Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển đá cầu ở học sinh trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Bắc Giang tham gia hội khỏe Phù Đổng các cấp

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển đá cầu ở học sinh trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Bắc Giang tham gia hội khỏe Phù Đổng các cấp

1. Đặt vấn đề

1.1 Lý do chọn đề tài

Đá cầu được hình thành và phát triển từ những trò chơi dân gian, dưới

nhiều hình thức khác nhau và có một quá trình phát triển gắn liền với lịch sử

dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam giai đoạn hiện nay, Bắc Giang

là một trong những địa phương đi đầu hưởng ứng và đầu tư phát triển.

Hiện nay Đá cầu là môn thể thao dân tộc nằm trong hệ thống thi đấu các

môn thể thao của quốc gia, đây là một trong những nội dung để rèn luyện và

giáo dục thể chất cho học sinh.

Ở Bắc Giang hiện nay, Đá cầu là môn thể thao phát triển mạnh và đạt

nhiều thành tích trong học sinh phổ thông cũng như thể thao thành tích cao.

Thực hiên Chương trình Đổi mới giáo dục, căn cứ vào đặc điểm của môn

Đá cầu, truyền thống phát triển cũng như thành tích đạt được trong học sinh,

sinh viên và thể thao thành tích cao của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc

Giang đã chọn môn Đá cầu làm nội dung dạy chính trong nội dung môn thể

thao tự chọn ở trường THCS toàn tỉnh

pdf 23 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 859Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển đá cầu ở học sinh trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Bắc Giang tham gia hội khỏe Phù Đổng các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, sợ sệt... 
 Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực 
tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được 
trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên 
trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn 
yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. 
 Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi 
cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện 
pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển Đá cầu trường có được 
chất lượng tốt nhất mang về nhiều thành tích cho nhà trường... 
2.2 Cơ sở thực tiễn. 
 Hiện nay Đá cầu là môn thể thao được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại 
hội thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh, toàn quốc Do đó 
việc môn Đá cầu được đưa vào giảng dạy bắt buộc trong các trường phổ 
thông nên môn Đá cầu ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy việc nâng cao chất 
lượng môn Đá cầu ở trường Trung học cơ sở là hết sức cần thiết nhằm trang 
bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thi 
đấu, tâm lý khi thi đấu. 
 Bên cạnh đó còn giáo dục cho học sinh ý thức và thói quen tập thể dục 
thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và hiểu biết về Luật Đá cầu và động tác 
kỹ thuật, để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực và thi đấu. Vì vậy việc nâng 
 6
cao chất lượng môn Đá cầu cho ở trường trung học cơ sở là rất quan trong và 
cần thiết. 
2.3 Thực trạng và những mâu thuẩn 
 Đối với môn Đá cầu có từ rất lâu nhưng mới đưa vào chương trình 
chính khóa bắt buộc trong trường phổ thông. Trước đây học sinh chỉ biết đến 
môn Đá cầu qua nội dung thể thao tự chọn. Môn đá cầu được đưa vào học 
chính thức trong môn học thể dục từ lớp 6 đến lớp 9 là rất cần thiết, nhằm rèn 
luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy sáng 
tạo, tâm lý vững vàng, tự tin, quyết đoán. Qua đó nhằm phát hiện, bồi dưỡng 
