Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn - Tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn - Tỉnh Vĩnh Phúc

Năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng vì năng lực sư phạm quyết định sự thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Vậy mà đa số giáo viên ở trường THPT Bình Sơn năng lực sư phạm còn ở mức độ thấp. Có nhiều giáo viên kiến thức khoa học tương đối vững nhưng thiếu năng lực sư phạm, như việc thiết kế giáo án môn học, tổ chức giờ học thiếu khoa học, nghệ thuật truyền thụ , khả năng giao tiếp với học sinh, ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục còn hạn chế. Có nhiều giáo viên thiếu kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục học sinh, chưa gắn việc giáo dục học sinh vào trong nội dung môn học, bài dạy. Thậm chí có giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục đạo đức học sinh, xem đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của BGH, của đoàn thanh niên.

Trong công tác chủ nhiệm, có một số giáo viên chưa có năng lực tổ chức sinh hoạt tập thể, thuyết phục, cảm hóa học sinh, ứng xử các tình huống sư phạm.

 

doc 18 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1821Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn - Tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đạt trình độ chuẩn quy định này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đạt trình độ chuẩn.
+ Điều 3 Chương I nói về nhiệm vụ, quyền hạn của trường THPT là "Quản lý giáo viên nhân viên và học sinh"; "tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".
- Trong giải pháp thứ hai của Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 của Bộ GD&ĐT nêu "Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội nguc nhà giáo. Đến năm 2020 có 80% số giáo viên mầm non và 100% số giáo viên tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên; 20% số giáo viên các trường trung cấp nghề và 35% số giáo viên các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 80% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ; 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 30% là tiến sỹ".
" Tăng cường trật tự, kỷ cương; xây dựng, củng cố môi trường sư phạm; phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh. Các tập thể sư phạm phải đảm bảo nêu cao tính gương mẫu; không chỉ giáo dục học sinh bằng việc lên lớp, giảng bài mà trước hết phải bằng thái độ tận tuỵ với nghề, thương yêu học sinh về mọi mặt..." (864/SGD-GDTrH- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc).
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
          2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.
- Huyện Sông Lô là một huyện miền núi, huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc. Số hộ đói nghèo còn nhiều. Nhiều xã có đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp. Hạ tầng cơ sở của huyện ( đặc biệt là hệ thống giao thông) còn rất yếu kém.
- Tuy nhiên, Sông Lô là một miền quê có truyền thống hiếu học. Tỉ lệ học sinh đến trường ( ở các độ tuổi) đều rất cao. Hàng năm có nhiều học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và THCN.
- Xã Nhân Đạo - nơi trường đóng cũng là một xã nghèo, đồi gò xen lẫn những cánh đồng nhỏ, hẹp. Diện tích canh tác ít. Nắng thì  dễ hạn hán. Mưa thì dễ úng lụt. Học sinh của trường gồm nhiều xã ven sông Lô và một số xã giáp chân núi Sáng Sơn ( Nhân Đạo, Phương Khoan, Đôn Nhân, Bạch Lưu, Hải Lựu, Lãng Công, Đồng Quế, Quang Yên...). Hệ thống giao thông xuống cấp, việc tới trường học tập của học sinh các xã vùng xa gặp rất nhiều khó khăn.
          2.1.2 Vài đặc điểm của trường THPT Bình Sơn.
Trường THPT Bình Sơn được thành lập từ ngày 25 tháng 8 năm 2003. Lúc đầu thành lập trường là trường bán công và được đặt gần cây tháp Bình Sơn. Nhưng do điều kiện kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn cho việc đóng học phí nên ngày 04 tháng 12 năm 2003, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định trường THPT Bình Sơn là trường công lập và xây dựng địa điểm ở xã Nhân Đạo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường ở cuối huyện, cuối tỉnh, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp so với các trường THPT trong huyện ( điểm tuyển sinh khoảng 12-13,5 điểm/5 môn). Cơ sở vật chất của nhà trường còn rất thiếu thốn; sân chơi, bãi tập, cây xanh... còn đang trong giai đoạn phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
Tuy nhiên, trường đã được các cấp lãnh đạo, chính quyền quan tâm, đặc biệt là chính quyền các xã có học sinh học ở trường. Đội ngũ giáo viên đã yên tâm bám trường, bám lớp. Năm học 2009-2010, có 32 lớp với 1471 học sinh, có 2 lãnh đạo, 64 thầy cô giáo và 2 cán bộ hành chính.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng qua 6 năm  xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào, nhất là việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng đồng. Không những phát triển về số lượng mà điều quan trọng là đã nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt: năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Một vài năm học gần đây, số giáo viên giỏi (cấp tỉnh) ngày một tăng lên. Số giáo viên được xếp loại chuyên môn khá ngày một nhiều. Nhà trường không có giáo viên bị xếp loại chuyên môn yếu, kém. Thành tích đó được thể hiện ở kết quả thanh tra  chuyên môn của Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc ( mỗi năm thanh tra một lần), thể hiện ở kết quả thi học sinh giỏi ( cấp tỉnh) hàng năm.
