Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn tạo hình

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng tham gia tạo điều kiện cho con trẻ hoạt động tạo hình khi ở nhà.

Để có được sự đồng tình và thống nhất phương pháp, kế hoạch giảng dạy thì ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể về các môn học, cách thức tiến hành, phương pháp biện pháp tiến hành và xin ý kiến góp ý về kế hoạch đó của Ban giám hiệu, tổ Chuyên môn, giáo viên cùng lớp rồi thông qua cho phụ huynh học sinh biết để cùng nhau thực hiện cho đúng với kế hoạch môn học của mình.

Thường xuyên trao đổi, nhắc nhở, vận động phụ huynh cùng cô thực hiện việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể hoạt động tạo hình và trình bày ý tưởng mà mình vừa tạo ra. Đồng thời nhắc nhở phụ huynh không nên la mắng, áp đặt về cách thức tạo hình, trang trí, tô màu của mình cho con trẻ, trước khi nhận xét bài của trẻ thì cần phải hỏi xem trẻ vẽ, nặn, cắt dán gì? Vì sao lại làm như vậy? Không nên chê sản phẩm của trẻ là xấu mà phải dùng từ dễ nghe và mang tính động viên là chủ yếu.

Vận động phụ huynh hỗ trợ về nguyên liệu, phế phẩm trong sinh hoạt hoặc các sản phẩm do gia đình tự làm được để tổ chức các hoạt động tạo hình ở lớp, ở nhà.

Dành một vị trí lý tưởng trong lớp hoặc ngay trước lớp để trưng bày những sản phẩm do trẻ tạo ra. Vận động phụ huynh cũng dành một góc nhỏ nơi trẻ ngủ hoặc góc học tập ở nhà hay một vị trí nào đó mà trẻ thích để trang trí các sản phẩm của mình nhằm khích lệ trẻ và cũng là để trẻ có cơ hội so sánh các sản phẩm của mình từ đó trẻ dần cải thiện và cố gắng tạo ra các tác phẩm đẹp hơn.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan trọng, có tác động gợi mở khả năng hội họa của trẻ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ tuổi.
Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ. Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dục sâu sắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác.
Vì vậy đứng trên cương vị là một cô giáo chúng ta phải tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp cho trẻ mầm non của mình lĩnh hội được những kiến thức cô truyền đạt và thể hiện trên sản phẩm của mình một cách sáng tạo, riêng biệt không mang tính khuôn mẫu. Qua hoạt động tạo hình trẻ phát triển được cả về thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, nhận thức và ngôn ngữ.
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của PGD&ĐT Huyện Krông cũng như BGH trường Mẫu giáo Eana về cơ sở vật chất lớp học có bàn ghế đầy đủ phục vụ cho việc học tập
- Được phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo việc học tập, đóng góp các khoản đầy đủ để lớp học trang bị đồ dùng và dụng cụ học tập kịp thời.
- Học sinh đúng độ tuổi, không có học sinh khuyết tật
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng cho cô và trẻ học tập và giảng dạy.
- Hai cô giáo dạy lớp đều đã đạt trình độ trên chuẩn.
Khó khăn:
- Lớp có 24 học sinh trong đó có đến 17 cháu là dân tộc thiểu số (Ê đê và Mường)
- Nhiều cháu người dân tộc còn chưa biết và hiểu tiếng phổ thông
- Nhiều gia đình còn rất nghèo và khó khăn trong việc đóng góp các khoản tiền khi cho con đến lớp.
- Hai cô giáo giảng dạy lớp đều là người kinh không biết tiếng Ê đê
b. Thành công, hạn chế:
Thành công:
- Trẻ hứng thú hơn với môn học, hoàn thành sản phẩm của mình một cách sáng tạo, riêng biệt.