vận động viên tài năng tham gia hội khoẻ Phù Đổng và bồi dưỡng nhân tài thể 
thao cho đất nước. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với công tác huấn luyện là 
việc phân phối thời gian học môn đá cầu trong chương trình thể dục từ lớp 6 
đến lớp 9 chỉ vẻn vẹn có 40 tiết (Mỗi khối lớp học 10 tiết/năm), nhưng lại dạy 
rất nhiều các kỹ thuật đá cầu, do vậy mà các em chỉ biết rất sơ lược, không đủ 
thời gian để tập luyện chuyên sâu, thành kĩ năng, kĩ xảo trong đá cầu. Cho 
nên, giáo viên rất khó khăn trong việc tuyển chọn được những em chơi đá cầu 
giỏi, đủ khả năng thi hội khỏe phù đổng sau khi các em hoàn thành việc học 
môn đá cầu của môn thể dục ở cấp trung học cơ sở. 
 Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan như gia đình, cơ sở vật chất 
nên một số học sinh ở các trường học chưa yêu thích tập luyện môn Đá cầu. 
Vì vậy Đá cầu hiện nay là một môn học khó đối với học sinh, nó đòi hỏi học 
sinh phải tập luyện rất nhiều từ động tác đơn giản như (tâng cầu bằng mu 
chính diện, tâng cầu bằng đùi, tang cầu bằng má trong bàn chân) đến động 
tác phức tạp như (đỡ cầu bằng ngực, cúp cầu, quét cầu) do đó đòi hỏi học 
sinh phải tập luyện thường xuyên và liên tục trong thời gian dài mới có thể 
tiến bộ và thi đấu đạt thành tích cao được. 
 Địa điểm sân bãi còn hạn chế, kinh phí tập luyện thì tốn kém đặc biêt là 
kinh phí mua cầu đá, giày tập. 
 7
 Hoc sinh chú trọng hoc văn hóa, học thêm không thích tham gia tập 
luyện TDTT. 
 * Qua điều tra thực trạng đá cầu của trường THCS Lý Tự Trọng – 
Thành Phố Bắc Giang. năm học 2016– 2017: 
Loại Khối 
Đạt Chưa đạt 
Số lượng % Số lượng % 
Khối 6 45 49,5 46 50,5 
Khối 7 47 51,1 45 48,9 
Khối 8 35 57,4 26 42,6 
Khối 9 49 62 30 38 
Những thành tích mà đội Đá cầu trường đã đạt được khi tham gia Hội 
Khỏe Phù Đổng cấp Thành phố, Tỉnh những năm gần đây: 
Năm học 2014 - 2015 2016 - 2016 2016 - 2017 
Thành tích 
cấp Thành Phố 
1 giải nhì 
1 giải nhì 
1 giải ba 
1 giải nhì 
Thành tích 
cấp Thành Tỉnh 
 2 giải ba 
2.4 Các biện pháp giải quyết vấn đề. 
2.4.1 Lựa chọn nhân tố: 
Lựa chọn nhân tố thông qua quá trình giảng dạy và chủ yêu là qua thi đấu, 
đấu tập. 
Chon đội tuyển và chia đội tuyển theo lứa tuổi: Lứa tuổi 12 -13 là các em lớp 
6, lớp 7. Lứa tuổi 14 - 15 là các em lớp 8, lớp 9 
 2.4.2 Lập kế hoạch cụ thể cho quá trình tập luyên: 
a. Thời gian: thời gian tập chung đội tuyển. 
b. Địa điểm sân bãi tập luyện 
c. Thành phần: là các vận động viên và huấn luyện viên. 
 8
d. Nội dung: 
Để thành lập đội tuyển và thống nhát kế hoạch tập luyện, thi đấu, qui định của 
đội tuyển. 
Nội dung tâp luyện, thi đấu theo lứa tuổi gồm: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi 
nữ, đôi nam nữ. 
e. Thời gian tập luyện: từ đầu năm học đến giữa học kì 1 (khoảng 2 tháng). 
2.4.3 Chuẩn bị cơ sở vật chất: Nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn bao 
gồm: vệ sinh sân tập, kiểm tra dụng cụ đủ về số lượng và chất lượng... 
2.4.4 Huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật: 
 BÀI TẬP CHO HỌC SINH LỚP 6 
a. Tâng cầu bằng đùi: 
- Chuẩn bị: Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa bàn chân trên 
chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng phía với chân thuận cầm 
cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu. 
 - Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 - 0,5m cách ngực khoảng 0,2– 
0,4 m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi, co gối chân thuận, dùng 
đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. 
