phải truyền thụ cho học sinh những tri thức và kỹ năng về bản đồ. Đây là nhiệm vụ khó khăn đối với giáo viên địa lý trường THCS, song nó có tác dụng nâng cao chất lượng bài giảng và làm bài học địa lý cho học sinh.
* Khâu sử dụng bản đồ ở trên lớp: Trong giờ giảng ở trên lớp giáo viên có nhiệm vụ kiểm tra bài cũ, giảng bài mới hưỡng dẫn học sinhhọc bài và làm bài ở nhà đều có thể tiến hành trên bản đồ. Đặc biệt trong giờ học địa lý tại lớp nếu giáo viên biết kết hợp bài giảng gắn liền với bản đồ thì hcọ sinh phải luôn luôn làm việc nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép.
	Phương pháp đàm thoại hoặc phát dấu tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho lớp học có không khí học tập tự giác, khích lệ các em suỹ nghĩ và sôi nổi tham gia bài giảng. Việc rèn kỹ năng bản đồ cho học sinh, chỉ được tiến hành trong khi dạy học, kỹ năng đọc bản đồ, phân tích bản đồ dùng bản đồ để nhận định khái quát về địa lý 1 khu vực, các em có thể học và làm bài ngay tại lớp
* Khâu hướng dẫn học sinh dùng bản đồ trong khi học bài, làm bài tập.
 đây là nhiệm vụ của thầy giáo nhưng không nên tổ chức những buổi hướng
 dẫn về phương pháp học tập mà làm thế nào để phương pháp dạy của thầy dẫn dắt trò vào phương pháp học.
d) Sử dụng các tập bản đồ (át lát) và bản đồ trong SGK có tác dụng giúp học sinh học bài, ôn tập bài học, hoàn thành các bài tập ở nhà có tác dụng rất lớn trong quá trình học tập của học sinh Bỗi dưỡng năng lực công tác độc lập thí dụ: sau khi giảng xong địa hình Việt Nam, sẽ để cho học sinh căn cứ vào bản đồ địa hình trong át Lát Việt Nam tìm ra những đồng bằng, cao nguyên, các hướng của các dãy núi cao của Việt Nam, như thế có thể bồi dưỡng cho học sinh năng lực đọc bản đồ.
e) Sử dụng bản đồ câm: (Hay còn gọi là bản đồ trống) Chỉ vẽ những khu vực chính (Các châu, các nước, các khu vực) và 1 sốnội dung chủ yếu có tính chất định hướng, ví dụ: các con sông chính, các đường giao thông chính và 1 số đối tượng có tính chất định vị: Ví dụThủ đô, 1 số thành phố chính và trung tâm công nghệ lớn. Mặt khác, giáo viên khi giảng bài nên dùng bản đồ câm trên bảng, giáo viên vừa giảng, vừa điền tên vào, đó là 1 phương pháp rất sinh động có hiệu quả lớn, có tác dụng khắc sâu kiến thức, học sinh dễ nhớ và thuộc bài ngay ở lớp,.
	Tóm lại: Bản đồ giáo khoa là công cụ chủ yếu trong việc giảng dạy địa lý, bản đồ có thể biểu hiện được vị trí địa lý, quan hệ giãư các yếu tố địa lý cùng với khoảng cách, độ lớn, hình dạng, độ cao thấp, sự phân bố các sự vật địa lý.
	Bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ trong SGK, alát giáo khoa, bản đồ câm đều có những ưu điểm và tác dụng riêng của nó.Giáo viên cần nắm vững các phương tiện đó và vận dụng cho tốt vào công tác giảng dạy địa lý.
	TRên đây là những phương pháp mà tôi thấy cần phải quan tâm hình thành cho học sinh trong việc học môn địa lý trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hìnhhọc tập giảng dạy cụ thể bộ môn địa lý THCS với mong muốn chất lượng giảng dạy ngày được nâng cao hơn nữa.
