Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn tạo hình

* Kỹ năng cắt, xé, dán

Ở mỗi trẻ có đặc điểm nhận thức và tiếp thu về bộ môn tạo hình khác nhau. Có trẻ tiếp thu nhanh, trẻ tiếp thu chậm - khả năng tạo hình của mỗi trẻ đều khác nhau. Có trẻ thì mạnh dạn tự tin, trẻ lại nhút nhát, chậm chạp, có trẻ rất tích cực tìm tòi, khám phá hoạt động, có trẻ thụ động, không tích cực Vì vậy, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, tôi phải luôn luôn tìm hiểu tâm lý của trẻ, tiếp cận với từng cá nhân trẻ, gần gũi, quan tâm trẻ hơn để nhận ra được đặc điểm khác nhau của mỗi trẻ, để từ đó giúp trẻ phát huy hết khả năng tạo hình mình có được và hạn chế những kỹ năng còn yếu.

 Phần cắt, xé, dán là phần khiến trẻ cảm thấy không mấy hứng thú, nhất là các bạn trai. Tôi cũng không tài nào lý giải được vì sao khiến bạn trai không thích phần cắt, xé, dán? Hay vì phần này trẻ không được thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình? Có lẽ không phải. Kể từ đo tôi đã bắt đầu đi tìm hiểu và cố gắng giúp trẻ động viên trẻ để trẻ có thể yêu thích cắt, xé, dán hơn.

 

doc 15 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 24326Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giaó viên khá thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin nên có thể áp dụng vào giáo án, bài soạn.
b. Khó khăn: 
	- Là lớp ở điểm chính nhưng hiện tại đang dạy ghép giữa 2 độ tuổi nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. 
	- Là trẻ dân tộc thiểu số nên trong quá trình giao tiếp giữa cô và trẻ còn gặp rất nhiều điều bất lợi. 
	- Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, cháu ở với ông bà ít quan tâm đến việc học tập của cháu nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ chưa tốt. 	- Môi trường học tập còn hạn chế nên trẻ phát triển trí tưởng tượng chưa cao dẫn đến việc học tập đạt kết quả chưa đạt.
	- Tài liệu tham khảo còn hạn chế
	- Đa số trẻ chưa có ý thức trong việc học tập. Nhiều cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé nên kỹ năng của trẻ còn rất yếu.
	- Tuy là giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng bên cạnh đó tôi vẫn còn nhiều hạn chế như: Chưa tự tin thuyết trình trước đám đông và chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn. 
2. Kết quả khảo sát thực tế đầu năm:
 a. Khảo sát xác định khả năng nhận thức của trẻ:
	 Đầu năm học khi được phân công giảng dạy lớp 4 tuổi Khe Kiền tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học tập thực tế của trẻ và kết quả kiểm tra như sau: 
TT
Nội dung học
Tổng số trẻ
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ hứng thú tham gia hoạt đông
35
15
43%
2
 Kỹ năng vẽ, tô màu
35
12
34%
3
Kỹ năng cắt, xé, dán.
35
10
27%
4
Kỹ năng nặn
35
18
51%
5
Trẻ thể hiện sự sáng tạo 
35
8
23%
b. Khảo sát nhận thức của phụ huynh về vấn đề quan tâm đến việc trẻ học môn tạo hình.
	Tôi đã tổ chức khảo sát và nắm bắt tình hình nhận thức của phụ huynh giữa các bản trong toàn xã thì khả năng nhận thức của phụ huynh ở các bản có sự khác nhau rõ rệt. Và tôi đã đặt ra hệ thống câu hỏi để thực hiện cho quá trình khảo sát của mình như sau:
TT
Câu hỏi
Kết quả
Có
Không
1
- Việc cháu học môn tạo hình có quan trọng không?
30%
70%
2
- Ở nhà gia đình có dạy cháu học vẽ hay nặn không?
10%
90%
3
- Nguyên vật liệu có cần phong phú, đa dạng không? 