Tâng được cầu liên tục, không để cầu rơi là thước đo đánh giá mức độ thực 
hiện kỹ thuật và khả năng khéo léo của mỗi người. 
b. Tâng cầu bằng má trong bàn chân: 
 - Chẩn bị: Đứng hai chân giạng rộng bằng vai hoặc nhỏ hơn một chút, 
tay thuận cầm cầu cao ngang thắt lưng, hướng về phía trước bụng, lòng bàn 
tay hướng lên cao cách bụng 0,15 - 0,25m, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn 
theo cầu. 
- Động tác: Tay cầm cầu hơi hạ cổ tay và cẳng tay xuống một chút để lấy 
đà rồi tung cầu lên cao (khoảng 0,4 – 0,6m cách ngực về phía trước khoảng 
0,3 – 0,8m). Mắt nhìn theo cầu, di chuyển nhanh về phía cầu rơi xuống. Dồn 
trọng tâm vào chân trụ, chân thuận co cẳng chân hướng má trong bàn chân lên 
cao để tâng cầu. Tiếp theo hạ chân xuống, di chuyển về phía cầu rơi, rồi lại 
 9
nhanh chóng và khéo léo dùng má trong bàn chân tiếp tục tâng cầu. Động tác 
lặp lại như vậy sao cho số lần tâng cầu liên tục được càng nhiều càng tốt. 
c. Chuyền cầu theo nhóm hai người: 
- Chuẩn bị: Hai người đứng đối diện nhau cách 1 – 3m. Một người tay 
thuận cầm cầu. 
- Động tác: Người cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,2 – 0,3m. Khi 
cầu rơi xuống thì dùng má trong bàn chân hoặc đùi chuyền cầu về phía trước 
cho bạn đối diện. Người đứng đối diện di chuyển nhanh về hướng cầu bay 
đến, dùng má trong bàn chân hoặc đùi tâng cầu ngược chở lại ngay cho bạn. 
Trường hợp khó tâng cầu trở lại ngay cho bạn, có thể tâng cầu tại chỗ 1 - 2 
lần để chỉnh hướng và lấy lại thăng bằng, sau đó chuyền cầu lại cho bạn. Bài 
tập tiếp tục như vậy, nếu cầu rơi, nhanh chóng nhặt cầu lên để tiếp tục tập. 
d. Chuyền cầu theo nhóm 3 người: 
- Chuẩn bị: Ba người đứng theo ba dỉnh của một tam giác, người nọ cách 
người kia khoảng 1 - 3m mặt quay vào trong. Một trong ba người tay thuận 
cầm cầu. 
- Động tác: Người cầm cầu dùng tay tung cầu lên cao, sau đó dùng má 
trong bàn chân hoặc đùi chuyền cầu sang cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh hơi 
xoay người về phía bạn chuyền cầu cho mình để đón cầu. Có thể tâng cầu tại 
chỗ 1 - 2 làn để chỉnh cầu, rồi chuyền cầu cho bạn thứ 3 hoặc chuyền cầu 
ngay ở lượt chạm cầu đầu tiên. Động tác tiếp tục như vậy, số lần chuyền cầu 
không để rơi cầu càng nhiều càng tốt. Khi để cầu rơi, nhanh chóng nhặt cầu 
để tiếp tục bài tập. 
BÀI TẬP CHO HỌC SINH LỚP 7 
a. Tư thế huẩn bị và di chuyển: 
 - Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai hoặc chân trước chân 
sau, hai gối hơi chùng, thân trên hơi ngả về trước, trọng tâm cơ thể dồn đều 
vào hai chân hoặc dồn nhiều vào chân trước, hai tay buông tự nhiên, mắt dõi 
theo cầu. 
 10
 - Di chuyển : 
 + Bước trượt ngang: Để đón cầu bay cao ở hai bên thân, cần sử dụng 
bước trượt ngang. Cầu bay sang phía bên phải, thì chân phải bước trước. Khi 
bước, cả hai chân đều trượt là là sát mặt sân, ngực hướng về trước, mắt nhìn 
theo cầu. 
 + Bước trượt chếch: Để đón cầu của đối phương bay bổng ở phía trước 
chếch theo một góc nào đó, do đó để đón cầu cần bước trượt chếch về hướng 
đó. Cầu rơi về phía nào thì chân cùng phía đó bước trước, sau đến chân kia, cả 
hai chân đều trượt là là sát mặt sân chếch về hướng cầu đến. 
 - Chạy: Trong đá cầu, chạy thường được sử dụng nhiều hơn cả, gồm 
chạy về trước, chạy lùi, sang ngang, chếch về trước. Khi chạy, bàn chân nâng 
cao khỏi mặt đất hơn bước trượt và khi chạm đất chủ yếu bằng nửa bàn chân 
trên, thân hướng về hướng chạy, mắt nhìn theo cầu. 
b. Tâng cầu bằng mu bàn chân: 
 - Chuẩn bị: Đứng chân trụ trước (chân khác chiều với tay cầm cầu), cả 
bàn chân chạm đất. Chân đá (chân cùng chiều với tay cầm cầu) phía sau chạm 