Thực nghiệm sư phạm
1) Mục đích thực nghiệm.
	- Làm sáng tỏan khả năng của các phương pháp sử dụng BĐGK.
	- Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp.
2)Tổ chức thực nghiệm
	- Soạn giáo án
	- Tiến hành giảng thực nghiệm
	- Dùng các phiếu kiểm tra kết quả.
Bài 47: Châu Nam Cực “Châu lục lạnh nhất thế giới”
I. Mục đích yêu cầu: Học sinh cần tìm hiểu.
	- Các hiện tượng đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực nam trái đất
	- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam cực.
	- Rèn kỹ năng đọc abnr đồ địa lý ở các vùng địa cực.
II. Đồ dùng:
	Bản đồ tự nhiên Châu Nam cực. Bản đồ tự nhiên thế giới.
	Biểu đồ nhiệt độ H47.2 và sơ đồ H47.
III. Tiến hành bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ:
	Em hãy cho biết cách xác định phương hướng ở cực Bắc và cực Nam trái đất (trên bản đồ tự nhiên thế giới)
2) Bài mới: Giáo viên giới thiệu (SGK)
Hoạt động 1: 	 1- Châu Nam cực là nơi lãnh nhất
- Dựa vào bản đồ tự nhiên Hg, H471 (SGK)	 Thế giới
xác định vị trí, giới hạn, diện tích	 a) Vị trí giới hạn:
châu Nam cực? 	 - Phần lục địa trong vùng cực Nam
- Châu Nam cực được bao bọc bởi các 	 và các đảo ven lục địa
đại dương nào? (3 đại dương)	 - Diện tích 14,1h km2
Học sinh xác định trên bản đồ 
Chuyển ý: Với vị trí độc đáo trên của 	 b) Đặc điểm tự nhiên
Châu Nam cực có ảnh hưởng như thế nào	 - khí hậu
đến khí hậu châu lục.?
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát BĐ
Tự nhiên châu Nam cực H47.2 (SGK)
Xác địnhvị trí 2 biểu đồ khí hậu trên BĐ
+ Trạm Lít-tơn A.mê.rican
+ Trạm Vô-Xtốc.
- Rút ra nhận xét về khí hậu của châu Nam cực	Rất giá lãnh- cực lạnh của trái
	đất . Nhiệt độ quanh năm (0oC)
?Vì sao khí hậu Nam cực lại vô cùng giá lạnh 	Nhiều gió bão nhất thế giới
như vậy? (Vị trí ở vùng cực Nam nên mùa đông	Vận tốc gió thường trên 60km/h
đến địa cực kéo dài.)
? Dựa avò bản đồ tự nhiên châu Nam cực kết 
hợp H47.3 (SGK) Nêu đặc điểm nổi bật của địa 
hình châu Nam cực?	- Địa hình là 1 cao nguyên bằng
(bề mặt thực của địa hình là tầng đá gốc bên 	 khổng lồ cao trung bình 2.600m
dưới có các dạng địa hình: Núi, đồng bằng
Lớp băng phủdày trên toàn bộ bề mặtthực địa
Nên địa hình khá bằng phẳng, thể tích băng
35bkm3 chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ
thế giới Nếu lớp băng ở nam cực tan hết
Mặt nước của trái đất dâng cao lên 70m
Diện tích các lục địa sẽ hẹp lại, nhiều đảo bị 
nhấn chìm 
? Trong điều kiện rất bất lợi cho sự sống như vậy	- Sinh vật
sinh vật ở châu Nam cực có đặc điểm gì?	+ Thực vật không có
Kể tên 1 số sinh vật điển hình.	+ động vật có khả năng chịu rét
	Giơi, chim cánh cụt, hải cẩu, 
	 cá voi xanh, báo biển, sống
 ven lục địa
Dựa vào SGK nêu các tài nguyên khoáng sản	- Khoáng sản
Quan trọng.	Giàu than đá, sắt, đồng, dầu, mỏ
Học sinh xác định các khoảng sản trên bản đồ 	khí tự nhiên.
