Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9

Sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh của một số giáo viên chưa có hiệu quả cao, còn máy móc, đôi khi còn có thói quen dạy theo kiểu thầy nói trò nghe ghi, tái hiện. Giờ dạy thơ biến thành giờ diễn xuôi các câu thơ, bài thơ, không có cảm xúc khi dạy các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.

Học sinh: Vẫn còn tồn tại thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói. Học sinh còn lúng túng khi được giao bài, hoạt động nhóm, làm bài không dám thoát ly tài liệu, cảm nhận còn sơ sài sau mỗi bài học. Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra và vận dụng vào cuộc sống còn nhiều hạn chế. Không những thế, học sinh còn nhiều hạn chế khi đọc, chữ viết còn sai nhiều, không thuộc các câu thơ, bài thơ. Kiến thức cơ bản nắm không chắc, kỹ năng làm bài còn hạn chế rất nhiều.

- Số lượng các bài thơ khá nhiều và khá dài nên việc soạn giảng để có chất lượng mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và sức lực cũng như trí tuệ; phải bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp.

- Tuy nhiên, trong quá trình dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9, tôi cũng thấy có một số khó khăn: Số lượng các bài thơ nhiều (11 bài), dạy ở cả học kỳ I, học kỳ II; một số học sinh chưa thích học văn, ngại học thuộc các bài thơ, đoạn thơ, văn viết không có cảm xúc

Từ những bất cập trên, bản thân đã vận dụng những phương pháp có sẵn và đồng thời tạo ra nhiều phương pháp mới để tích cực thực hiện một cách khá hiệu quả như đề tài đã đưa ra.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1965Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i không xuất phát từ chính cái tâm và thực tế công việc dạy học hằng ngày thì rất khó để mang đến sự cảm thụ văn học từ phía học sinh.
Trên thực tế hiện tượng chán học văn, xa rời văn (ở cả 3 phân môn) đang ngày càng lan rộng. Điều này khiến những người dạy văn không khỏi trăn trở. Kiểu học càng nhồi nhét kiến thức học sinh sẽ càng sợ. Có em cho rằng học văn giỏi không biết để làm gì, theo văn là theo một cái gì đó xa rời thực tế, là môn chỉ dành cho những người ưa lãng mạn. Người dạy văn nếu cứ “mặc kệ” thì không biết chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu? Người tâm huyết thì sẽ đau đáu làm thế nào để môn văn có một vị trí ngang bằng với các môn học khác trong lòng học trò.
Qua tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên Ngữ văn, họ đều có chung một nhận xét về học trò của mình: “lười, chán, không thèm học”, thậm chí có cách nghĩ là học văn đơn điệu, buồn ngủ, mờ mịt tương lai và chẳng có gì thú vị khi thầy và trò chỉ bằng ngôn ngữ để tìm ra kiến thức. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
	a. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn 9.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Thơ hiện đại Việt Nam học sinh được học ở lớp 9 gồm 11 bài thơ, được học ở trong học kỳ I và học kỳ II. Các bài thơ được học có thể chia ra theo từng giai đoạn lịch sử:
+ Giai đoạn 1945-1954: bài thơ “Đồng chí”.
+ Giai đoạn 1954-1964: các bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Con cò”.
+ Giai đoạn 1964-1975: các bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
+ Sau năm 1975: có các bài thơ “Ánh trăng”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Nói với con”, “Sang thu”.
Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, qua nhiều giai đoạn:
+ Đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh dũng.
+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
+ Điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc. Đó là tình cảm yêu nước, tình quê hương; tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ; những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Sau đây, tôi đi vào nêu cách dạy học cho một số bài thơ.
1/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Khi dạy bài này, mục tiêu cần đạt là học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sự bay bổng. Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến và kính trọng anh bộ đội.
Sau khi kiểm tra bài cũ và việc soạn bài của học sinh, giáo viên đi vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Trong phần tìm hiểu tác giả Chính Hữu. Cho HS đọc phần chú thích trong sách giáo khoa, cho các em trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu tóm tắt những nét cơ bản nhất về tác giả Chính Hữu? Giáo viên nhấn mạnh các ý cơ bản theo Tài liệu tham khảo: Chính Hữu (Trần Đình Đắc) là người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.