20%
80%
c. Khảo sát cách thức giảng dạy của giáo viên qua bộ môn taọ hình
	- Đối với bản thân tôi nói riêng và các giáo viên khác nói chung khi dạy cho trẻ học tạo hình với 1 hình thức dạy thụ động, chưa linh hoạt sáng tạo trong tiết dạy, và đặt ra yêu cầu chưa phù hợp đối với nhận thức của trẻ. Khi lên lớp mẫu của cô chuẩn bị chưa phong phú, chưa sáng tạo, chưa đẹp mắt, mặc dù đã phù hợp với từng chủ điểm. Với lại khi lên lớp còn chưa phát huy tính tích cực của trẻ. 	
TT
Hình thức lên lớp
Ghi chú
1
- Dạy học một cách thụ động, chưa linh hoạt trong giờ học. 
2
- Trẻ chưa được trải nghiệm, còn áp đặt trẻ.
3
- Mẫu của cô chưa phong phú, đa dạng.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu khả năng tạo hình của trẻ. 
	Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi đứng lớp 4 tuổi nhưng với thế mạnh là người sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn nên có lợi thế khi trao đổi, giao tiếp với phụ huynh hơn.
	Vì học sinh đông với sĩ số là 35 cháu, để tiện quan sát và thuận lợi tôi đã phân chia lớp ra làm theo 4 nhóm ngồi trong giờ học tạo hình. Sắp xếp trẻ khá ngồi gần trẻ yếu kém. Trẻ 4 tuổi với trẻ 3 tuổi ngồi đan xen nhau nên trẻ có thể giúp đỡ bạn trong giờ học. Đầu năm tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ để tìm hiểu xem cháu nào có khả năng về loại đề tài nào. Sau đó cô có những biện pháp phù hợp rèn luyện cho từng cháu. 
	Ở mỗi trẻ có đặc điểm nhận thức và tiếp thu bài khác nhau. Có trẻ tiếp thu nhanh, trẻ tiếp thu chậm, trẻ thì mạnh dạn tự tin, trẻ nhút nhát, chậm chạp, có trẻ rất tích cực tìm tòi, khám phá hoạt động, có trẻ thụ động, không tích cực Vì vậy, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, tôi phải luôn luôn tìm hiểu tâm lý của trẻ, tiếp cận với từng cá nhân trẻ, gần gũi, quan tâm trẻ hơn để nhận ra được đặc điểm khác nhau của mỗi trẻ, để từ đó giúp trẻ phát huy hết ưu điểm và khắc phục những nhược điểm.
	Một số trẻ có trí tưởng tượng phong phú , được trải nghiệm khá nhiều và quan trọng ở nhà được bố mẹ quan tâm nên khi cô nói vẽ cái gì thì trẻ có thể nghĩ ngay đến cái đó và vẽ rất sáng tạo. 
	Không chỉ có người lớn thích cảnh vật đẹp, trẻ em cũng thích cảnh vật hay những gam màu sắc sặc sỡ như: Màu đỏ, cam, vàng... hay những ánh nắng bất chợt đi ngang qua mắt mình. Khi những cảnh vật đó đập vào mắt sẽ làm cho trẻ thích thú và tìm hiểu cho được. Và khi cảm nhận được trẻ bắt đầu khám phá, tìm tòi rồi thể hiện cảm xúc của mình thông qua sản phẩm đã thực hiện theo ý tượng của riêng bản thân trẻ. 
	* Về kỹ năng vẽ và tô màu: 
	 Đa số trẻ lớp tôi còn rất yếu về kỹ năng vẽ và tô màu tranh, nên tôi đã chú tâm và đưa ra rất nhiều thời gian giúp đỡ trẻ để trẻ tiến bộ hơn. Điều tôi đặt ra đầu tiên là tôi dạy trẻ các kỹ năng vẽ đơn giản nhất như: Vẽ hình tròn, vẽ hoa nghệch ngoạc. Từ những lần vẽ đơn giản ấy tôi bắt đầu giúp trẻ vẽ những cái nâng cao hơn: Ông mặt trời hình tròn và có những tia nắng; Hoa bằng các nét cong tròn không khép kín, có nhiều lá và nhánh cây.... . Trẻ có thể tự mình vẽ theo ý thích thì tôi lại giúp trẻ kỹ năng tô màu bức tranh. Vì bức tranh có đẹp đến đâu nếu không biết cách tô cho đẹp thì cũng không thể thu hút cái nhìn của mọi người được. Và từ những lần đó tôi rèn cho trẻ kỹ năng tô trùng khít, tô không lem ra ngoài. Hơn nữa để bức tranh đẹp trong mắt mọi người là cách phối hợp màu với nhau sao cho phù hợp với cảnh vật. 
