Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

1.Cơ cở khoa học của vấn đề:

Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ

thống giáo dục quốc dân, nó là nền tảng để giáo dục và đào tạo ra những con

người mới xã hội chủ nghĩa.

Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 - 36

tháng tuổi, tôi nhận thấy ở độ tuổi này đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh

và dễ bị tổn thương về tâm lý. Khi các cháu tạm rời xa vòng tay của bố mẹ, của

gia đình để đến lớp học mầm non, các bé thường rụt dè. Đặc biệt trong thời gian

trẻ mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm,

muốn tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo. Thậm chí còn la

khóc, không ăn không ngủ, hoặc không tham gia vào mọi hoạt động và có trẻ

dường như không hòa nhập vào tập thể. Việc giáo dục để đưa trẻ vào nề nếp

tham gia mọi hoạt động trong ngày cùng cô và các bạn là một nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu. Do đó việc giáo dục quan trọng hàng đầu bởi có nề nếp thói

quen tốt sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng cần thiết

cho bản thân trẻ ở các lứa tuổi sau này.

Chúng ta đều biết, mỗi cháu có một tính cách khác nhau, phụ huynh cũng

vậy, mỗi người lại có cách chăm sóc và thể hiện tình cảm với con khác nhau.

Chính vì vậy phải làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao gửi con cho

các cô, làm sao để trẻ thích thú khi đến trường, đến lớp là điều mà tôi luôn

hướng tới. Trẻ sớm có nề nếp thói quen thì mới yên tâm để học, để chơi và tham

gia các hoạt động cùng cô và các bạn, điều quan trọng nhất đó là trẻ có thể phát

triển tốt nhất cả về thể lực và tình cảm.

Xuất phát từ tình yêu trẻ nhỏ, tôi mong muốn làm thế nào để giúp trẻ

nhanh chóng sớm thích nghi với môi trường lớp học, thích đến trường đến lớp

ngay từ những ngày đầu. Tôi đã suy nghĩ và quyết định lựa chọn đề tài “ Một số

biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi” làm đề tài

nghiên cứu.

