Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em hôm nay, thế giới ngay mai!

Trẻ em sinh ra là niềm vui và hạnh phúc của mỗi gia đình. Cha mẹ sẽ

hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Trẻ

em được sinh ra với tâm hồn của những thiên thần nhưng sự phát triển của công

nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành người nhút nhát, thụ

động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh,

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đã xác

định mục tiêu là cần phát triển một số nét giá trị, một số nét tính cách phẩm chất

cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo linh hoạt,

tự giác, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống chuẩn bị tốt cho việc học

tập ở lớp 1 và bậc học sau này có kết quả. Chính vì vậy việc giáo dục tính mạnh

dạn tự tin ngay từ bậc học mầm non sẽ là nền tảng để các bé trở thành những

người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội

công bằng văn minh là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng

quan trọng. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực

để có gắng đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Trẻ mầm non nói chung và trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng rất

cần có tính tự tin vì đây chính là tiền giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng

động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, Tất cả chúng ta đều nhận thức được

rằng cho dù ở thời đại nào thì sự tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người

vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tự tin giúp trẻ lĩnh hội tri thức khoa học cũng

như các kỹ năng sống cần thiết giúp trẻ học cách ứng xử sao cho phù hợp với

mọi người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trẻ mầm non cần phải biết mạnh dạn, tự

tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy

nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng sống như

làm thế nào để mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Tuy

nhiên, thực tế trẻ mầm non nói chung và các bé lớp mẫu giáo lớn nói riêng do tôi

phụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể

hiện sự tự tin đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh và rất nhiều phụ

huynh phải than phiền vì bé ở nhà nhút nhát ít giao tiếp với người lạ.