đất bằng nửa bàn chân trên. Tay cầm cầu cao ngang thắt lưng và cách người 
khoảng 0,2 – 0,3m, đế cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa và khum lại để 
đỡ cầu. Tay kia co tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn nhiều vào chân trước. Mặt 
hơi cúi nhìn theo cầu. 
- Động tác: Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,8m, co chân sau nâng 
đùi lên cao sao cho mu bàn chân hướng về phía cầu rơi. Khi cầu rơi xuống 
đến khoảng hợp lý, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao ở độ cao hợp lí. Trong 
trường hợp cầu rơi hơi xa với vị trí đứng, hơi ngả thân ra sau vươn cẳng chân 
đón cầu. Đôi khi cần di chuyển 1 - 2 bước hoặc xoay người để vươn cẳng 
chân đón cầu. 
c. Chuyền cầu bằng mu bàn chân: 
 11
- Chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị gần giống như khi đứng chuẩn bị tâng cầu cá 
nhân bằng mu bàn chân. Tuy nhiên do đây là chuyền cầu lên vị trí đứng đối 
diện giữa hai người (hoặc hai nhóm) cần cách nhau 2 – 3m hoặc hơn. 
- Động tác: Tung nhẹ cầu lên cao ở phía trước, đồng thời co chân sau lên 
cao ra trước, dùng mu bàn chân đá nhẹ vào cầu cho cầu bay sang bạn đối 
diện. Sau đó theo dõi cầu để tiếp tục đón và chuyền cầu. 
d. Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân: 
- Chuẩn bị: Đứng chân trụ trước (chân khác bên với tay cầm cầu), mũi 
chân cách biên ngang khoảng 0,3 – 0,4m, cả bàn chân chạm đất. Chân đá phía 
sau, chạm đất bằng nửa bàn chân. Tay cầm cầu co cao ngang thắt lưng và 
cách người khoảng 0,2 – 0,3m, đế cầu trên ngón tay trỏ, giữa và áp út, tay kia 
co tự nhiên. Trọng tâm cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước. 
- Động tác: Hơi chuyển trọng tâm ra chân sau để bước chân trước (chân 
trụ) ra trước một bàn chân, sau đó dồn trọng tâm lên chân trụ, đồng thời tung 
nhẹ cầu lên cao ở phía trước. Co chân sau (chân đá), dùng mu bàn chân đá 
mạnh cầu sang sân đối phương. Khi đá cầu không nâng trọng tam lê cao, bàn 
chân đá không nâng cao quá đầ gối. 
e. Phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân: 
- Chuẩn bị: Như chuẩn bị phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn 
chân. 
- Động tác: Bước chân trước về trước một bàn chân đồng thời tung nhẹ 
cầu lên cao, co chân sau đá mạnh cầu sang sân đối phương. Khi đá cầu, cần 
nâng trọng tâm lên cao, chân trụ kiễng, bàn chân chạm cầu ở độ cao hơn đầu 
gối. 
 BÀI TẬP CHO HỌC SINH LỚP 8 
a. Đỡ cầu bằng ngực: 
- Chuẩn bị: Như tư thế chẩn bị cơ bản của đá cầu. 
- Động tác: Khi cầu bay đến cao ngang tầm ngực hoặc hơn một chút. 
VĐV hơi ngả thân trên ra sau kết hợp với chùng gối chân sau nhiều hơn, hai 
 12
tay đưa về trước hơi co hướng ngực về phía cầu. Tiếp theo nhún chân, “hất” 
ngực lên cao phối hợp với hai tay, đánh khuỷu tay ra sau banh ngực chạm 
cầu. Điểm chạm cầu có thể ở giữa ngực, nhưng tốt nhất lên chạm cầu một bên 
ngực vị như vậy có sự kết hợp dướn vai cùng bên sẽ có lực hơn. 
b.Tâng “búng” cầu: 
- Chuẩn bị: Đứng chân thuận sau, chân kia trước. Hai chân chùng gối 
trọng tâm cơ thể hơi thấp, lưng hơi khom, hai tay buông tự nhiên để giữ thăng 
bằng. 
- Động tác: Khi xác định được điểm cầu rơi ở cách xa người, người tập 
nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước, hướng về phía cầu rơi. 
Lức này người hơi ngả về sau, chân sau (chân đá) lướt nhanh ra trước, hướng 
về phía cầu rơi. Lúc này người hơi ngả về sau, chân đá gần như duỗi thẳng 
hết, mu bàn chân duỗi để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20cm, 
đồng thời với việc gập nhanh bàn chân, để mu bàn chân tiếp xúc với cầu. Nhờ 