Những bông hoa trong bức tranh trẻ đã vẽ thêm mắt, mũi, miệng làm cho bức tranh sinh động hơn rất nhiều. Lá không nhất thiết là phải màu xanh lá cây và nên của bức tranh không nhất thiết là phải màu xanh da trời
- Qua hoạt động vẽ trẻ củng cố lại được kiến thức đã học: Con heo (lợn) là loài động vật có 4 chân, mũi to tròn, được nuôi trong gia đình.
Con heo được vẽ một cách sống động với màu sắc tuy không hiện thực hóa nhưng lại rất bắt mắt và thể hiện được cá tính của chủ nhân bức tranh là rất yêu con vật gần gũi này.
- Trẻ yêu cái đẹp thích tạo ra cái đẹp:
Nhìn bức tranh trên thấy rõ khung cảnh rất đẹp của con vật thân thương đang dạo chơi trong vườn có đủ cả hoa và bướm với bầu trời trong xanh. Cho người xem thấy được tâm trạng rất thích thú và tươi vui của “tác giả”.
- Cơ tay của trẻ đã phát triển hơn, khéo léo hơn trong việc thực hiện các tác phẩm của chính mình
Bức tranh là cảnh tượng các bạn đang vui chơi trò chơi kéo co, với sắc màu hồng mang tính chủ đạo toát lên cái gì đó dễ thương, nền đất không còn là màu nâu nữa nó đã được biến tấu thành màu tím nhưng cũng không có gì là bất hợp lý cả đối với một đứa trẻ phải không nào?!.
- Đam mê với hoạt động tạo hình, trẻ có thể biến bất cứ chỗ nào thành nơi để “sáng tác” ra những “tác phẩm” của riêng mình
Hạn chế: 
- Giáo viên chưa phát huy hết được khả năng vận dụng phương pháp, biện pháp trong việc truyền đạt, xây dựng hoạt động tạo hình hấp dẫn, lôi cuốn.
- Số lượng trẻ có sản phẩm tạo hình đạt yêu cầu còn ít, chưa có sự sáng tạo, bố cục chưa hợp lý, khả năng xé dán cũng còn nhiều hạn chế, chưa biết nhận xét sản phẩm tạo hình, mơ hồ trong việc đặt tên cho sản phẩm của mình
- Công tác phối kết hơp với phụ huynh học sinh trong việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ còn chưa thật sự được quan tâm. 
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
Mặt mạnh:
- Trang thiết bị phục vụ cho cô và trẻ tương đối đầy đủ: Bàn ghế, giấy màu, bút màu, bút chì, vở vẽ, hồ dán, kéo, bảng, phấn
- Trẻ đủ độ tuổi và đi học đều
- Giáo viên nhiệt tình, 2/2 GV đạt trình độ Đại học
Mặt yếu:
- Các tác phẩm hội họa, tranh mẫu, đối tượng quan sát cho trẻ còn hạn chế hầu hết là do cô tự vẽ hoặc xé dán, nặn lấy.
- Trẻ là người dân tộc thiểu số chiếm hơn nửa lớp (17/24 trẻ)
- Đầu tư xây dựng hoạt động tạo hình còn chưa phong phú, khả năng tạo hình của GV có hạn nên việc tạo ra các sản phẩm tạo hình cho trẻ quan sát, chiêm ngưỡng còn ít.
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
Nội dung
Kết quả thực trạng
Số lượng (24)
Tỷ lệ (%)
Số trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu trở lên
10
41,6
Số trẻ có sản phẩm nặn đạt yêu cầu trở lên
9
37,5
Số trẻ có sản phẩm cắt, xé, dán đạt yêu cầu trở lên
5
21
d. Nguyên nhân:
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy giáo viên mầm non chưa thật sự coi trọng môn tạo hình. Chúng ta vẫn không coi hoạt động tạo hình là một trong những môn học quan trọng, mà cho là môn thứ yếu đứng sau môn Làm quen với Toán và môn Làm quen chữ cái.