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 900Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện thông tin đại chúng. 
- Lớp có 30 học sinh, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi và đều học qua mẫu giáo 
nhỡ. 
- Đa số phụ huynh đều nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tính cách thể 
hiện ở nhà ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên. 
2/ Khó khăn 
- Một số trẻ chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động, kỹ năng sống còn hạn chế 
và chưa tự tin vào khả năng của mình. 
- Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. 
- Một số gia đình, phụ huynh quá quan tâm cưng chiều trẻ dẫn đến trẻ 
có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. 
- Một số phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự tự tin, chủ động và bao bọc. 
3/ Điều tra thực trạng. 
Tổng số trẻ được khảo sát: 30 cháu 
 ( Phiếu 1: Khảo sát trẻ đầu năm) 
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 
1/ Biện pháp 1: Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để tích 
lũy kinh nghiệm. 
Để việc giáo dục tính tự tin cho trẻ đạt kết quả cao nhất bản thân tôi nhận 
thức được rằng cần phải trang bị cho mình kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, 
các phương pháp, biện pháp, hình thức hữu hiệu để giáo dục trẻ tính mạnh dạn, 
tự tin. Tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm qua các kênh thông tin: tài 
liệu, sách báo, mạng internet, các phương tiện truyền thông...Nhờ vậy mà tôi đã 
trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và áp dụng vào thực 
tế giảng dạy tại nhóm lớp mình phụ trách. 
Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu 
hiểu và tiếp cận với trẻ nên tôi đã cứu tài liệu “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng 
sống cho trẻ mầm non” (sách dùng cho giáo viên), dành nhiều thời gian đọc các 
tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học 
sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng 
enternet. Quá trình tự học và tự bồi dưỡng đã giúp tôi hiểu rằng muốn giáo dục 
trẻ tính tự tin cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ và cần có những 
biện pháp cụ thể để làm tốt các nội dung sau đây: 
- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ thiếu tự tin 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
5/14 
- Giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ 
- Rèn luyện cho trẻ sự tự lập và tạo môi trường cho trẻ rèn luyện bản thân 
- Giúp trẻ nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản 
- Giúp trẻ biết xác định mục tiêu và nuôi dưỡng ước mơ 
 2/ Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, cởi mở. 
 Để giúp trẻ tự tin hứng thú tham gia vào hoạt động góp phần hình thành 
và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với 
trẻ thì việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện, cởi mở là rất cần thiết. Nhận 
thức được điều đó, tôi đã trao đổi và thống nhất với đồng chí giáo viên trong lớp 
trang trí sắp xếp xây dựng môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với 
diện tích lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với 
trẻ. 
Bên cạnh đó, tôi cùng với trẻ thảo luận xây dựng nội quy lớp học treo 
ngay ở phòng đón trẻ và thực hiện theo bảng nội quy đã xây dựng. Tôi quy ước 
với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ và cách 
giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có 
sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, 
cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau.Việc 
rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. 
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của 
trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, trẻ sẽ 
được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. 
Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể 
hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ 
thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. 
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn 
luôn cố gắng mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu 
thương giúp trẻ có cảm giác cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có 
thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bực tức” rất trẻ con của 
mình. 
3/ Biện pháp 3: Giáo dục tính tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động 
3.1/ Thông qua hoạt động học 
Nói đến thành công chắc hẳn ai cũng có mong muốn.Với những trẻ nhanh 
nhẹn, thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó 
nhưng với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành 
động của mình thì lại không dễ chút nào. Đây là vấn đề thường gặp của giáo 
viên mầm non như tôi bởi khi trẻ liên tục không thực hiện được nhiệm vụ cô đề 
ra trong giờ học cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin trước 
đám đông. Để giải quyết được vấn đề này tôi đã áp dụng biện pháp giao nhiệm 
vụ vừa sức đối với từng trẻ để tất cả các trẻ đều có cơ hội được thành công. 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
6/14 
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động khám phá với để tài “Động vật sống trong 
rừng” cùng là đặt câu hỏi về cái vòi của voi. Với trẻ nhanh nhẹn, khi đặt câu hỏi 
mang tính tổng quát đòi hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt “Đây là cái gì? Con 
biết gì về vòi voi” thì với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin có thể cho trẻ trả lời thành 
những câu hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn “Vòi voi như thế nào? Nó 
có tác dụng gì?” Như vậy, với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong 
hoạt động khám phá mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều tự 
tin tham gia trả lời câu hỏi khiến giờ học sôi nổi với rất nhiều cánh tay tự 
tin giơ lên. 
Khi tham gia vào các hoạt động không phải lúc nào trẻ cũng thành công 
vậy làm thế nào để trẻ chấp nhận sự thất bại? Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ 
sẽ cảm thất rất buồn và khi đó hơn bao giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp 
thời của cô. 
Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” kết thúc bài hát 
trẻ không có ghế ngồi như vậy là đã thua cuộc trong trò chơi. Nếu như lúc này 
mà bị các bạn chế giễu và chê bai chắc hẳn trẻ sẽ có thái độ và phản ứng tiêu 
cực nên tôi đã động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Cô biết con có thể làm 
được mà. Lần sau nếu con cố gắng chắc chắn con sẽ chơi tốt hơn” và đồng thời 
nói với trẻ trong lớp: “Ai cũng có thể là người thua trong trò chơi. Là bạn tốt các 
con nên chia sẻ với nhau cả sự thành công lẫn thất bại”. 
