Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, trường THCS Cao Bá Quát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, trường THCS Cao Bá Quát

Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, không chỉ dựa vào người chỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một lớp học, ngoài những quy định chung đó cảu nhà trường cần có những quy định riêng của lớp được xây dựng trên cơ sở quy định chung của trường.

Ở lớp 9A3, ngay từ những tuần đầu của năm học GVCN cùng BCS lớp đã xây dựng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm” cho từng thành viên trong lớp.

Tiêu chí đánh giá xếp loại được xây dựng trên cơ sở “Bảng thi đua” giữa các lớp của Liên đội trường THCS Lạc Hoà.

Sau khi xây dựng xong “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm”, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tiến hành lấy ý kiến của các thành viên trong lớp để điều chỉnh cho hợp lý. Sau đó GVCN đưa ra quyết định cuối cùng.

Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các em sẽ thấy mình được tôn trọng. Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn trong học tập.

 

docx 22 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1922Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, trường THCS Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, không thuộc bài ở nhà thì cuối buổi phải ở lại học thuộc rồi mới về, Tất cả các biện pháp này đều áp dụng từ từ, điều quan trọng là tôi đã áp dụng nó đúng lúc. Chính vì vậy đã được các em ủng hộ.
2.2, Bầu ban cán sự (BCS) lớp – chia tổ.
a, Cơ sở chọn BCS lớp – chia tổ.
Để bầu BCS lớp đạt hiệu quả - hoạt động tốt, GVCN tham khảo ý kiến của GVCN cũ bởi họ là người nắm rõ khả năng của các em học sinh.
Một cán bộ lớp tốt phải là người năng động, nhiệt tình, biết sống vì tập thể, không ích kỉ,  cho nên khi chọn BCS lớp giáo viên cần chú ý đến tính cách của người học sinh mà mình chọn.
Ở đầu năm học lớp có một tuần học nội qui và sinh hoạt tập thể, giáo viên cũng có thể quan sát những học sinh mà mình có ý định đưa vào BCS lớp. Trong khi các em lao động, giáo viên quan sát để đánh giá về ý thức, tác phong, khả năng phối hợp với các bạn khác. Đặc biệt trong giờ lao động, người giáo viên có thể sẽ chọn được một lớp phó lao động tốt. Khi quan sát, không nhất thiết là luôn có mặt ở bên lớp mà giáo viên nên quan sát học sinh từ xa vì khi đó thái độ, ý thức, khả năng và uy tín của các em mới thật sự bộc lộ.
Ngoài ý thức trách nhiệm các thành viên trong BCS còn phải có năng lực tốt. Muốn biết điều này cần phải dựa vào học bạ.
Khi chọn BCS lớp, cố gắng bảo đảm ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên của BCS lớp. Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên có thể để nắm tình hình các thành viên trong lớp thông qua các em.
Ví dụ: Ở lớp 9A1 có lớp trưởng ở thôn Trung Tâm, lớp phó học tập ở thôn Hà Thông, tổ trưởng tổ1ở thôn Buôn Trum, 
Vai trò của GVCN trong việc chọn BCS lớp rất quan trọng nhưng các thành viên trong lớp cũng có vai trò không kém. Vì vậy khi lựa chọn giáo viên cần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể, điều này thể hiện qua việc bình bầu dân chủ đầu năm.
Khi tiến hành chia tổ, GVCN cần tạo sự đồng đều trong tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau.Nói cách khác, mỗi tổ phải bảo đảm nhiều đối tượng: có học sinh yếu, học sinh giỏi, học sinh ở địa bàn xa – gần, có học sinh ngoan, học sinh cá biệt,  Làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau trong học tập, trong lao động.
Ví dụ: Lớp 9A1 đầu năm có 40 học sinh, tôi chia làm bốn tổ:
Tổ 1 gồm 10 thành viên, có một số học sinh có học lực nổi bật như, một số học sinh có ý thức chưa tốt như, 
Tổ 2 gồm 10 học sinh, có 2 học sinh nổi bật về học lực là em; một số học sinh ý thức chưa tốt như 
Tổ 3 gồm 10 thành viên trong đó có những học sinh nổi bật về học lực như, những học sinh có ý thức chưa tốt 
Tổ 4 gồm 10 thành viên trong đó có những học sinh nổi bật về học lực như, những học sinh có ý thức chưa tốt 
Trong quá trình chia tổ, tôi đưa học sinh mà mình dự định cho làm tổ trưởng vào tổ đó.
b, Tiến hành bầu BCS lớp.
Trước khi tiến hành bầu, giáo viên chủ nhiện nêu ý kiến: “BCS lớp do thầy chọn hay các em chọn?” Khi học sinh quyết định do các em chọn thì giáo viên chủ nhiệm thỏa thuận: “Thầy đồng ý cho các em chọn nhưng khi chọn xong các em phải tôn trọng, hoạt động theo sự điều hành của các bạn trong BCS lớp”.
Việc bầu chọn BCS lớp được tiến hành trong tiết SHCN của tuần thứ nhất hoặc tuần thứ hai đầu năm học.
Trước khi bầu, GVCN thông qua tiêu chuẩn của các chức danh được bầu.
Ví dụ: tiêu chuẩn của lớp trưởng: Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ chức, có uy tín với bạn trong lớp
Tiêu chuẩn của lớp phó học tập: học lực giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn, tính tình hòa đồng, 
Ở các chức danh khác giáo viên cũng đưa ra tiêu chuẩn tương tự.
Sau khi thông qua tiêu chuẩn các chức danh, GVCN đề cử luôn chức danh lớp trưởng và các lớp phó.
Ví dụ: Chức danh lớp trưởng:Trần Đại Dương.
Lớp phó học tập:Hoàng Thị Lệ.
Lớp phó lao động: Trần Văn Hải
Qua việc nêu tiêu chuẩn và đề cử thì các em học sinh đã định hình được những người mà mình sẽ chọn. Bây giờ cho các em tiến hành ứng cử, đề cử và tiến hành biểu quyết chọn BCS lớp.
Chọn xong lớp trưởng và các lớp phó, GVCN cho các tổ tự bầu tổ trưởng trên cơ sở tiêu chuẩn đã đưa ra. Khi bầu tổ trưởng giáo viên cũng nên định hướng cho các em.
Kết quả bầu chọn BCS lớp ở lớp 9A1 như sau:
Lớp trưởng: 	Trần Đại Dương 
Lớp phó học tập: 	Hoàng Thị Lệ
Lớp phó lao động: 	Trần Văn Hải
Lớp phó văn – thể: 	Hoàng Thu Hiền
Thủ quỹ: 	Hà Thị Huyền
Tổ trưởng tổ 1: 	Tô Thị Thúy Bình; Tổ phó: Hứa Văn Hoàng 
Tổ trưởng tổ 2: 	Mã Thị Hằng; Tổ phó: Trịnh Văn Tuấn
Tổ trưởng tổ 3: 	Hoàng Văn Mạnh; Tổ phó: Nguyễn Thị Hiền
Tổ trưởng tổ 4: Hoàng Thị Ngọc Diễm; Tổ phó: Hoàng Thị Yến
Qua quá trình hoạt động của lớp, tôi thấy rằng BCS làm việc hiệu quả, được các thành viên trong lớp tôn trọng. Chính điều này là nhân tố tích cực giúp lớp tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ và luôn nằm trong tốp 5 lớp dẫn đầu về thi đua toàn trường.
c, Phân công nhiệm vụ cho BCS lớp.
BCS lớp là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước GVCN về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học. BCS lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kì của BCS lớp là một năm.
- Cơ cấu của BCS lớp gồm: 	1 lớp trưởng
3 lớp phó
1 thủ quỹ
4 tổ trưởng
Ngoài ra còn có 2 cờ đỏ (1 cờ đỏ nội, 1 cờ đỏ ngoại), có BCH chi đội gồm: 1 chi đội trưởng, 1 chi đội phó và 1 ủy viên.
- Nhiệm vụ của lớp trưởng: 
Là người chịu sự điều hành, quản lí trực tiếp của GVCN. Lớp trưởng là người điều hành, quản lí toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp. Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy của trường, quy định của lớp. Thực hiện nề nếp tự quản trong lớp. 
Lớp trưởng là người thay mặt GVCN quản lí lớp, kịp thời nắm bắt thông tin của lớp, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng điều khiển sinh hoạt rồi tổng kết, đưa ra đánh giá, nhận xét về quá trình hoạt động của lớp trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, đồng thời yêu cầu tổ nào cần phải khắc phục nhược điểm và tổ nào cần phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
Ví dụ: Nếu học sinh nào trong lớp 9A1 nghỉ quá 2 ngày thì lớp trưởng sẽ báo với GVCN. Báo cáo tình hình 15 phút đầu buổi
- Nhiệm vụ của các lớp phó: 
 + Lớp phó lao động: phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong lớp ở các buổi lao động. Theo dõi công tác trực nhật hàng tuần của các tổ, ý thức giữ vệ sinh của cá nhân các thành viên trong lớp. Cuối tuần báo cáo hoạt lao động (nếu có), vệ sinh của lớp
 + Lớp phó học tập: Sinh hoạt 15 phút kiểm tra bài của các tổ trưởng và nghe báo cáo từ các tổ trưởng về bài vở của các bạn để đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong lớp học tập.Trong khả năng của mình và có sự trợ giúp của những bạn quản lí bộ môn để hướng dẫn, giúp đỡ các bạn học sinh yếu. 
 + Lớp phó văn – thể: chịu trách nhiệm về các hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao.
Ví dụ: Em Hoàng Thu Hiền là lớp phó văn - thể. Khi nghe thầy Tổng phụ trách thông báo là có Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 thì em đã chủ động nắm bắt thể lệ, chủ đề, hình thức thi từ Ban tổ chức để lên kế hoạch và triển khai cho lớp. Sau khi có ý kiến của GVCN thì em Hiền thành lập đội văn nghệ để tập luyện.
- Nhiệm vụ của thủ quỹ: Thu, chi và quản lí các khoản quỹ của lớp, cuối tháng – cuối học kì – cuối năm báo cáo công khai hoạt động thu chi quỹ lớp(có sổ theo dõi kèm theo). 
- Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực nhật, vệ sinh. Quản lý các mặt, báo cáo hoạt động hàng tuần của các tổ viên. Kiểm tra bài cũ các thành viên trong tổ ở 15 phút đầu buổi, đôn đốc các tổ viên học bài và làm bài đầy đủ,
2.3, Lập sơ đồ lớp học.
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho hiểu quả lại không dễ chút nào.Để lập sơ đồ lớp tốt, GVCN dựa vào các căn cứ sau:
- Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi.
- Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng.
- Nhiệm vụ của BCS lớp: tổ trưởng(lớp trưởng) thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của tổ (lớp).
- Ý thức của học sinh: học sinh nói chuyện nhiều, không chú ý học thì cho ngồi trước.
Trên cơ sở các căn cứ đó, GVCN lập sơ đồ lớp sao cho phù hợp.
Ví dụ: dưới đây là sơ đồ tổ chức lớp học lớp 9A1:
Ghi chú: 
Dấu #: lớp trưởng 	Dấu @: lớp phó học tập
Dấu * : tổ trưởng 	Dấu +: lớp phó lao động
Dấu (: lớp phó văn - thể, thủ quỹ 
Lập sơ đồ tổ chức lớp học theo căn cứ trên có tác dụng:
- Giúp phát huy được vai trò của BCS lớp trong việc quản lý lớp học 
 - Các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những học sinh học còn yếu.
 - Những học sinh ở xa nếu có đi học trễ vào ngày mình trực nhật thì các bạn trong có thể hỗ trợ làm trực nhật kịp thời, 
2.4, Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh.
Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, không chỉ dựa vào người chỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một lớp học, ngoài những quy định chung đó cảu nhà trường cần có những quy định riêng của lớp được xây dựng trên cơ sở quy định chung của trường.
Ở lớp 9A3, ngay từ những tuần đầu của năm học GVCN cùng BCS lớp đã xây dựng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm” cho từng thành viên trong lớp.
Tiêu chí đánh giá xếp loại được xây dựng trên cơ sở “Bảng thi đua” giữa các lớp của Liên đội trường THCS Lạc Hoà. 
Sau khi xây dựng xong “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm”, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tiến hành lấy ý kiến của các thành viên trong lớp để điều chỉnh cho hợp lý. Sau đó GVCN đưa ra quyết định cuối cùng.
Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các em sẽ thấy mình được tôn trọng. Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn trong học tập.
Ví dụ: Khi tiến hành lấy ý kiến của học sinh, các em có đề nghị về điểm số như sau: 	Nói tục, chửi thề từ 	- 3 tăng lên – 5 
Vô lễ với giáo viên từ 	- 7 tăng lê – 10
Vắng không phép từ 	- 2 giảm xuống – 1
Điểm tốt từ 	+ 1 tăng lên + 2 
Mẫu Bảng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS”:
- 1
Không mang phù hiệu
NỘI
QUY
- 1
Không thắt khăn quàng
- 1
Không bỏ áo vào quần
- 2
Đi trễ
- 2
Vắng K
- 5
Nói tục, chửi thề
- 10
Vô lễ với giáo viên, người lớn
TB/năm
Đánh nhau
- 3
Làm việc riêng trong giờ học
- 1
Lớp ồn
+ 2
Tiết A
- 5
Không thuộc bài
HỌC
TẬP
- 3
Không ghi bài
- 4
Không làm bài tập về nhà
+ 2
Điểm tốt 
- 2
Không quét lớp
VỆ
SINH
- 2
Không hốt rác 
- 5
Bỏ trực vệ sinh
- 2
Viết, vẽ bậy lên bàn, lên bảng
- 1
Ra trễ
THÊ
DỤC
- 1
Không nghiêm túc, tập sai động tác
- 3
Bỏ tập thể dục
Sau khi thống nhất thang điểm, GVCN cho tổ chức thực hiện. Mỗi tổ trưởng có một cuốn sổ theo dõi các thành viên trong lớp dựa trên thang điểm đã thống nhất. Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tổ trưởng lên báo cáo trên bảng tình hình các thành viên trong tổ. Sau khi báo cáo xong, tổ trưởng sẽ giải trình ý kiến của tổ viên (nếu có). Nếu ý kến vượt quá nhiệm vụ của tổ trưởng thì lớp trưởng hoặc GVCN giải trình. 
Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng quy ra điểm rồi xếp loại hạnh kiểm trong tuần cho các thành viên trong lớp.
Vào thứ sáu của tuần cuối cùng trong tháng, GVCN họp cùng BCS lớp để xếp loại hạnh kiểm tháng cho học sinh trong lớp.
Với việc xếp loại hạnh kiểm theo thang điểm như vậy thì việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh là tương đối chính xác. Tuy nhiên có những vi phạm của học sinh là ngoài ý muốn của các em. Vì vậy trong quá trình thực hiện GVCN cần có cách xử lý phù hợp, nếu là trường hợp ngoài ý muốn thì không nên trừ điểm của các em nhưng cần chú ý để không bị học sinh nói gạt. Những học sinh vi phạm, giáo viên cũng nên cho các em “lập công chuộc tội”. Nếu như đẩy các em vào đường cùng, không có điều kiện sửa sai thì dễ làm cho các em chán nản, thất vọng, mất động cơ để phấn đấu.
Ví dụ 1: trong thang điểm tôi có đưa ra trường hợp: 
- Trong tuần nếu bị hạnh kiểm loại TB hoặc khá nhưng đạt 3 điểm tốt và có ý thức sửa sai thì sẽ được nâng một bậc hạnh kiểm.
- Trong tuần đạt 3 điểm tốt, không vi phạm nội quy thì được tuyên dương trước lớp và trước trường, 
Ví dụ 2: Học sinh nghỉ học không phép, giáo viên tìm hiểu lí do, nếu nghỉ vì lý do chính đáng nhưng không kịp viết đơn thì chấp nhận cho các em nộp đơn vào ngày đi học sau đó.
 Một điều cần chú ý trong khi xử lí các hành vi phạm của học sinh nữa là phải tìm hiểu lý do dẫn đến những vi phạm của học sinh. Nếu cách xử lí không phù hợp với lý do, trừ điểm mà các em không “tâm phục khẩu phục” sẽ dễ dẫn đến thái độ bất mãn nơi các em.
Ví dụ 1: lớp 9A1 có 2 học sinh thường xuyên đi học trễ là Lâm Văn Bé và Võ Hoàng Mếm. Qua tìm hiểu tôi biết được rằng nhà của em ở xa trường, ở trong ruộng, có lúc phải đi đò.
Ở hai trường hợp này nếu không biết lí do mà cứ trừ điểm liên tục thì cí thể đây là một trong những nguyên nhân nếu các em nghỉ học. Trong trường hợp này tôi thường hỏi lí do và ít trừ điểm nên càng về sau các em càng cố gắng.
Ví dụ 2: Cũng là đi trễ nhưng em Tăng Thị Chiên lại khác, nhà ở xa, không có xe nên phải đi bộ lại còn phải phụ mẹ nuôi tôm. Cũng lại với cách xử lí như trên cùng với việc thường xuyên động viên, đến nay việc đi trễ hầu như không còn.
2.5, Phát huy vai trò của BCS lớp.
Trong những năm trước, khi làm công tác chủ nhiệm, tôi không chú ý đến vai trò của BCS lớp. Lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng chỉ là chức danh, không hoạt động đúng vai trò và chức năng của mình. Hay nói đúng hơn là chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy, GVCN phải làm nhiều việc của lớp, thêm vào đó mọi thành viên trong lớp không tiến bộ, đặc biệt là trong việc thực hiện nội quy. Giáo viên khó nắm tình hình lớp kịp thời.
Một lớp học muốn tiến bộ, tự quản tốt thì vai trò của BCS lớp rất quan trọng. Các em cùng học chung một lớp, chung độ tuổi,chung tâm lý,  nên dễ nắm tình hình lớp, dễ hiểu nhau,  đó là điều kiện để lớp hoạt động tốt, giáo viên có thể nắm được tình hình lớp mà không phải ngày nào cũng trực ở lớp.
Vậy làm sao phát huy được vai trò của BCS lớp?
Trước hết giáo viên phải tạo được thiện cảm và niềm tin, quan trọng hơn là giám tin và giám giao nhiệm vụ cho các em. Bên cạnh đó là sự định hướng và hướng dẫn của GVCN.
Ví dụ:Để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, liên đội trường THCS Lạc Hoà tổ chức hội thi văn nghệ, tôi đã để cho các em tự chọn tiết mục để tham gia. Trong đó lớp phó văn nghệ là người tổ chức và chịu trách nhiệm. Tôi chỉ đóng vài trò là người hướng dẫn, tham gia ý kiến ở nội dung, cố vũ động viên các em, cho các em thấy ý nghĩa của việc tự mình tổ chức sẽ có lợi cho các em như thế nào, 
 Cùng chung một lớp, chung độ tuổi, chung địa bàn cư trú nên học sinh thường hiểu nhau, nắm được thông tin của bạn mình. Các em có thể tâm sự với nhau những điều mà chúng khó tâm sự với GVCN. Vì vậy GVCN nên tận dụng ưu điểm này ở BCS lớp để nắm tình hình của các thành viên trong lớp. Không những thế, GVCN còn có thể “nhờ” các em giải quyết những vấn đề mà bản thân mình khó giải quyết.
Ví dụ: Thông qua BCS lớp tôi có thông tin về học sinh như:
Thái tếch Hển, La Văn Thành là những lao động chính trong nhà (nuôi tôm), đây cũng là hai học sinh tham gia đá gà ở nhà.
Học sinh Lâm Văn Bé ở nhà chỉ có cha, còn mẹ bỏ đi. Em rất thu người mẹ của mình (có thể kiểm chứng qua việc đầu năm ghi sơ yếu lí lịch em nói rằng: “Em không có mẹ”).
Tuy nhiên để làm được như vậy, GVCN phải có định hướng, hướng dẫn cho các em làm việc.
Ví dụ: Em Trịnh Thị Bé Hương là học sinh có năng lực, bản tính hiền nhưng ở nhà cha mẹ bất hoà, Hương qua ở với người dì, em có tư tương chán nản, bất cần, thích thì đi học không thích thì nghỉ. Em sống khép kín, ít nói chuyện, tôi cũng khó gần.
Trong trường hợp này tôi không trực tiếp giúp em hoà đồng mà trao lại việc này cho lớp phó văn - thể và lớp phó học tập và định hướng cho các em: luôn coi bạn là quan trọng, là người có thể tâm sự chia sẻ những việc mà mình đang gặp khó; nếu biết bạn làm được việc gì đó (như giải được bài tập) khi có điều kiện thì trao đổi với bạn; rủ bạn tham gia các hoạt động của lớp, cho dù đó chỉ là việc đi mua cây chổi,  và trong phòng học tôi không quên gián hai khẩu hiệu:
“Đừng đợi đến lúc cô đơn mới nhớ ra bạn bè”
“Tha thứ là cách trả thù vinh quang nhất”
Sau 2 tháng, em Hương đã có nhiều chuyển biến về tinh thần: vui vẻ, nói nhiều, điểm cao hơn và đặc biệt từ giữa tháng 11 có mong muốn được ngồi gần lớp phó học tập để được chỉ nhiều hơn. Dì của Hương nói rằng: “Không biết sao bây giờ Hương thay đổi như vậy”. 
Ví dụ 2: Lớp 9A3 có nhiều học sinh có học lực TB và yếu nhưng lại không bao giờ hỏi thầy bộ môn, hỏi bạn dù không biết. trong trường hợp này tôi cho lớp phó tập trung những học sinh khá giỏi các môn của lớp lại và định hướng cho các em cách giúp: có gắng gần gũi bạn và nhờ bạn làm một việc gì đó mà bạn thích; không ngại hỏi ý kiến bạn ở những bài tập mà bạn biết làm, từ từ chuyển qua trao đổi bài tập với nhau và khi bạn đã nhận sự giúp sức của mình thì luôn tạo cho bạn cảm giác là bạn tìm ra đáp số, 
Đến giữa học kì I thì đa số những học sinh yếu đã mạnh dạn hỏi bạn, lớp học sôi động, đa số các thầy cô rất thích khi vào dạy ở lớp 9A3.
Trong một lớp học thường học sinh học yếu, TB ít vì lí do từ năng lực mà phần nhiều do lười biếng, không học bài, làm bài ở nhà. Khi về nhà chủ yếu đi chơi, làm việc, cha mẹ không quan tâm – không quản lí con.
Đối với những học sinh này nếu giáo viên chỉ động viên, bắt ép học bài hay xử phạt nhiều thì vấn đề không giải quyết được là bao.
Trong trường hợp này, kết hợp với việc BCS lớp và những học sinh khá giỏi hỗ trợ cho các em thì GVCN giao cho BCS lớp việc giám sát học tập: kiểm tra bài cũ, bài tập làm ở nhà,  trong 15 phút đầu giờ. Việc này được làm hàng ngày, mọi thành viên trong lớp đều được tổ trưởng, lớp phó học tập kiểm tra.
Nếu học sinh nào chưa thuộc bài, không làm bài thì cuối buổi sẽ phải ở lại học thuộc, làm bài dưới sự hướng dẫn, quản lý của BCS lớp xong rồi mới về. Nhưng để làm việc này thì trong kì họp phụ huynh đầu năm phải có được sự đồng ý của cha mẹ học sinh.
Cho BCS lớp giám sát việc học của các thành viên trong lớp, các em phải ở lại cuối buổi để hướng dẫn các bạn của mình còn có tác dụng làm cho BCS lớp ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc mình làm.
Ví dụ: Ở lớp 9A3 tôi đã áp dụng biện pháp này. Kết quả có nhiều khả quan, như em Kiệt, em Hương, em Tuấn, em Thành, ở lớp chú ý học bài, về nhà cũng chịu làm bài và đặc biệt trong lớp khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì ít khi học sinh không thuộc bài. 
Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm biết phát huy vai trò của BCS lớp thì lớp sẽ hoạt động có nề nếp, GVCN dễ dàng nắm tình hình lớp hàng ngày.
Khi để BCS lớp quản lí lớp, GVCN cần nhắc nhở các em cách ứng xử với các thành viên trong lớp để tránh tình trạng các em có những lời nói hoặc hành động xúc phạm bạn của mình. Nếu việc này xảy ra thì việc mất đoàn kết trong lớp là khó tránh khỏi.
Khi quy trình này được tiến hành thì lớp học sẽ trở thành lớp tự quản (vì đa số các thành viên đã ý thức được vài trò của mình trong lớp) trong đó vai trò của BCS lớp rất lớn. Lớp tự quản không chỉ thể hiện ở những việc làm trên mà còn thể hiện ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Có thể kiểm chứng qua các hoạt động của tiết SHCN được trình bày sau đây:
Hoạt động 1: 
- Các tổ trưởng báo cáo lên bảng tình hình học tập của các thành viên trong tổ. Giải trình ý kiến của tổ viên (nếu có), nếu tổ trưởng không giải trình được thì lớp trưởng hoặc GVCN giải trình.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét và đề xuất ý kiến (nếu có). Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng quy ra điểm rồi xếp loại hạnh kiểm tuần cho các thành viên trong lớp.
- Nếu là cuối tháng thì lớp trưởng đọc luôn hạnh kiểm tháng cho cả lớp (đã được GVCN và BCS lớp họp xét vào tiết cuối của ngày thứ sáu cuối tháng).
Hoạt động 2: 
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét tình hình học tập trong tuần.
- Đưa ra hình thức tuyên dương, phê bình, hình thức xử phạt đối với các hành vi tương ứng.
Hoạt động 3: Thủ quỹ báo cáo tình hình thu chi quỹ lớp trong tháng (hoạt động này chỉ diễn ra ở tuần cuối tháng).
Hoạt động 4: 
- Lớp trưởng tổ chức cho lớp nêu ý kiến về việc dạy và họ

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN_16_17.docx