Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học các bài thực hành sinh học ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học các bài thực hành sinh học ở THCS

Bài 23: THỰC HÀNH

MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG

* Mục tiêu: Giúp học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang. Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh. Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK.

- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.

- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.

- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.

- Quan sát hình ảnh và dựa trên mẩu vật để tìm hiểu về cấu tạo trong của tôm sông.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ.

* Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật

- Mẫu vật: 16 con tôm sông to.

- 8 Bộ đồ mỗ, 12 kính lúp cầm tay.

- Chia học sinh thành 8 nhóm, mỗi nhóm mang 2 tôm sống càng to càng tốt

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học các bài thực hành sinh học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương tự với rễ cây nhóm B.
- HS đại diện của 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần.
- HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, thống nhất tên rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm.
- HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm đọc to kết quả cho cả lớp cùng nghe.
- HS chọn nhanh và 1- 2 em trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động cá nhân quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 SGK trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
- HS tự đánh giá câu trả lời của mình. Quan sát phiếu chuẩn kiến thức để sửa chữa nếu cần.
Phiếu chuẩn kiến thức
BT
Nhóm
A
B
1
2
3
- Tên cây
- Đặc điểm chung của rễ
- Đặt tên rễ
- Cây rau cải, cây mít, cây đậu.
- Có một rễ cái to khoẻ đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Rễ cọc
- Cây hành, cỏ dại, ngô.
- Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành chùm.
- Rễ chùm
- Như đã trình bày ở trên qua việc quan sát vật thật cộng với quan sát tranh học sinh đã nắm được một cách khái quát về đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm. Từ đặc điểm khái quát đó mà các em có thể phân loại rễ, nhận biết được cây rễ cọc, cây rễ chùm trong tự nhiên bằng cách so sánh với vật mẫu, tranh mẫu.
- Như ta đã biết ngoài mục tiêu nhận biết được rễ cọc, rễ chùm thì học sinh còn phải biết nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm một cách chính xác.
- Giáo viên rèn kỹ năng quan sát cho học sinh, sau khi biết được các đặc điểm đặc trưng của rễ cọc, rễ chùm bằng cách: Cho HS phân nhóm lại các loại rễ mà tổ mình có cho chính xác. Qua nắm được đặc điểm các tổ, nhóm tiến hành phân nhóm lại rễ. Cho báo cáo trước lớp.
- Từ những cái chung nhất, khái quát qua quan sát học sinh đã nêu được đặc điểm của từng loại rễ .
Ví dụ 2: 	Bài 25: THỰC HÀNH BIẾN DẠNG CỦA LÁ
- Giáo viên chuẩn bị: Mẫu cây mây, cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng.
+ Tranh cây nắp ấm, cây bèo đất.
+ Máy tính, máy chiếu, máy chiếu vi vật thể.
- Học sinh: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công
+ Kẻ bảng SGK trang 85 vào vở, giấy A3, bút chì, tẩy,..
* Giáo viên áp dụng các bước dạy học của phương pháp bàn tay nặn bột vào bài “ 
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em hãy cho thầy một số ví dụ về một số lá cây mà em biết
- Cho HS so sánh các loại cây có lá bình thường và lá biến dạng (xương rồng, củ dong ta).
- Gọi HS chỉ ra lá của các loại cây đó.
- GV giới thiệu cho HS: đó là một số loại lá đã biến dạng. 
Vậy lá biến dạng là gì? Ý nghĩa của sự thay đổi đó đối với đời sống của cây như thế nào? ta vào bài hôm nay.
Lá ổi, mít, bàng, rau má..
- Quan sát vật mẫu GV đưa ra chỉ ra lá của các loại cây đó.
- Có thể HS cho rằng một số cây không có lá.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS làm việc theo nhóm (8 nhóm) phân loại các vật mẫu thành 2 nhóm:
nhóm có lá bình thường và lá biến dạng, thống kê theo phiếu học tập 1 sau:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng dán và trình bày kết quả của nhóm mình.
- HS làm việc theo nhóm (8 nhóm) phân loại các vật mẫu thành 2 nhóm:
nhóm có lá bình thường và lá biến dạng.
- Thư kí nhóm điền ý kiến của nhóm mình theo phiếu học tập (khổ giấy A3,4).
- Kết quả các nhóm về các loại lá biến dạng có thể sẽ rất khác nhau.