Khi trẻ chưa thành công hay đạt kết quả cao khi tham gia hoạt nếu chỉ 
trích hay phê bình trẻ gay gắt sẽ khiến trẻ sợ và thiếu tự tin khi tham gia vào các 
hoạt động tiếp theo. Việc cần làm của giáo viên lúc này là đưa ra lời gợi ý hoặc 
giúp đỡ trẻ hoàn thành ngay tại thời điểm đó. Khi trẻ chưa làm tốt việc gì thì 
thay vì nói từ “không” giáo viên nên sử dụng từ “chưa”. 
Ví dụ: Trong giờ TDGH thay vì nói “ Con tập không đúng” hoặc “ Con 
tập sai rồi” thì tôi sẽ nói“ Con tập chưa đúng” để tạo cơ hội cho trẻ vượt qua các 
thử thách tiếp theo. 
Khi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại kết thúc tình huống cần tạo niềm tin cho 
trẻ để có được thành công trong lần sau. 
Đối với trẻ thì những lời động viên của cô giáo như một phép màu nhiệm. 
Dành cho trẻ những lời khích lệ đúng lúc quả là một biện pháp tốt để khuyến 
khích sự tự tin ở trẻ. Do vậy những lời khích lệ luôn được tôi chú ý sử dụng kịp 
thời trong khi tổ chức các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày. Bằng 
những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng đã phần nào xây dựng 
được sự tự tin trong trẻ. 
Qua thực tế áp dụng biện pháp trên tại lớp tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi đã 
mạnh dạn, tự tin và tích cực hơn khi tham gia các hoạt động. 
3.2/ Thông qua các ngày hội, ngày lễ 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
7/14 
Việc tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục 
hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. 
Thông qua đó, trẻ được học và mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè 
và mọi người xung quanh. Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt động tôi luôn tìm 
ra hình thức tổ chức mới nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. 
Ví dụ: Ngày 8/ 3 – Ngày Quốc tế phụ nữ. Trước ngày tổ chức tôi cùng trẻ 
trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý 
kiến của trẻ về món quà tặng bà tặng mẹ tặng cô giáo và các bạn gái trong lớp. 
Sau đó cùng trẻ chuẩn bị nguyên vật liệu bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại 
cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái. Các bé trai 
được tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ; các bé đều rất hào hứng 
khi được cùng cô trang trí lớp chuẩn bị cho buổi lễ. 
Vào ngày 8/ 3 tôi tổ chức chương trình văn nghệ và một số trò chơi tại 
lớp. Vào chương trình từng tốp các bé đã mạnh dạn lên hát múa những bài thật 
hay và ý nghĩa về bà và mẹ. Mỗi bạn trai sẽ tặng 1 món quà nhỏ cho 1 bạn gái 
trong lớp và tự nói lời chúc mừng. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc 
ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như 
các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những 
người thân yêu. 
Ví dụ: Trong buổi giao lưu với giáo viên Tiếng Anh người nước ngoài trẻ 
lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin xung phong trả lời các câu hỏi của giáo viên và đã 
nhận được những phần quà nhỏ. 
Ảnh 1: Bé chụp ảnh giao lưu với giáo viên nước ngoài 
Tất cả các trẻ trong lớp đều được tham gia thi, mỗi lớp đăng kí một tiết 
mục. Tất cả các bé lớp tôi đều rất háo hức, tích cực tham gia luyện tập, cô gắng 
hết mình với niềm tin chiến thắng. Qua hội thi tôi thấy nhiều trẻ trước đây vốn 
nhút nhát đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. 
Ảnh 2: Bé tham gia hội thi dân vũ 
Qua mỗi lần được tham gia các hoạt động tôi thấy các bé của lớp mình 
dường như chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con 
thân thiết, gần gũi nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn và đặc biệt là các con 
đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi 
nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Và còn rất nhiều các hoạt 
động khác được tổ chức cho các con như ngày Noel, Hội chợ quê, các hoạt 
động giao lưu tổ chức hàng tuần với lớp bạn Mỗi hoạt động có nội dung và 
cách tổ chức khác nhau nhưng tôi đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo 
dục cho trẻ tính tự tin khi giao tiếp. 
3. 3/ Thông qua các hoạt động khác 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
8/14 
Hoạt động góc là giờ hoạt động đòi hỏi trẻ có sự hợp tác, chia sẻ và có sự 
phân công công việc trong nhóm rõ ràng. Giáo viên hướng dẫn trẻ thỏa thuận vai 
chơi để trẻ nhận những vai chơi phù hợp với khả năng của trẻ giúp trẻ thành 
công với vai chơi đó và những lần chơi sau sẽ nâng dần mức độ khó hơn. Với 
việc làm như vậy chúng ta sẽ thấy rõ sự tự tin hiện trên khuôn mặt trẻ. 
Hay trong các hoạt động trực nhật đa số trẻ đều rất thích giúp cô để được 
cô khen. Tôi luôn giao cho trẻ những việc vừa với sức khỏe, khả năng của trẻ 
như: Trẻ lớn giúp cô các việc như: Kê bàn, ghế; trẻ nhỏ giúp cô gấp khăn Với 
việc giao cho trẻ những việc vừa sức để trẻ hoàn thành được công việc được 
giao đã kích thích được sự tự tin vào bản thân của trẻ để hoàn thành công việc 
đến cùng. 
4/ Biện pháp 4: Giáo dục tính tự tin cho trẻ thông qua trò chơi tập thể 
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích 
nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những 
đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được 
những xung đột không đáng có giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô, làm nảy sinh ở 
trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó 
phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những 
người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, 
làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè 
và mọi người xung quanh. 
Ví dụ 1: Trò chơi “Mình làm quen nhé” 
Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này vào đầu năm học trong các 
buổi giao lưu với các bạn lớp khác. 
Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát 
triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể. 
Chuẩn bị: - Bãi cỏ hoặc phòng rộng rãi thoáng mát 
 - Một trái bóng cao su . 
Cách chơi: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của 
mình “ Chào các bạn tôi tên là ... sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận 
được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ 
tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình 
 Ví dụ 2: Trò chơi ‘Vượt qua thử thách’ 
Mục đích: - Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo 
 - Giáo dục cho trẻ tính tự tin 
Chuẩn bị: - Sân chơi sạch phẳng 
 - 4 đôi quang gánh 
- Quả nhựa, rổ đựng quả 
- Ghế thể dục: 2 cái 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
9/14 
Cách chơi: Cho trẻ thi đua giữa 2 đội. Nhiệm vụ của từng thành viên là 