Dưới đây là bảng thống kê xếp loại chuyên môn giáo viên năm học 2008-2009 (Nguồn nhà trường)
Môn
SL
Xếp loại
Ghi chú
G
K
TB
Y
Văn
9
2
4
3
0
Sử
4
1
1
2
0
Địa
4
1
2
1
0
Anh văn
5
0
2
3
0
GDCD
2
1
1
0
0
Toán
11
2
6
3
0
Lý
8
0
2
6
0
Hoá
3
1
1
1
0
Sinh
6
1
2
3
0
TD
3
1
1
1
0
Tin
2
1
1
0
0
Kỹ CN
2
0
1
1
0
Kỹ NN
2
0
1
1
0
- Tổ chức phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học. Năm học 2008 - 2009 có một số sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao.
- Động viện, phát động phong trào tự học: Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưõng qua dự giờ, sưu tầm và đọc thêm tài liệu.
- Động viên, khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ. Trường có 6 thạc sỹ và 3 giáo viên đang theo học thạc sỹ. Không có giáo viên nào chưa đạt chuẩn.
- Tổ chức một số hội thảo về chuyên đề dạy tốt, học tốt.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ tài năng trẻ. Kết hợp với chính quyền đoàn thể địa phương giáo dục học sinh.
Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm  đều đạt cao. Học sinh lớp 12 vào Đại học, Cao đẳng hệ A đạt 71¸14%. Dưới đây là bảng thống kê số học sinh đỗ đại học, cao đẳng các năm ( Nguồn nhà trường)
Năm học
Số lớp 12
Số học sinh
Số HS thi đỗ vào ĐH
Số HS thi đỗ vào CĐ
Số HS thi đỗ vào THCN và DN
Tổng số
2005 – 2006
9
459
2006 – 2007
9
464
68
50
118
2007 - 2008
11
532
260
60
320
2008 - 2009
11
484
264
33
297
Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đều được nhà trường chú trọng đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Đây là bảng thống kê số học sinh giỏi của nhà trường ( Nguồn nhà trường).
Năm học
Số học sinh dự thi
Số học sinh đạt giải
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
2005 – 2006
112
67
0
0
7
60
2006 – 2007
119
83
1
2
9
71
2007 – 2008
258
119
4
9
19
87
2008 - 2009
201
97
2
5
24
66
2.2. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC
2.2.1. Những tồn tại chung về chất lượng đội ngũ giáo viên THPT. Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất nhân cách kém. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục lạc hậu, nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập sáng tạo và thái độ đúng đắn trong học tập, trong cuộc sống.
2.2.2. Những tồn tại riêng của trường THPT Bình Sơn.
a. Về tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp: Đa số giáo viên có tư tưởng lập trường tư tưởng chính trị vững vàng , đạo đức trong sáng, yêu nghề. Nhưng chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay. Bên cạnh đó có một vài thành viên chữa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, như tư tưởng cá nhân vẫn còn lấn át tư tưởng tập thể, hay đòi hỏi quyền lợi, thường gắn nhiệm vụ với hưởng thụ, trả công.
Đội ngũ quản lý chưa có biện pháp giáo dục đối với bộ phận này, nhiều lúc tỏ ra chưa kiên quyết trong phê bình, đấu tranh.
b. Về lòng nhân ái sư phạm.
Bên cạnh đại bộ phận giáo viên rất yêu thương học sinh, gần gũi thương yêu, hết lòng vì học sinh, thì có một số giáo viên chưa hết lòng với học sinh. Điều đó có thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm, của giáo viên đối với công việc của mình. Có nhiều lúc giáo viên chưa thật sự tôn trọng và yêu cầu cao, khoan dung, vị tha đối với học sinh mà còn tỏ ra thờ ơ, vô tình. Bộ phận quản lý chưa có biện pháp bồi dưỡng.
c. Về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm.
Đây là một tồn tại nhức nhối, là bài toán nan giải mà mấy năm vừa qua, nhà trường đã tập trung để giải quyết. Tuy có gặt hái được một số thành tựu nhưng rõ ràng nó chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
c.1) Về năng lực chuyên môn.
Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên có sự phát triển nhanh về số lượng. Về trình độ đào tạo, 100% đạt chuẩn. Càng về sau số giáo viên (sinh viên mới ra trường) năng lực chuyên môn càng yếu.
Nhưng điều đáng nói là tỉ lệ số giáo viên dạy giỏi tỉnh và xếp loại chuyên môn loại khá, giỏi tỉ lệ  thấp (11/64). Trong số 11 giáo viên xếp loại  giỏi chỉ có 2 giáo viên có thâm niên 2 năm công tác, còn lại là giáo viên công tác từ 5 năm trở lên. Tuy không có xếp loại yếu nhưng số giáo viên xếp loại trung bình khá cao (> 40%). Qua dự giờ thường kỳ, qua các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn trường nhận thấy: Rất nhiều giáo viên nhất là số giáo viên mới vào nghề chất lượng giảng dạy quá thấp, như: lúng túng về phương pháp giảng dạy và giáo dục, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chí có giáo viên kiến thức chưa vững vàng. Về phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ, chưa đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Những tồn tại trên một phần cũng do đội ngũ quản lý chưa có biện pháp để tạo nên một môi trường, phương pháp để giáo viên nâng cao trình độ.
c.2) Về năng lực sư phạm.
Năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng vì năng lực sư phạm quyết định sự thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Vậy mà đa số giáo viên ở trường THPT Bình Sơn năng lực sư phạm còn ở mức độ thấp. Có nhiều giáo viên kiến thức khoa học tương đối vững nhưng thiếu năng lực sư phạm, như việc thiết kế giáo án môn học, tổ chức giờ học thiếu khoa học, nghệ thuật truyền thụ , khả năng giao tiếp với học sinh, ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục còn hạn chế. Có nhiều giáo viên thiếu kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục học sinh, chưa gắn việc giáo dục học sinh vào trong nội dung môn học, bài dạy. Thậm chí có giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục đạo đức học sinh, xem đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của BGH, của đoàn thanh niên.
Trong công tác chủ nhiệm, có một số giáo viên chưa có năng lực tổ chức sinh hoạt tập thể, thuyết phục, cảm hóa học sinh, ứng xử các tình huống sư phạm.
d) Năng lực làm công tác xã hội hoá giáo dục.
Đa số giáo viên chưa nắm vững nội dung công tác này, họ chỉ thực hiện công tác này một cách thụ động. Họ xem đó là việc của Nhà nước, của các cấp lãnh đạo. Trong các buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, giáo viên diễn giải, thuyết trình vu vơ, hời hợt, chiếu lệ. Về phía quản lý, ban giám hiệu cũng chưa có kế hoạch, chỉ đạo sát sao, chưa triển khai cụ thể đầy đủ.
e. Năng lực về tin học.
Hầu hết giáo viên có hiểu biết gì về tin học, về máy tính, có thể thiết kế giảng dạy bằng giáo án điện tử.  Nhưng đa sô giáo viên đều ngại thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử vì phải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài và việc bố trí phòng học còn gặp nhiều khó khăn.
g) Năng lực ngoại ngữ.
Ngoài giáo viên ngoại ngữ, số giáo viên còn lại tuy đã được học trong trường đại học nhưng khi ra trường đều không sử dụng do đó khả năng về ngoại ngữ rất kém. Đặc biệt số giáo viên công tác lâu năm không có hiểu biết về tiếng Anh.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội dung, qui trình đào tạo. Trong lúc đó nhà trường chưa có biện pháp, chủ trương học và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên. Bản thân giáo viên chưa có tinh thần và điều kiện tự học.
h) Về học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội phát triển
Do điều kiện trường nằm ở vùng núi, cuối tỉnh, cuối huyện nên không thu hút được đội ngũ giáo viên, nhiều giáo viên được phân về trường đã không đến nhận công tác, hàng năm giáo viên xin chuyển trường rất nhiều dẫn đến tình trạng trường thiếu giáo viên trầm trọng kéo dài triền miên trong những năm vừa qua ( năm 2008-2009 thiếu 16 giáo viên ). Từ chỗ thiếu giáo viên như vậy nên giáo viên của trường phải giảng dạy nhiều, giáo viên phải dạy đến hơn 40 tiết/tuần không có thời gian để học tập bồi dưỡng, đặc biệt là cử đi đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Trường vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để thu hút, giữ chân, tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho đội ngũ giáo viên.
          Theo kết quả khảo sát 64 giáo viên  trường  THPT  Bình  Sơn  ( mẫu phụ lục 1): số ngưòi  có tổng điểm  55 điểm trở lên ( hoàn toàn hài lòng với công việc) là 22 người = 34,3%, số người có tổng điểm từ 35-55 điểm ( có vấn đề cần quan tâm) là 34 người = 53,1%, số người có tổng điểm dưới 45 điểm ( có vấn đề nghiêm trọng) là 8 người = 12,5% càng khẳng định rõ ràng những tồn tại trên.
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC.
Ở trên là những tồn tại cơ bản trong việc quản lý nhằm  phát triển đội ngũ giáo viên, và cũng là những tồn tại trong chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn trong giai đoạn hiện nay. Những tồn tại đó là lực cản trên con đường trường THPT Bình Sơn thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng trong thời kỳ CNH và HĐH. Trên cơ sở xác định cơ sở lý luận, pháp lý, phân tích thực trạng trong việc quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn, tôi nhận thấy có những vấn đề đặt ra là:
Cần bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực xã hội hoá giáo dục, năng lực ngoại ngữ, tin học, lòng nhân ái sư phạm, tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội học tập bồi dưỡng để phát triển cho đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn. Những vấn đề này tôi sẽ giải quyết bằng những hệ thống biện pháp ở chương 3.
CHƯƠNG III
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.
Trong công tác phát triển giáo viên, hiệu trưởng cần quán triệt các nguyên tắc sau:
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống và chủ trương phát triển của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT cho giáo viên THPT. Trên cơ sở đó, nhà trường vận dụng phát triển vào thực tiễn của trường THPT.
3.1.2. Đảm bảo tính tích cực, chủ động của giáo viên trong việc bồi dưỡng và phát triển. Từng giáo viên, phải tự giác, tích cực chủ động trong việc tiếp nhận nội dung bồi dưỡng của cấp trên, đồng thời nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Mỗi giáo viên, khi nhận thức rõ sự cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng họ sẽ có động cơ, thái độ đúng đắn, có quyết tâm cao, và từ đó nâng cao chất lượng công tác.
3.1.3. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài. Trước mắt cần đảm bảo cho giáo viên được cập nhật những kiến thức cần được điều chỉnh và đổi mới trong chương trình môn học, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục. Về lâu dài, giáo viên cần được bồi dưỡng nâng chuẩn lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của người giáo viên của trường THPT trong thời kỳ mới.
3.1.4. Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công tác bồi dưỡng là một nguyên tắc cơ bản. Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng cần giáo dục để giáo viên nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải nâng cao và tự nâng cao trình độ, năng lực. Hiệu trưởng cần thống nhất được yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ của toàn trường với mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên, thu hút mọi giáo viên vào các hình thức học tập phù hợp.
Có rất nhiều biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên. Với đặc điểm tình hình riêng của trường THPT  Bình Sơn và vận dụng các nguyên tắc bồi dưỡng phát triển, tôi đề xuất một số biện pháp sau:
3.2. TĂNG CƯỜNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ.
3.2.1. Nội dung tăng cường.
Những nội dung cần bồi dưỡng về nhận thức như sau:
Bồi dưỡng nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển. Phải làm cho mọi người thấu triệt giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển cá nhân và xã hội. Giáo dục được coi là đồng nghĩa với sự phát triển. Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Nền giáo dục phát triển nhân cách mỗi cá thể và bản sắc dân tộc góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Bồi dưỡng nhận thức về quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH.
+ Đảng ta thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
+ Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục là: "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học... phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh... thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập".
Tăng cường nhận thức về thực trạng giáo dục của đất nước, đặc biệt thấy rõ những yếu kém của nền giáo dục, như: chất lượng giáo dục - đào tạo đại trà còn thấp, đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, cơ cấu không đồng bộ, chất lượng thấp, phương pháp giảng dạy, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.
Tăng cường nhận thức về vai trò của người thầy giáo trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục. Phải làm cho mọi người thấy được vai trò của chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nền giáo dục của đất nước. Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Muốn làm tròn sứ mệnh cao cả đó, giáo dục phải có sự thay đổi đồng bộ trên các mặt, trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ giáo viên.
3.2.2. Hình thức tăng cường
Có thể vận dụng nhiều hình thức, như:
- Đẩy mạnh công tác chính trị - tư tưởng
- Mời cán bộ tuyên huấn nói chuyện thời sự, chín

Tài liệu đính kèm:

  • docMỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN DOI NGU GV.doc