lực bật như “búng” vào cầu, mà cầu bay thẳng đứng cao 2 – 3m và cũng vì 
vậy mà có tên động tác là tâng “búng” cầu. Sau khi mu bàn chân tiếp xúc với 
cầu, chân đá đưa nhanh về TTCB để thực hiện lần đá tiếp theo san sân đối 
phương. 
c Tâng “giật” cầu: 
- Chuẩn bị: Tương tự như khi tâng “búng” cầu. 
- Động tác: Khi xác định được điểm cầu rơi phía trước, gần người, nhanh 
chóng chuyển trọng tâm cơ thể về chân trước. Người hơi khom, sau đó đưa 
chân sau “chân đá” về trước, bàn chân để song song với mặt đất để chuẩn bị 
tiếp xúc cầu. Khi cầu rơi cách khoảng 25 - 30cm, nâng nhanh đùi và bàn chân 
như “giật” cầu lên cao chếch về trước theo ý muốn. “Giật” cầu xong, nhanh 
chóng về TTCB để chuẩn bị lần đá tiếp theo. 
d. Đá cầu tấn công bằng mu bàn chân: 
- Chuẩn bị: Như tư thế chuẩn bị cơ bản trong đá cầu. 
 13
- Động tác: Về cơ bản, kĩ thuật động tác tương tự các động tác phát cầu 
tương ứng. Tuy nhiên, có một điểm khác nhau cơ bản ở chỗ trong kĩ thuật 
phát cầu, chân trước để cố định. Còn trong đá cầu tán công bằng mu bàn chân, 
thì chân trước thường bước lên trước một bước khi đá cầu. 
e. Tâng cầu - đá tấn công bằng mu bàn chân: 
- Chuẩn bị: đứng chân thuận sau, chân kia phía trước. Thân người thẳng 
tự nhiên, hai tay buông tự nhiên để giữ thăng bằng. Mắt quan sát cầu và đối 
phương. 
- Động tác: Khi cầu bay bổng sang phải hoặc trái, người chuyển trọng 
tâm cơ thể sang chân trụ, dùng chân phía cầu rơi tâng cầu nhịp một bằng mu 
bàn chân, bằng đùi hay má trong bàn chân. Tiếp theo dùng mu bàn chân thuận 
đá cầu tấn công sang sân đối phương. Trường hợp cầu ở xa lưới có thể tâng 
cầu nhịp một cho cầu bay về phía gần lưới, sau đó di chuyển đến vị trí thích 
hợp đá tấn công sang đối phương. 
BÀI TẬP CHO HỌC SINH LỚP 9 
a. Đá cầu cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân: 
- Chuẩn bị: Như tư thế đứng chuẩn bị cơ bản trong đá cầu. 
- Động tác: Khi cầu bay đến ngang tầm hông cách chân đá cầu một 
khoảng phù hợp, VĐV bước về trước một bước hay một bàn chân. Xoay vai 
phía chân trụ về phía dưới, kết hợp ngả thân trên về trước, dồn trọng tâm vào 
chân trụ, đồng thời đưa chân sau hướng mu bàn chân đá mạnh vào cầu, hai 
tay phối hợp tự nhiên. Đá xong, về tư thế cơ bản. 
b. Phát cầu cao chân nghiêng mình: 
 - Chuẩn bị: Đứng chân trụ trước, chân đá cầu sau, vai hướng lưới. Bàn 
chân trụ hợp với biên ngang một góc khoảng 35 – 450, thân trên xoay sang 
phải tới mức trục vai gần như vuông góc với biên ngang. 
- Động tác: Tay cầm cầu tung chếch ra trước – Sang phải về phía chân đá 
sao cho điểm rơi của cầu cách người khoảng 1m. Khi cầu rơi xuống, thân trên 
nghiêng nhiều hơn (động tác phát cầu nghiêng mình) và dùng chân đá quét 
 14
ngang theo đường vòng cung từ sau – ra trước bằng cách dùng mu bàn chân 
tiếp xúc với cầu khi cầu cách sân khoảng 60 – 80cm. 
c. Phát cầu thấp chân nghiêng mình: 
- Chuẩn bị: Như phát cầu cao chân nghiêng mình. 
- Động tác: Tay cầm cầu tung cầu chếch ra trước – sang phải về phía 
chân đá cầu sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá cầu khoảng 60 – 
80cm. Khi cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang bên, chân đá quét nganh 
theo đường vòng cung từ sau – ra trước bằng cách dùng mu bàn chân tiếp xúc 
với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 20 – 30cm. 
MỘT SỐ TRÒ CHƠI BỔ TRỢ TRONG TÂP LUYỆN ĐÁ CẦU 
a. Thi tâng cầu tối đa: Có thể thi theo nhóm hoặc hai người, tâng 3 lần lấy 
thành tích lần cao nhất tính tât cả các điểm chạm trừ từ mỏm vai đến các ngón 
tay. 
- Đội hình tập luyện: 
      
