Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường

1. Lí do chọn đề tài:

Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường học của Bộ Giáo dục và

Đào tạo ghi rõ: “Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung

tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của Nhà trường. Thư viện trường học

góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến

thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học

sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp Dạy – Học, đồng thời thư

viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng

nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”

Ngoài việc thầy cô giáo giảng dạy cung cấp các kiến thức kĩ năng cần

thiết cho học sinh trong các trường học thì sách, báo, truyện, tài liệu không

thể thiếu đối với mỗi học sinh. Sách là sản phẩm của trí tuệ con người. Sách

lưu giữ nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Đất nước ta đang trong

thời kì hội nhập quốc tế theo hướng toàn cầu hóa. Cùng với sự phát triển

mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Cuộc sống ngày càng được cải thiện,

được nâng cao với đầy đủ tiện nghi, vật chất. Bên cạnh đó sách, báo, truyện

và một số tài liệu là nguồn tri thức vô tận vì vậy sách báo rất cần thiết trong

cuộc sống

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Là một trong những thư viện trường học đạt chuẩn với hệ thống cơ sở vật 
chất được trang bị tương đối đầy đủ, phòng đọc của giáo viên và học sinh 
được bố trí ở nơi thuận tiện, và đầy đủ ánh sáng, vốn tài liệu khá phong phú, 
đa dạng, phù hợp với giáo viên và học sinh. Số lượng bạn đọc đông đảo là 
học sinh vậy làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách báo ở học sinh 
nhằm giữ gìn và phát huy “văn hóa đọc”. Với mục tiêu thu hút học sinh 
thường xuyên đến thư viện cần: 
-Tổ chức tốt tiết đọc thư viện, phát huy hiệu quả đội hỗ trợ thư viện. 
- Khuyến khích học sinh thường xuyên mượn sách về đọc ở nhà và trả sách 
đúng quy định. 
- Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác 
dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường và phát triển 
vòng quay của sách đến tay bạn đọc. 
- Tổ chức “Ngày hội đọc sách” có sự tham gia đọc sách của cha mẹ học 
sinh cùng các con. 
- Mở rộng công tác tuyên truyền giới thiệu sách, báo tài liệu trong các buổi 
học chuyên môn, trong các tiết chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần, thông qua 
chương trình phát thanh măng non 
- Thông qua đọc sách các em tự viết – vẽ cảm nhận của mình về câu chuyện 
hoặc nhân vật trong sách đã để lại ấn tượng sâu sắc với em. Đây cũng là một 
hoạt động quan trọng giúp các em học tập tốt hơn. 
 - Học sinh cùng được đọc sách với phụ huynh và phụ huynh cùng tham gia 
xây dựng thư viện nhà trường. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 
 Để thu hút nhiều học sinh đến với thư viện. Cần phải xây dựng môi 
trường đọc sách lí tưởng, rộng rãi thoáng mái, phải làm thế nào để bạn đọc 
luôn cảm thấy thư viện là nơi luôn được chào đón, là địa chỉ mà bạn đọc 
luôn muốn tìm đến. Đầu năm học nhà trường đã sửa sang lại thư viện và 
phòng đọc, tăng diện tích phòng đọc của học sinh. Phòng đọc được trang trí 
8 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