	Khi tôi cảm thấy có thể để trẻ có thể tự mình vẽ được theo ý tượng của riêng mình thì tôi đã đưa ra các đề tài gần gũi để trẻ tự vẽ theo cảm nhận của riêng trẻ. Ví dụ: Ở chủ điểm động vật, khi cho trẻ vẽ đàn gà. Trẻ biết có con to, con nhỏ, con màu vàng, màu nâu Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu bức tranh và tô màu nền. Trẻ biết kết hợp các màu sắc để tạo ra bức tranh có màu sắc hài hoà và cân đối.
Hình ảnh tiết học vẽ đàn gà
 Đối với những trẻ yêu, chưa tự tin vào khả năng vẽ của mình, tôi luôn dành nhiều thời gian để rèn luyện thêm cho cháu. Cô hướng dẫn tỉ mỉ những kỹ năng cơ bản của vẽ để trẻ có thể nắm vững các thao tác. Cô dạy trẻ thông qua các hoạt động rèn luyệ mọi lúc mọi nơi: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, vào các buổi chiều hay ra bài tập cho trẻ về thực hiện ở nhà. Từ những lần rèn luyện liên tục như vậy có thể đem lại kết quả đáng khích lệ như trẻ đã biết hình dung ra những cảnh vật định vẽ theo ý tượng của mình, cứ như vậy sẽ giúp trẻ hoàn thiện hơn trong quá trình vẽ và tô màu. 
* Kỹ năng nặn
 Nhằm thu hút sự tò mò, khám phá của trẻ tôi luôn tạo ra nhiều sự bất ngờ trong các tiết dạy của mình như: Chơi trò chơi, đọc ca dao, đồng dao, hay bài thơ... để tạo sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào tiết tạo hình đó. Khi chơi trò chơi tôi tạo bất ngờ cho trẻ bằng cách sờ, nắm, bịt mắt trẻ... để trẻ có thể cảm nhận và đoán được đồ vật của cô định cho trẻ quan sát. Nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng qua các sản phẩm của trẻ định làm ra.
 Để giúp trẻ có kỹ năng nặn thuần thục và thao tác nặn nhanh hơn tôi đã chia lớp ra thành các nhóm nhỏ, từ các nhóm đó phân chia một số trẻ khá ngồi gần một số trẻ yếu để trẻ khá có thể giúp bạn yếu như: bạn yếu có thể quan sát bạn khá khi thực hiện và từ đó có thể khắc ghi trong đầu bạn yếu những thao tác nặn mà trẻ yếu chưa kịp nhớ ra. 	 
	Trong lớp có rất nhiều trẻ đã nắm được thao tác và kỹ năng nặn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ chưa hình dung ra được mình định nặn gì thì cô khá vất vả. Ở lớp tôi trẻ 3 tuổi chiếm số đông hơn trẻ 4 tuổi nên kỹ năng nặn của những trẻ 3 tuổi không thể bằng các anh chị 4 tuổi được. Thấy lớp mình như vậy tôi ra sức tìm giải pháp để khắc phục điểm yếu này bằng nhiều cách. 
	Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào các hoạt động theo ý mình muốn thì tôi đã tìm tòi rất nhiều sáng kiến mới, những thủ thuật mới lạ và hơn hết những ngôn ngữ, phong cách lên lớp thật tự tin, vui vẻ, ngộ nghĩnh và đáng yêu.... gây được sự chú ý của trẻ vào hoạt động của mình. Điều đáng nói hơn hết là sản phẩm mẫu của cô phải đẹp mắt, nhiều nguyên vật liệu gần gũi với trẻ và mang tính chất nghệ thuật cao. 