      
b. Phát cầu trúng đích: Thi theo nhóm nhỏ hoặc 2 người 
 15
c. Lò cò tiếp sức: 
Trên đây là những trò chơi bổ trợ trong môn đá cầu để các em yêu thích 
và hăng say tập luyện môn Đá cầu. Qua những bài tập đó hướng dẫn các em 
tự tập ở nhà. 
MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT TRONG MÔN ĐÁ CẦU 
* Sân đá cầu. 
- Sân đá đơn: 
 11,88m 
6,10m 
 1,98m 
 16
- Sân đá đôi: 
 11,88m 
6,10m 
 1,98m 
Điều1: SÂN 
1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước 
chiều dài 11,88m, chiều rộng 5,18m đối với sân đá đơn và 6,10m đối với sân 
đá đôi tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản 
trong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân. 
1.2. Các đường giới hạn: 
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng 
nhau. 
 - Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với 
đường phân đôi sân. 
Điều 2: LƯỚI 
2.1. Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích 
thước là 0,019m x 0,019m. Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một 
băng vải gập đôi rộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc 
dây nylông giữ cho căng lưới. Lưới được theo trên cột căng lưới, hai cột căng 
lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột 
căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên dọc 0,50m. 
2.2. Chiều cao của lưới: 
2.2.1 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m. 
2.2.2 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,60m. 
 17
2.2.3 Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m. 
2.2.4 Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m. 
2.2.5 Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không 
quá 0,02m. 
Điều 3: QUẢ CẦU 
 - Cầu đá Việt Nam 202 
 + Chiều cao 0,131m, rộng 0,06m. 
 + Trọng lượng 14gam (+, -1). 
Điều 13: CÁC LỖI 
13.1. Lỗi của bên phát cầu: 
13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân 
vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu. 
13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lưới hoặc qua nhưng chạm lưới. 
13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang 
phần sân đối phương. 
13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân. 
13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống 
đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây). 
13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu. 
13.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu. 
13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu 
thủ. 
13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu. 
13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể. 
13.3. Lỗi với cả hai bên trong trận đấu. 
13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương. 
13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở 
trên hay dưới lưới. 
13.3.3 Cầu chạm cánh tay. 
 18
13.3.4 Dừng hay giữ cầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người 
13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào 
lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương. 
13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác. 
13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần 
13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên 
quá 4 chạm. 
2.4 Hiệu quả và bài học kinh nghiệm: 
2.4.1 Hiệu quả: 
Qua những biện pháp trên đã làm cho học sinh trường tôi đã hiểu đựơc ý 
nghĩa tác dụng của việc hứng thú tập luyện đá cầu, nắm được các phương 
pháp tập luyện có hiệu quả, góp phần phát triển phong trào thể thao thế mạnh 
của dân tộc. 
 Kết quả năm học 2016- 2017 đội “Đá cầu” nhà trường khi tham gia 
Hội Khỏe Phù Đổng các cấp đạt được là: 
Tham gia hội khỏe Phù Đổng câp Thành phố đạt 2 giải “Đá Cầu”. 
01 giải nhì đôi nam nữ (lớp 8-9). 
01 giải nhất đơn nữ (lớp 8-9). 
Tham gia hội khỏe Phù Đổng câp Tỉnh đạt 2 giải “Đá Cầu”. 
01 giải ba đôi nam (lớp 8-9). 
01 giải ba đơn nữ (lớp 8-9). 
Kết quả năm học 2017- 2018 đội “Đá cầu” nhà trường khi tham gia Hội 
Khỏe Phù Đổng các cấp đạt được là: 
Tham gia hội khỏe Phù Đổng câp Thành phố đạt 4 giải “Đá Cầu”. 
01 giải nhất đơn nam (lớp 8-9). 
01 giải nhì đơ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_boi_duong_doi_tuyen_da_cau.pdf