vẽ hình ảnh sinh động có trong truyện tranh. Xây dựng nội quy bên trong và 
bên ngoài thư viện, xây dựng thói quen đến thư viện, phát huy tối đa tài sản 
của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên 
liên tục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và nâng cao chất 
lượng học tập. Tạo không gian thoải mái cho bạn đọc. Xuất phát từ thực tế 
thư viện của trường, tôi thấy đối tượng mà thư viện phụ vụ chủ yếu là học 
sinh, nhất là học sinh khối Ba, Bốn, Năm. Đối với các em khối Một, Hai còn 
chưa ý thức được việc đọc sách và tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng 
lại rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thích nghe cô giáo và người lớn 
kể chuyện. Vì vậy để thu hút các em đến thư viện dựa theo kinh nghiệm bản 
thân là một người yêu thích đọc sách, báo. Trường tôi đã thực hiện một số 
giải pháp sau: 
Giải pháp 1: Cơ sở vật chất phòng đọc: 
 Vẽ tranh, ảnh ngộ nghĩnh, vẽ hình nhân vật xuất hiện trong các câu 
chuyện cổ tích, truyện tranh lên tường trước và trong phòng đọc. Hoạt động 
thường nhật của thư viện thân thiện tập trung vào các hoạt động theo góc, 
cần hiểu hoạt động theo góc ở đây là các hoạt động được chia theo mục đích, 
tâm lí lứa tuổi, các nhu cầu và sở thích khác nhau của học sinh khi hoạt động 
thư viện với không gian khác nhau cùng các đồ dùng, thiết bị theo mỗi góc 
tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu của học sinh, nhà 
trường có thể xác định các hoạt động góc khác nhau nhưng cần đảm bảo cho 
học sinh phát triển mọi tiềm năng của mình trong các lĩnh vực như: Góc trò 
chơi, góc viết vẽ, góc tra cứuvới từng góc, cần cụ thể hóa các nội dung 
hoạt động và những kĩ năng cần hướng dẫn cho học sinh. Ví dụ 
Góc trò chơi: Khuyến khích các em lớp 1 khi các em chưa đọc được 
thì đến thư viện để chơi các trò chơi giáo dục, làm quen với thư viện và hình 
thành thói quen đến thư viện. Với các học sinh khối lớp khác thì đa dạng hóa 
các hình thức hoạt động của thư viện cho các em. Những vật dụng cần thiết 
cho việc thiết lập góc trò chơi như: Bàn hoặc kệ để đựng đồ chơi, đối với 
9 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
những bộ đồ chơi nhiều chi tiết nên mua các hộp nhựa để đựng nhằm tránh 
thất lạc, đồng thời tiến hành trang trí tên góc. 
Góc viết vẽ: Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên 
trì, tỉ mỉ, phát huy trí tưởng tượng, cảm nhận sáng tạo, năng khiếu, khuyến 
khích học sinh chia sẽ những cảm nhận sau khi đọc sách thông qua hình thức 
viết vẽ, đồng thời góp phần xây dựng môi trường văn bản trong thư viện tạo 
môi trường thân thiện với học sinh với các sản phẩm do các em tự tạo ravì 
vậy khi xây dựng góc viết vẽ chúng ta cần lựa chọn những nguồn lực cần 
thiết như: Màu nước, màu sáp, màu chì, bút chì, tẩy, sáp nặn, giấy vẽ, giấy 
bìa màu, bút vẽ, kéo, băng dính, bàn để dụng cụ, trang trí tên góc, khu vực 
trưng bày sản phẩm. Các hoạt động cần phải liên quan đến sách, lưu ý tăng 
cường các sản phẩm viết, tạo cơ hội để tất cả các sản phẩm đều được trưng 
bày , khi thay đổi thì các sản phẩm củ được đóng thành quyển và lưu ở thư 
viện hoặc chuyển cho giáo viên để trả về cho học sinh. 
Góc tra cứu: Xây dựng thói quen đọc và kĩ năng đọc. Đây là hoạt 