pdf 26 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 4863Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn 
nhiều ở trẻ. 
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi chưa 
phát triển nhiều về ngôn ngữ do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ còn 
gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trẻ nói ngọng và một số trẻ chưa biết nói. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
5 
- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn 
nề nếp cho trẻ chưa quan trọng. 
- Để đi vào thực hiện việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ từ những 
thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số 
biện pháp để rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ. 
III.“ Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng 
tuổi ” 
1. Biện pháp 1: Cô giáo là người bạn đáng tin cậy của trẻ : 
 Với một giáo viên trẻ như tôi giàu lòng yêu trẻ, yêu nghề nên tôi lựa chọn 
biện pháp này bởi: Trẻ ở độ tuổi này còn rất bé chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu 
thương của người mẹvì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng 
vừa bỡ ngỡ lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình. Thậm chí có cháu còn sợ hãi 
khóc lóc Vì tuổi này còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, 
nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để 
trẻ có thẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được sự an toàn, được quan tâm và 
được yêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà 
nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giầu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan 
hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, quên 
mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. 
 Ngoài ra giáo viên phải là người ân cần, gần gũi quan tâm và động viên 
trẻ khi trẻ khóc mếu nhớ nhà, nhớ người thân. Khi người thân đưa bé tới lớp bé 
chắc chắn sẽ ôm chầm lấy người thân và dò xét xem xung quanh. Nếu trẻ thấy 
yên tâm thì dễ dàng cho cô đón vào lớp, còn những cháu nhút nhát sợ sệt, khóc 
mếu thì tôi lại gần trò chuyện, chào hỏi phụ huynh tạo sự gần gũi, thân thiện để 
trẻ thêm yên tâm khi có người thân ở bên. Những ngày đầu trẻ đến lớp cô có thể 
bày các đồ chơi cho trẻ để gây sự chú ý và qua đó cô có thể dò xét các biểu hiện 
của trẻ. Nếu trẻ vẫn không chơi chỉ ngồi gần với người thân, tôi lại gần với phụ 
huynh trò chuyện và đưa cho trẻ đồ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và có thể chơi cùng 
trẻ. Vừa chơi cùng trẻ cô vừa trò chuyện với người thân của trẻ, từ đó trẻ sẽ cảm 
nhận được sự gần gũi, thân thiết giữa cô và ia đình. Từ đó trẻ sẽ chơi với cô và 
theo cô. 
 Khi trò chuyện hoặc chơi cùng trẻ tôi luôn xưng tên thân mật “ Cô A” với 
trẻ như: Cô A mời các con lại đây với cô nào! Bạn nào ngoan cô A sẽ thưởng bé 
ngoan nhé!... Từ đó trẻ sẽ thuộc tên cô rất nhanh, và trẻ luôn lấy mục tiêu là cô 
để thi đua như: Ngồi ngoan cô A mới yêu, ăn giỏi mới được cô A khen,Khi 
biết tên cô, trẻ sẽ về nhà kể với bố mẹ: Cô A con dạy thế này, cô A con dặn thế 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
6 
kiavà như vậy chắc chắn phụ huynh sẽ cảm thấy yên tâm khi gửi con cho cô 
giáo. 
 Trẻ mới đến lớp nề nếp thói quen chưa có nhưng tôi sẽ không vội đưa trẻ 
vào nề nếp vì như vậy sẽ làm trẻ sợ và không có cảm giác an tâm. Tôi sẽ lựa 
theo tính cách của trẻ mà tìm cách tốt nhất để giúp trẻ dần quen với trường lớp. 
 Qua biện pháp này tôi thấy trẻ sớm có nề nếp thói quan và thích thú đến 
lớp hơn, yêu quý cô và các bạn cùng lớp hơn. 
2. Biện pháp 2 : Phân nhóm trẻ theo đặc điểm tâm sinh lý. 
 Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nhanh chóng đưa trẻ vào 
chương trình chăm sóc giáo dục là vấn đề trọng tâm. Thì vấn đề cô giáo phải 
nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và quan trọng hơn là phải nắm rõ đặc 
điểm riêng của từng trẻ nhằm lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ 
theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý: 
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. 