? Con người phát hiện ra châu Nam cực từ 	2) Vài nét về lịch sử khám phá
bao giờ? có những quốc gia nào xây dựng 	và nghiên cứu châu Nam cực.
trạm nghiên cứu tại châu Nam cực? 
1-12-1959 “Hiệp ước Nam Cực”	- Châu Nam Cực được phát hiện 
có 12 quốc gia ký quy định việc	và nghiên cứu muộn nhất.
Khảo sát nam Cực như thế nào?
	- Chưa có dân sinh sống thường 
	xuyên.
Phiếu điều tra
Phiếu số 1:
	- Tình hình sử dụng bản đồ
	- Môn:..
	- Họ và tên HS:.Lớp
- Trường THCS Xuân Thịnh
	Em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu ⊠ vào ô mà các em đồng ý?
1) Em có tập bản đồ giáo khoa không? Có ⊠ Không □
2) ở nhà em học bài theo BĐ không? Có ⊠ Không □
3) Em dùng BĐ GK để học bày hay chỉ để làm bài tập?
Học bài ⊠ Làm bài tập ⊠
4) Em có thích dùng BĐ không? Có ⊠ Không □
phiếu số 2
	Để hoàn thành bài tập ở cuối bài khoá các em thường dựa vào:
Nội dung bài khoá	86%
Bản đồ giáo khoa	86%
Biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu	4%
Tranh ảnh	3%
Vở ghi trong bài giảng	7%
3) Nhận xét kết quả thực nghiệm:
Qua phiếu điều tra ở lớp thực nghiệm hầu hết các em biết cách định hướng
phương pháp làm việc và biết cách làm việc với các thành phần các em tự giác và độc lập, suy nghĩ của các em tăng lên và chình vì lẽ đó lại gây lên không khí sôi nổi trong lớp học và kết quả đưa ra là đúng và đồng thời các em gần như thuộc bài ở trên lớp. Như vậy, tôi thấy bằng cách học này đó chính là phương pháp cụ thể hoá phương châm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” mà Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Phần kết luận
	Đề tài “Phương pháp hình thành kỹ năng sử dụng BĐGK cho học sinh THCS” là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và kiến thức thực tiễn. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã xác định được cơ sở lý luận của sự hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ giáo khoa cho học sinh THCS và đánh giá phần nào những nguyên nhân dẫn tới việc rèn luyện kỹ năng sử dụng BĐGK cho học sinh còn yếu. Điều đó giúp tôi giải quyết được những thắc mắc của bản thân về tình hình chất lượng giảng dạy bộ môn địa lý hiện nay còn kém. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về việc rèn luyện kỹ năng sử dụng BĐGK cho học sinh và đưa ra những biện pháp rèn luyện có hiệu quả. Những điều đó giúp ích rất nhiều cho giáo viên nhìn đúng đắn về BĐ thấy được vai trò ý nghĩa to lớn của bản đồ. Vì vậy người giáo viên địa lý phải chú trọng đến việc trao đổi kiến thức địa lý cũng như tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài. Giờ lên lớp của giáo viên sẽ nhẹ nhàng, không gây căng thẳng nhàm chán cho học sinh khi họ đã có kỹ năng làm việc với bản đồ.
	Để biết được hiệi quả của biện pháp trên tôi đã tiến hành thật nghiêm với một số bài, cố gắng sử dụng kết hợp với các kỹ năng làm việc với BĐ. Kết quả cho thấy nhờ có biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng BĐ mà chất lượng giảng dạy và học tập địa lý được nâng cao hơn, giờ giảng sôi nổi, sinh động hơn, gây lòng say mê học tập của học sinh, giúp các em có thói quen làm việc với tài liệu địa lý.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang' kien' co Vo~ Thi Hoa.doc