phải lần lượt gánh quả đi qua cầu (ghế thể dục) sao cho không bị ngã và không 
rơi các lọai quả ra ngoài. 
Ảnh 3: Bé chơi trò chơi vận động 
 Ví dụ 3: Trò chơi Ước mơ của tôi. 
 Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ 
 Chuẩn bị: Phòng rộng nhạc không lời nhẹ nhàng 
 Cách chơi: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con 
hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu 
và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở 
sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có rất nhiều người 
bạn thân thiết cùng nô đùa vui chơi...” Sau đó cho trẻ kể về những gì mình vừa 
tưởng tượng: 
+ Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? 
Ví dụ 5: Trò chơi ‘ Trổ tài nghệ sĩ’ 
Mục đích: Các môn nghệ thuật thường giúp trẻ bộc lộ được sự tự tin 
nhiều nhất vì vậy giáo viên có thể tổ chức trò chơi, cuộc thi vào ngày cuối 
tuần và đôi khi ngay trên sân khấu trong giờ hoạt động ngoài trời để phát triển 
sự tự tin cho trẻ. 
Cách chơi: Trẻ sẽ cùng nhau thể hiện tài năng qua các môn nghệ thuật: 
Múa, võ, vẽ, nhảy, trình diễn thời trangvà thể hiện những sở trường của 
mình trước cô và các bạn. 
5/ Biện pháp 5: Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần 
Trong lớp tôi vẫn còn có những cháu còn nhút nhát, trầm tính và một số 
cháu còn nghỉ học dài ngày nên khi đến lớp chưa tự tin tham gia các hoạt động ở 
trong lớp. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, tôi thu hút bé vào các 
hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những bé mạnh dạn đến rủ bạn cùng chơi để từ 
đó tạo cho các bé nhiều cơ hội mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn, các bé 
cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần giúp các bé mạnh dạn tự tin giao 
tiếp tích cực tham gia các hoạt động chung. 
Trẻ nào cũng muốn được cô khen ngợi trong các buổi nêu gương cuối 
ngày và cuối tuần, được nhận phiếu bé ngoan sau một tuần cố gắng chăm chỉ. 
Cầm phiếu bé ngoan cô thưởng bé sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong 
chờ được khoe khi bố mẹ, ông bà đón lúc tan học. Chính vì vậy mà trong các giờ 
nhận xét, nêu gương tôi thường để trẻ tự nhận xét về những việc trẻ làm tốt hoặc 
những gì trẻ làm chưa tốt trong ngày hoặc trong tuần, nhận xét về bạn của mình. 
Khi nhận xét về từng trẻ tôi thường nhấn mạnh về những ưu điểm hoặc mặt tiến 
bộ của trẻ trong tuần và khen ngợi trẻ, nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ sẽ cố gắng hơn 
trong tuần tới. Với cách làm này tôi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin chia sẻ với cô và 
các bạn về những suy nghĩ của bản thân; biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
10/14 
bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được nêu 
gương: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi 
hoạt động trong lớp học biết tự phục vụ bản thânVà tùy thuộc vào đối tượng 
mà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận hay không. 
Với cách này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự nguyện phấn đấu để cuối ngày được 
nêu gương từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả 
giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong 
các trong các hoạt động trong ngày dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một 
nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ 
6/ Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh. 
Chúng ta đều biết rằng để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm 
non đạt kết quả tốt mà không có tình trạng trái chiều thì nhất thiết phải có sự 
phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Qua nghiên cứu về 
mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể 
trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng 
với thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ 
hoặc tổng kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm 
quan trọng của việc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Giải thích để phụ 
huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên cùng giúp trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin 
khi tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên truy cập 
internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc phối hợp với các bậc phụ huynh 
để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về các biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, 
tự tin. Ngoài ra còn tuyên truyền phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ dạo chơi 
đi dã ngoại, tham quan cùng với gia đình, bạn bè. Trong các chuyến đi này để 
cho trẻ tự mang một số đồ dùng cá nhân vừa sức, cho trẻ đi bộ, leo trèo có sự 
quan sát của người lớn giúp trẻ dẻo dai, bền bỉ, rắn chắc xương tăng cường sức 
khỏe đồng thời giáo dục cho trẻ tính tự lập, lòng kiên nhẫn. 
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ 
những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. 
Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp 
với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng 
chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là 
phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có 
điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và 
gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy 
cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. 
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ qua 
góc tuyên truyền, điện thoại, zalo của nhóm lớp để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở 
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi 
11/14 
gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của 
trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Trao đổi với phụ huynh về những 
 mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng 
tôi từ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc 
mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin” phụ huynh 
rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. 
 Ví dụ: “ Trong hoạt động khám phá “ Ngày Tết Nguyên Đán” con biết 
nhưng lại không mạnh dạn trả lời cô đã động viên và đã trả lời rất tốt câu hỏi, tối 
nay về nhà bố mẹ giúp con ôn lại nhé và đừng quên động viên, khuyến khích 
con giúp con có động lực để cố gắng nhé !” 
Ảnh 4: Trao đổi với phụ huynh 
Qua thực tế áp dụng biện pháp này tôi thấy hầu hết phụ huynh đều có 
nhận thức và biện pháp đúng đắn, phối kết hợp với giáo viên và nhà trường 
trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ. 
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo lớn 5- 
6 tuổi tại mình phụ trách, cuối năm tôi đã thu được kết quả s

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc.pdf