Từ những suy nghĩ đó chính GV đã không quan tâm xây dựng, thiết kế phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Các tiết dạy tạo hình hầu như đơn điệu, rập khuôn, không phong phú làm cho sự sáng tạo của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Một khi giáo viên có kỹ năng tạo hình yếu thì việc truyền đạt cho trẻ cũng sẽ hạn chế. Nguy hiểm hơn là giáo viên lại suy nghĩ rằng “Muốn vẽ đẹp thì phải có năng khiếu chứ đâu phải ai cũng vẽ được, nếu thế thì ai mà chả là họa sỹ!”. Câu nói này không hoàn toàn là sai nhưng cũng không đúng hết bởi lẽ nếu năng khiếu không có ta có thể nhờ đến công nghệ thông tin: Chụp, chiếu, photo, sưu tầm hay làm “Họa sỹ đồ” như tôi vẫn hay làm. Nói chung là có rất nhiều cách để khắc phục nhược điểm năng khiếu của mình, nhưng do ngại tìm tòi và quỹ thời gian của giáo viên mầm non hạn hẹp đã góp phần làm cho kết quả hoạt động tạo hình trên trẻ còn thấp.
Lý do nữa đó là việc tuyên truyền vận động phụ huynh quan tâm đến con em, tạo điều kiện cho con có cơ hội được vẽ, nặn, xé, dán, cắtở nhà còn chưa được phụ huynh hưởng ứng.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng:
Với một lớp Lá có 24 em học sinh trong đó 17 em là người dân tộc Êđê và Mường. Nhiều cháu còn chưa nói và giao tiếp bằng tiếng Phổ thông được. Gia đình các em còn nhiều khó khăn cơm ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm. Giáo viên lại không biết tiếng Êđê đã tạo ra nhiều khó khăn trong công tác giảng day:
- Các cháu người dân tộc hầu hết tiếp thu bài chậm hơn những cháu người kinh. Gia đình người dân tộc hầu hết không quan tâm đến việc học tập của con, không đưa con cái đi học nên việc trao đổi tình hình học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn không biết chữ nên vấn đề kèm cặp con ở nhà là rất hạn chế.
- Nhiều cháu chưa biết và hiểu tiếng Phổ thông làm cho việc giao tiếp, giảng dạy của giáo viên và trẻ trở nên bất đồng. Từ đó đem lại kết quả giảng dạy cũng như các hoạt động trong ngày không đạt yêu cầu đặt ra.
- Nhiều gia đình còn nghèo khổ nên họ lo việc kiếm sống là chủ yếu và không mấy quan tâm đến việc học tập của con cái.
- Hai cô giáo đều không biết tiếng Êđê nên đôi lúc không gần gũi trao đổi, trò chuyện với những trẻ người dân tộc. Cũng như không thể dạy các cháu nói, phát âm tiếng Phổ thông.
- Giáo viên chưa phát huy hết khả năng vận dụng phương pháp, biện pháp trong việc truyền đạt, xây dựng hoạt động tạo hình hấp dẫn, lôi cuốn: Hầu hết giáo viên dạy một cách rập khuôn cứng nhắc, không đổi mới cách mở bài, hình thức tạo hình cứ quay đi quay lại kiểu hát một bài rồi trò chuyện dẫn dắt vào bài. Hình thức chỉ vẽ, nặn, cắt dán trên những nguyên liệu cũ như giấy mà không sáng tạo ra những hình thức ví dụ như:
Làm con bướm bằng lá cây, bằng vỏ sò, bằng cánh hoa khô.
Làm con ếch bằng vỏ chai nước ngọt, bằng vỏ con nghêu, bằng đá cuội
Cô và trẻ cùng làm chứ cô không ôm đồm làm một mình. Đừng sợ trẻ làm sai mà hãy để trẻ có cơ hội thử thách khả năng của mình, qua đó trẻ có cơ hội sáng tạo mà đôi khi ta không ngờ tới được.
