Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bác Hồ đã từng nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Thấm nhuần lời dạy đó, bản thân luôn có hướng phấn đấu học hỏi, tìm tòi

những cái hay cái đẹp để truyền đạt đến cho trẻ nhằm mục đích giúp trẻ cảm

nhận, nhận thức được rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự thay đổi và có liên

quan mật thiết đối với nhau. Thông qua đó, trẻ thêm yêu quê hương đất nước,

yêu nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Trẻ hiểu hơn về mối quan hệ từ gia đình

đến xã hội, biết thể hiện tình yêu của mình và vươn tới cái đẹp, biết làm ra cái

đẹp, sống đẹp và biết giúp đỡ mọi người xung quanh nhằm giúp trẻ phát triển

một cách toàn diện với mong muốn sau này tất cả các con đều là những hạt

giống tốt giúp ích cho xã hội. Để tạo nền móng tốt cho sự phát triển toàn diện

của trẻ, ngay từ lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với tất cả các hoạt động

như: Khám phá khoa học, thể dục, làm quen với toán, tạo hình và quan trọng

nhất đó là hoạt động giáo dục âm nhạc

pdf 36 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 559Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và không khớp với nhạc 
nhưng sau một thời gian liên tục tập luyện trẻ lớp tôi đã tập thành thục các động 
tác thể dục theo nhạc. Giờ đây, cứ mỗi khi đến giờ thể dục sáng, các con lại hồ 
hởi được xuống sân, đứng vào đội hình để tập cùng với các bạn trong trường và 
chỉ chờ có nhạc vang lên là các con lại tập rất say sưa mà không cần phải chờ cô 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 11
nhắc nhở, động viên như trước nữa. Sau khi cho trẻ tập thể dục theo nhạc xong, 
tôi còn lựa chọn một số trò chơi dân gian để đưa vào giờ thể dục sáng nhằm giúp 
trẻ thư giãn sau những động tác thể dục khỏe khoắn. 
Ví dụ: Trò chơi: Dệt vải với lời đồng dao: 
Dích dắc dích dắc 
Khung cửi mắc vô 
Xâu go từng sợi 
Chân mẹ đạp vội 
Chân mẹ đạp vàng 
Mặt vải mịn màng 
Gánh ì gánh nặng 
Đến mai trời nắng 
Đem ra mà phơi 
Đến mai đẹp trời 
Đem ra may áo 
Dích dắc dích dắc. 
Kết thúc giờ thể dục sáng, các con đều vui vẻ, phấn chấn hẳn lên và bước 
vào các hoạt động tiếp theo cũng nhẹ nhàng hơn. Nhờ có âm nhạc mà tôi đỡ vất 
vả hơn còn các con lại thoải mái, hưng phấn hơn sau giờ thể dục sáng này. 
 2.3. Đưa âm nhạc vào hoạt động chung: 
 Đây là dụng khoảng thời gian vô cùng quý giá để trẻ tiếp thu bài một cách 
hữu hiệu nhất. Trong các hoạt động giờ học, các bài hát dân ca, các bài đồng 
dao, các trò chơi dân gian giúp cho các bài học được sâu hơn. 
Hát và múa là hoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc của trẻ 
mầm non. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự 
hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của 
một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, trí 
tuệ, đạo đức và thể chất trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất cả những điều 
đó đã được tôi mang đến cho trẻ qua những giờ giáo dục âm nhạc được thực 
hiện mỗi tuần một tiết. 
 Ngoài hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi còn tổ chức cho trẻ nghe hoặc hát 
múa với các tác phẩm âm nhạc dân gian, các bài đồng dao, các trò chơi dân gian 
trong các hoạt động khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả 
cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về LQVH, Toán, Tạo hình, KPKH,...có 
sự tham gia của âm nhạc sẽ làm cho giờ học trở nên phong phú hơn, không khí 