Giới thiệu chân dung nhà thơ- đại tá Chính Hữu và tập thơ “Đầu súng trăng treo”
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ: đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnhCâu thơ “Đồng chí” đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga.
? Cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu?
Bài thơ có 20 dòng, cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (dòng 7,17,20). Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí, đồng đội. Dòng 7 (Đồng chí !) có cấu trúc đặc biệt, chỉ một từ với dấu chấm cảm như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.
Trong phần phân tích bài thơ, tôi đã đi vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ với các hoạt động sau đây:
* Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:
? Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi (chủ thể- nhân vật trữ tình) và anh (người lính đồng đội – anh bạn nông dân mặc áo lính) bắt nguồn từ cơ sở nào? Những hình ảnh “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?
- Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Những thành ngữ “nước mặn đồng chua”- quê anh – là hình ảnh dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối, sống ngâm da, chết ngâm xương; còn làng tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc khô cằn sỏi đá. Các anh đều là những người nông dân nghèo từ nhiều làng quê V tập hợp lại thành đội quân cách mạng và trở nên thân quen với nhau.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
 - Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng hình ảnh thật cụ thể, giản dị, hết sức gợi cảm. Từ những người xa lạ, họ trở thành những người bạn chung mục đích, chung lý tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ đã trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.
? Tại sao câu thơ thứ bảy chỉ có hai tiếng “Đồng chí !” ? Bình giảng vẻ đẹp của câu thơ đặc biệt ấy ?
- HS trình bày cảm nhận của mình trước lớp, GV nhấn mạnh nội dung cơ bản: Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài; nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Nó như cái bản lề nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí, những biểu hiện của tình đồng chí. Nó vang lên giản dị, mộc mạc nhưng rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định và ca ngợi một tình cảm cách mạng mới mẻ, bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.
* Những biểu hiện của tình đồng chí:
- Học sinh đọc diễn cảm 10 dòng thơ tiếp theo và suy nghĩ trả lời câu hỏi sau: ba câu “Ruộng nương ra lính”, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí?Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình và vô trách nhiệm với gia đình? Ý kiến của em?
- Học sinh phát biểu cảm nhận của mình, GV nhấn mạnh lại: Đồng chí, trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau; ở đây, cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc.
Từ “mặc kệ” có nghĩa đen là bỏ tất, để lại, không quan tâm. Nhưng ở đây, chàng trai cày vốn gắn bó với mảnh ruộng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của mình, từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng. Thế mà nay, dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải xuất phát từ tình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt. Đó là đi đánh giặc cứu nước, theo Cụ Hồ đi kháng chiến. Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Mặt khác, từ “mặc kệ” có phần gợi ra chất vui, tiếu táo, hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà ngược lại. Sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị và cảm động. Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em xúc động?
- Học sinh đọc các câu thơ, cảm nhận, phát biểu: 
Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Những câu thơ đối nhau- đối xứng chứ không đối lập: “áo anh- quần tôi, rách vai- vài mảnh vá” một cách đầy dụng ý. Chia sẻ kỉ niệm về những trận sốt rét rừng- căn bệnh kinh niên và phổ biến của những người lính phải sống 
và chiến đấu trong hoàn cảnh núi rừng vô cùng thiếu thốn, gian khổ.
Hình ảnh “miệng cười buốt giá”, nụ cười bừng lên, sáng lên trong gió rét, trong sương muối, trong đêm trăng hay buổi sáng sớm của những người lính chân không giày, áo rách, quần vá, tê tái và khó nhọc, nụ cười của tình đồng chí, tình thương yêu vô bờ trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay. Đoạn thơ khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.
- GV liên hệ thêm về đề tài người lính, tình đồng chí trong thơ Chính Hữu: “Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết” 
*Đoạn kết bài thơ:
? Hãy đọc các câu thơ cuối của bài và phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh kết bài: “Đầu súng trăng treo”?
- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc, ba câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ:
“Đêm nay rừng hoang, sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”.
Ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sương muối trong đêm phục kích đợi giặc. Chính tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng đã gắn bó hai người- rộng ra là những người lính cách mạng. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường.
- Khi phân tích câu thơ “Đầu súng trăng treo”, tôi đã kết hợp cho HS theo dõi hình ảnh trong sách giáo khoa để giúp cho việc hình dung về hình ảnh thể hiện trong câu thơ được thuận lợi và đầy ấn tượng.
+ Câu thơ vừa cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm. Câu thơ gợi ra hình ảnh thực và mối liên hệ bất ngờ của nhà thơ- người lính: Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ- thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội.
+ GV nêu thêm về ý kiến Chính Hữu về hình ảnh đầu súng trăng treo: “Đầu sung trăng treo” , ngoài hình ảnh bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứ không buộc chặt, suốt đêm, vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng là một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật”.
+” Đầu súng trăng treo” với ý nghĩa biểu tượng đẹp và khái quát cao nên tác giả đã dùng câu thơ này làm nhan đề cho cả tập thơ chống Pháp và chống Mỹ của mình: tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
Sau khi tìm hiểu bài thơ, GV hướng dẫn các em khái quát về hình ảnh người lính trong bài thơ: vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, là anh bộ đội hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. Những người lính đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng: những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng gian lao, thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, vẫn sáng lên nụ cười người lính. Những gian khổ, thiếu thốn của ngời lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ, cường điệu. Chi tiết thật đã được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao. Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội. Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí ở họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối bài thơ.
- Tổng kết: GV cho HS phát biểu cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ. Chú ý ghi nhớ trong sách giáo khoa. 
? Tại sao bài thơ viết tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là “Đồng chí” GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Đồng chí là cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng chung một đoàn thể cách mạng. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
GV nhấn mạnh thêm: Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội, đặc biệt là góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật. “Đồng chí” là một bài thơ tiêu biểu của Chính Hữu và thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Nói đến Chính Hữu là người ta không thể không nhắc tới bài thơ nổi tiếng này.
2/ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
- Khi dạy bài thơ này, cần đạt được mục tiêu sau: Học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Học sinh đọc sách giáo khoa, GV nhấn mạnh các ý sau: Phạm Tiến Duật, sinh năm 1941, quê ở Phú Thọ. Năm 1964, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. 
Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện thể hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
Giới thiệu chân dung Phạm Tiến Duật và các tác phẩm của ông, các bài thơ đã được phổ nhạc
- Hướng dẫn đọc: Giọng điệu vui tươi khoẻ khoắn, ngang tàng, dứt khoát; nhịp thơ dài, câu thơ gần với câu văn xuôi, có vẻ lí sự , ngang tàng đó là giọng điệu chủ yếu của bài thơ. Có đoạn đọc giọng tâm tình, chậm (Khổ thơ 7,8).
GV đọc, gọi HS đọc, sau đó GV nhận xét bổ sung.
? Em có nhận xét gì về thể thơ? Thơ tự do, câu dài, nhịp điệu như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu một khổ.
GV nêu tiếp: Bài thơ là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ. 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề- tứ thơ chủ đạo đó nên không thể và không cần chia đoạn.
* Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính:
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Nhan đề rất độc đáo, mới lạ. Bởi vì, mấy ai có thể hình dung những chiếc xe ô tô không còn kính chắn gió lại có thể khơi nguồn cho cảm hứng thơ? Xưa nay, những chiếc xe đưa vào thơ ca thường được lãng mạn, mĩ lệ hoá ít nhiều.
Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, không kính, không đèn mà vẫn băng băng ra tiền tuyến, chở quân, chở đạn, gạo, súng, hướng về miền Nam là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm tháng chống Mỹ gian lao và hào hùng. Hình ảnh ấy, lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi dậy cảm hứng thơ của Phạm Tiến Duật.
* Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn- chủ nhân của những chiếc xe không kính.
- HS đọc sách giáo khoa.
? Hai câu thơ đầu có giọng điệu như thế nào? Giọng điệu ấy có phù hợp với tính cách người lái xe?
- GV nhấn mạnh: Hai câu đầu có giọng điệu ngang tàng, lí sự với cấu trúc: Không có.không phải vì không có
Thực ra có thể nói: Xe không có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép, sức rung của bom. Nhưng nhà thơ lại chọn cách nói như là muốn tranh cãi với ai. Giọng này rất phù hợp với tính cách ngang tàng, dũng cảm, đầy nghị lực, thích tếu nhộn của những lái xe Trường Sơn.
? Tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lái xe khi điều khiển chiếc xe không có kính chạy trên những nẻo đường Trường Sơn như thế nào? Điệp từ “nhìn” có tác dụng gì? Các so sánh liên tiếp ở cuối khổ 2 có ý nghĩa gì ?
- Tư thế: ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, thanh thản: nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Cách dùng điệp từ “nhìn”, cùng từ “thấy” góp phần tả cái cảm giác thị giác của người lái xe.
Cảm giác kì lạ, đột ngột do xe chạy nhanh, do không còn có kính chắn gió nên mới thấy đắng, thấy cay mắt, khi giói thổi thốc vào mặt. Thiên nhiên trực tiếp vun vút, sa, ùa vào buồng lái, sao trời, cánh chim, con đường. Hình ảnh “con 
đường chạy thẳng vào tim” tả cái cảm giác xúc động, khoan khoái khi cho xe phóng nhanh.
? Hai khổ thơ 3,4 tiếp tục giọng điệu như thế nào? Cách nói “ừ thì”có tác dụng gì? Hai khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp của phẩm chất gì của người lái xe?
- Khổ thơ 3,4: khắc hoạ phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ của người lái xe, vẫn bằng giọng điệu ngang tàng, đùa tếu, nghịch ngợm “không có kính ừ thì có bụi; Không có kính ừ thì ướt áo” lái xe ngày nắng thì ngập trong bụi (Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa- “Lá đỏ” – Nguyễn Đình Thi). Vậy mà chưa cần rửa, châm hút thuốc phì phèo, rồi nụ cười ha ha mạnh mẽ, sảng khoái, bất cần. Lái xe ngày mưa thì buồng lái như ngoài trời. Mặc kệ! Cứ lái thêm trăm cây số nữa là mưa sẽ phải tạnh, là quần áo sẽ khô. Cách nói: ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay tiếp tục đưa ngôn ngữ lái xe, ngôn ngữ văn xuôi đời thường vào thơ làm cho bài thơ mang giọng điệu mới mẻ, trẻ trung,rất nghịch.
? Hai khổ thơ 5,6, cho người đọc thấy rõ hơn những nét sinh hoạt gì của những tiểu đội lính lái xe ?
Trong các hình ảnh: cái bắt tay qua cửa kính vỡ, bếp Hoàng Cầm, võng mắc chông chênh đường xe chạy, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung:
Những người chiến sĩ lái xe, vui trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí, đồng đội. “Bắt tay qua cửa kính vỡ”, cái bếp Hoàng Cầm không khói dựng giữa trời mà thằng giặc Mỹ chẳng thể gì phát hiện, chiếc võng dù mong manh mà bền chắc mắc đu đưa chông chênh, trên thùng xe hay nơi dừng xe trên đường.Tất cả chỉ là tạm thời còn mục đích chính là đi, lại đi, lại lên đường, ôm vô lăng đưa xe về phía trước. Sinh hoạt khẩn trương nhưng vẫn đàng hoàng, không hề tạm bợ. “Võng mắc chông chênh” là tạm thời, nhưng cũng là những phút nghỉ ngơi hiếm có, những phút sum họp gia đình, đồng đội đặc biệt của họ hàng nhà lính lái xe.
? GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe không kính để làm gì? Câu kết “Chỉ cần trong xe có một trái tim” hay ở chỗ nào?
Tác giả nhắc lại, tả lại hình dáng chiếc xe không còn nguyên vẹn là để khẳng định những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn, nhưng cuối cùng, nhiệm vụ vẫn là trên hết, trước hết. Tất cả vì mi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2018 - Copy.doc