	Và khi trẻ đã nắm được những kỹ năng nặn như: Làm mềm đất, xoay tròn, lăn dài, lăn dọc.... thì cô đưa đề tài nào đó cho trẻ thực hiện một cách thoải mái, tự do sao cho có sản phẩm của trẻ và sản phẩm đó được trẻ thích. 
	+ Ví dụ: Để trẻ thể hiện được khả năng nặn của mình, cô đưa ra bài tập nặn khuôn mặt bé trai bé gái ở chủ điểm Bản thân( Trẻ biết dùng ngón tay nặn viên đất tạo thành những bộ phận trên khuôn mặt: Đầu, mắt, tay, chân... Từ những nỗ lực của tôi ở trên đã giúp trẻ thể hiện được khả năng nặn của trẻ khi nghe đến tên đề tài. 
	Để được sự hoàn thiện hơn về một số trẻ chưa có sự sáng tạo trong sản phẩm của mình cô nên khuyến khích, động viên và gần gũi với trẻ. Gợi ý hướng dẫn thêm để trẻ hoàn thành sản phẩm theo ý tưởng mà trẻ mong muốn. 
* Kỹ năng cắt, xé, dán
Ở mỗi trẻ có đặc điểm nhận thức và tiếp thu về bộ môn tạo hình khác nhau. Có trẻ tiếp thu nhanh, trẻ tiếp thu chậm - khả năng tạo hình của mỗi trẻ đều khác nhau. Có trẻ thì mạnh dạn tự tin, trẻ lại nhút nhát, chậm chạp, có trẻ rất tích cực tìm tòi, khám phá hoạt động, có trẻ thụ động, không tích cực Vì vậy, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, tôi phải luôn luôn tìm hiểu tâm lý của trẻ, tiếp cận với từng cá nhân trẻ, gần gũi, quan tâm trẻ hơn để nhận ra được đặc điểm khác nhau của mỗi trẻ, để từ đó giúp trẻ phát huy hết khả năng tạo hình mình có được và hạn chế những kỹ năng còn yếu. 
	Phần cắt, xé, dán là phần khiến trẻ cảm thấy không mấy hứng thú, nhất là các bạn trai. Tôi cũng không tài nào lý giải được vì sao khiến bạn trai không thích phần cắt, xé, dán? Hay vì phần này trẻ không được thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình? Có lẽ không phải. Kể từ đo tôi đã bắt đầu đi tìm hiểu và cố gắng giúp trẻ động viên trẻ để trẻ có thể yêu thích cắt, xé, dán hơn.
	Đầu tiên tôi tìm những thủ thuật gây hứng thú trước khi học một tiết cắt, dán nào đó. Ví dụ : "Cắt, dán hoa mùa xuân" . Trước khi dạy tiết đó, buổi sáng tôi dẫn trẻ đi tham quan vườn hoa của trường mình. Khi tham quan tôi để trẻ tự cảm nhận được sự vật, hiện tượng, cảnh vật trước mắt trẻ. Và cho trẻ tha hồ quan sát, ngắm nghía vườn hoa đó. Đến buổi chiều khi dạy tiết học này tôi mới bắt đầu hỏi suy nghĩ của trẻ về cảnh vật lúc sáng vừa được quan sát: Vườn hoa như thế nào? Có những loại hoa gì? Hoa có những bộ phận nào? Bông hoa có màu gì?.... . Qua những buổi tham quan như vậy sẽ giúp trẻ có thể miêu tả lại cảnh vật mình đã được quan sát. Hơn thế nữa sẽ giúp trẻ thích thú, vui vẻ, tâm lý thoải mái hơn với những lần học cắt, xé, dán. 
	Để tiết học hứng thú hơn và giúp trẻ sáng tạo hơn. Tôi đã dùng rất nhiều biện pháp như sưu tầm trò chơi, sưu tầm nguyên vật liệu, ca dao, câu đố... nhằm giúp trẻ hứng thú học và có nhiều sáng tạo trong sản phẩm của mình. 