của giờ học nhẹ nhàng thoải mái hơn. Chính vì vậy, tôi đã thường xuyên đưa 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 12
giáo dục âm nhạc dân gian đến với trẻ khi tổ chức các hoạt động học khác cho 
trẻ, ví dụ như: 
a. Làm quen với các tác phẩm văn học : 
 Trong giờ LQVH, khi dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc 
đọc, kể diễn cảm nhằm giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện... để truyền 
đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của 
bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. 
 Ví dụ: Giờ làm quen với văn học đề tài : Kể chuyện “Quả bầu tiên” tôi 
dẫn dắt bằng cách cho trẻ hát dân ca “ Bầu và bí” cô hướng trẻ tới tinh thần đoàn 
kết của toàn thể dân tộc, tình cảm yêu thương của loài vật xung quanh, giáo dục 
trẻ nhân cách tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người. 
 Ngoài ra, một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được 
nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng đã được trẻ em thể hiện hết sức sinh 
động bằng lời hát như các bài:“Gánh gánh gồng gồng” “Chi chi chành chành” 
”Rềnh rềnh ràng ràng”cũng đã giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây 
hứng thú trong quá trình học của cháu. 
 Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn. 
Đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện qua bài hát, bài 
đồng dao đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp nữa. 
b. Trong giờ học “Giáo dục âm nhạc”: 
Với đề tài dạy hát bài: Gà trống, mèo con và Cún con, tôi cho trẻ biểu 
diễn bài đồng dao về các con vật sống trong gia đình: 
Lách ca lách cách 
Các bé rất thích. 
Con chó gâu gâu. 
Con mèo nó đâu 
Meo meo bắt chuột. 
Bé có biết được 
Chú gà trống choai. 
Đứng ở bên ngoài 
Là cô gà mái. 
Bé còn rất khoái 
Là chú vịt bầu 
Bơi dưới ao sâu 
Mà không chết đuối. 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 13
Vừa đọc đồng dao, trẻ vừa gõ thanh gõ theo nhịp 2/2 vui nhộn. Đang hăng 
say hứng thú với tiết tấu bài đồng dao, tôi hướng trẻ vào nội dung bài đồng dao 
và dẫn sang nội dung bài hát. Sự chuyển đổi bộ môn không hề bị ngắt quãng mà 
rất liền mạch và hứng thú. Trẻ được cuốn từ nhịp điệu, nội dung của bài đồng 
dao sang nhịp điệu và nội dung của bài hát một cách nhẹ nhàng nhưng đầy hứng 
thú và bất ngờ. 
Những bài đồng dao này sẽ giúp cho không khí giờ học vui tươi, phấn 
khởi ngay từ đầu. Những phần sau đó tuy là phần chính giờ học nhưng lại chẳng 
khác gì là những khám phá về nội dung của bài đồng dao. 
 c. Khám phá khoa học: 
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm 
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò 
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có 
cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ 
phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau... biết 
thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa tôi đã 
lồng cho trẻ hát bài “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ 
Trong chủ đề nghề nghiệp, khi tìm hiểu về “Ngư dân trên biển” với yêu 
cầu trẻ nắm được tính chất, ý nghĩa của công việc. Qua đó, giáo dục trẻ yêu quý 
người lao động... tôi đã kết hợp cho trẻ hát bài “Lý kéo chài” dân ca Nam Trung 
Bộ. Trẻ lớp tôi rất thích thú như được hòa mình vào khí thế sôi nổi của người 
dân chài trên biển.... 
Tương tự, khi dạy trẻ khám phá về đề tài “Gia đình thân yêu”, tôi kết hợp 
cho trẻ nghe bài “Ru con” Dân ca Nam Bộ hay bài hát “Ru em” Dân ca Xê 
Đăng hoặc bài “Cái Bống” Dân ca Hà Nội.... 
Những lời ca trong các tác phẩm âm nhạc ấy còn giúp trẻ hiểu thêm về 
những nhạc cụ và nét văn hóa đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ qua bài 
hát “Trống cơm”.... 
Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy. Ở đây, các tác phẩm âm nhạc không 
đóng vai trò là phần chuyển tiếp nữa mà nó đã giúp trẻ hiểu và cảm nhận sâu 
sắc hơn về nội dung đề tài mà tôi muốn đưa đến với trẻ. 
 Không chỉ sử dụng các bài hát, tôi còn sử dụng các bài đồng dao trong các 
giờ học. 
 VD: Khi cho trẻ khám phá về "Các con vật sống dưới nước", trong phần 
ổn định lớp học, tôi có thể cho trẻ đọc bài: Nu na nu nống 
d. Trong hoạt động tạo hình: 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 14
Trong hoạt động tạo hình, giáo viên sử dụng âm nhạc trong phần trẻ thực 
hành để giúp trẻ có thêm huwngsthus sán tạo. Ngoài ra, tôi đã đưa các tác phẩm 
âm nhạc dân gian cho trẻ biểu diễn vào phần mở bài, đàm thoại trước khi trẻ 
thực hành. Sau đó, từ nội dung bài hát, tôi kết hợp đàm thoại: 
Ví dụ: Với đề tài: “Vẽ những bông hoa”, tôi cho trẻ hát bài “Lý cây 
bông” Dân ca Nam Bộ và tiến hành đàm thoại về nội dung bài hát: 
- Các con vừa hát bài hát gì? 
- Trong bài hát, những bông hoa đó có màu gì? 
- Ngoài những bông hoa đó con còn biết những loại hoa nào nữa ? 
 Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá 
trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo. 
Trong quá trình trẻ tạo hình sản phẩm của mình, tôi bật những bản nhac 
không lời với âm lượng vừa phải để làm nền cho trẻ tích cực sáng tạo. Tôi đã lựa 
chọn một số bản nhạc hay để phục vụ tốt cho các hoạt động này và kết quả thu 
được trong giờ học này cao hơn trước rất nhiều. 
e. Trong hoạt động thể dục giờ học: 
Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích 
hợp. Trẻ không chỉ được vận động một cách thoải mái, tích cực để phát triển thể 
lực và thể chất mà qua hoạt động giáo dục thể chất trẻ còn học được tính kỷ luật, 
biết hợp tác chia sẻ cùng bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ nghĩ ra các trò 
chơi để chơi cùng nhau. 
Bởi vậy, khi tổ chức hoạt động này, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn một số 
trò chơi dân gian để đưa vào tiết học với hình thức là các trò chơi vận động 
trong bài. Trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại 
cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải 
trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó 
làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; Tuổi thơ của các em 
sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm 
và trí tuệ cho các em. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ 
con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. 
Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư 
duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê 
hương, đất nước. 
VD: Trò chơi “Kéo co” 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 15
Sau khi cho trẻ thực hiện vận động theo kế hoạch, tôi tổ chức cho trẻ được 
tham gia trò chơi này nhằm giúp trẻ rèn luyện tính bền bỉ, sức dẻo dai và tinh 
thần đoàn kết. 
 Ngoài việc đưa các bài hát, trò chơi vào hoạt động chung, tôi còn sưu 
tầm, cải biên và đưa đồng dao vào cuối giờ học như một sự ''thư giãn" và "xả 
hơi" sau một quá trình miệt mài luyện tập trong giờ thể dục. 
 Tương tự ở những môn học khác, tôi cũng có thể lồng ghép giáo dục âm 
nhạc dân gian vào một cách linh hoạt nhằm giúp trẻ tiếp thu bài học nhẹ nhàng 
thoải mái hơn. 
 2.4. Đưa âm nhạc dân gian vào hoạt động góc: 
 Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi 
với hoạt động có chủ đích. Vì vậy, việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc 
thông qua các hoạt động góc (góc nghệ thuật) cũng là biện pháp rất cần thiết. 
Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc. Qua đó, 
giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể 
cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. 
 - Góc âm nhạc : Tôi bật nhạc cho trẻ múa minh họa bài: “Cái bống”, hoặc 
bài “Bà còng đi chợ trời mưa”. 
 - Góc thiên nhiên: Tôi tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa vừa làm 
vừa hát bài : “Hoa trong vườn” dân ca Thanh Hóa 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 16
 - Góc khám phá khoa học: Với chủ đề gia đình, tôi gợi mở bằng cách hát 
ru: Ru em (dân ca Xê Đăng ) hoặc Ru con (dân ca Nam bộ) 
 Tôi thường khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức: 
 - Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát. 
 - Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân... 
 Hát kết hợp 1số động tác đơn giản: vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, 
đi, chạy 
 - Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca 
 Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn trẻ thực hiện 
bằng cách: 
 - Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô vỗ tay chậm, nhịp 
nhàng để trẻ vỗ theo). 
 - Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc 
lắc lư theo bài hát. 
 - Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng 
nhạc, vừa làm động tác minh hoạ cùng cô. 
 Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết 
hưởng ứng cảm xúc của mình bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho 
phù hợp với nhịp điệu âm nhạc và phù hợp với khả năng của trẻ, không nhất 
thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô. 
 2.5. Đưa âm nhạc vào hoạt động ngoài trời: 
 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết đối với trẻ mầm non. 
Trong quá trình trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được 
tiếp xúc với bầu không khí trong lành của thiên nhiên. Qua đó, giúp trẻ rèn 
luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp 
phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, 
thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ. Chính bởi lẽ đó đòi 
hỏi giáo viên phải tổ chức tốt hoạt động này để tạo điều kiện cho trẻ thực hiện 
được những yêu cầu trên. 
 Trong hoạt động này, tôi có thể cho trẻ hát hoặc hát cho trẻ nghe những bài 
hát có giai điệu vui tươi trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với 
phong cảnh thiên nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc nhằm gây ấn 
tượng và làm giàu cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phần giáo 
dục trẻ thông qua nội dung lời ca của bài hát. 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 17
 VD: Trước khi cho trẻ quan sát một loại cây ăn quả nào đó trong vườn 
trường, tôi có thể cho trẻ cùng thể hiện điệu lý: Lý cây khế- Dân ca Nam Bộ, sau 
đó dẫn dắt trẻ đến với đối tượng quan sát hết sức nhẹ nhàng. 
 Hoặc tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian có luật như: Mèo đuổi 
chuột, Bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây 
Trẻ chơi: Mèo đuổi chuột trong hoạt động ngoài trời 
Sau khi chơi các trò chơi vận động, để giúp trẻ thư giãn và đưa cơ thể trẻ 
trở về trạng thái bình thương, tôi cho trẻ đi lại nhẹ nhàng với trò chơi: "Dung 
dăng dung dẻ" lời đã được cải biên. 
Trẻ chơi: Dung dăng dung dẻ trong hoạt động ngoài trời 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 18
Khi đọc đến câu cuối cùng, cả cô và trẻ cùng ngồi xuống nghỉ ngơi để 
chuẩn bị chơi tự do theo các nhóm chơi mà cô đã chuẩn bị. 
 2.6. Đưa âm nhạc vào giờ ngủ 
 Giấc ngủ trưa của trẻ vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ được nghỉ ngơi để 
lấy lại sức khỏe, tinh thần và trạng thái tốt nhất sau một buổi sáng học tập và vui 
chơi. Để tạo cho trẻ có giấc ngủ sâu, tôi đã mang đến cho trẻ những bản nhạc 
không lời du dương, sâu lắng hay những bài hát du ngọt ngào mà mẹ vẫn thường 
hát du mỗi khi trẻ ngủ. 
 VD: Bài hát: Ru em - Dân ca Xê Đăng, hay Ru con - Dân ca Nam Bộ, Ru 
con - Dân ca Tày 
 Khi được nghe những bản nhạc ấy, các con đã nhanh chóng đắm chìm vào 
giấc ngủ từ lúc nào không hay biết. Ngay cả những trẻ khó ngủ nhất của lớp tôi 
khi được nghe nhạc trong khi ngủ cũng thấy thích thú và các bé ngủ nhanh hơn. 
Tôi không còn phải lo lắng nhiều vì những trẻ khó ngủ hàng ngày ngủ được rất 
ít thì giờ đây các con đã được ngủ đủ giấc và sau khi thức dậy các con rất thoải 
mái. 
 2.6. Đưa âm nhạc vào hoạt động chiều và giờ trả trẻ: 
 Sau khi ngủ dậy trẻ được vệ sinh, vận động nhẹ nhàng rồi ăn quà chiều. 
Sau đó, trẻ được ôn luyện bài cũ và chờ bố mẹ đến đón. Trẻ rất mong ngóng 
được bố mẹ đón về khi có lác đác một hai trẻ trong lớp được đón. Để tránh cho 
trẻ phải chờ đợi lâu sinh ra chán nản, tôi thường tổ chức cho trẻ biểu diễn các 
bài hát, bài múa, đọc đông dao hoặc chơi các trò chơi dân gian. 
Trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống trong hoạt động chiều 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 19
 Cũng có khi tôi cho trẻ nghe và biểu diễn một số bài hát mang nội dung 
giáo dục thay cho lời nhắc nhở của cô như bài: Là con ngoan, theo điệu Lý con 
sáo Huế. Cũng có thể cho trẻ chơi trò chơi: Oẳn tù tì, Nu na nu nống, Kéo cưa 
lừa xẻ, Lộn cầu vồng 
 Với việc làm này, tôi thấy trẻ rất vui vẻ, không còn so đo với bố mẹ: "Sao mẹ 
đó con muộn thế?" hay "Mẹ không yêu con... nên đón con muộn" như một số trẻ 
trước đây thường nói khi bố mẹ đến đón sau bạn. Hơn thế nữa, trẻ đã tự giác 
chào cô chào bố mẹ và ra về trong tâm trạng rất thoải mái và có một chút gì đó 
quyến luyến với cô, với bạn mà chưa muốn ra về. 
 3. Biện pháp 3: Đưa âm nhạc dân gian vào hoạt động tập thể: 
 Hoạt động tập thể mang ý nghia quan trọng trong việc rèn luyện thể lực 
toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. 
Khi được tham gia vào hoạt động tập thể, trẻ sẽ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích 
cực hơn trong mọi hoạt động, tích cực tham gia khám phá thế giới xung quanh. 
Thông qua đó, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng để phát triển toàn diện 
về mọi mặt. 
 Hoạt động tập thể là một hoạt động cần thiết để trẻ được giao lưu, hợp tác, 
chia sẻ với bạn bè. Qua hoạt động này, trẻ cũng học được những cách ứng xử 
phù hợp, cách thể hiện, cách biểu diễn, học được những quy tắc đơn giản nhưng 
rất cần thiết trong cuộc sống của trẻ. Giúp trẻ tự tin hơn và tích lũy thêm kinh 
nghiệm sống cho bản thân mình. 
 Ví dụ: 
 Cùng với nhà trường, chúng tôi thường tổ chức các hội thi cho trẻ như 
“Bé với đồng dao, ca dao và các trò chơi dân gian”, hay “Bé khỏe, bé ngoan”... 