động mang tính tiêu biểu và trọng tâm nhất, vì vậy cần xác định rõ nét phù 
hợp với thực tế, cần chú ý đến nguồn lực cần thiết cho góc đọc như: Bàn 
hoặc kệ để đựng sách, bàn ghế cho khu vực tra cứu, trang trí tên góc, các 
loại sách tham khảo phong phú về chủ đề, chủng loại và cần chia ra làm 2 
phần: Sách cung cấp thông tin và sách truyện 
 Lưu ý khi thiết lập góc: 
+ Các góc hoạt động không nhất thiết phải bố trí ở góc phòng 
+ Nên hạn chế bố trí các góc ở vị trí cửa sổ vì dễ bị ảnh hưởng bởi mưa, 
nắng 
+ Vật dụng của các góc cần được kiểm tra thường xuyên để thay thế, bổ 
sung theo định kỳ. 
+ Khi mua bổ sung vật dụng cho góc trò chơi cần lưu ý các trò chơi phải 
mang tính giáo dục và có liên quan đến đọc. 
10 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Một số hình ảnh thư viện trường tiểu học Nguyễn Khuyến 
Giải pháp 2: Phát động phong trào “Góp một cuốn sách để được đọc nhiều 
cuốn sách hay và thú vị hơn”. 
 Ngoài lượng sách, báo truyện, tài liệu mà thư viện nhà trường hiện có 
và được mua bổ sung thêm hàng năm thì nhân viên thư viện phối hợi với 
tổng phụ trách Đội phát động trong toàn trường kể cả giáo viên và học sinh 
11 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
quyên góp cho thư viện sách, báo tài liệu còn sử dụng được và có nội dung 
phù hợp với học sinh để sách, báo trong thư viện càng nhiều và phong phú 
hơn. Sauk hi đã tiến hành quyên góp sách cán bộ thư viện tiến hành làm mục 
lục giới thiệu những cuốn sách đó, bằng cách này thư viện đã có một số sách 
đáng kể. 
 Sau một thời gian tuyên vận động và được sự ủng hộ to lớn của Ban 
giám hiệu, giáo viên và học sinh trong nhà trường đã thu được kết quả 
không nhỏ gần 500 cuốn sách chủ yếu là sách tham khảo, sách giáo khoa, 
sách thiếu nhi. 
Thầy và trò trong phong trào “Góp một cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách hay và 
thú vị hơn”. 
Giải pháp 3: Tổ chức “Giới thiệu sách”. 
 Trước đây nhân viên thư viện chỉ giới thiệu sách bằng việc đánh máy nội 
dung một số sách, truyện và dán lên bảng để trong phòng thư viện. Nay kết 
hợp cách hình thức giới thiệu sách sau giờ chào cờ đầu tuần, giới thiệu trong 
buổi phát thanh măng non, giới thiệu sách bằng bảng treo di động khi có 
sách mới nhậpvề 
Chú ý khi giới thiệu sách thông qua phát thanh măng non cần lên kế hoạch 
chi tiết có sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội cũng 
như giáo viên và các em học sinh, cần chọn những em có giọng đọc xuất sắc, 
12 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
mỗi tuần phát 2 – 3 buổi bằng loa phát thanh của trường vào đầu tuần và 
cuối tuần vào giờ sinh hoạt đội. 
 Ví dụ: Mở đầu có thể là giọng một bạn nữ: Đây là tổ phát thanh măng 
non của thư viện trường tiểu học Nguyễn Khuyến, đã đến giờ kể chuyện của 
chúng mình rồi đó! Hôm nay không biết bạn Huy sẽ mang đến cho chúng ta 
câu chuyện gì vậy nhỉSau đó là giọng bạn nam Vâng, hôm nay mình sẽ 
mang đến cho các bạn câu chuyệnCuối buổi, sẽ có một câu hỏi về tìm 
hiểu câu chuyện vừa nghe dành cho tất cả các bạn có câu trả lời sớm nhất và 
chính xác nhất nộp tại thư viện sẽ nhận được một phần quà dễ thương! 
 Bằng cách vừa làm vừa khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu 