	+ Ví dụ: Ở đề tài: "Trang trí thiệp hoa tặng cô nhân ngày 20/11" Để trẻ có sự sáng tạo trong sản phẩm, hay có ý tượng mới mẻ hơn thì tôi chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu để trẻ thể hiện: Hạt bù nhuộm màu; hoa khô, lá khô; sưu tầm các loại hoa nhựa không dùng nữa để tạo ra một thiệp hoa tặng cô trong một ngày ý nghĩa như vậy. 
Hình ảnh cô cháu cùng chơi trò chơi: Gió thổi cây nghiêng
(Hình ảnh tiết dạy đề tài: “Vẽ động vật dưới nước”)
2. Giải pháp 2: Hình thành và làm giàu biểu tưởng cho trẻ mọi lúc - mọi nơi
* Trong giờ học: 
	Để cháu hứng thú hơn trong tiết học tạo hình tôi thường xuyên dùng các thủ thuật để vào bài sao cho hấp dẫn hơn, sinh động hơn, lôi cuốn hơn. Từ đó giúp trẻ có ý định tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo, có ý nghĩa.... 
	Ngoài ra khi trò chuyện trong giờ dạy như tiết: "Bản sắc quê em chủ điểm ngành nghề thì tôi đưa ra những hình ảnh, những đồ vật thật. Qua những đồ dùng vật thật ấy có thể giúp trẻ tưởng tượng đến những hình ảnh bản sắc dân tộc mình: Khăn piêu, váy thái, áo thái..... Từ đó giúp trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình tốt hơn và cảm thấy gần gũi với quê hương, bản làng mình hơn.
* Hoạt động ngoài trời - Dạo chơi tham quan
	Việc giúp trẻ làm quen mọi lúc - mọi nơi là không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non mới, và bộ môn tạo hình lại càng không thể thiếu. Để tạo sự hứng khởi và có được kết quả cao thì tôi phải thường xuyên rèn luyện cho trẻ thông qua các hoạt động khác như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, giờ đón trả trẻ... 
	+ Ví dụ: Ở hoạt động ngoài trời: Tôi luôn đặt ra một đề tài nào đó sau một thời gian tôi bắt đầu kiểm tra sản phẩm của trẻ thực hiện được. 
	Ngoài vẽ ở hoạt động ngoài trời, tôi còn động viên trẻ làm đồ dùng - đồ chơi trong giờ hoạt động góc. Cô có thể hướng dẫn trẻ trang trí khung ảnh của riêng mình và làm khuôn mặt bé bằng các đĩa nhạc hay làm bưu thiếp bằng nguyên vật liệu từ thiên nhiên.... Được hoạt động, được trải nghiệm với những sản phẩm của mình làm ra trẻ cảm thấy hứng thú, tự hào và càng làm cho trẻ say mê với môn học này. Từ những hoạt động trên có thể rèn luyện cho trẻ khả năng thẩm mỹ, sự khéo léo của đôi tay. 
Hình ảnh tiết hoạt động ngoài trời của cô: Kha Thị Hằng
	Ngoài ra, để phát huy tích cực hơn nữa khả năng tạo hình của trẻ tôi đã tích hợp môn tạo hình với các môn học khác như: Môn văn học, toán, môi trường xung quanh... 
	+ Ví dụ: Môn toán, tôi có thể tích hợp qua bài học làm quen với các hình tròn, hìn tam giác, chữ nhật.... để làm bánh xe, đầu xe, thân xe, làm đoàn tau hay làm thuyền buồm... qua "chủ điểm Giao thông". Ở môn văn học tôi đã liên hệ bằng cách tô màu tranh các nhân vật trong truyện như: Truyện Nhổ củ cải, truyện Tích chu, truyện Thỏ con không vâng lời...
* Thông qua các hội thi - ngày lễ ngày hội
	Cùng với những hoạt động chung hàng ngày hay hoạt động mọi lúc - mọi nơi, thì ngoài ra trong trường cũng tổ chức các hoạt động phong trào vui chơi, đón lễ hội, thông qua đó trẻ được quan sát cách trang trí, vẻ đẹp của ngày hội hay các cuộc thi vẽ tranh trong trường để từ đó tôi tìm hiểu được năng khiếu của mỗi trẻ. Từ đó có hướng bồi dưỡng kịp thời. 