Với hoạt động này, trẻ có cơ hội được thể hiện mình, được giao lưu với các bạn 
cùng khối hoặc với các anh chị lớp trên cũng như những em bé ít tuổi hơn. Mỗi 
lần giao lưu, trẻ lại được trải nghiệm một cảm xúc mới lạ nên trẻ rất hứng thú và 
tự tin để thể hiện mình. Khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tôi cũng 
kết hợp cho trẻ nghe những giai điệu phù hợp với trò chơi nhằm làm tăng thêm 
sức hấp dẫn cho trẻ. 
 Để giáo dục trẻ biết lao động, giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, giữ môi 
trường xanh, sạch, đẹp, tôi thường tổ chức cho trẻ lao động vệ sinh trường lớp, 
chăm sóc cây xanh vào các buổi hoạt động ngoài trời của ngày thứ năm hàng 
tuần. Với trẻ, khi được trực tiếp làm những công việc như nhặt rác, nhặt lá cây, 
lau lá cây, tưới cây, cùng cô lau dọn, sắp xếp lớp học cũng khiến trẻ cảm thấy 
rất tự hào và hãnh diện với mình. Chính những việc làm nhỏ bé đó của trẻ đã 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 20
góp phần bảo vệ môi trường sống được trong lành hơn. Trong hoạt động này, tôi 
cho trẻ cùng biểu diễn một số bài hát hay đọc những bài đồng dao có nội dung 
bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các con vật, cây trồng,... 
 Ví dụ: Bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ 
Dung dăng dung dẻ 
Dắt trẻ đi chơi 
Những buổi đẹp trời 
Tìm nơi râm mát 
Lá vàng rải rác 
Rụng dưới sân trường 
Cùng nhặt cho nhanh 
 Để sân sạch đẹp. 
 Hoạt động thăm quan, dã ngoại cũng là một dịp để đưa trẻ đến gần hơn 
với nhạc dân gian. Những chuyến tham quan tạo điều kiện cho từng cá nhân 
phát huy khả năng cũng như phát triển trong môi trường thực tế và thử thách 
hơn, đề cao khả năng tìm tòi, suy ngẫm và tính kiên trì. Đó cũng là môi trường 
hiệu quả thúc đẩy học sinh đối xử trung thực, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau học 
hỏi và chia sẻ để hoàn thiện mình trở thành những công dân toàn cầu.Với trẻ 
những chuyến tham quan trong ngày theo các chủ đề học trên lớp như thăm 
vườn thú, nông trại, xưởng sản xuất, các viện bảo tàng khoa học giúp trẻ phát 
triển các kỹ năng quan sát, tìm tòi và có những trải nghiệm thực tế thú vị ngoài 
lớp học. Đây cũng là cơ hội giúp các em làm quen với môi trường sống đa dạng 
bên ngoài, khơi gợi niềm đam mê, tính sáng tạo, lòng yêu thiên nhiên, động 
vật... Tham quan thực tế với nhiều tình huống bất ngờ giúp các em hình thành 
lòng dũng cảm vượt qua thử thách hay từ bỏ tính nhút nhát của chính mình khi 
hòa đồng cùng các bạn và thầy cô giáo. Đan xen trong những tình huống đó có 
thể kết hợp cho trẻ giao lưu các trò chơi dân gian, hát những bài hát về các 
nghề, các vùng miền có liên quan đến chuyến dã ngoại của trẻ trong ngày. 
 Ngoài những hội thi, những chuyến thăm quan, dã ngoại, trẻ còn được 
biểu diễn tại các ngày lễ, hội, các hội nghịcủa địa phương. Trẻ được thể hiện 
những làn điệu dân ca trong sáng, những lời đồng dao mộc mạc, giản dị...cho 
ông bà, cha mẹ nghe. Trẻ được mặc những bộ trang phục dân gian, sử dụng 
những nhạc cụ âm nhạc dân gian, được hóa thân vào những nhân vật cổ tích 
để biểu diễn. 
 Ngày tết Trung thu của trẻ cũng là dịp để trẻ được dến với âm nhạc dân 
gian. Tôi đã phối kết hợp với các khối lớp dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu để 
Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 
tại trường mầm non 
 21
tổ chức cho trẻ: Vui hội t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_am_nhac_trong.pdf