điểm, tổ phát thanh măng non dần dần tự hoàn thiện và luôn được các em 
học sinh đón nhận đầy hào hứng. 
Giới thiệu sách trực tiếp lên bảng trong phòng thư viện 
 Giải pháp 4: Sử dụng sách dùng chung: 
 Sách, báo được nhân viên thư viện cho sẵn vào các rổ nhựa hình chữ 
nhật số lượng sách, báo tài liệu tương ứng với số học sinh trong mỗi lớp. 
Trước khi tập thể dục buổi sáng, lớp trưởng các lớp cử bạn đến thư viện 
nhận về cho lớp đọc. Cuối mỗi buổi học đem trả lại thư viện. Với hình thức 
này xây dựng ý thức đọc và làm theo sách ngay tại phòng học. 
13 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Học sinh lên nhận sách tại thư viện 
 Giải pháp 5: Sắp xếp sách, báo, tài liệu khoa học, thuận tiện: 
 Nhân viên thư viện kết hợp với giáo viên dán mã truyện và phân loại 
sách truyện theo mã màu phù hợp với trình độ đọc của học sinh cụ thể như: 
14 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Khối I: Màu xanh lá, đỏ, cam. 
Khối II: Màu đỏ, cam, trắng. 
Khối III: Màu cam, trắng, xanh dương. 
Khối IV: Màu trắng, xanh dương, vàng. 
Khối V: Màu xanh dương, vàng. 
Chuẩn bị và trưng bày Bảng Hướng dẫn tìm sách theo mã màu, bảng 
nội quy bên trong và bên ngoài thư viện. 
Bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu 
 Trưng bày sách lên kệ có màu tương ứng với mã màu của trình độ đọc để 
các em dễ tìm kiếm, không mất nhiều thời gian. Ví dụ: Sách được dán mã 
màu đỏ sẽ được xếp lên kệ màu đỏ. 
Trưng bày sách vừa tầm mắt, tầm với của học sinh. 
Tận dụng tất cả các khoảng trống trên kệ để trưng bày sách với bìa sách 
hướng ra ngoài. 
15 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Sách được sắp xếp lên kệ theo mã màu, phù hợp trình độ đọc của học sinh 
16 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Giải pháp 6: Thành lập đội hỗ trợ thư viện: 
 Đội hỗ trợ gồm giáo viên, học sinh, hội cha mẹ học sinh, về học sinh cần 
chọn những em học sinh yêu thích đọc sách, nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực 
tham gia phong trào từ các lớp 3, 4 và 5. Các em cùng với nhân viên thư 
viện hướng dẫn nội quy bên trong và bên ngoài thư viện, cách lựa chọn sách 
theo trình độ đọc của các em học sinh lớp Một, Hai khi các em mới vào học 
còn bỡ ngỡ, giúp đỡ, hướng dẫn bạn đọc giữ gìn, bảo quản sách, mượn trả 
sách đúng hạn. 
 Nhiệm vụ của đội học sinh hỗ trợ là giúp cán bộ thư viện cho học sinh 
mượn – trả sách, ghi số liệu vào sổ theo dõi, sắp xếp sách lên kệ, làm vệ sinh 
phòng đọc... Trường tôi xây dựng được 8 đội học sinh hỗ trợ thay nhau trong 
tuần. Tất cả mọi hoạt động diễn ra tại phòng đọc chủ yếu do cán bộ thư viện 
điều hành và giám sát. 
17 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
 Giải pháp 7: Phân lịch mượn - trả sách: 
 Ngoài tiết đọc thư viện, các giờ ra chơi nhân viên thư viện còn xếp lịch 
mượn - trả sách cho các em mượn sách về nhà đọc, có quy định thời gian 
mượn trả. Mỗi lần mượn tối đa 2 quyển và thời gian trả không quá 3 ngày để 
đảm bảo lượng sách được lưu thông đến tay các bạn đọc. 
LỊCH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 
Sáng 
7h30-10h30 
Mượn/trả: Mượn/trả: Mượn/trả: Mượn/trả: Mượn/trả: 
1A1, 1A2 
3A1, 3A2 
5A1, 5A2 
3A1, 3A2 
5A1, 5A2 
Chiều 
1h30-16h30 
Mượn/trả: Mượn/trả: Mượn/trả: Mượn/trả: Mượn/trả: 
2A1, 2A2 
4A1, 4A2 
2A1, 2A2 
4A1, 4A2 
Nghỉ học 
 Nhiệm vụ của giáo viên là mỗi tuần dạy 1 tiết đọc thư viện tại phòng 
đọc, phối hợp với cán bộ thư viện hoặc đội học sinh hỗ trợ để cho các em 
18 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
mượn sách về nhà. Nhắc nhở học sinh mượn trả sách đúng hạn, bảo quản 
sách tốt. 
Giải pháp 8: Phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức chương trình Thư viện lưu 
động “Ánh sáng tri thức”. 
 Nhằm giúp cho học sinh, quý thầy cô và bạn đọc nói chung cập nhật 
được những thông tin bổ ích cần thiết cho mình trong học tập cũng như 
trong đời sống. Hướng các em đến những trò vui chơi giải trí lành mạnh, có 
ích  Từ đó các em biết quý trọng thời gian, yêu quý sách, ham học hỏi, tìm 
tòi, khám phá khoa học. Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường 
phối hợp với thư viện Tỉnh tổ chức chương trình Thư viện lưu động “Ánh 
sáng tri thức” với tinh thần đề cao sách báo và tri thức trong đời sống, để 
văn hóa đọc trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đẹp, trở thành nhu cầu 
không thể thiếu trong thời đại ngày nay. 
Tổ chức vào một buổi để cha mẹ các em có cơ hội cùng tham gia đọc sách 
với con. Đây cũng là một hoạt động trải nghiệm bổ ích và lý thú tạo cảm 
giác thoải mái, vui tươi lành mạnh sau những chuỗi ngày học tập căng thẳng 
của các em. 
Hình ảnh chương trình “thư viện lưu động – Ánh sáng tri thức” 
19 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Học sinh tích cực tham gia đọc sách 
Trong chương trình này phụ huynh sẽ được đọc sách cùng con, tham 
gia các hoạt động trải nghiệm khác như hoạt động vẽ tranh nhân vật trong 
sách, thiết kế sách mi ni, thi rung chuông vàng, thi tìm hiểu nội dung truyện, 
nhân vật trong truyện, thi viết cảm nhận về cuốn sách mà em thích nhất 
Hình ảnh các em học sinh tham gia thi vẽ nhân vật trong sách 
20 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
Hình ảnh các em học sinh tham gia hội thi “Rung chuông vàng” 
Để học sinh trả lời đúng các câu hỏi thì các em phải đọc sách, báo, truyện 
trong thư viện nhà trường. Các câu hỏi có trong sách của thư viện như: 
21 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
 1. Câu chuyện: Sự tích chim bắt cô trói cột, nhân vật nào sau khi chết đã 
biến thành con chim bắt cô trói cột ? 
a. Ông bố. 
b. Cô con gái. 
c. Bác lực điền. 
2. Câu chuyện: Gà trống và cáo, Gà đã dùng vũ khí gì để đuổi cáo ra khỏi 
nhà ? 
a. Gươm 
b. Hái 
c. Cả hai vũ khí trên. 
3. Câu chuyện: “Sự tích hồ Gươm”. Đức Long quân cho nghĩa quân Lam 
Sơn mượn thanh gươm thần để diệt giặc gì? 
a. Giặc Minh. 
b. Giặc Nguyên - Mông. 
c. Giặc Thanh. 
4. Câu chuyện: “Cây khế”. Chim đến ăn khế và bảo hai anh em may túi mấy 
gang mang đi mà đựng vàng? 
a. 3 gang. 
b. 6 gang 
c. 12 gang 
5. Câu chuyện: “Cậu bé tóc rối”. Gồm có mấy nhân vật là con người? 
a. 2 nhân vật. 
b. 3 nhân vật. 
c. 5 nhân vật. 
6. Nhân vật nào trong truyện: “Sự tích hoa mào gà” biết quan tâm chia sẻ 
và tặng bạn chiếc mào xinh đẹp của mình? 
 a. Gà trống. 
b. Gà mái. 
c. Gà con. 
22 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
7. Vì sao Thỏ anh lại đáng khen nhiều hơn Thỏ em trong truyện: “Ai đáng 
khen nhiều hơn” ? 
 a. Vì thỏ anh biết giúp cô gà mơ tìm con bị lạc. 
b. Vì thỏ anh hái được nhiều nấm. 
c. Vì thỏ anh hái được nhiều nấm và không la cà dọc đường 
Thầy giáo Phạm Trọng Hà hiệu trưởng nhà trường trao giải thưởng cho học sinh đạt giải 
trong hội thi “vẽ nhân vật trong sách” 
Thầy giáo Đỗ Viết Long phó trưởng phòng GD&ĐT trao giải thưởng cho học sinh đạt 
giải trong hội thi “rung chuông vàng” 
 Bản thân tôi ngoài công việc vận hành, quản lý thư viện tôi phối hợp 
với giáo viên dạy tiết đọc thư viện hướng dẫn các em tìm sách, lựa chọn 
sách sao cho phù hợp với dung lượng tiết học phù hợp với từng loại truyện, 
23 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
từng chủ đề, phù hợp với trình độ đọc của học sinh theo từng khối lớp. Sử 
dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi, giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn 
khi đọc. 
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 
Các biện pháp, giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để 
thiết lập và vận hành thư viện đạt hiệu quả cần phải có sự chung tay, góp sức 
của Hội đồng sư phạm, học sinh, phụ huynh và nhân dân trên địa bàn. Với 
một khối lượng công việc khổng lồ cần có sự phân công công việc hợp lý, 
hợp khả năng của từng thành viên và phải phù hợp với tình hình thực tế của 
trường. Chính vì vậy với khoảng thời gian không ngắn thư viện trường tiểu 
học Nguyễn Khuyến đã đi vào vận hành ổn định, hiệu quả. 
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm 
vi và hiệu quả ứng dụng: 
Từ tháng 9 năm 2019 đến nay là thời gian mà trường tiểu học Nguyễn 
Khuyến thực hiện kế hoạch thiết lập và vận hành phòng đọc thư viện thân 
thiện, với nhiều bỡ ngỡ, khó khăn song kết quả thu được đáng khích lệ, đó 
là: 
Phòng đọc thư viện được tu sửa, cải tạo thoáng mát và sạch sẽ, vật liệu 
trong phòng được sắp xếp khoa học, dễ thấy, dễ lấy rất thuận tiện cho các 
em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Phòng được bài trí hợp lý, trang trí đẹp với 
nhiều bức tranh ngộ nghĩnh. Đến với phòng đọc các em có thể đứng, ngồi 
hay nằm để đọc sách cũng được bởi nền nhà được trải thảm sạch. Phòng đọc 
có 3 góc riêng biệt: Góc viết – vẽ giúp các em lưu lại những hình ảnh hay 
cảm nhận của bản thân về cuốn sách vừa đọc, cũng có thể giúp em tập làm 
bài văn; Góc trò chơi giúp cho học sinh lớp 1 khi chưa biết đọc đến làm 
quen với thư viện hay những học sinh lớn không thích đọc sách mà thích 
khám phá các trò chơi với vật liệu có sẵn. Còn góc tra cứu lại giúp các em 
nhanh chóng tìm sách mình thích. Tất cả đều rèn cho học sinh thói quen đọc 
sách. 
24 
Một số kinh nghiệm, giải pháp giúp học sinh yêu thích đến thư viện nhà trường 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phong Thư Trường tiểu học Nguyễn Khuyến – Huyện Krông Năng 
 Số bản sách tại phòng đọc tăng lên rất nhiều. Tất cả các đầu sách đều 
phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. Bìa sách đẹp, bắt 
mắt, giấy tốt. Số lượng bản sách trong 1 năm so với năm trước đã tăng lên 
rất nhiều, cụ thể: 
Bảng số liệu so sánh với năm trước: 
Năm học Số lượng sách Số sách tăng Tỷ lệ % tăng 
2019 - 2020 2.231 cuốn 
2020 - 2021 3.755 cuốn 1.524 cuốn 40.6% 
 Số lượng bạn đọc vào thư viện cũng không n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc.pdf