	Không chỉ ở các hoạt động trên lớp, hoạt động tích hợp... tôi cũng đã mạnh dạn đưa tạo hình vào các hoạt động ngày hội - ngày lễ, các hội thi cấp trường nhằm giúp trẻ phát triển được khả năng sáng tạo của mình thông qua các hình thức bên ngoài giờ học. Như ngày lễ 20/11 có thể ra đề tài về nhà cho trẻ làm trang trí thiệp tặng cô giáo mình, tặng bạn bè qua ngày 8/3. Hơn nữa còn giúp trẻ thể hiện khả năng sáng tạo của mình qua hội thi "Bé khỏe - bé ngoan" cấp trường. Ví dụ: Cháu Tuấn Cường thi phần năng khiếu trang trí bình hoa. Cháu Như Ý cắm hoa, Cháu Đức Trí làm hoa tặng mẹ và bà... Rất nhiều các hình thức đan xen vào nhau. 
Hình ảnh hội thi bé khỏe - bé ngoan cấp trường
Hình ảnh hội thi bé khỏe - bé ngoan cấp trường 
3. Giải pháp 3: Tạo môi trường thuận lợi để trẻ thể hiện cảm xúc và sáng tạo. 
	Như chúng ta đã biết, để có kết quả trên trẻ thật cao thì phải có môi trường thuận lợi để trẻ cảm nhận, thưởng thức, tưởng tượng.... từ những môi trường thuận lợi đó giúp trẻ thể hiện được cảm xúc và sự sáng tạo theo ý tượng của riêng trẻ. 
	+ Ví dụ: Ở chủ điểm "Nước - hiện tượng tự nhiên" khi muốn trẻ thể hiện được những hiện tượng, những sự vật diễn ra trong cuộc sống mình thì cô phải cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá hay được lắng nghe tiếng động xung quanh mình như: Lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng mưa rơi tí tách, hay cảm nhận, quan sát được những ánh nắng chói chang, những cánh hoa rung rinh tuyệt vời... từ đó trẻ được thỏa sức vẽ, tô màu, cắt, xé, dán... theo ý tượng của mình. 
	Ngoài những hiện tượng, sự vật trên tôi còn tạo cơ hội để trẻ được khám phá, được tiếp xúc, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với những con vật gần gũi như Thỏ, mèo, gà con.... . Thông qua chủ điểm động vật trẻ có thể vẽ và thể hiện được những đặc điểm nổi bật của động vật đó. Và ngoài ra tôi còn cho trẻ làm quen với các đồ chơi dân gian, các đồ chơi đặc trưng cho vắn hóa địa phương phù hợp với nhận thức của trẻ. Cho trẻ làm quen với các phương thức diễn đạt trong các tác phẩm nghệ thuật khác nhau như màu sắc, âm thanh, hình dáng, chuyển động, điệu bộ.... để từ đó phân biệt được loại hình nghệ thuật thông qua hình tượng nghệ thuật. Bên cạnh đó tôi cũng đã tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học sạch sẽ và đẹp mắt. Phòng học có nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mắt màu sắc sặc sỡ, bố trí gọn gàng. Ngoài ra tôi còn dẫn trẻ đi quan sát những hình ảnh cô vẽ trên các mảng tường của trường học. Hay quan sát những đồ chơi do phụ huynh làm bằng các chất liệu như: Gỗ, đất nặn, tre, nứa... sau khi quan sát xong tôi thường khuyến khích trẻ diễn tả lại đặc điểm nổi bật của các sản phẩm để một lần nữa khắc sâu vào trong tâm trí trẻ. 
	+ Ví dụ: Khi vẽ "Phong cảnh mùa hè" Cô sẽ cho trẻ quan sát tranh mùa hè trước. Sau đó cô hỏi trẻ bằng những câu hỏi mở như: Mùa hè như thế nào? Mặc quần áo ra sao? Cảnh vật như thế nào?... làm như vậy sẽ giúp trẻ nhớ lại những gì mình đã được quan sát và thể hiện được hiệu quả hơn. 