- Số sản phẩm tạo hình đạt yêu cầu còn ít vì khi tổ chức hoạt động không thu hút được sự chú ý thì việc tạo ra sản phẩm tạo hình kém chất lượng là điều đương nhiên. Trẻ có bố cục chưa hợp lý một phần là do cách hướng dẫn của cô không rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải dễ hiểu. Các cháu chưa biết nhận xét sản phẩm vì thật ra cô giáo chúng ta khi nhận xét bài cũng rất hời hợt vì sợ cháy giáo án. Nhưng muốn trẻ có kỹ năng nhận xét bài của mình và của bạn thì cô giáo phải là người nhận xét hàng ngày ngay cả trong mọi hoạt động từ đó hình thành một trình tự nhận xét cho trẻ một cách tự nhiên. Cách đặt tên cho sản phẩm cũng tương tự, giáo viên gợi mở các tên gọi cũng như cách thức đặt tên mọi lúc mọi nơi để trẻ quen và không bị bỡ ngỡ.
- Nếu phụ huynh không đưa con em đến lớp thì giáo viên có thể đưa trẻ về tận nhà vào các buổi chiều nhằm gặp mặt trao đổi, hướng dẫn, tuyên truyền trực tiếp để phụ huynh phần nào thấy được tầm quan trọng trong việc hình thành hoạt động tạo hình cho con trẻ ở nhà. Chí ít thì họ cũng không ngăn cản việc con trẻ vẽ lên tường, vẽ ở dưới đất, lấy than củi để vẽ, hay là nghịch đất sét
- Giáo viên chúng ta vẫn ngại tìm tòi, khám phá công nghệ thông tin, hay gần gũi hơn là chiếc điện thoại di động. Bây giờ chỉ cần vài triệu đồng là có được chiếc điện thoại có thể chụp hình, quay phim tốt rồi. Sao không tận dụng nó để quay, chụp hình, in màu ra giảng dạy. Hay lên mạng coopy những hình ảnh phù hợp với tiết dạy in màu ra để giảng dạy, cho trẻ xem Đó là cách đơn giản mà tương đối hiệu quả lại rất kinh tế.
- Các tiết dạy của giáo viên chưa thật sự được đầu tư công sức, chỉ rập khuôn và không đổi mới hình thức giảng dạy. Hầu hết cô làm hộ cho trẻ chứ không cho trẻ cơ hội tự thực hiện.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp:
- Nâng cao số lượng trẻ thực hiện đạt yêu cầu về các hoạt động tạo hình
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư xây dựng tiết dạy tạo hình hấp dẫn, lôi cuốn
- Qua hoạt động tạo hình trẻ phát triển về thẩm mỹ, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ và nhận thức.
- Giúp giáo viên, gia đình và toàn xã hội có cái nhìn khác hơn về hoạt động tạo hình từ đó tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy kỹ năng tạo hình của mình.
- Trang bị cho giáo viên, phụ huynh thêm về các kỹ năng tạo hình khắc phục nhược điểm của mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham khảo thông tin trên các trang mạng có nội dung liên quan đến chuyên đề tạo hình nhằm nắm bắt những cái mới, cái hay về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi. Vận dụng có chọn lọc, sáng tạo sao cho phù hợp với khả năng nhận thức, điều kiện lớp học.
- Học hỏi cách làm đồ dùng, đồ chơi, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ.
- Thiết kế bài giảng về vẽ, nặn, cắt, xé, dán mỗi loại một bài, lấy ý kiến tham gia của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp trong toàn trường để thống nhất và góp nhặt những ý kiến, sáng kiến hay kiến tạo nên một tiết dạy đầy đủ.
- Mời Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp dự tiết dạy đã thiết kế để đưa ra ý kiến góp ý nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm tiết dạy.
- Thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp, tham gia có chất lượng các đợt tập huấn chuyên môn do cấp trên phát động nhằm đúc rút ra kinh nghiệm giảng dạy hoạt động tạo hình.
* Tạo môi trường tạo hình cho trẻ:
Để có được những sản phẩm tạo hình đạt yêu cầu từ trẻ thì trước tiên giáo viên phải khơi gợi được niềm hứng thú đối với hoạt động tạo hình cho chính trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi trường tạo hình cần phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ như: Đẹp, màu sắc bắt mắt, hình ảnh ngộ nghĩnh, phù hợp với tư duy, khả năng tri giác của trẻ, đa dạng về chủng loại hình dáng, kích thước. Đồng thời giáo viên chính là người dẫn dắt trẻ đến khám phá môi trường đó. Môi trường này cần được thường xuyên trang trí thay đổi sao cho khoa học và phù hợp với từng chủ đề, chủ đề nhánh:
VD: Với chủ đề “Thế giới động vật” 
* Trong lớp học 
- Trang trí các góc:
+ Góc học tập: Các con vật sẽ được xếp theo nhóm hoặc dãy tương ứng với số lượng 8 – 9 mà lớp đã học và sắp được học. Bảng chữ cái cũng tương ứng với chữ cái đầu là con vật VD: Chữ Ê tương ứng với Ếch xanh; Chữ C tương ứng với Cá Vàng 
Trang hoàng lại nơi trưng bày “Sản phẩm của bé” bằng những bức tranh do chính trẻ vẽ về động vật như: Đàn gà, xé dán con cá, con bướm
Nặn những con vật: Trưng bày ra để cho trẻ chiêm ngưỡng.
+ Góc Phân vai: Cửa hàng bán thức ăn gia súc trưng bày ra các loại cám gạo, cám bắp, gạo, bắp, cám viên Máng đựng thức ăn, nước uống
+ Góc Nghệ thuật: Sẽ trang trí những chiếc mũ có hình những con vật dễ thương và ngộ nghĩnh như: Mũ thỏ, mũ gà trống, mũ gấu, mũ nhím, mũ mèo conĐể trẻ được biến mình thành những con vật và tham gia hát múa, đóng kịch Ngoài ra thì nên chuẩn bị thêm một số tranh tô màu con vật để trẻ được tô màu.
+ Góc Xây dựng: Chuẩn bị tên cổng phù hợp VD: Trang trại nhà bé, Vườn bách thú, Ao làng Que kem để làm thành các chuồng trại nuôi con vật, các con vật bằng nhựa, cây cối, hoa lá, 
+ Góc Thiên nhiên: Cũng chuẩn bị một số mũ các con vật để trẻ được ướm mình vào các nhân vật trong truyện đi trồng cây, tưới nước
- Trước cửa lớp học treo tranh chủ đề ngang tầm, với kích thước tranh phù hợp sao cho trẻ dễ dàng nhìn thấy các chi tiết bức tranh, phía trên bức tranh có ghi tên chủ đề lớn. Dưới tranh chủ đề là tranh chủ đề nhánh, và dưới tranh có từ miêu tả bức tranh để ngoài việc trẻ được xem tranh ra thì trẻ còn làm quen chữ cái.
* Ngoài lớp học: 
Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ hát các bài hát, đọc thơ, tạo dáng về thế giới động vật và vẽ con vật mình yêu thích xuống sân trường bằng phấn. Hoặc có thể làm con cá từ lá bàng khô, làm con rùa từ vỏ ốc, làm con trâu bằng lá mít Xếp các con vật bằng hột, hạt
* Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và làm giàu các biểu tượng tạo hình cho trẻ:
Muốn trẻ có được những kỹ năng tạo hình dần dần thành kỹ xảo, có hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình, sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình thì cần phải cung cấp cho trẻ các biểu tượng, xúc cảm về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ:
VD1: Trước khi cho trẻ vẽ “Vườn hoa” thì các ngày trước đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ đi tham quan vườn hoa trong sân trường, trò chuyện về tên gọi, màu sắc, hình dáng, cho trẻ ngửi mùi hương, sờ cánh hoa cấu tạo của hoa đó. Ngoài ra tôi còn cho trẻ xem tranh ảnh về nhiều loài hoa mà trong sân trường không có trong giờ hoạt động góc, hoạt động chiều. Lên mạng tải các hình ảnh về các loài hoa cho trẻ xem trong giờ đón, trả trẻ
VD2: Vẽ , nặn, xé dán đàn gà
Tôi sử dụng điện thoại di động của mình quay lại cảnh những chú gà con đang ăn trong vườn nhà mình, với các hình ảnh có chú gà con mỏ đang cắp con giun, có chú đang dang cánh chạy đuổi theo Khi cho trẻ xem tôi kết hợp đặt câu hỏi để hướng sự tập trung của trẻ vào một số chi tiết như: Các con thấy hình dáng của các chú gà con như thế nào? (Đầu như thế nào? Mình như thế nào?...) Chú gà này đang làm gì? Khi chạy cánh chú gà như thế nào? Trông giống cái gì?...
* Đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ tạo hình trong giờ hoạt động nhận thức:
Để tổ chức một giờ học tạo hình đạt hiểu quả cao thì giáo viên phải luôn luôn làm mới phương thức vào bài của mình sao cho lôi cuốn, khoa học, phù hợp với khả năng tư duy của trẻ, phù hợp với chủ đề. Trong quá trình diễn ra tiết học phải tạo ra một không khí gần gũi, cởi mở, thoải mái cho cả cô và cháu. Các phương pháp đưa ra đều hướng đến phát huy tính tích cực chủ động của trẻ:
VD1: Vẽ, nặn củ cà rốt
Vào bài: Cô giáo kể một câu chuyện ngắn về chú thỏ: Nhà bạn thỏ bông có một khu vườn bên cạnh một con suối, trong khu vườn bạn thỏ trồng rất nhiều cà rốt, hôm qua bạn thỏ ra vườn nhổ cà rốt mang về nhà để làm thức ăn cho cả nhà, nhưng khi đi qua con suối bạn thỏ bị trượt chân ngã, toàn bộ số cà rốt trồng được đã bị rơi xuống suối và trôi đi mất, bạn thỏ đang rất lo lắng không biết trong mùa đông này cả nhà thỏ lấy gì để ăn. Sau khi kể chuyện cô giáo đặt câu hỏi: Các con có muốn giúp đỡ bạn thỏ bông tìm thức ăn cho gia đình không?. Chúng mình hãy cùng nặn (Vẽ) thật nhiều củ cà rốt để tặng cho bạn thỏ bông nhé!. Tiếp theo giáo viên cho trẻ quan sát mẫu (Chuẩn bị cả vật thật và mẫu cô nặn (Vẽ) cho trẻ quan sát). Tổ chức cho trẻ thi đua theo nhóm (Nhóm bạn trai, bạn gái), xem nhóm nào nặn (Vẽ) được nhiều củ cà rốt nhất để tặng cho bạn thỏ... Khi nhận xét sản phẩm giáo viên gợi ý để các bạn trai nhận xét sản phẩm của các bạn gái và ngược lại, đồng thời cho trẻ tự đánh giá nhận xét về sản phẩm của mình. 
VD2: Cắt dán con Công
Ở đây tôi muốn giới thiệu một cách làm mới không hướng dẫn trẻ sử dụng các nét vẽ đơn thuần mà cho trẻ sử dụng biện pháp đồ bàn tay, bàn chân để tạo thành hình con công. Đầu tiên để có được đuôi con công thì cần có bút chì, giấy màu và kéo, cái không thể thiếu là bàn tay của cô. Tiếp theo đặt tay cô lên mặt trái của giấy màu dùng bút chì đồ khuôn bàn tay vào, tiếp đến là lấy một tờ giấy màu khác để mặt phải của tờ giấy màu đồ khuôn bàn tay lên rồi cắt ra được 2 khuôn bàn tay đặt 2 bàn tay này lại gần nhau ngón cái của bàn tay phải đặt chống lên ngón trỏ của bàn tay trái ta được đuôi con công.
Muốn có được phần mình con công thì cần đến các bạn học sinh, cho trẻ dùng khuôn bàn chân đặt lên giấy màu dùng bút vẽ rồi cắt ra được phần mình công.
Dán phần mình vào phần đuôi sao cho đầu thấp hơn đuôi công, cắt hoặc vẽ thêm chi tiết: Mỏ, mắt, các hình tròn màu ở phần đuôi cho sinh động.
(Lưu ý: Việc phối hợp màu tự các bạn phối sao cho đẹp và bắt mắt không nhất thiết phải hoàn toàn giống thật.) 
VD3: Vẽ trăng, sao cho bầu trời đêm
Chuẩn bị: Màu nước, hoặc màu khô pha với hồ, đĩa nhỏ đựng màu, giấy vẽ, bàn ghế, quả khế non cắt phần đầu, quả đậu rồng cắt bớt phần đầu, tàu lá cây Bạc hà (Phần có khoảng rỗng)
Sau khi đã giới thiệu và hướng dẫn cho trẻ thực hiện dùng quả khế non đã cắt bằng một đầu chấm vào màu và in lên giấy tạo thành nhiều ngôi sao to, ngôi sao nhỏ hơn dùng quả đậu rồng cắt bằng một đầu nhúng vào màu và in lên giấy, hướng dẫn trẻ in những ngôi sao to ở gần ngôi sao nhỏ ở xa theo luật xa gần. Tiếp đến là in trăng khuyết, dùng tàu lá Bạc hà phần có khoảng rỗng nhúng vào màu và in lên giấy. Nếu muốn có hình trăng tròn thì dùng củ cà rố cắt bằng một đầu và in lên.
Cho trẻ ngồi thành từng nhóm để việc chuẩn bị màu được thuận lợi và tiết kiệm hơn, thường thì chia thành 3 nhóm, nhưng thực hiện tranh thì từng cá nhân.
(Lưu ý: Khi lựa chọn các loại củ quả để cho trẻ in thì nên chọn các loại cụ quả có độ rắn một tí không chảy nước trong quá trình trẻ thực hiện. Và phải lựa chọn củ quả có kích thước phù hợp với khổ giấy và đối tượng: Của cô sẽ chọn loại củ quả có đường kính và kích thước to hơn của trẻ)
VD4: Sử dụng màu để thể hiện cảm xúc
Ngoài việc cho trẻ vẽ khuôn mặt biểu cảm thì giáo viên hướng dẫn cho trẻ tô màu các khuôn mặt sao cho phù hợp với sắc thái như:
Tô màu Hồng nhạt cho khuôn mặt vui vẻ
Tô màu Đỏ tía cho khuôn mặt tức giận
Tô màu Xanh lá cây cho khuôn mặt sợ hãi
Tô màu Xám cho khuôn mặt buồn
Tô màu Đen cho khuôn mặt hung ác
VD5: Tranh sắp đặt
Nguyên liệu:
Kéo, hồ dán, giấy bìa
Cách thực hiện: Cho trẻ chọn các tranh trong báo cắt rồi sắp xếp cho thành một bức tranh lô gich về nội dung.
VD: Chọn tranh và cắt xếp các hoạt động trong một ngày của bé: Ngủ dậy, đánh răng rửa mặt, tập thể dục, ăn sáng, đi học, vè nhà
* Tổ chức hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động khác:
Một ngày ở trường mầm non trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động. Thông qua các hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho trẻ lồng ghép các hoạt động tạo hình nhưng lại sử dụng lời dẫn dắt dưới một hoạt động khác:
VD1: Trong giờ hoạt động góc, ở góc nấu ăn giao nhiệm vụ hãy làm ra những chiếc bánh có các hình con vật ngộ nghĩnh; Cửa hàng bán vật liệu xây dựng: Hãy nặn ra các con vật nuôi, nặn cây để bán cho trang trại của Bác Gấu đang xây. Cắt miếng xốp trắng nhỏ ra để làm gạo, cắt miếng xốp màu cam ra thành nhiều hạt bắp Vẽ nhiều bức tranh để dành tặng cho ngôi nhà mới sắp được hoàn th

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN THỦY.doc