Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh Lớp 4

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Qua nghiên cứu thực tế tại trường tiểu học Lê Văn Tám về vấn đề nâng cao

hiệu quả giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh, tôi nhận thấy giáo viên cũng

đã áp dụng một số biện pháp cụ thể, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trên cơ sở các

giải pháp đã biết, tôi tiến hành cải tiến và thực hiện một số giải pháp có tính mới

như:

- Giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc

sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng

tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

- Vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học tích cực: Để

học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của từng bài học từ đó các em lĩnh hội

được kiến thức, tự tin phát biểu xây dựng bài giúp hiệu quả giờ dạy ngày một nâng

cao.2

- Thay đổi luân phiên Ban cán sự lớp giúp cho các em tự tin thử sức thể

hiện được năng lực của bản thân trong công tác quản lí lớp khi giáo viên giao

nhiệm vụ.

- Hàng tháng GVCN luôn động viên khích lệ khen thưởng những món quà

nhỏ tới những em đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của

trường nhằm khen ngợi các em có tinh thần tích cực khi tham gia, tự tin và mạnh

dạn trong giao tiếp.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1011Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Nâng cao hiệu quả giáo dục 
đức tính tự tin cho học sinh lớp 4.” 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra Sáng 
kiến. 
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công tác chủ nhiệm lớp) 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 07/9/2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Qua nghiên cứu thực tế tại trường tiểu học Lê Văn Tám về vấn đề nâng cao 
hiệu quả giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh, tôi nhận thấy giáo viên cũng 
đã áp dụng một số biện pháp cụ thể, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trên cơ sở các 
giải pháp đã biết, tôi tiến hành cải tiến và thực hiện một số giải pháp có tính mới 
như: 
 - Giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc 
sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng 
tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 
 - Vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học tích cực: Để 
học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của từng bài học từ đó các em lĩnh hội 
được kiến thức, tự tin phát biểu xây dựng bài giúp hiệu quả giờ dạy ngày một nâng 
cao. 
2
 - Thay đổi luân phiên Ban cán sự lớp giúp cho các em tự tin thử sức thể 
hiện được năng lực của bản thân trong công tác quản lí lớp khi giáo viên giao 
nhiệm vụ. 
 - Hàng tháng GVCN luôn động viên khích lệ khen thưởng những món quà 
nhỏ tới những em đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của 
trường nhằm khen ngợi các em có tinh thần tích cực khi tham gia, tự tin và mạnh 
dạn trong giao tiếp. 
5.2. Nội dung sáng kiến 
5.2.1. Lý do chọn đề tài 
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện 
về năng lực và phẩm chất. Giúp học sinh hiểu được năng lực của chính bản thân 
mình để hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này. Tự tin là khả năng làm chủ được 
bản thân, tin tưởng vào năng lực chính của mình. Một học sinh tự tin thì khi làm 
việc sẽ đạt được kết quả tối ưu nhất. Còn nếu học sinh không tự tin thì khi làm 
việc không thể hiện được kết quả cao, nhiều khi phản lại tác dụng. Khi thiếu tự tin 
thì sẽ không thể quyết đoán được công việc mình sẽ làm, làm mất đi nhiều cơ hội 
trong cuộc sống. 
Qua công tác giảng dạy tại trường và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy 
trong một số trường thì những em ở khu vực đông dân cư, trung tâm, gần chợ thì 
các em hoạt bát hơn, dạn dĩ, bình tĩnh hơn các em ở vùng còn khó khăn, nhiều 
đồng bào dân tộc.Trong các cuộc thi giữa các trường thì những trường ở khu vực 
có điều kiện thì hầu như các em đạt kết quả khá hơn. Đó là một phần do các em đó 
năng lực nhiều hơn, nhưng phần lớn các em đó có đủ tự tin hơn. Tự tin các em có 
được là do trong cuộc sống hàng ngày các em tiếp xúc được với nhiều mối quan hệ 
ở khu vực mình sống. 
Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm trong việc hình 
thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh nên tôi luôn trăn trở 
như thế nào để giúp cho học sinh lớp mình, trường mình tự tin hơn, có thể hòa 
nhập tốt với các bạn ở vùng trung tâm thị xã. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy 
tôi đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh lớp 
4” để nghiên cứu. 
5.2.2. Phân tích thực trạng, nguyên nhân: 
* Thực trạng: 
- Học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin chiếm tỉ lệ cao. 
- Giáo viên chưa có nhiều biện pháp hiệu quả trong công tác hình thành và 
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 
- Một bộ phận phụ huynh thiếu sự quan tâm. 
* Nguyên nhân: 
 - Đa số các em là người đồng bào, trình độ dân trí còn hạn chế. Do đó ít tiếp 
xúc với xã hội bên ngoài. Các em khá rụt rè, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, khi phát 
3
biểu các em nói không rõ ràng. Cô giáo hay ai hỏi tới không trả lời, e ngại, một số 
học sinh được cha mẹ quá cưng chiều. 
 - Trường tiểu học Lê Văn Tám là trường thuộc phường An Lộc của thị xã 
Bình Long. Tuy nhiên trường thuộc vùng khó khăn, nhiều học sinh đồng bào dân 
tộc thiểu số. Vì vậy còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, dân trí còn thấp, số 
hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại 
đông chiếm khoảng 40 % số học sinh toàn trường. 
- Giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm để nâng cao đức tính tự tin 
cho học sinh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nâng cao khả năng 
giáo dục sự tự tin cho học sinh.Nhiều lớp hoạt động phong trào còn bỏ ngỏ. Giáo 
viên chủ nhiệm không làm việc. Vì kiêm nhiệm, mắc đứng lớp, không có kinh phí 
tổ chức phong trào. 
- Đối với một số phụ huynh đôi khi chưa giáo dục đúng cách, thường đánh 
đập, la mắng khi con em mình mắc phải một lỗi lầm nào đó, làm cho các em sợ sệt, 
mất tự tin nên khi lần sau được giao làm việc khác các em khó hoàn thành công 
việc đó, và sự sợ sệt, mất bình tĩnh làm ức chế khả năng học tập, lao động ở các 
em. 
5.2.3. Biện pháp thực hiện: 
Để tiến hành nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh ở 
trường TH Lê Văn Tám tôi đã thực hiện những biện pháp sau : 
5.2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều đến những em còn nhút 
nhát, rụt rè, luôn mất bình tĩnh trước tập thể 
Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em mới bước vào môi trường học 
tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè, thầy cô để thổ lộ tâm tình 
hay học hỏi. Đặc biệt là những em có tính tình nhút nhát, rụt rè. Vậy để các em 
mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy gần gũi, tạo sự thân tình để các em dễ hoà đồng vào 
môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô. 
Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên gần gũi tâm 
sự, trò chuyện với những học sinh có tính hay nhút nhát về chuyện gia đình, về 
chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện và giáo viên sẽ hiểu được rất 
nhiều về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của các em. 
Ví dụ: Nay em ở lại trưa ăn uống như thế nào? Nhà em ở tổ mấy? Hằng ngày 
đi học về em thường làm gì giúp ba mẹ?... 
Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời em. Làm cho 
các em có thêm tự tin vào bản thân mình. Như một lời khen, hay một lời khuyến 
khích động viên. Đối với những em còn thiếu tự tin thì giáo viên nên tìm lấy một 
ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên. 
Ví dụ: Em đọc bài có tiến bộ rồi đấy. Cần cố gắng hơn nữa nhé. Hoặc là 
Hôm nay em ăn mặc sạch sẽ rồi đó. Vừa tạo cho các em sự cố gắng hơn và giúp 
các em thêm tự tin vào bản thân mình. 
4
Tôi thường xuyên giao việc cho những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để 
các em mạnh dạn, tự tin hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào vì cảm thấy mình 
đã làm việc có ích. 
Đối với những em còn nhút nhát hay thiếu bình tĩnh trước đám đông nên đưa 
các em vào các hoạt động đội nhóm để các em quen dần với tập thể rồi từ tập thể 
các em sẽ trở nên tự tin, không còn rụt rè, nhút nhát. 
Ngoài ra tôi còn động viên các em đặc biệt là các em còn thiếu tự tin vào bản 
thân mình, hay rụt rè, nhút nhát trước mọi người, làm việc gì cũng lo sợ, luôn bị 
người khác bắt nạt nên tập lấy một môn thể thao nào đó mà em yêu thích như đá 
bóng, cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông. Hoặc một môn năng khiếu như vẽ, 
nhạc, đàn...Khi tập những môn này các em có điều kiện giao lưu, thi đấu cùng các 
bạn khác từ đó các em sẽ thấy tự tin và mạnh dạn hẳn lên. 
Nhờ việc làm tốt công tác gần gũi trò chuyện cùng các em hoặc giao việc nhẹ 
nhàng cho các em thì tôi thấy các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hầu hết các em 
không còn rụt rè. Biết tự giác xung phong tham gia các phong trào bên Đội hay các 
phong trào của nhà trường, của lớp phát động. 
5.2.3.2.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phát huy tính tích 
cực, tạo điều kiện hình thành và phát triển phẩm chất tự tin, năng lực hợp tác 
và giao tiếp cho học sinh. 
- Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động là mấu chốt của 
vấn đề đổi mới. Vì vậy, khi giáo dục và giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình 
thức tổ chức dạy học: như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, hoạt động cặp đôi, 
hoạt động chung cả lớp, thảo luận, trò chơi. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các 
hoạt động học tập nhằm huy động mọi hoạt động của từng học sinh để học sinh tự 
tìm tòi, khám phá nội dung mới của từng bài học từ đó các em lĩnh hội được kiến 
thức, tự tin phát biểu xây dựng bài giúp hiệu quả giờ dạy ngày một nâng cao. 
- Xây dựng tốt kế hoạch giáo dục và dạy học: Hiệu quả của một tiết dạy phụ 
thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên. Vì vậy, trước khi lên lớp giáo 
viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có chất lượng, thể hiện rõ kế hoạch 
của thầy trò và dự kiến được các phương án trả lời của học sinh trong tiết dạy và 
chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt động, sự chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo sẽ 
giúp cho giáo viên xác định được chuẩn về kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học 
cho giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm 
lĩnh kiến thức mới, hay xây dựng trò chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh 
củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học. Từ đó, giúp các em tự tin học tập tốt hơn. 
5.2.3.3. Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
* Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em tham gia sinh hoạt: 
Như đã nói ở trên đức tính tự tin ở các em sẽ được hình thành, phát triển 
trong hoạt động học tập, vui chơi ở trường và trong các mối giao lưu với xã hội, 
5
với môi trường mình đang sống. Cho nên để các em mạnh dạn, bình tĩnh, tự làm 
chủ mình thì chúng ta ngay từ bây giờ phải tập cho các em quen dần với môi 
trường cuộc sống bằng cách tổ chức nhiều phong trào hoạt động vui chơi để các 
em tham gia như thi viết chữ đẹp, thi giới thiệu sách, thi nét vẽ xanh...Khi các em 
càng tham gia nhiều phong trào thì trong các phong trào đó các em sẽ được làm 
quen với sinh hoạt tập thể, làm quen với việc đứng trước đám đông qua đó rèn 
luyện cho các em càng mạnh dạn, tự tin hơn. 
* Nâng cao tính tự tin cho học sinh: 
Các phong trào cần tạo điều kiện cho tất cả các em đều tham gia, cùng vui 
chơi không tham gia với hình thức khán giả, đừng để tình trạng chỉ có một số em 
nồng cốt tham gia là chính. Nếu không thì một số em sẽ không được rèn luyện từ 
đó các em không có sự dạn dĩ, tự tin. 
Trong hoạt động phong trào nên đề ra những công việc vừa sức cho các em, 
nếu ngay từ đầu các em được giao một việc ngoài khả năng của mình thì các em sẽ 
mất bình tĩnh ngay và từ đó về sau tâm lý lo sợ luôn ám ảnh các em làm các em 
mất tự tin khi làm các công việc khác. 
Trong các phong trào cần để cho các em là người chủ động, tự quản còn giáo 
viên chỉ là người giám sát, hướng dẫn khi các em có nhu cầu cần hỏi tới. 
Trong các cuộc thi không nên tổ chức cho có hình thức, tất cả các phong trào 
đều phải chuẩn bị chu đáo từ trước các bước chuẩn bị, như có Ban giám khảo, 
người dẫn chương trình, các bước chuẩn bị dụng cụ vv... Để cho các em thấy rõ 
tầm quan trọng của phong trào đó. Cần tạo ra một không khí thi đua sôi nổi, hào 
hứng. Nhưng cũng phải hết sức nghiêm túc để rèn luyện cho các em một tâm thế 
luôn luôn sẵn sàng và tự tin. 
5.2.3.4. Thiết lập luân phiên Ban cán sự lớp và chia nhóm theo mô hình 
dạy học mới 
 * Bầu Ban cán sự lớp: 
- Đối với học sinh lớp 4 của tôi đang dạy. Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp 
tôi đã thực hiện việc bầu Ban cán sự lớp như sau: 
+ Tôi tiến hành tổ chức bầu cử: Có tự ứng cử, người ứng cử giới thiệu bản 
thân, bỏ phiếu tín nhiệm. 
+ Ban cán sự lớp tôi thay đổi 2 lần trong năm học để cho học sinh được tự 
tin, mạnh dạn, có cơ hội rèn luyện kĩ năng lãnh đạo và tìm kiếm học sinh có tố chất 
lãnh đạo quản lí lớp. 
* Chia lớp theo từng nhóm học sinh: 
 - Chia lớp thành nhóm 4 hoặc 5. bình bầu nhóm trưởng. Khi đó, giáo viên 
chủ nhiệm sẽ quản lí lớp theo nhóm chứ không theo tổ vì tổ số lượng người đông, 
tổ trưởng sẽ không bao quát được hết hoạt động của các bạn trong nhóm. Thêm 
nữa, càng chia nhỏ lớp theo nhóm, giao việc cho nhóm trưởng thì càng tạo cơ hội 
6
cho học sinh được hợp tác cùng bạn, được tự tin thể hiện khả năng lãnh đạo, quản 
li lớp. 
- Sau khi chia nhóm thì sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh cho phù hợp như: các 
học sinh nhìn mặt nhau, nhưng khi nghe giảng vẫn thuận lợi nhìn lên bảng. 
- Tôi luôn khích lệ, động viên học sinh bằng cách: sau 1 tháng, tôi tặng cho 
nhóm trưởng một phần quà (là đồ dùng học tập). Tháng sau, các nhóm trưởng sẽ 
thay đổi vị trí nhóm để quản lý các thành viên mới. Làm cách này để các nhóm và 
từng thành viên được trải nghiệm nhiều tính cách quản lí khác nhau của bạn. Tập 
cho học sinh thích nghi với những thay đổi trong tương lai. Bởi khi lớn lên các em 
dù không thích nhưng vẫn phải làm việc chung, phải hợp tác, giao tiếp để hoàn 
thành nhiệm vụ chung. Nhờ thế mà các em phần nào đã mạnh dạn, tự tin và luôn 
đoàn kết với tất cả các bạn trong lớp. 
5.2.3.5. Phối hợp cùng với giáo viên bộ môn: 
* Đối với giáo viên Âm nhạc: 
 Kết hợp cùng giáo viên bộ môn giúp học sinh còn rụt rè, nhút nhát mạnh dạn 
khi đứng trước đám đông biểu diễn các bài hát. 
Giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để 
giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên 
dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì 
vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với Cô và các bạn. Qua những hoạt động đó tạo 
mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, tự tin, thương yêu và giúp đỡ 
nhau. 
 * Đối với giáo viên Thể dục – Mĩ thuật : 
 Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về thể dục 
thể thao, hội hoạ 
 - Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các những 
em học sinh này. 
 - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua 
những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong 
tiết học chính khoá. 
* Đối với thư viện- thiết bị : 
Hướng dẫn học sinh mạnh dạn đăng kí tham gia các hoạt động của thư viện 
như tổ cộng tác viên: Học sinh sẽ trình bày các ý nghĩ mong muốn của mình, sưu 
tầm tranh ảnh có liên quan đến các đức tính tự tin. Qua đó các em được học hỏi và 
mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với bạn . 
 Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, 
biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách 
báo, xem ti vi, nghe tin tức . Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để 
cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. 
5.2.3.6. Phối hợp với Phụ huynh học sinh: 
7
* Từ đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh tôi đã định hướng bầu chọn 
Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau: 
+ Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định. 
+ Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu. 
+ Am hiểu về lĩnh vực giáo dục. 
+ Có con học tốt các môn. 
* Kết hợp cùng GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt 
của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào của lớp. 
+ Nắm rõ hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. 
+ Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, 
tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường. 
 * Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN 
giáo dục đức tính tự tin cho học sinh như sau: 
 + Giáo dục con có ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. 
 + Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò truyện trực tiếp, điện thoại 
hoặc qua zalo để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh có đức tính tự tin ở lớp cũng 
như ở nhà. 
5.2.3.7 Động viên, khen thưởng kịp thời học sinh: 
- Trong các phong trào các em luôn tham gia sôi nổi, nhiệt tình.Nhờ giáo dục 
cung cấp những kiến thức, phẩm chất năng lực cho học sinh mà việc giáo dục sự tự 
tin ở các em đã có kết quả cao.Trong các phong trào đội các em tham gia sôi nổi, 
nhiệt tình luôn ở hình thức tự quản. Tự bản thân các em cảm thấy đủ tự tin ở bản 
thân để làm tốt công việc khi giáo viên giao. 
- Bản thân tôi khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là 
một sự thành công lớn. Vì vậy để động viên học sinh, tôi thường khen thưởng các 
em khi các em hoàn thành một việc tốt. Nhìn các em vui khi nhận phần thưởng, 
quà tặng; thấy các em hăng hái tự tin thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào 
tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của 
phụ huynh học sinh. Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào 
cũng mong muốn đạt được. 
 Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương 
pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để 
giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.Từ đó các em 
được tham gia nhiều sẽ tập làm quen cho các em thói quen mạnh dạn khi tham gia 
các hoạt động tập thể. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
- Đề tài được triển khai, áp dụng tại trường Tiểu học Lê Văn Tám đã mang 
lại hiệu quả rất tích cực. 
8
- Đề tài có thể vận dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã 
Bình Long. 
6. Những thông tin cần được bảo mật ( nếu có): Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 - Có sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu 
nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong 
công việc của giáo viên chủ nhiệm để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất 
lượng giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh một cách toàn diện. 
- Giáo viên phải biết cách ứng xử khéo léo để giáo dục học sinh bằng những 
phương pháp hay nhất đó là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các 
em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm 
trước. 
 - Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với Phụ huynh học 
sinh trong việc rèn luyện tính tự tin cho học sinh. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1. Kết quả đạt được: 
Trong năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Bốn 2 với tổng 
số học sinh là 22 em. Trong đó học sinh dân tộc 10 em. Tôi đã áp dụng các biện 
pháp này tại trường TH Lê Văn Tám và thu được kết quả khả quan: 
 + Kết quả về mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất (liên 
quan đến đề tài) trong học kì I cụ thể như sau: 
TSHS 
Mức độ hình thành và phát triển 
năng lực 
Mức độ hình thành và phát triển 
phẩm chất 
Hợp tác Tự tin, trách nhiệm 
Tốt Đạt 
Cần cố 
gắng 
Tốt Đạt 
Cần cố 
gắng 
TS % TS % TS % TS % TS % TS % 
Đầu năm 22 3 13,6 8 36,4 11 50.0 5 22,7 7 31,8 10 45,5 
Cuối HKI 22 10 45,5 12 54,5 0 0 13 59.1 9 40,9 0 0 
+ Kết quả đạt được trong các phong trào tham gia cấp thị xã, cấp 
trường. 
9
- Đạt giải III tham gia phần thi nhảy Aerobic cấp thị xã. 
- Học sinh tham gia thi nét viết chữ đẹp đạt giải nhất và giải khuyến khích 
cấp trường. 
- Học sinh tham gia thi vẽ tranh đạt giải nhì cấp trường. 
- Học sinh tham gia thi văn nghệ chào mừng 20-11 đạt giải nhất cấp trường. 
- Học sinh tham gia thi giới thiệu sách đạt giải nhì cấp trường. 
Ngoài ra các phong trào phát thanh măng non các em tự viết bài, đi thu thập 
thông tin và phát thanh hàng tuần như là một người dẫn chương trình thực thụ. 
8.2. Bài học kinh nghiệm: 
 Để có được hiệu quả cao trong giáo dục đức tính tự tin cho học sinh như 
vậy bản thân tôi trong quá trình thực hiện tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm 
như sau : 
Nhà trường nên quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đầu năm phải có 
kế hoạch cụ thể về công tác này. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em 
tham gia sinh hoạt (học tập, thể thao, văn nghệ) để các em tham gia sinh hoạt qua 
đó các em được hoàn thiện sự bình tĩnh, tự tin trước công việc học tập, khi làm 
việc và các hoạt động phong trào. 
Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn quan tâm đến học sinh còn thiếu tự tin. Có 
phương pháp, hình thức tổ chức lớp học để học sinh được rèn luyện đức tính tự tin 
cho học sinh. Như tổ chức nhiều hoạt động vui mà học trong lớp học, luôn tạo điều 
kiện để các em đón

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_duc_tinh_tu.pdf