	Ngoài việc giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức thực tế để làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân, thì bên cạnh đó tôi cũng luôn chú trọng nhiệm vụ, nội dung và phương pháp hướng dẫn giúp trẻ thực hiện các thao tác tạo hình một cách tốt nhất đối với từng thể loại và từng nội dung hoạt động phù hợp với khả năng trẻ từng trẻ. 
	Không chỉ tạo môi trường thuận lợi mà còn có phương pháp không thể thiếu giúp trẻ học tốt môn tạo hình đó chính là sự động viên, khuyến khích kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm trẻ làm ra. Đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa xong thì cô nhẹ nhàng động viên, an ủi, khích lệ trẻ chứ không được chê bai sản phẩm của trẻ. Ngoài ra những lời nhận xét của cô cũng giúp trẻ rút được rất nhiều bài học như: Vào tiết tạo hình khác trẻ sẽ cố gắng thực hiện nhanh hơn, đẹp hơn để được cô khen và hoàn thành sản phẩm mình. 
4. Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh
	Bên cạnh sự tác động của nhà trường, của cô, bạn bè thì một điều quan trọng không thể thiếu đó là sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với trẻ. Muốn cho trẻ được phát triển một cách toàn diện, hài hòa thì sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng. Nó giúp trẻ càng ngày càng tiến bộ hơn, phát triển khả năng của trẻ nhiều hơn khi được rèn luyện thường xuyên ở trường cũng như ở nhà. Thông qua các buổi họp phụ huynh, các giờ đón - trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng của trẻ về bộ môn tạo hình, từ đó có hướng phối kết hợp cùng nhà trường giúp trẻ học tốt hơn bằng cách: Cùng làm đồ dùng - đồ chơi với cô, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, nộp các nguyên vật liệu sẵn có như: Hạt ngô, hạt đậu, hột me.... hay mua các sách tô màu, bút màu, đất nặn... để luyện thêm cho trẻ ở nhà.
	+ Ví dụ: Ngày lễ mùng 8/3 cô có thể sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện những thao tác cắm hoa thật tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa to lớn để dành tặng mẹ nhân ngày phụ nữ việt nam. Hay có thể trang trí bưu thiếp bằng những hột hạt, hạt ngô, hạt đậu mà phụ huynh đã nộp trước đó. Sau khi trả trẻ cô sẽ cho trẻ cầm sản phẩm của mình về nhà để tặng mẹ. 
	Bản Khe Kiền là thuộc trung tâm của xã Lưu Kiền nhưng khả năng nhận thức của một số phụ huynh vẫn còn hạn chế, chưa am hiểu về vấn đề học tập của trẻ. Nhiều phụ huynh cứ nghĩ, mầm non đi học chỉ để trông giữ hay học hát múa, thơ ca là đủ, vì thế việc lôi cuốn sự tham gia phối hợp của phụ huynh khá mong manh và khó thành công. Rất nhiều phụ huynh đã để con ở nhà với ông bà nên việc phụ huynh có thể phối kết hợp với cô là rất khó. Thấy thế tôi đã tìm ra mọi cách, mọi phương pháp để giúp phụ huynh có thể hiểu được ý nghĩa của việc học môn tạo hình. Tôi đã đến một số gia đình tìm hiểu, tuyên truyền với phụ huynh về mức quan trọng của việc học của cháu. Ngoài ra tôi đã tổ chức cuộc triển lãm tranh do các "họa sỹ tí hon" thể hiện. Bắt đầu trưng bày đã thấy có tác dụng, tạo sự thu hút, chú ý của các bậc phụ huynh, kể từ đó có thể tiếp cận trao đổi thông tin về môn học tạo hình cũng như môn học khác một cách thân thiện và thường xuyên hỏi thăm cách thức phụ huynh dạy trẻ học ở nhà. Qua đó có thể nắm được những khó khăn đang mắc phải rồi cùng nhau tháo gỡ. 
Hình ảnh buổi tuyên truyền nuôi dạy con khỏe của cô

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc