Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi

Thuận lợi - khó khăn

 - Thuận lợi

 Cơ bản khi tôi công tác tại trường là cơ sở vật chất và đồ dùng học tập dành cho trẻ khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy của giáo viên và học tập của trẻ. Đội ngũ giáo viên trong trường trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; luôn kiên trì trong cách hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.

- Khó khăn

Có thể kể đến là trình độ giáo viên trong trường còn chưa đồng đều. Các hoạt động dạy học còn thiếu tính mới mẻ đặc biệt là một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến việc giáo dục trẻ ở bậc mầm non nên việc đưa trẻ đến trường không được đều đặn, việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn luyện của trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh khác lại có xu hướng sợ con em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vận động, chỉ muốn giáo viên cho trẻ ở trong lớp hoặc để trẻ chơi với các thiết bị điện tử khi ở nhà. Chính những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1278Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ Mầm non kể trên, chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Có như vậy mới giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, cùng với đó là khẳng định được vị trí của giáo dục thể chất đối với giáo dục mầm non. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi có rất nhiều hình thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ này. Tuy nhiên phổ biến vẫn là sự tổng hợp những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của các em. Việc dựa trên tính tích cực vận động này giúp cho giáo viên tạo ra được một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ em. Chế độ vận động nhất định đó được thể hiện qua các tiết học thể dục, tổ chức hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan.
Thể dục buổi sáng thường được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo. Song, để đạt được hiệu quả tốt thì mỗi độ tuổi có những bài tập và phương pháp nhất định. Bên cạnh việc rèn thể lực cho trẻ, giáo viên còn chú ý đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển các hành vi vận động của trẻ. Những việc này giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra và từ đó có ý thức tích cực vượt khó khăn để đạt được kết quả.
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cũng có những tác động đến việc phát triển thể lực bởi qua việc thực hiện các hoạt động trò chơi, trẻ cần vận động linh hoạt các bộ phận của cơ thể cũng như sử dụng trí tuệ để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà giáo viên đề ra trong trò chơi. Việc tham gia trò chơi này còn có những tác động tích cực đến hệ thần kinh, hệ cơ, xương, khớp,
II.1. Thực trạng 
a. Thuận lợi - khó khăn
	- Thuận lợi
 Cơ bản khi tôi công tác tại trường là cơ sở vật chất và đồ dùng học tập dành cho trẻ khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy của giáo viên và học tập của trẻ. Đội ngũ giáo viên trong trường trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; luôn kiên trì trong cách hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.
- Khó khăn 
Có thể kể đến là trình độ giáo viên trong trường còn chưa đồng đều. Các hoạt động dạy học còn thiếu tính mới mẻ đặc biệt là một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến việc giáo dục trẻ ở bậc mầm non nên việc đưa trẻ đến trường không được đều đặn, việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn luyện của trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh khác lại có xu hướng sợ con em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vận động, chỉ muốn giáo viên cho trẻ ở trong lớp hoặc để trẻ chơi với các thiết bị điện tử khi ở nhà. Chính những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
b. Thành công - hạn chế
	- Thành công: 
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi” đã đạt được một số kết quả nhất định. Được thể hiện không chỉ qua sự thay đổi về mặt thể chất của trẻ qua sự thay đổi về chỉ số chiều cao, cân nặng mà còn thể hiện qua một số nội dung:
Thứ nhất, đã nâng cao sự hiểu biết của trẻ và sự nhận thức của các phụ huynh về tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục cho trẻ. Đại đa số phụ huynh đã quan tâm thực hiện các bài tập thể lực cho trẻ cũng như khuyến khích trẻ vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.
Thứ hai, trẻ đã có ý thức tự tập các bài tập thể dục buổi sáng khi được cô giáo ra hiệu lệnh, cùng với đó, trẻ hăng say tham gia các hoạt động vui chơi được tổ chức ngoài trời cũng như trong lớp học cùng các bạn và cô giáo. Nhờ đó trẻ có thái độ học tập và vui chơi một cách tích cực. Dần tạo cho trẻ thói quen và nề nếp học tập vận động chung cùng các bạn.
Thứ ba, đối với bản thân tôi, kết quả nghiên cứu đạt được đã khích lệ tinh thần nghiên cứu cũng thúc đẩy bản thân sẽ tiếp tục áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách rộng rãi. 
- Hạn chế: 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vấp phải một số hạn chế nhất định về kĩ năng cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu. Một số trường hợp thiếu sự hợp tác từ phía các bậc phụ huynh, cùng với đó là hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một số trang thiết bị đang dần trở nên xuống cấp, đặc biệt là ở trong các phân hiệu của trường. Những khó khăn trong nghiên cứu phần nào thể hiện ra những hạn chế mà trường mầm non Hoa Hồng đang gặp phải khi tiến hành giảng dạy. cùng với cơ sở vật chất là việc rập khuôn các phương pháp giảng dạy cũ, thiếu tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động khiến trẻ qua thời gian học tập, vui chơi dần trở nên nhàm chán. Chính những điều này đã khiến cho chất lượng giáo dục thể chất ở bậc mầm non đạt hiệu quả chưa cao.
Có một số trẻ chưa thực hiện đúng các thao tác, các bài tập, chưa có thói quen tự giác rèn luyện và vui chơi, chỉ thích chơi và làm theo ý thích khiến cô giáo và bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở.
Một số phụ huynh còn thiếu quan tâm đến việc tập thể dục cho trẻ, vẫn còn quan niệm “lớn lên trẻ tự biết làm” hoặc ỷ lại hoàn toàn vào giáo viên.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của chất lượng giáo dục thể chất cùng với kết quả điều tra tại thực tế tại trường, đề tài đã nêu được những nguyên nhân về mặt hạn chế trong việc giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất cho trẻ, từ đó xây dựng được những giải pháp khá thiết thực và hiệu quả, cơ bản giải quyết được vấn đề “nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi”.
Khi vận dụng đề tài, người giáo viên không cần sử dụng nhiều đến tài liệu giảng dạy, chỉ cần cho trẻ thực hiện các động tác thể dục và một số dụng cụ thể dục cơ bản. Cho trẻ tập trên nền nhạc vui nhộn, kích thích tính hiếu động của trẻ nhiều hơn.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoài trời, giáo viên không cần chuẩn bị nhiều đồ dùng mà vẫn có thể tiến hành tiết dạy một cách thuận lợi và dễ dàng.
- Mặt yếu
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng nghiên cứu là 20 em của lớp Lá 1 tại trường mầm non Hoa Hồng nên kết quả nghiên cứu của đề tài này, đặc biệt là các số liệu điều tra, khảo sát để đi đến kết luận còn mang tính tương đối. Sự so sánh và kiểm chứng ở phạm vi rộng hơn (giữa các lớp, các trường trong huyện) sẽ đưa được kết quả chính xác và toàn diện. Hy vọng đề tài này sẽ đặt mốc cho việc nghiên cứu về sau của không chỉ cá nhân tôi mà của những ai quan tâm đến đề tài này.
Kết quả áp dụng của đề tài được thực hiện trong năm học 2014 – 2015 đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt những thói quen tập thể dục cho trẻ và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các giáo viên trong trường. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế ở đây là liệu có thể duy trì việc ứng dụng kết quả này trong thời gian dài hay không? Kết quả lâu dài liệu có đạt được?
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Nguyên nhân thành công
Thứ nhất: nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban giáo hiệu Nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.
Thứ hai: Bản thân luôn tích cực, chủ động học hỏi, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tiếp thu sâu sắc, vận dụng có hiệu quả và linh hoạt các kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và áp dụng, lồng ghép vào các chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ ba: Nhờ kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển, các bậc cha mẹ của học sinh có điều kiện hơn nên sự quan tâm dành cho con cái mình được nâng cao. Họ đã chú ý đến việc phát triển toàn diện cho con trẻ, thường xuyên cập nhật các thông tin về chăm sóc trẻ nhỏ qua những phương tiện khác nhau: đọc báo, xem tin tức, các chương trình truyền hình về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Chính những nguyên nhân trên đã góp phần thành công cho việc nghiên cứu của đề tài này.
- Nguyên nhân hạn chế:
Thứ nhất: Trường học không có các chương trình tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu chuyên sâu về việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Thứ hai: Việc quan tâm đến vấn đề này của bản thân tôi mới chỉ một thời gian gần đây, mặc dù tôi đã có một quá trình tương đối dài làm việc tại trường.
Thứ ba: Khả năng tiếp thu của từng học sinh khác nhau. Phụ huynh của trẻ cũng có sự khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo cho nên có sự khác biệt trong cách sống, sinh hoạt trong gia đình. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn thể lực cho trẻ. Có những bậc phụ huynh ỷ lại rất nhiều cho giáo viên.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đã đặt ra
Như đã trình bày ở trên, trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài cá nhân tôi đã nhận thấy những vấn đề được coi là thực trạng hiện nay của giáo dục thể chất ở bậc mầm non. Chính những vấn đề ấy đã tác động đến chất lượng của giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi nói riêng.
Khi sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên còn chưa đầy đủ và đúng mức thì chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ sẽ khó có thể cao được. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động giáo dục thể chất (tập thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài giờ lên lớp) còn thiếu sẽ khiến cho các hoạt động trở nên ít hơn, các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho trẻ. Một phần nữa là do trình độ giáo viên trong trường không đồng đều, dẫn đến tình trạng chênh lệch về trình độ công tác. Điều này cũng là một khó khăn mà nhà trường đã và đang tiến hành khắc phục. Bởi vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Các hoạt động dạy và học thiếu tính linh hoạt khiến cho chất lượng dạy học “dẫm chân tại chỗ” cũng là một vấn đề mà nhà trường cần có biện pháp thay đổi trong thời gian tới. Có như vậy trẻ mới có thể “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” khi mỗi ngày cô giáo lại truyền đạt cho trẻ những kiến thức mới, thu hút trẻ, khiến chúng yêu thích việc đi học hằng ngày.
Các bậc phụ huynh vẫn còn suy nghĩ “bậc học mầm non không quan trọng” nên đôi lúc nhiều phụ huynh hay chiều ý trẻ và để chúng ở nhà chơi với các thiết bị điện tử, xem tivi, hơn là tới trường. Đây là một trong những biểu hiện thiếu sự quan tâm cân thiết tới trẻ. Bản thân tôi cùng các giáo viên khác vẫn luôn nỗ lực thay đổi suy nghĩ của các bậc phụ huynh, tuyên truyền cũng như phân tích để họ hiểu việc đưa trẻ đi học đều sẽ tốt cho trẻ, khiến chúng ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn; ăn ngủ sẽ có giờ giấc; được học cách làm quen với cuộc sống xung quanh và các kiến thức cơ bản làm nền tảng khi các em chuẩn bị lên lớp 1.
Một vấn đề khiến tôi trăn trở là tính lâu dài của đề tài. Phần lớn các đề tài nghiên cứu “sáng kiến kinh nghiệm” chỉ có tác dụng “tức thời” (trong một thời gian ngắn). Tôi thực sự không hy vọng điều này xảy ra. Vậy nên tôi hy vọng đề tài này sẽ nhận được sự quan tâm đúng mức của các giáo viên, phụ huynh, các ban, ngành giáo dục.
II.3. Giải pháp, biện pháp
Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện thể lực ở trẻ
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất bằng hình thức lồng ghép vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của trường
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện thể lực ở trẻ nhằm mục đích duy trì, củng cố, nắm vững và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vấn đề tăng chất lượng thể lực cho trẻ. Đồng thời, qua đó giáo viên có thể thuận lợi trao đổi với phụ huynh về vấn đề này của trẻ.
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục thể chất lồng ghép này, trẻ có cơ hội tìm hiểu, thực hành các bài tập thường xuyên hơn, khiến trẻ nhớ và hình thành thói quen tốt cho bản thân.
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nhờ đó khắc phục được những trở ngại tâm lý của trẻ trong việc tập luyện nâng cao thể lực. Hiểu được tâm sinh lý của trẻ giúp ta có được phương pháp phù hợp khiến trẻ yêu thích việc rèn luyện sức khỏe cho mình thông qua các hoạt động giáo dục thể chất hằng ngày.
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ nhằm giúp trẻ có ý thức tự giác trong việc rèn luyện thể lực của bản thân, qua đó tác động đến phụ huynh khiến họ chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho con cái mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện thể lực ở trẻ
Nhằm giúp trẻ có được kiến thức cơ bản về rèn luyện thể lực, các phương pháp giáo dục thể chất phải được giáo viên hướng dẫn rõ ràng và thường xuyên cho trẻ. Giúp trẻ tập luyện đúng các động tác, giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện thân thể cho trẻ có như vậy mới không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu những kiến thức liên quan bằng nhiều phương thức khác nhau. Giáo viên có kiến thức mới có thể giúp trẻ biết được:
Chức năng của rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt động ngoài trời.
Vai trò của rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt động ngoài trời.
Ý nghĩa của việc rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt động ngoài trời.
Các bệnh dễ mắc phải khi trẻ không tham gia hoạt động rèn luyện thể lực.
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường 
Hình 1: Tập thể dục buổi sáng
Giải pháp này đã chỉ rõ cách thực hiện, đó là thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Tổ chức quán triệt các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với mục đích, nội dung của các hoạt động giáo dục thể chất nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh như: tham gia các hoạt động dạy chuyên đề, hội thi “Bé khỏe, bé ngoan”... Để làm tốt điều này, giáo viên cần có tính linh hoạt và nắm vững các bài học, bài tập để có thể tiến hành hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục Mầm non và các hoạt động ngoại khóa một cách phù hợp. Như vậy cũng khiến cho các tiết học giáo dục thể chất trở nên sinh động và sôi nổi hơn, khiến trẻ hứng thú hơn trong học tập.
Để làm được những điều trên tôi đã tiến hành các hoạt động sau:
Vì hình ảnh là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tốt nhất. Tư duy của trẻ trong giai đoạn này là tư duy trực quan hình ảnh việc tạo điều kiện cho trẻ quan sát qua hình ảnh hoặc hoạt động trực tiếp sẽ giúp trẻ nhớ lâu bởi hình ảnh sẽ dễ dàng được trẻ khắc sâu vào trí nhớ hơn so với lời nói. Bởi vậy, tôi đã tiến hành sưu tầm tranh, ảnh, một số là tranh tôi tiến hành vẽ liên quan đến việc tập thể dục buổi sáng giúp trẻ tìm hiểu được như thế nào là tập thể dục? làm sao để tập thể dục đúng cách Kết hợp với đó là trang trí, dán các tranh ảnh liên quan đến tập thể dục ở các góc, ở cửa ra vào để bé có thể nhìn thấy thường xuyên. Hình ảnh video clip được tôi tiến hành quay hoặc sưu tầm trên mạng internet tôi thường chiếu vào đầu giờ khi đón trẻ, đôi lúc là cuối giờ học khi tiến hành trả trẻ.
Hình 2: Cho trẻ dạo chơi
Cùng với đó là việc chỉ cho trẻ thấy tác hại của không tập thể dục, những hình ảnh thể hiện các bé ngồi một mình, các bé gầy gò nguồn của các bức ảnh một phần là được tôi chụp lại hoặc sưu tầm thêm ở bên ngoài.
Lồng ghép nội dung giáo dục thể chất với các môn học trong các chủ điểm khác, giúp trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ:
Với Văn học: Qua các bài thơ: “Bé tập thể dục”
Với Âm nhạc: Qua các bài hát: “Tập thể dục sáng”, “Con cào cào”.
Với tạo hình: Ta có thể cho trẻ tô màu, vẽ tranh liên quan đến các hoạt động thể chất.
* Các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”
Hình 4: Tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ
Hình 3: Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
Cho trẻ đóng vai ở các góc để chơi các trò chơi thể thao, sử dụng đến bóng, vòng để lắc cho trẻ đóng vai “chăm sóc bạn sóc nâu bị ốm”, cô giáo tiến hành hỏi những câu hỏi kiểu như: “tại sao bạn sóc nâu bị ốm?” – trả lời: “vì bạn không tập thể dục chăm chỉ.” một số câu hỏi khác để dẫn dắt trẻ vào vấn đề mà mình muốn hướng tới là khiến cho trẻ hứng thú với việc tập luyện thể lực, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi đúng giờ giấc.
Cho cả lớp chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Cá sấu lên bờ”
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
Việc nắm bắt tâm lý của trẻ rất quan trọng, vì nó sẽ giúp giáo viên biết được trẻ thích hay không thích hoạt động? tại sao lại thích/không thích? Và làm như thế nào 
Qua việc hỏi, trao đổi với trẻ cũng như phụ huynh của trẻ, hầu hết các em đều thích hoạt động, tuy nhiên chủ yếu hoạt động của các em là chạy nhảy và nô đùa. Các hoạt động này tự phát và tùy hứng, còn các bài tập thể dục cơ bản thì hầu như các em không thích/không biết để tập. Như vậy có nghĩa là các em có hoạt động, nhưng hoạt động ấy lại thiếu tính khoa học. Phụ huynh thì một phần là bận rộn thiếu thời gian chỉ dạy con cái, một phần là qua loa và thiếu sự quan tâm đến việc luyện thể lực cho trẻ.
Bởi những đặc điểm ấy mà tôi luôn cố gắng vận động phụ huynh chăm đưa trẻ đến trường, chú ý đến sinh hoạt cá nhân của trẻ hơn, nhắc nhở con tập thể dục khi ở nhà vào những ngày nghỉ. Bên cạnh đó, tôi tìm mọi cách như chuẩn bị nhiều đồ chơi, dụng cụ học tập mới lạ, bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ thích thú hơn trong tập luyện; mở các bài nhạc vui nhộn cho các em nhún nhảy theo
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ
Giáo dục và rèn luyện thể chất cho trẻ cần biến nó trở thành thói quen và tính tự giác có hệ thống ở trẻ. Để làm được điều này, bên cạnh sự cố gắng của giáo viên thì vai trò quyết định là ở các bậc phụ huynh. Trẻ thường hay quên những bài học, những điều được dạy ở trên lớp của giáo viên. Nên để trẻ nhớ được lâu cần được giáo viên và phụ huynh thường xuyên nhắc nhở ở cả trên trường và ở nhà. Thời gian trẻ ở nhà cùng bố mẹ nhiều hơn, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần, nếu nhận được sự nhắc nhở của bố mẹ, trẻ sẽ khó có thể quên được những bài tập đã được tập trên lớp.
Để trẻ yêu thích tập luyện, bên cạnh nhắc nhở cần có sự động viên, cổ vũ từ phía gia đình và trường học thường xuyên, có các phần thưởng nhỏ cho trẻ. Có như vậy mới khuyến khích trẻ cố gắng hơn nữa.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Điều kiện để thực hiện biện pháp là giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, phong phú. Các kiến thức liên quan cần được chuẩn bị tìm hiểu sâu từ trước, biết nắm bắt tâm lý của trẻ, các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em và kiến thức về giáo dục thể chất nói riêng.
	Điều kiện thứ hai là môi trường hoạt động của trẻ phải rộng rãi, thoải mái, an toàn và đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho việc dạy học.
	Giáo viên phải tâm lý với không chỉ là trẻ mà còn cả với phụ huynh để thuyết phục họ phối hợp hoạt động cùng với mình.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp được đề cập trong đề tài này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự hỗ trợ lẫn nhau. Các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự, thực hiện tốt các biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ sở cho việc mang lại hiệu quả cho biện pháp kế tiếp.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
STT
Họ và tên
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
Tăng
Cân nặng (Kg)
Chiều cao (Cm)
Cân nặng (Kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (Kg)
Chiều cao (cm)
1
Bùi Thanh Vi
15.6
100
17
110
1.4
10
2
H Ngân Byă
13
99
16
104
3
5
3
Lê Công Nguyên
15
105
18
112
3
7
4
Trần Minh Long
16
107
19
114
3
7
5
Võ Khánh Ly
14.5
102
15.7
104
1.2
2
6
Hồ Lê Nhân
15.5
104
17.5
112
2
7
7
Mai Minh Tiến
14.5
105
16.5
111
2
6
8
Hà Kiều Trang
15.2
100
16.5
109
1.3
9
9
Đặng Ngọc Trường
15.8
110
18

Tài liệu đính kèm:

  • doc42SKKN 14-15_Nguyễn Thị Mến Thương(1).doc