Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mach lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua môn văn học thể loại kể chuyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mach lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua môn văn học thể loại kể chuyên

Biện pháp 6. Xây dựng kế hoạch:

Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong một năm như sau :

Tháng 9 - 10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị ( Cho trẻ nghe những bài hát, câu chuyện, ca dao.) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi: (Tai ai thính, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm .

Tháng 11 - 12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó, cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Bà bảo bé, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: Đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoán giỏi, đố ai nói ngược.

Tháng 1 - 2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao, đặc biệt về những câu chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3604Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mach lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua môn văn học thể loại kể chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới phụ huynh chưa thật sự có hiệu quả.
Trí nhớ trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu, vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
73% kinh nhgieemj sống của trẻ còn nghèo nà, nhận thức hạn chế dẫn tới tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng.
30% trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng của người lớn xung quanh trẻ(Nói tiếng địa phương)
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học thể loại truyện kể. 
b. Thành công, hạn chế.
- Thành công: 
Sau khi thực hiện đề tài ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc, rõ ràng hơn, trẻ thích đi học, thích đến trường lớp hơn.
Giáo viên nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phong phú, thu hút được trẻ, trẻ hoạt động tích cực.
- Hạn chế:
Khi áp dụng đề tài, vì xen lẫn cả trẻ người kinh và trẻ đồng bào nên khả năng tiếp thu chưa đồng đều, tỉ lệ đạt chưa tối đa.
c. Mặt mạnh, mặt yếu.
- Mặt mạnh:
Khi thực hiện đề tài, để lôi cuốn được sự tập trung chú ý của trẻ, đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập, nâng cao kiến thức, vì vậy mà chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao.
Giáo viên nắm vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiệm để tổ chức hoạt động.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong các hoạt động.
- Mặt yếu:
Để tổ chức tốt hoạt động giáo viên phải nắm vững kiến thức, trẻ đi học chuyên cần tuy nhiên đa số trẻ ở đây là con em người dân lao động nên trẻ hay theo bố mẹ đi rẫy vì vậy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Nguyên nhân thành công
Cơ sở vật chất của trường đầy đủ, có bộ đồ dùng cho bé làm quen văn học.
Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp, nhiệt tình luôn học hỏi tìm tòi để tạo ra những đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn để phục vụ cho hoạt động.
- Nguyên nhân hạn chế
Một số trẻ là người đồng bào nên việc tếp thu kiến thức còn chậm, chưa thật sự tích cực trong hoạt động học. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Từ kết được phương pháp tổ chức cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc tuy nhiên sự quả khái quát thực trạng của đề tài, tôi có thể đưa ra những phân tích và đánh giá sau:
+ Giáo viên sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao nên chất lượng giáo dục chưa hiệu quả. Chính vì vậy chưa lôi cuốn và thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú hoạt động. 
+ Giáo viên nắm sáng tổ chức hoạt động chưa linh hoạt, không bao quát trẻ tốt vì vậy việc khuyến khích trẻ hoạt động chưa được giáo viên chú trọng, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin để tham gia hoạt động. 
+ Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các tác phẩm văn học (Trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi), mà đa phần trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học thông qua các hoạt động học khi giáo viên tổ chức. 
Chính vì nhận thấy được những bất cập trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động với các tác phẩm văn học, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ. 
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển ngon ngữ mạch lạc được tốt hơn. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động. 
Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Từ việc khảo sát chất lượng đầu năm của trẻ lớp lá 1 phân hiệu buôn K62 trường Mầm non Hoa Hồng tôi đã tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể.
Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
Để bản thân nắm được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phương pháp về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể tôi tích cực tham gia vào các chuyên đề về phát triển ngôn ngữ do nhà trường, các đơn vị bạn, phòng GD tổ chức. Ngoài ra để nắm vững nội dung kiến thức và các yêu cầu về kỹ năng của “phát triển ngôn ngữ” một cách chính xác, tôi tham gia vào các hình thức do nhà trường tổ chức như:
- Thảo luận kiến thức: Bản thân tôi tự nghiên cứu tài liệu, tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến chuyên đề “Phát triển ngôn ngữ” để hỏi các đồng chí chuyên môn và giáo viên về vấn đề mình còn băn khoăn, chưa hiểu.
- Để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ có hiệu quả, ngoài việc giáo viên có kiến thức về nội dung, phương pháp tổ chức. Giáo viên cần phải có kĩ năng về cách truyền tải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, hướng vào đề tài giáo dục. Vì vậy tôi đã tham gia vào những chương trình do nhà trường tổ chức như dự thi “Năng khiếu”: “Kể chuyện về Bác Hồ”, với nội dung thi rất phong phú. Với hình thức này đã tạo cho tôi mạnh dạn, tự tin hơn khi cung cấp kiến thức cho trể bằng nét mặt, cử chỉ, hành động của mình, lôi cuốn sự chú ý của trẻ, giúp giờ hoạt động của trẻ thành công.
- Tham gia thao giảng, dự giờ đồng nghiệp.
Để lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau, giúp bản thân có thể tiếp cận được nội dung một cách sâu sắc. Sau các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt tọa đàm, thi năng khiếu, khi đã nắm vững kiến thức lý thuyết và có kĩ năng tôi đã mạnh dạn đăng ký các tiết thao giảng, đặc biệt hoạt động văn học. Các tiết thao giảng, tôi đã đầu tư chặt chẽ về nội dung hình thức, phương pháp dạy theo hướng đổi mới. Sau khi chuyên môn, đồng nghiệp dự giờ thao giảng, tôi xin ý kiến góp ý, rút kinh nghiệm cho tiết dạy của mình. Bên cạnh đó, bản thân tôi còn sắp xếp thời gian để dự giờ các đồng chí, đồng nghiệp trong trường và các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm.
Biện pháp 2. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ :
Trước hết cần tạo môi trường tâm lí lành mạnh để trẻ thoải mái và cởi mở khi giao tiếp với mọi người, dần dần trẻ cảm thấy tự tin và mạnh dạn trao đổi, biểu đạt ý kiến cá nhân
- Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các đồ dùng, đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ .
Góc trẻ làm quen với văn học
Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩmvăn học đó là một cách tốt nhất.
Biện pháp 2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
 Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. Tùy vào từng chủ đề mà tôi sử dụng mô hình cho phù hợp với tiết dạy.
Dạy trẻ kể lại truyện: Để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên, tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện, trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
Giọng điệu của cô khi đọc thơ, kể truyện có một sức mạnh lay động và lan tỏa rất lớn. Trẻ sẽ nhớ mãi khi được nghe cô kể một câu chuyện thật xúc động hay đọc một bài thơ diễn cảm. Trẻ sẽ nhận ra được sức mạnh của ngôn ngữ, biết cách sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp. Chất trữ tình, vẻ đẹp của vần điệu, tình yêu quê hương đất nướcthấm vào trẻ một cách tự nhiên, nhuần nhị mà tinh tế. Vì vậy cô giáo mầm non cần hiểu rõ điều này để giúp cho trẻ chở thành những con người tinh tế, sâu sắc, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp trong tương lai. Nếu trẻ chỉ được nghe những lời nói cộc cằn, thô lỗ thì tất yếu ngôn ngữ của trẻ sẽ không thể trong sáng, lễ phép, không thể trở thành một trẻ ngoan, một công dân tốt của xã hội tương lai được. Ngôn ngữ chính là nhân cách, là tâm hòn, là con người. Dân gian ta có câu:
Chim khôn kêu tiếng rãnh rang
Người khôn nói tiếng dịu ràng rễ nghe
Vì vậy việc trở thành những tấm gương sáng cho trẻ noi theo là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các co giáo trong trường mầm non.
Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ khi trọng tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo hình thức khác nhau.
+ Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời:
Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo dạng: Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Ví dụ: Miêu tả hiện tượng thời tiết: Trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh trời sắp mưa
Kể chuyện theo chủ đề: Tôi chủ yếu rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự kiện xảy ra trong thời gian nhất định của nhân vật nào đó. Ví dụ: Truyện (Dê con nhanh trí) con cáo giả vờ làm dê mẹ lúc dê đi vắng và nhúng chân vào chậu bột cho chân trắng giống dê mẹ. Nhưng cáo vẫn bị dê con phát hiện và đuổi cáo đi.
+ Khi cho trẻ hoạt động góc:
Dạy trẻ kể theo trí giác: Không ngừng phát triển ngôn ngữ độc thoại nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp tư thế tác phong khi trẻ nói và phát triển các cơ quan cảm giác. Bởi vì trẻ quan sát tốt mới miêu tả tốt. Mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi.
+ Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:
Mục đích phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu cần luyện. Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ: Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? Trẻ sẽ nhớ lại những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể.
+ Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo:
Yêu cầu trẻ kể mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ràng về ngôn ngữ có thể kể bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô kể một đoạn, rồi yêu cầu trẻ kể tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy trí tưởng tượng của trẻ.
Biện pháp 3. Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, đồ dùng thu hút sự chú ý của trẻ.
Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: Thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất ...để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích. Ví dụ: Từ bìa cứng, xốp làm những con vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ . 
Ví dụ: Kể chuyện “Dê con nhanh trí’’ để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một sân khấu rối, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ.
Ví dụ kể chuyện “Quả bầu tiên” để làm trang phục cho trẻ tôi dùng quần áo để trẻ hoá thân vào các nhân vật nhập vai .
Biện pháp 4. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ:
Tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm để trẻ có cơ hội nói, trình bày, chia sẽ những suy nghĩ của mình với các bạn, phát triển kĩ năng làm việc, hợp tác với nhau: thảo luận, bàn bạc vì mục đích chung của nhóm. Đây là cơ hội để trẻ học từ trẻ khác, học lấn nhau. Giáo viên cần khuyến khích mọi trẻ đều được tham gia, tạo bầu không khí giao tiếp tích cực, tạo cơ hội cho trẻ luân phiên trình bày các ý kiến chung của nhóm.
Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch.
Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình.
Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở lên sinh động hơn.
Ví dụ: Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: Câu truyện “Nhổ củ cải” Cho trẻ vận động theo bài “Củ cải trắng”. 
Biện pháp 5. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội, trò chơi:
Nhà văn hào vĩ đại người Nga M.Gorki đã nói “Vui chơi là cuộc sống của trẻ” đúng vậy thông qua những trò chơi đầy đam mê, trẻ bị cuốn hút vào môi trường đó và lĩnh hội kinh nghiệm sống thông qua các trò chơi. Giáo viên không gò ép trẻ khi dạy mà phải để trẻ hết sức tự nhiên. Đặc biệt là thông qua các trò chơi, hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ là rất cao. Có rất nhiều trò chơi về phát triển ngôn ngữ và các hoạt động đóng vai, đọc thơ, kể truyện thông qua đó sẽ thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng và linh hoạt. 
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua các hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện, đóng kịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả các trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện kể cho trẻ.
Ví dụ: Ngày hội 8-3 trẻ kể về “Em bé quàng khăn đỏ” hay ngày tết 1-6 kể về Bác Hồ với thiếu nhi, hay ngày 22-12 trẻ kể chuyện sáng tạo về chú bộ đội , hoặc hội thi bé kể chuyện giỏi.
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: 
+ Chơi đóng vai theo chủ đề :
Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng .
Ví dụ: Chủ đề: Gia đình: Nấu ăn: Trẻ tự phân vai chơi của mình: Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháu nghe .
+ Chơi đóng kịch: 
Có rất nhiều trò chơi khác nhau, tùy vào từng nội dung của bài học cụ thể, tùy theo khả năng và sở thích của trẻ. Giáo viên có thể cùng trẻ chọn các trò chơi cho phù hợp với việc rèn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng của bài học. Ví dụ: Sau khi nghe kể truyện nhiều lần ta có thể sử dụng trò chơi đóng vai để các trẻ diễn đạt lại ngôn ngữ của nhân vật cùng cử chỉ, điệu bộ, trang phục.
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt .
Biện pháp 6. Xây dựng kế hoạch:
Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong một năm như sau :
Tháng 9 - 10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị ( Cho trẻ nghe những bài hát, câu chuyện, ca dao..) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi: (Tai ai thính, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm .
Tháng 11 - 12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó, cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Bà bảo bé, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: Đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoán giỏi, đố ai nói ngược.
Tháng 1 - 2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao, đặc biệt về những câu chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa.
Tháng 3 - 4 - 5: Tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, ví dụ: Nói theo mẫu câu như câu truyện “Cây khế” người anh tham lam chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò của cha mẹ để lại. Ví dụ “Câu truyện Tích chu “Bà biến thành chim vì....trẻ nói bà muốn bà đi tìm nước uống, hoặc tích chu ham chơi không lấy nước cho bà ...cô lưu ý thay đổi mẫu câu khác nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp, từ câu phức tạp đến câu đơn giản, đặt câu từ kết nối tuyện để trẻ có khả năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Một khi đã có một số vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch một cách hứng thú hơn.
Biện pháp 7. Làm đồ dùng đồ chơi:
Tôi tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phườg như: Sách báo, lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm tạo ra nhiều đồ dùng chơi phục vụ cho tiết dạy.
Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi tôi cho các cháu vào hoạt động chơi góc để trẻ tạo ra nhừng đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện .
Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích.
Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây hứng thú cho trẻ nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi .
Biện pháp 8. Phối hợp với phụ huynh:
Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác
Tuyên truyền dưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nôi dung và hình thức phù hợp với chủ đề. ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật: Tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao...có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh.
Tuyên truyền bằng truyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề, những câu truyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe.
Làm bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà.
Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: Giấy, sách, những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn ...
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp
Để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên:
Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động.
Giáo viên phải yêu thích môn văn học, có năng khiếu về kể chuyện, yêu nghề, mến trẻ, tự tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp, tài liệu và truy cập internet để có những biện pháp hay.
Giáo viên phải biết tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học.
Giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để giải thích cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, từ đó có được sự ủng hộ của phụ huynh.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Các biện pháp nêu ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp nhưng đều có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Kết quả khảo nghiệm: 
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài đã đạt một số kết quả như sau:
- 95 % vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ.
- 85% kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu, kể chuyện và đóng kịch.
- 85% trẻ kể chuyện theo trí nhớ tốt.
- 90% trẻ đã tham gia đóng kịch thể hiện vai diễn của mình tốt
- 90% trẻ phát âm chính xác hơn, mạch lạc hơn, ít sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- 100% Phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu như: Tranh ảnh, sách báo, truyện theo chủ đề, truyện sáng tạo, khâu rối tay giống vải, góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ hứng thú khi học môn văn học thể loại tryuện kể .
Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Qua đề tài nghiên cứu rèn cho trẻ nói m

Tài liệu đính kèm:

  • doc44SKKN 14-15_ Trịnh Thị Hằng.doc