+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình. 
+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay khóc ngồi 
cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. 
 Việc phân nhóm này rất có hiệu quả trong việc rèn luyện trẻ. Tối lấy ví 
dụ thực tế đã trải qua: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi tôi mời một cháu khá 
trả lời câu hỏi thì cháu học trung bình ngồi cạnh bên bận có thể nghe được câu 
trả lời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được, và với 
sự động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học và trẻ đó se sẽ dần 
dần tiến bộ lên làm cho nề nếp học của trẻ ngày càng ổn định. 
 Tôi cho những trẻ còn nhớ nhà hay khóc ngồi cạnh cô khi học sẽ rất phù 
hợp trong việc rèn nề nếp học cho trẻ. Khi dạy cô cho những trẻ này ngồi cạnh 
cô, cô vừa có thể dạy vừa có thể thể hiện cử chỉ yêu thương che chở cho trẻ chỉ 
bằng vuốt ve nhẹ nhàng hoặc một cái xoa đầu cũng có thể làm trẻ vơi đi nỗi nhớ 
nhà. 
 Cộng với sự sáng tạo của cô trong giờ học sẽ lôi cuốn trẻ học cùng với các 
bạn để quên đi nỗi nhớ bố mẹ. Điều này sẽ nhanh chóng giúp trẻ ngoan và 
nhanh ổn định nề nêp học hơn. 
 Để thực hiện biện pháp này ngoài việc trao đổi với phụ huynh về đặc 
điểm riêng của trẻ cộng với sự theo dõi trẻ hang ngày của cô. Và xuất phát từ 
tình hình thực tế, dựa và đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm 
tòi, tham khảo,những tài liệu có nội dung hỗ trợ cho biện pháp phân nhóm 
này. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
7 
Trẻ ngồi ngay ngắn 
 Qua biện pháp này tôi thấy hiệu quả rõ rệt như trẻ thích thú hơn mỗi khi 
đến giờ học hay giờ chơi. Trẻ không còn rụt rè, hay lắc đầu không chịu học như 
những ngày đầu mới đến lớp, tôi cảm thấy rất là vui mừng. 
3. Biện pháp 3 : Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn. 
 Muốn trò ngoan, trò giỏi thì người thầy phải giỏi. Là giáo viên mầm non 
tôi hiểu rõ điều đó, muốn trẻ ngoan cô phải có kiến thức, có kinh nghiệm và 
quan trọng hơn là cô giáo phải có “ Tâm”. Do đó, tôi luôn nghĩ bản thân mình 
cần phải cố gắng học tập rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn. Đặc biệt bản thân 
tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua mạng Internet và đặc 
biệt học hỏi qua chính chị em đồng nghiệp. 
 Năm học 2017 – 2018 là năm học đầu tiên tôi dạy trẻ độ tuổi 24 – 36 
tháng tuổi nên bản thân tôi còn thấy bỡ ngỡ vì thế tôi thường xuyên gần gũi với 
các giáo viên dạy nhiều năm ở nhà trẻ để học hỏi những kinh nghiệm hay trong 
chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt hiểu biết thêm những kinh nghiệm thu hút trẻ. 
+ Ví dụ: Trong trường hợp giáo viên nhiều năm liền là giáo viên giỏi khối 
nhà trẻ và là giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy ở nhà trẻ. Tôi thường 
xuyên đến để hỏi cô về các tiết dạy và học hỏi cô việc làm thế nào để lôi cuốn 
trẻ vào học mà quên đi nỗi nhớ nhà nhớ cha mẹ. Trong việc thực hiện biện pháp 
này chỉ sau vài tuần học đầu tôi đã thấy có hiệu quả rõ rệt. Từ chỗ các cháu 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
8 
không chịu vào ngồi học hoặc ngồi thích thì học không thích thì nằm ngả, nằm 
nghiêng, có cháu đang học thì khóc đòi mẹ. Chỉ sau vài ba tuần chịu khó học hỏi 
áp dụng vào chương trình dạy trẻ tôi thấy các cháu hứng thú học hơn, học có nề 
nếp hơn, các cháu không còn khóc và không còn nằm ngả nằm nghiêng nữa. 
Trẻ ngồi học. 
4 Biện pháp 4 : Bổ sung đồ dùng đồchơi và tạo môi trường cho trẻ hoạt 
động. 
Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng, đến 
trường không chỉ để học mà đến trường trẻ còn được chơi. Ở độ tuổi này trẻ 
được hoạt động dưới nhiều hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. Và khi học 
cũng như khi chơi trẻ phải có đồ dùng đồ chơi trực quan và ở độ tuổi càng nhỏ 
tri giác và hiểu biết của trẻ càng ít. Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn 
luyện nề nếp thói quen cho trẻ tốt hơn. Bản thân tôi phải không ngừng sưu tầm 
những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dung đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp 
dẫn, nhưng phải khoa học và đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với 
nội dung với độ tuổi của trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn 
gàng vừa tầm với trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự 
tin hơn 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
9 
Trẻ chơi hoạt động với đồ vật. 
 Ngoài việc làm đồ dùng đồ chơi đẹp thu hút trẻ thì tôi còn suy nghĩ để 
tìm cách sử dụng đồ chơi đó một cách hợp lý để phát huy tác dụng của đồ dùng 
đồ chơi.Ngoài ra những đồ chơi đẹp còn giúp tôi động viên các cháu mới vào 
lớp còn đang khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà tôi có thể bế cháu lại các góc chơi 
xem đồ chơi: Búp bế, những đồ dùng nấu ăn Để trẻ tập trung vào các đồ chơi 
mà quên đi nỗi nhớ nhà bằng cách tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào đồ chơ và 
hỏi trẻ. Chỉ vào búp bê hỏi: “Ai đây? Chỉ vào đồ chơi nấu ăn (bát thìa) hỏi: 
đây là cái gì? “Cô thấy em búp bê rất ngoan đấy, em búp bê không khóc nhè đâu 
vì thế con cũng đừng khóc nữa, cô con mình cùng nấu bột cho em búp bê ăn”. 
Qua việc này tôi thấy cháu đang khóc liền nín để tham gia chơi cùng với bạn. 
Trẻ chơi bế em 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
10 
 Hay một ví dụ khác: Cháu mới đến lớp còn khóc tôi bế cháu đến góc âm 
nhạc chỉ cho cháu xem đồ dùng âm nhạc. Tôi gõ mõ, đánh trống, gõ phách cho 
trẻ nghe rồi hỏi trẻ: Con có thích cùng cô chơi đánh trốngkhông? Ngay lập tức 
trẻ quên đi nỗi nhớ đòi cô thả xuống để chơi. 
Trẻ vui ca hát. 
 Đồ dùng đồ chơi đẹp không chỉ giúp trẻ nhanh ngoan nhanh quên đi nỗi 
nhớ nhà mà đồ dùng đồ chơi đẹp còn thu hút trẻ vào giờ học và giờ hoạt động 
vui chơi một cách hứng thú. Từ đó nề nếp học, chơi của trẻ cũng nhanh chóng 
ổn định và đi vào nề nếp. 
 Qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú khi được chơi, được 
học với những đồ dùng đẹp mà do cô làm. Qua đó tôi còn giáo dục được trẻ phải 
biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và biết cất đúng nơi quy định. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
11 
Trẻ cất đồ chơi. 
 Với hoạt động ngoài trời tôi chọn lựa các khu vực dễ quản lý và bao quát 
trẻ nhưng cũng phải đảm bảo cho trẻ được tắm nắng và hít thở không khí trong 
lành. Trẻ được hoạt động vui chơi thoải mái với các bạn với các đồ chơi ngoài 
sân trường. Trò chơi vận động khi trẻ ra sân chơi cũng là trò chơi trẻ dễ tham gia 
và làm trẻ thích thú như: “Bóng tròn to”, “ Bắt bướm”, Hoạt động ngoài trời 
không chỉ giúp trẻ thấy vui vẻ và gần gũi với cô, với bạn hơn mà qua đó tôi cũng 
rèn luyện cho trẻ sự thích nghi của cơ thể với thiên nhiên, và quen với nề nếp 
vui chơi ngoài trời. 
Trẻ chơi ngoài trời. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
12 
 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ nhằm thoả mãn 
nhu cầu tìm hiểu và khám phá về những đồ dùng, đồ chơi gần gũi, quen thuộc 
với trẻ và phát triển những kĩ năng sống cần thiết. Chính vì vậy tôi luôn tìm cách 
để giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi của mình. Tôi tổ chức cho trẻ tham gia 
vào hoạt động theo ý thích ở các khu vực hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi hoặc tổ 
chức dưới hình thức hoạt động chơi tập có chủ định, trong thời gian đón trẻ, trả 
trẻ như: Xâu hạt, xếp hình, lắp ghép, vẽ, nặntheo ý thích của trẻ. 
Trẻ chơi xâu vòng. 
 Hay trong khi trẻ chơi ở các góc là hoạt động trẻ rất thích thú, tôi thường 
chuẩn bị đồ chơi ở các góc phong phú, đa dạng theo chủ đề của trẻ được vui 
chơi và trải nghiệm khi tham gia hoạt động.Thông qua hoạt động này ,tôi thấy 
trẻ bộc lộ rõ thói quen của mình :trẻ chơi một mình,hay tranh giành đồ chơi của 
bạn,bé nào cũng muốn được nhiều đồ chơi hơn.Trẻ thường hay khóc hoặc đánh 
cấu bạn khi không được đồ chơi.Chính vì vậy ,để giáo dục trẻ hành vi tốt tôi 
thường xuyên quan sát hoạt động chơi của từng trẻ để có biện pháp can thiệp 
giáo dục phù hợp. 
 Ví dụ: Khi theo dõi trẻ chơi góc :Bé chơi với hình.Cháu Linh hay tranh 
giành đồ chơi của bạn,tôi trò chuyện:Linh ơi con đang chơi gì vậy? Con đang 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
13 
xếp gì? Con cho các bạn cùng chơi cho vui nhé......Như thế nhiều lần cô tạo cho 
trẻ biết chơi với bạn trong lớp của mình và cháu sẽ không tranh giành đồ chơi 
của bạn. 
Trẻ chơi với hình. 
Ở góc vận động tôi bố trí giá, kệ, các rổ đồ chơi sát tường thuận tiện cho trẻ hoạt 
động 
Trẻ chơi vận động 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
14 
 Đồ chơi được lựa chọn và bày biện mang tính mở, đảm bảo vệ sinh cho trẻ 
hoạt động. Các đồ chơi cần đa dạng về chủng loại, màu sắc và hình dạng, vật 
liệu cũng phong phú nhằm cung cấp cho trẻ cơ hội sử dụng các thao tác của 
ngón tay, bàn tay và phát triển các giác quan, phát triển cảm giác của trẻ. 
Trẻ chơi thả bóng. 
Tạo môi trường có tính giáo dục cho trẻ ở góc cùng bé xem tranh,góc lễ giáo.Trẻ 
xem sách ,quan sát những hình ảnh trẻ tự nhìn thấy việc làm và hành vi của các 
bạn nhỏ trong tranh sẽ phân biệt được những việc làm tốt để học tập. 
Cô dạy trẻ xem tranh 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
15 
Ngoài ra tôi còn bố trí giường cho trẻ ngồi hoặc nằm xem tranh ,tùy theo ý thích 
của trẻ ,giúp trẻ cảm thấy thoải mái như đang ở nhà. 
Trẻ xem tranh. 
 5 . Biện pháp 5 . Thường xuyên rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở mọi 
lúc và trong mọi hoạt động. 
 Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quen không phải là 
chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như 
các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho giáo viên chúng tôi. 
 Đến giờ hoạt động có chủ đích tôi cho trẻ ngồi vòng tròn quanh cô để trẻ 
cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cô giáo. Bài học được tôi đưa ra một 
cách nhẹ nhàng với những câu hỏi thân thiện và các đồ dùng quen thuộc gần gũi 
với trẻ. Mỗi cô phụ trách dạy một nhóm của mình, lớp được chia thành ba tổ và 
mỗi cô dạy một tổ mà trẻ đã chọn lựa như vậy việc học đối với trẻ không có cảm 
giác bị ép buộc mà diễn ra rất tự nhiên. 
 Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên thì bản thân tôi phải 
luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ, hoặc thông qua bài 
hát, bài thơ, câu chuyệntrò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen. Tôi cũng 
có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ với bản thân mà ngoan hơn và biết vâng 
lời cô giáo. Nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời 
thường xuyên, liên tục do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi 
hoạt động mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, mọi trẻ ngoan và có nề 
nếp thói quen tốt hơn. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
16 
 + Ví dụ: Rèn luyện cho trẻ thói quên biết chào hỏi thông qua các bài hát 
như: “Bé ngoan”, “Lời chào buổi sáng”, “Mẹ yêu không nào”Các bài thơ: 
“Chào, Miệng xinh, Cháu chào ông ạ, Cô và mẹCó thể kết hợp cho trẻ xem 
tranh khi đọc thơ cho trẻ nghe. 
 - Hoặc khi trẻ chơi xong tôi hát một bài để rèn cho trẻ thói quen khi chơi 
xong biết cất dọn đồ chơi . 
 Giờ ăn là giờ tôi chú ý quan tâm nhất bởi trẻ có ăn ngoan, ăn tốt mới vui 
vẻ tham gia các hoạt động trong ngày và trẻ mới khoẻ mạnh, phát triển hài hoà 
và thích nghi với môi trường sống thay đổi. Trước khi trẻ ăn tôi làm công tác vệ 
sinh cá nhân: rửa tay, lau mặt cho trẻ theo đúng quy chế. Với thái độ nhẹ nhàng 
ân cần cô cho trẻ thấy được sự thoải mái tự tin như được mẹ giúp mình vậy. 
 - Trước bữa ăn tôi thường làm vệ sinh cho trẻ như rửa tay, lau mặt. Trước 
khi ra rửa tôi đọc bài thơ “Rửa tay sạch”.Rèn trẻ có thói quen vệ sinh cá 
nhân,biết rửa tay,giữ gìn quần áo sạch sẽ.Trong khi rửa tay ,mặt cho trẻ tôi trò 
chuyện giáo dục trẻ đẻ trẻ hiểu .Rèn được trẻ qua các ngày ,tuần ,tháng dần dần 
trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ và có kỹ năng tự phục vụ một số công 
việc đơn giản phù hợp với trẻ: Rèn trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt,biêt tự lau tay 
sau khi rửa.... 
Trẻ xếp hàng rửa tay 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
17 
Trẻ được cô lau lau mặt. 
 Khi trẻ được vệ sinh sạch sẽ thì trẻ sẽ thấy thoải mái và ăn cũng cảm 
thấy ngon miệng hơn. Giờ ăn, các cháu mới đa số là chưa biết xúc và còn lạ với 
thức ăn ở trường nên tôi trực tiếp đến bón cho từng cháu, động viên cháu ăn hết 
xuất, giới thiệu dinh dưỡng trong món ăntừ đó trẻ sẽ thấy quen dần với bữa ăn 
trên lớp. Khi trẻ ngồi vào bàn ăn và đợi cô chia ăn tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ 
ăn” 
Trẻ ăn cơm. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
18 
 Trong giờ ăn tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ cách cầm thìa: Cầm thìa bằng 
tay phải,luồn 4 ngón tay ở cán cầm thìa,ngón cái giữ ở trên cán thìa ,xúc đưa lên 
miệng. Khi ăn không nói chuyện,không xúc cơm sang bát bạn,khi ho biết dùng 
tay che miệng, ăn hết xuất, nhai kỹ gọn miệng,biết nhặt cơm rơi vào đĩa,lau tay 
bằng khăn ẩm.ăn xong để bát thìa đúng nơi quy định. 
 Khi ăn uống vệ sinh xong, việc đưa trẻ vào giấc ngủ lại là một việc vô 
cùng khó khăn, bởi trẻ mới đi lớp nên nhớ nhà và quấy khóc nhiều. Những trẻ 
khóc thì tôi bế vào lòng, vỗ về an ủi, khi trẻ hết khóc thì tôi kể cho trẻ một vài 
mẩu truyện ngắn hoặc hát cho trẻ nghe 1 vài bài hát ru. Với tình yêu và nhiệt 
huyết của mình chắc chắn trẻ sẽ cảm nhận được và quen dần với cô, với trường, 
với lớp. 
 Đến giờ đi ngủ tôi sẽ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ngủ” 
Giờ ngủ trưa 
 Qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh tôi dần đưa trẻ vào nề nếp, trẻ đã biết ngồi 
ngay ngắn vào bàn đợi cô mời đến lượt ra rửa tay lau mặt. Trong lúc xếp hàng 
trẻ biết chờ đợi đến lượt chứ không xô đẩy và tranh với bạn, với giờ ngủ cũng 
vậy trẻ tự giác đi ngủ sau khi ăn trưa xong và khi nằm trẻ biết phải nằm ngay 
ngắn, để tay lên bụng và khi ngủ không được nói chuyện. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
19 
6. Biện pháp 6: Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ. 
 Năm học 2017 – 2018 này nhà trường tiếp tục đưa kỹ năng tự phục vụ vào 
giờ học cũng như các hoạt động khác trong các ngày. Ngay từ đầu năm khi mới 
nhận lớp và được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường về việc rèn kỹ năng 
tự phục vụ cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, lứa tuổi lần đầu mới ra lớp nên việc 
thực hiện kỹ năng này với trẻ còn nhiều bỡ ngỡ vì đa số trẻ được bố mẹ làm giúp 
như từ việc cất dép, cất ba lôNhững tháng đầu khi thực hiện đa số trẻ chưa 
thích nghi nên trẻ không thực hiện. Từ kế hoạch của nhà trường xây dựng cho cả 
năm học, dựa trên kế hoạch của nhà trường ,tôi cùng các cô trong lớp lên kế 
hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho lớp mình. Mỗi tháng chúng tôi chỉ rèn 2- 3 kỹ 
năng nên trẻ dần thích nghi và đến cuối kế hoạch thì trẻ có nề nếp trong việc tự 
phục vụ. 
Trẻ tự cất dép. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
20 
 Trẻ tự cất ba lô 
 Kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ được lên kế hoạch cụ thể như sau: 
Tháng Lứa tuổi 24 - 36 tháng 
Tháng 9 
Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu đi vệ sinh 
Tập ngồi vào bàn ăn 
Tháng 10 
Biết khoanh tay chào cô, chào bố mẹ. 
Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định. 
Tháng 11 
Làm quen với rửa tay, lau mặt. 
Tập xúc ăn,uống nước bằng cốc. 
Tập đi dép. 
Tháng 12 
Tập thể hiện có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. 
Cách đóng mở cửa. 
Tập cất ba lô. 
Tháng 1 Tập lấy ghế, bê ghế ngồi vào bàn ăn, cất ghế đúng nơi quy định. 
Tháng 2 Cất và lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. 
Tháng 3 Tập xếp hàng chờ đến lượt. 
Tháng 4 
Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn,ngủ, vệ sinh. 
Cởi giầy, đi dép, cất dép. 
Tháng 5 
Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay,lau mặt. 
Mặc quần áo,cởi áo khi bị bẩn, bị ướt. 
“Một số biện pháp rèn nề nếp , thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng tuổi” 
21 
 Qua việc rèn kỹ năng tự phục vụ tôi thấy trẻ lớp tôi đã có nhiều tiến bộ 
trong việc tự phục vụ cho m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_thoi_quen.pdf