- Đại diện các nhóm lên bảng dán và trình bày kết quả của nhóm mình.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (hay giả thuyết) và đề xuất phương án thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn học sinh so sánh các ý kiến ban đầu, giúp các em đề xuất các câu hỏi nghi vấn liên quan đến lá biến dạng.
- GV: điều khiển thảo luận, giúp HS tự nhận thấy các phương án không hợp lí hoặc khó thực hiện để loại bỏ chúng.
- Hướng dẫn HS tổng kết các phương án có thể thực hiện trong lớp học để trả lời các câu hỏi đã đề xuất.
- Học sinh so sánh các ý kiến ban đầu:
* Giống: các lá biến dạng đều có hình dạng hoặc màu sắc không giống lá bình thường.
* Khác:
+ Có nhóm cho là có 2 loại lá biến dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta.
+ Có nhóm cho là có 3 loại lá biến dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta, tua cuốn cây bí..
+ Có nhóm cho là có 4 loại lá biến dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta ,tua cuốn đậu Hà lan, vảy củ hành..
+ Có nhóm cho là có 5 loại lá biến dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta, tua cuốn cây bí, vảy củ hành, cây nắp ấm...
- Hướng dẫn học sinh đề xuất các câu hỏi nghi vấn liên quan đến lá biến dạng có thể nêu ra các câu hỏi:
- Có chắc chắn gai xương rồng, vảy củ dong ta, củ hành, tua cuốn đậu Hà lan... là lá biến dạng?
- Tại sao lá xương rồng lại biến thành gai?
- Tại sao lá đậu hà lan lại biến thành tua cuốn?
- Tại sao vảy củ dong ta không có màu xanh?...
- Thảo luận, đề xuất cách kiểm chứng những quan điểm khác nhau của các nhóm đã nêu.
Dự kiến các phương án tìm tòi, đề xuất của học sinh.
- Cắt ngang bộ phận nghi ngờ là lá để quan sát cấu tạo trong.
- Quan sát, phân tích cấu tạo ngoài, vị trí, hình dạng, chức năng của mẫu vật.
- Tìm hiểu các tài liệu hiện có ( SGK, tranh ảnh, tài liệu khoa học bổ trợ...)
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu vật , dụng cụ thực hành, phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Quan sát chi tiết các mẫu vật điển hình, phân tích đặc điểm của lá biến dạng trên từng mẫu vật thật.
+ Quan sát tranh ảnh, hình vẽ trả lời các câu hỏi đã đặt ra.
+ Nghiên cứu tài liệu SGK hoặc các tài liệu mà GV cung cấp thêm.
- Thiết kế sẵn 1 phiếu học tập 2 để HS trình bày kết quả nghiên cứu.
- GV: Hướng dẫn HS căn cứ vào các đặc điểm nhận biết lá để chỉ ra lá biến dạng
HS: Làm việc theo nhóm:
+ Quan sát chi tiết các mẫu vật điển hình, phân tích đặc điểm của lá biến dạng trên từng mẫu vật thật.
+ Quan sát tranh ảnh, hình vẽ trả lời các câu hỏi đã đặt ra.
+ Nghiên cứu tài liệu SGK hoặc các tài liệu mà GV cung cấp thêm.
- Thư kí nhóm và trưởng nhóm ghi chép và trình bày kết quả của nhóm theo phiếu học tập (khổ giấy A3).
- Cá nhân hoàn thành phiếu học tập vào vở thực hành các kết quả quan sát, nghiên cứu.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả, hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu để nhận ra những ý kiến chưa đúng, khắc sâu kiến thức.
- GV nêu câu hỏi củng cố:
- Vậy lá biến dạng là gì?
- Đặc điểm nhận biết lá biến dạng?
- GV chốt kiến thức và cho HS ghi bài vào vở học.
- GV cho HS đọc mục “ Em có biết” để bổ sung kiến thức.
- Các nhóm HS báo cáo kết quả.
- Trả lời câu hỏi củng cố:
Dự kiến:
- Lá biến dạng là lá đã biến đổi hình dạng, cấu tạo thích nghi với chức năng đặc biệt hoặc điều kiện sống đặc biệt (ý nghĩa của sự biến dạng).
- Đặc điểm nhận biết: mọc ra từ thân và ở dưới chồi, có thể là phần kéo dài của phiến lá, gân lá, có thể tách ra khỏi thân một cách dễ dàng.
- HS ghi bài vào vở học.
- Cá nhân ghi chép các kết luận vào vở thực hành.
- Một vài HS đọc mục “ Em có biết”.
- Hs nêu ra kết luận.
Qua đó hs thấy được nhận định ban đầu của mình đúng hay sai mà chưa cần nhận xét của giáo viên.
- Khi dạy bài này giáo viên yêu câu học sinh sưu tầm đầy đủ các loại mẫu vật như yêu cầu của bài nếu không sưu tầm được thì giáo viên sưu tầm để cho học sinh quan sát được thuận tiện.
- Khi dạy bài này mà theo phương pháp bàn tay năn bột thì người giáo viên như là người chỉ hổ trợ cho các em khi các em thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Học sinh tự tìm hiểu theo các cách nhĩ của mình mà trình bày thông qua sự hổ trợ của giáo viên và thông tin các em biết được.....
Ví dụ 3: 	Bài 16 MỖ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
Mục tiêu: Giúp Học sinh nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).
- HS mổ phanh giun đất, tìm được một số hệ cơ quan như: tiêu hoá, thần kinh.
- Tập thao tác mổ động vật không xương sống.
- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
- Kĩ năng chia sẻ thông tin trong khi mổ và quan sát giun đất.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, tổ.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Giáo viên: chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị và mẫu vật liên quan đến bài thực hành hay tư liệu phim.
- HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất
	Tìm hiểu Cấu tạo ngoài cách xử lí mẫu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK ở mục s trang 56 và thao tác luôn.
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí mẫu?
- GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn thêm.
- Cá nhân tự đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- Trong nhóm cử 1 người tiến hành (lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải).
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lí mẫu.
- Thao tác thật nhanh.
Quan sát cấu tạo ngoài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Quan sát các đốt, vòng to.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
- Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
- Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
-Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
- GV cho HS làm bài tập: chú thích vào hình 16.1 (ghi vào vở).
- GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh.
- GV thông báo đáp án đúng: 16.1 A
1- Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ hậu môn; Hình 16.1B : 4- Đai sinh dục; 3- Lỗ cái; 5- Lỗ đực. Hình 16.1C: 2- Vòng tơ quanh đốt.
- Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp, thống nhất đáp án, hoàn thành yêu cầu của GV.
- Trao đổi tiếp câu hỏi:
+ Quan sát vòng tơ " kéo giun thấy lạo xạo.
+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát, thống nhất đáp án.
- Đại diện các nhóm chữa bài, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõi, tự sửa lỗi nếu cần.
Tìm hiểu Cấu tạo trong cách mổ giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu:
+ HS các nhóm quan sát hình 16.2 đọc các thông tin trong SGK trang 57.
+ Thực hành mổ giun đất.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
- Cá nhân quan sát hình, đọc kĩ các bước tiến hành mổ.
- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.
Quan sát cấu tạo trong
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
+ Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm.
- Trong nhóm:
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
- Ghi chú thích vào hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vật và các thao tác tiến trình trên mẫu vật. Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
- Khi học sinh đã mổ thành công thì giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo bên trong để học sinh chỉ ra được các cơ quan tiêu hoá, thần kinh.... dùng kẹp và kính lúp để quan sát.
- Trong khi quan sát giáo viên tạo sự tò mò cho học sinh để học sinh có thêm tinh thần tìm hiểu thêm thông tin.
- Giáo viên giải thích những sự kiện, thông tin của học sinh không hiểu. 
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
Ví dụ 4	Bài 23: THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
* Mục tiêu: Giúp học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang. Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh. Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK.
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
- Quan sát hình ảnh và dựa trên mẩu vật để tìm hiểu về cấu tạo trong của tôm sông.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ.
* Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật 
- Mẫu vật: 16 con tôm sông to.
- 8 Bộ đồ mỗ, 12 kính lúp cầm tay.
- Chia học sinh thành 8 nhóm, mỗi nhóm mang 2 tôm sống càng to càng tốt
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
 Mổ và quan sát mang tôm
- GV hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK trang 77).
- Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng.
Ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước
- Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Bước 2: HS tiến hành quan sát
- HS tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu sửa chữa sai sót (nếu có).
- HS chú ý quan sát đến đâu, ghi chép đến đó.
* Bài thực hành mổ tôm sông này giáo viên cho học sinh quan sát cấu tạo ngoài của tôm sông và nêu lên được các bộ phận
- Giáo viên là nười chủ đạo hướng dẫn học sinh quan sát tôm và cách tiến hành trong khi mỗ (nếu khi mổ bị run tay thì mẫu vật bị hỏng ngay vì dao mổ rất bén) 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cấu tạo trong và chỉ ra được các cơ quan như thần kinh, hạch thần kinh, GV đi từng nhóm để hỏi các nhóm biết được những gì khi nhóm mình thực hành, GV đưa ra những câu hỏi cho nhóm tự tìm hiểu.....
Ví dụ 5
Bài 12: THỰC HÀNH
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
* Mục tiêu: HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương. Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.
* Giáo viên: Chuẩn bị Tranh vẽ hình 12.1 đến 12.4. Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).
* Học sinh: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40 cm hoặc gạc y tế.
* Giáo viên: giới thiệu 1 vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm gãy xương ở địa phương, dẫn dắt tới yêu cầu bài thực hành đối với học sinh.
Hoạt động 1: Nguyên nhân gãy xương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
 Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?
 Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi ?
 Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì ?
 Gặp người bị tai nạn giao thông chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy không ? Vì sao ?
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai nạn giao thông...
+ Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do...
+ Thực hiện đúng luật giao thông.
+ Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV có thể sử dụng băng hình hoặc nhóm HS làm mẫu hoặc cũng có thể dùng tranh H 12.1 => h 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phương pháp băng cố định.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ nhất là nhóm yếu.
- Gọi đại diện từng nhóm lên kiểm tra.
 Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác không bị gãy xương ?
- Các nhóm HS theo dõi để nắm được các thao tác.
- Từng nhóm tiến hành làm:
Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định gãy xương cẳng tay, cẳng chân).
- Các nhóm phải trình bày được:
+ Thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
- Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa nghịch vật nhau dẫm chân lên nhau.
- Giáo viên: kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ cho tiết thực hành và GV giải thích nội dung lý thuyết rồi gọi 1 HS lên và GV làm mẫu băng bó vết thương, sau khi làm xong thì yêu cầu các nhóm thực hành những nội dung mà GV đã hướng dẫn. GV cùng với bộ phận y tế nhà trường quan sát hướng dẫn.
- GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.
Ví dụ: 6
BÀI 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
* Mục tiêu: HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch. Rèn kĩ năng băng bó vết thương. Biết cách làm garô và nắm được những qui định khi đặt garô.
* Chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10x30cm).
- Học sinh : Chuẩn bị theo nhóm (1 bàn) như của giáo viên.
- Giáo viên nêu câu hỏi Cơ thể người trung bình có mấy lít máu?
- Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể?
- GV: Nếu mấtt 1/2 lượng máu cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương chảy máu cần được sử lí kịp thời và đúng cách.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng :
- HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
 Tiểu kết :
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch 
- Máu chảy ít, chậm.
2. Chảy máu tĩnh mạch
- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
3. Chảy máu động mạch 
- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
 Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng.
 Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào ?
- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng.
+ Vị trí dây garô.
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước.
- Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
- Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1.
- 1 HS trình bày các bước tiến hành,
- Các nhóm tiến hành dưới dự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
+ Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.
- Giáo viên: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng và thông báo những nội dung trong tiết thực hành và trình bày qua phần lí thuyết rồi hướng dẫn làm mẫu cho HS quan sát. Học sinh tiến hành làm trong qua trình tiến hành thì GV cùng với bộ phận y tế nhà trường quan sát giúp đở những nhóm chưa hoàn thành hoạc tiến trình sai hay bằn bó chưa đẹp.....
- Giáo viên yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- Giáo viên căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Sinh hoc - Nguyen Thi Sen - Le Dang Bac - Buon Trap.doc